Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Mười một lỡ chuyến đi xa… - Lưu Đình Long

GNO - Mười một sắp qua. Tích tắc, tích tắc… Ai đó bảo thời gian nhanh vì những dự định vừa lóe, chưa kịp nghĩ thêm đã không kịp làm.

Thời của công nghệ thông tin, của khoa học phát triển ồ ạt dễ khiến mọi thứ trở nên lỗi thời. Tình yêu, hôn nhân đôi khi chưa kịp chín, mới sinh ra đã phải héo hon, tàn rũ. Trẻ nhỏ chưa kịp lớn đã trở nên những ông/bà cụ non với những nghĩ suy y chang người lớn, làm những việc mà người lớn cũng ngỡ ngàng chào thua. Người nhanh nhảu, sống với công nghệ thì vỗ tay, hoan hô, trẻ ấy thông minh; nhưng người hiểu về quy trình làm người, lớn lên, cần lắm một tuổi thơ đủ vô tư để hồn nhiên mà vui, mà cười, mà khóc thì không khỏi lo lắng cho những lớp trẻ lớn lên già dặn trước tuổi…

cay-1.jpg

Ảnh minh họa

Mười một đi qua, chạm tay vào những tháng ngày cũ kỹ. Thời học sinh đi dâng hoa thầy cô, tặng những món quà bé bé, xinh xinh, lắm khi là chục trứng gà, trái đu đủ, trong tinh thần tri ân, báo ân mà thương-nhớ vơi đầy. Mỗi người thầy đi qua đều cho mình dày thêm chất liệu làm người bên cạnh những kiến thức cao thâm của cuộc sống, khoa học, xã hội.

Ông bà mình bảo, một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy để nhắc nhớ con người lớn lên, đừng quên cái thời bập bẹ. Có thể theo năm tháng, ai đó lớn lên, làm ông này bà nọ, còn cô giáo thuở vỡ lòng đó vẫn cứ là cô giáo trường làng như trước nhưng đừng vì thế mà “quên ân trái đức”, xem thường, vong ơn. Tháng mười một nhắc mình nhớ những điều giản dị đó và thấy mình sống còn có chút ý nghĩa vì những mốc thời gian để ta kịp dừng lại, quay về củng cố lại góc tâm hồn bừa bộn sau những ngày ta lao đi mệt nhoài bởi biết bao ước vọng, tham vọng mênh mông, vô bờ bến…

Mười một với mình còn là ghi dấu những nhân-duyên cho một tình bạn đủ lớn để gọi tên. Những khó khăn trên đường đời là lẽ đương nhiên. Trong trùng trùng duyên khởi đó, kiếp này, kiếp khác tránh sao ác nghiệp ta đã từng tạo tác, từ ý-khẩu-thân. Và, đời này, đời khác đã từng may mắn biết Phật pháp nhưng không chuyên cần sám hối, không tinh tiến tu hành nên cứ phải long đong, xuýt xoa đón nhận khi nghiệp xấu đổ dồn và cũng giật mình ghi nhớ rằng mình đã giãi đãi, đã xuề xòa trong chuyện học và hành pháp.

Chư Phật, chư Tổ dạy: “Tội từ tâm sinh, do tâm diệt”, muốn diệt tội thì phải thành tâm sám hối, nghĩ thế mà ăn năn. Quay đầu lúc nào cũng là bờ, và chẳng bao giờ là muộn, vì ta sống đâu phải chỉ duy nhứt một kiếp này? Khi đã thực tâm quay lại, tâm tâm niệm niệm, thẳng tiến một con đường thì chắc sớm muộn gì cũng về đến đích.

Cái lý “đi rồi sẽ tới” mình niệm đó nhưng quên hành nên cứ mãi giậm chân tại chỗ. Cũng vậy, học lời Phật dạy có thể mình đã thuộc lòng ít nhiều trong mênh mông kinh điển, chỉ vì mình thiếu một chút dũng để buông và bỏ nên mình cứ mãi phàm phu gánh vác. Âu, cũng là nghiệp lực sâu dày, mà cái nguyện lực đẹp đẽ kia không đủ lực để thắng nên đành tiếp tục sống chung, tiếp tục dưỡng nuôi tâm hồn thêm sáng, thêm trong để mà đi, thong dong, nhẹ nhàng như cách mà thầy dạy. Đó cũng là kinh nghiệm của tổ tiên, đừng làm quá sức mình, đừng dục tốc mà bất đạt, lời khuyên ấy cho mình an lòng mà đi, vững chãi, an toàn.

Mười một, gợi nhớ nhân-duyên-quả, cùng những mốc thời gian thân thương, những con số tháng-năm, những tên người thân quen quá đỗi đi qua trong dòng suy nghĩ để mình mãi ghi ơn họ đã đến, đã trao cho mình chìa khóa yêu thương và bài học về lắng nghe, nhìn lại… mà mình cứ ngỡ mình đã học thuở a, bờ, cờ. Hóa ra, bài học dễ nhất trong ứng xử lại trở nên vỡ lòng mãi mãi vì ta mãi mãi quên và nhớ trong ứng xử, làm người.

Đừng nói nặng lời với ba mẹ, vì như thế là bất hiếu, ngăn ngắn như vậy ta đã nghe hồi còn ngồi bên khay trầu cau nghe bà kể chuyện, nhưng có khi tới lúc hai thứ tóc ta cũng sẽ lại được nghe như thế trong một lần không kiềm lòng được, vì tham-sân-si ngút ngàn trong mình, vì chữ hiếu vốn là công hạnh đầu đà được Phật tán dương là “hạnh Phật, tâm Phật”. Do vậy, làm Phật hay ma đều do mình, trong ý-khẩu-thân mà biểu hiện. Nên, đừng có trách sao mình sống hoài, thêm tuổi nhưng người khác không trọng mình, dẫu người khác đã được dạy “kính trọng người già”. Nếu sống không lề lối, không hàng họ thì ta cũng sẽ chỉ là đứa trẻ đúng nghĩa trong một thân thể héo queo quắt đó thôi.

Mười một… thêm những lần lỡ hẹn, về những chuyến đi xa. Người ta nói “tính trước bước không qua” để chỉ cho những dự liệu nằm ngoài tầm với. Vì, có những điều ta ước mong thực hiện nhưng mãi chẳng thể thành hiện thực như ta dự tính, vì nghiệp đó chi phối. Ai tính chuyện trăm năm, sắp xếp mọi thứ và nghĩ mọi thứ theo ý mình hết thảy là người chẳng biết “an trú hiện tại”, và nếu những sắp xếp bất thành lại không chấp nhận được, trách gần trách xa là biểu hiện của người sống không biết “tùy duyên”.

Kế hoạch cuộc đời ta cứ hoạch định, như một mục đích cho ta hướng về, nhưng quan trọng vẫn là sống với hiện tại, làm tốt nhứt vai trò, vị trí mà mình đang đảm nhận. Nghĩ thế, nhắc nhớ thế mà đi, mà thong dong, để dẫu những chuyến đi xa tạm hoãn có (hoặc vô thời hạn) thì mình cũng không quá đớn đau, rơi vào u tối, bế tắc…

Lưu Đình Long

FW: CON LỢN SỐNG KIÊN CƯỜNG


DÙ CHỈ CÓ HAI CHÂN

Nghe có vẻ khó tin nhưng chú lợn này đứng bằng 2 chân trước
cứ như 1 diễn viên xiếc vậy.
Đối với một sinh vật 4 chân có thân hình ụt ịt như lợn thì việc đứng bằng hai chân tưởng như là không thể. Vậy mà tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc lại có một chú lợn có thể đứng hoàn toàn bằng 2 chân trước.

Chú lợn đứng bằng 2 chân trước cực siêu nhé.

Ngay từ khi sinh ra chú lợn này đã chỉ có 2 chân. Ông Xihai Wang, chủ của chú lợn nói rằng, khi con lợn nái nhà ông đẻ 9 con thì trong đó có 1 con lợn chỉ có 2 chân trước. Ban đầu vợ ông định vứt nó đi nhưng ông Wang thấy tội nghiệp nên bèn nuôi nó.

Ông chia sẻ: "Vợ tôi bảo tôi vứt nó đi nhưng tôi không đồng ý. Tôi nghĩ tôi nên cho nó 1 cơ hội sống và thật không ngờ nó lại có thể sống khỏe mạnh đến bây giờ. Ngày nào tôi cũng dạy cho nó tập đi, sau 30 ngày nó có thể đi lại dễ dàng".

Đến bây giờ chú lợn đã có thể đi và đứng bằng 2 chân 1 cách thành thạo. Chú lợn cái này hiện đã 10 tháng tuổi, nặng 50kg và được mọi người rất yêu quý.

Câu chuyện về chú lợn 2 chân được mọi người lan truyền khắp nơi và ai cũng muốn đến thăm chú lợn đặc biệt này, người dân trong làng gọi chú lợn với cái tên là "Zhu Jianquiang" (có nghĩa là chú lợn kiên cường, cứng rắn).

Một rạp xiếc đã đề nghị mua chú lợn này với số tiền lớn nhưng ông Wang đã từ chối. Ông nói: "Nó đã chứng minh cho chúng tôi thấy không gì là không làm được và tiếp tục sống kiên cường. Tôi sẽ không bán nó cho dù số tiền có là như nào".

Câu chuyện về nghị lực phi thường này khiến cho chúng ta vô cùng cảm phục, tuy chỉ là 1 chú lợn nhưng nó đã rất kiên cường và khát khao được tồn tại.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Thần dược cỏ nhọ nồi hay còn gọi cỏ mực chữa trị gan nhiễm mỡ, chữa bạch biến, trị eczema trẻ em

images730521_1

Cỏ Nhọ nồi (còn có tên Cỏ mực, Hạn liên thảo) vị chua, ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can, thận; có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết. Gần đây, Y học cổ truyền đã có nhiều ứng dụng mới về cỏ Nhọ nồi trên lâm sàng, đạt hiệu quả tốt.

Cỏ nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là cả một quá trình tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến các tạng phủ của cơ thể, làm chức năng tạng phủ bị tổn thương. Bệnh lâu ngày vào thận, thận tinh dần hao tổn, thuỷ (thận) không nuôi dưỡng được mộc (can), ắt can kém sơ tiết, tỳ kém kiện vận, lipit huyết vận hoá không bình thường, tích ứ ở huyết làm tắc nghẽn can lạc mà thành gan nhiễm mỡ. Mỡ tồn đọng lâu ngày ở can, can uất lâu ngày tất sinh nội nhiệt. Can tàng huyết nên thành nhiệt huyết.

Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30 - 100g, Nữ trinh tử 20g, Trạch tả 15g, Đương quy 15g; Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, Chỉ củ tử (hạt Khúng khéng) 15g, Bồ công anh 15g; người bị viêm gan virut, nhất là viêm gan B mạn thì thêm: Phong phòng 15g, Bán biên liên 20g, Hổ trượng 15g. Người bị bệnh đái đường, thêm: Huyền sâm 15g, Thương truật 15g; người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: Đại hoàng 6 – 10g, Hà diệp (lá sen) 15g; người tỳ hư thêm Phục linh 12g, Bạch truật 20g. Mỗi ngày uống một thang.
Cỏ nhọ nồi chữa bạch biến

Bệnh này, một là do phong tà từ ngoài xâm nhập vào da, tấn công lỗ chân lông làm cho huyết khí ứ trệ, tắc mao khiếu, không nuôi dưỡng được da; hai là do bên trong huyết hư sinh phong, lại thêm khí trệ huyết ứ, gốc thì hư mà ngọn thì thực
Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30g, Sa uyển tử 15g, Sinh hà thủ ô 30g, Bạch chỉ 12g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Thiền thoái 6g; sắc uống ngày một thang; 15 ngày là một liệu trình.

Trong bài thuốc: Cỏ nhọ nồi, Đương quy, Sinh hà thủ ô, Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; Bạch chỉ, Thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; Đan sâm, Xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.

Cỏ nhọ nồi trị eczema trẻ em

Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã lấy nước, cho vào nồi hấp 15 - 20 phút (tiệt trùng), để nguội, bôi chỗ đau, ngày vài ba lần, hoặc 50g Cỏ nhọ nồi khô (nếu không có tươi) sắc lấy nước rồi cô đặc, bôi chỗ đau; thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi.

Theo Y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng Cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.

Theo - Trung y tạp chí
GS. Phạm Đình Sửu - caythuocquy.com

Bánh đập – Diệu Sương

banhdap 025

Món này DS đã nghe tên hơn mấy chục năm về trước mà hôm nay mới có dịp thực hiện. Hồi còn đi học cấp hai, DS có cô bạn thân người  Trung hay nói về món này lắm. Lúc đó nghe thấy lạ, tưởng tượng ra một món  gì mà đánh đập kinh khủng lắm và không nghĩ là mình sẽ thích. Nhưng tuần qua DS được gia đình người bạn khác cũng người Trung cho 1 xấp bánh tráng Quảng Ngãi. Bánh tráng làm bằng bột gạo nhưng dầy hơn so với bánh tráng dùng để cuốn gỏi cuốn. Khi ăn thì cho vào microwave bấm số 70 để nướng (3/4 phút). Sau đó nhúng qua nước lạnh để mềm cho dẻo lại rồi chấm với nước chấm. Ăn rất hấp dẫn. Vừa ăn DS vừa hỏi ngay đến món bánh đập mà mình đã nghe lâu lắm rồi. Cô bạn nói bánh đập ở Quảng Ngãi có nhiều người bán mà làm giàu lắm vì rất nhiều người thích ăn món này. Hôm nay DS thí nghiệm làm thử, ăn rất là ngon, và sẽ làm hoài với nhiều biến tấu khác nhau. Lần này DS cuốn với rong biển và mè, nhon nhon (mấy đứa cháu của DS nói ngon không được, toàn là nói nhon không hà Smile). Làm kiểu dã chiến nên lẹ lắm.

DS tráng bánh theo kiểu làm bánh phở. Trong khi chờ bánh chín, DS nướng bánh tráng bằng microwave. Cho bánh tráng lên mặt phẳng, DS có miếng thớt bằng miếng  mủ mỏng rất tiện.  Lấy bánh ướt ra để mặt ướt lên bánh tráng mới nướng, lấy tay đập nhẹ cho bánh tráng bể ra dính vào bánh ướt. Thì ra là đập nhè nhẹ rất là dễ thương như vậy! Xong lật bề bánh tráng lên trên, rắc mè, để miếng rong biển lên mặt, cuốn lại và xơi với nước tương chao.

Nước tương chao được làm bằng chao trộn với đường đánh cho tan, pha thêm nước tương, dầu ô liu và ớt. Nếu thích thì cho thêm đồ chua (thêm đồ chua chắc là bị lai món Nam rồi).

banhdap 030

Bánh tráng giòn cuộn với bánh ướt nóng, mè và rong biển, tất cả hoà quyện vào nhau, tạo thành một chất dẻo dẻo, dai dai, thơm thơm, thêm nước chấm cay cay, thật là một sự kết hợp tuyệt vời. Bánh đập ơi, ta xin làm quen với mi! Smile

Chúc các bạn làm được món bánh đập thật ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Khoai tây xào nấm – Tuệ Lan

Khoai t óy x áo nߦÑm

Khoai tây vừa là rau củ vừa là một loại lương thực. Có nhiều cách để chế biến khoai tây thành các món ăn phong phú và ngon miệng. Cách đây một thời gian chị DS có bài "khoai tây nấu mấy món" cũng hấp dẫn ghê ha.

TL chia sẻ với các bạn món khoai tây xào nấm dễ làm mà ngon miệng.

Khoai tây cắt miếng vừa ăn rồi chiên sơ hai mặt cho vàng.

Tùy nguyên liệu mình sẵn có mà kết hợp để xào khoai tây. TL dùng nấm, hành tây, cà chua và đậu hũ chiên để xào chung với khoai tây. Nấm tươi và hành tây tiết ra chất ngọt thấm vào khoai tây rất ngon. Trước khi tắt bếp các bạn cắt nhỏ hành lá và ngò nêm vào cho món xào thêm phần hấp dẫn.

Chúc các bạn ngon miệng.

Tuệ Lan

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Mọi chuyện rồi sẽ qua - Richard Carlson

binh-minh

Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẻ mặt Benaiah, một cận thần thân tín, nổi tiếng khôn ngoan, thông thái. Vua bèn nói với ông: “Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một món quà nhân lễ hội lần này, và ta cho ông 6 tháng để làm việc đó”

Benaiah trả lời: “ Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, thưa đức vua” Nhà vua nói: “món quà đó có sức mạnh kì diệu. Nếu kẻ nào đang vui, nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn thấy nó sẽ vui”. Vua salomon biết rằng sẽ không đời nào có một món đồ như vậy tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một món quà như thế. Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của kinh thành. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn.

Benaiah dừng chân lại hỏi: “có bao giờ ông nghe tới một món đồ kì diệu làm cho người hạnh phúc nhìn thấy nó thì quên đi niềm vui sướng và người đau khổ nhìn thấy nó thì quên đi nỗi buồn ko?” Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.

Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. “Nào ông bạn của ta-vua Salomon hỏi-ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa? Tất cả cận thần đều cười lớn và cả Salomon cũng cười. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: “Nó đây thưa đức vua”. Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: MỌI VIỆC RỒI SẼ QUA

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó nó sẽ trôi đi, bất cứ một đế chế chính trị nào đó rồi cũng sẽ tàn, ông cũng chỉ còn là cát bụi và tất cả chỉ là vô thường.

Nhân câu chuyện này xin giới thiệu bài viết dưới đây của Tiến sĩ Richard Carlson do Nguyễn Minh Tiến biên dịch:

Hãy nhớ rằng, 
MỌI CHUYỆN RỒI SẼ QUA
Nguyễn Minh Tiến biên dịch

Điều quý giá trong sự khôn ngoan để lại của người xưa đã giúp tôi rất nhiều là câu ngạn ngữ: «Mọi việc rồi đều sẽ qua đi.» Nó đã giúp tôi trong việc vượt qua những điều bực dọc hàng ngày mà mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt, cũng như nhiều giai đoạn khó khăn trong đời tôi.

Hãy nghĩ kỹ về điều này. Tất cả mọi việc đều đến, rồi đi. Những rắc rối được tạo thành, rồi tan biến. Một ngày kia, chúng ta đang trong kỳ đi nghỉ, ngày sau đó, trở lại với công việc. Chúng ta mắc phải một cơn cảm lạnh hay cảm cúm, và rồi nó qua đi. Chúng ta bị một vết thương, và rồi, trong hầu hết trường hợp, nó lành lặn trở lại. Chúng ta mong đợi một sự kiện, và rồi sau đó cũng biết là nó đã qua đi. Chúng ta mong đợi cúp bóng đá Super Bowl, và những ngày sau đó, lại mong đợi cho mùa bóng kế tiếp.

Có một cảm giác tự do lớn lao khi nhớ đến câu ngạn ngữ này. Trong thực tế, nó có thể là nền tảng của một cuộc sống thanh thản. Nó có tác dụng như một sự nhắc nhở quan trọng rằng mọi thứ đều có một không gian, thời gian nhất định của nó. Nó cho phép chúng ta nhìn thấy triển vọng tương lai trong những giai đoạn đang có khó khăn, một quy luật cơ bản là không có điều gì tồn tại mãi mãi. Nó mang lại cho chúng ta hy vọng và sự tự tin rằng chúng ta rồi sẽ vượt qua điều này – mọi việc sẽ trôi qua, chắc chắn như vậy.

Lấy ví dụ, khi bạn có con nhỏ, rất dễ có ý tưởng phàn nàn rằng: «Mình sẽ chẳng bao giờ có được một đêm yên giấc như xưa nữa.» Nếu không có triển vọng thấy trước là «Mọi việc rồi đều sẽ qua đi» thật rất dễ đi đến cảm giác quá sức chịu đựng, thậm chí thất vọng hoàn toàn trong những giai đoạn khó khăn này. Mỗi một đêm mất ngủ dường như là rồi sẽ kéo dài bất tận. Đầu óc bạn đầy sự lo sợ. Bạn cảm thấy tuyệt vọng, thấy trói buộc và như quá sức chịu đựng.

Nhưng chắc chắn là cũng giống mọi chuyện, giai đoạn này rồi cũng sẽ qua đi. Và bạn bước vào những giai đoạn thách thức mới. Cùng một khuynh hướng này sẽ áp dụng cho tất cả những thách thức khác nữa của cuộc sống. Bạn đang trải qua một cơn khủng hoảng và cảm thấy mình chẳng bao giờ có thể vượt qua nổi, nhưng rồi, bằng cách nào đó, bạn tìm được một giải pháp. Bạn có một trận cãi cọ dữ dội với vợ (hoặc chồng) mình, và thề là sẽ không bao giờ tha thứ. Nhưng cuối cùng thì bạn nhận thấy tận đáy lòng mình vẫn yêu thương như cũ. Bạn trải qua một giai đoạn cực kỳ bận rộn trong công việc, và bạn cảm thấy không thể nào chịu đựng lâu hơn nữa. Và rồi thời biểu của bạn cuối cùng cũng trở lại như bình thường.

Lần này qua lần khác, chúng ta phấn đấu và vươn tới.

Khi chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình, rất dễ dàng để nhận ra mọi việc đều đến rồi đi. Mùa xuân, mùa hạ, rồi mùa thu. Niềm vui, nỗi đau, sự khen ngợi, rồi chê trách. Khó khăn, dễ dàng, nghỉ ngơi và mệt nhoài. Thành đạt, thất bại, và bao nhiêu điều khác nữa.

Sự thanh thản và hạnh phúc chân thật chỉ đến khi chúng ta nhận ra được nguyên lý này, không chỉ bằng cách hồi tưởng lại, mà là ngay trong khi chúng ta đang trải qua những khó khăn. Bằng cách này, chúng ta giữ được trạng thái quân bình giữa sự hỗn loạn.

Khi bạn nhớ rằng mọi việc đều đến và đi, bạn giữ được cách nhìn của mình, một tâm hồn rộng mở, và thậm chí cả một tính khí khôi hài, vui vẻ trong mọi giai đoạn của đời mình.

Tôi khuyến khích bạn tự nhắc nhở mình câu ngạn ngữ này mỗi khi bạn cảm thấy bực dọc, căng thẳng hay khó chịu, cũng như trong lúc bạn trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn. Cuộc sống rất ngắn ngủi. Con cái chúng ta nhỏ dại, rồi trưởng thành. Bản thân chúng ta trẻ khỏe, rồi già yếu. Chúng ta sẽ đi qua tất cả những điều đó.

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để duy trì một tâm hồn tươi đẹp và giữ cho chính mình không rơi vào cảm giác quá sức chịu đựng là luôn nhớ rằng, mọi việc – kể cả những việc rất khó khăn – rồi đều sẽ qua đi.

Trích từ sách:
Đừng mất thời gian vì những điều vụn vặt 
Don’t Sweat the Small Stuff with your Family
Richard Carlson
Biên dịch : Nguyễn Minh Tiến

Bánh canh bột gạo kiểu Hàn Quốc – Tuệ Lan

B ính canh HQ

Bánh bột gạo Hàn Quốc bán sẵn ở các tiệm tạp hóa của người Hàn. Bên Sing thì ngoài tạp hóa HQ, TL có thể dễ dàng tìm thấy bánh bột gạo này ở quầy đông lạnh các siêu thị. Rất dễ để chế biến món bánh canh ăn thay đổi món rất thú vị.

B ính canh

Các bạn dùng nước hầm rau củ và thêm bất kỳ loại rau tươi, nấm tươi nào cũng được hết. Để ra được mùi vị đặc trưng của món bánh canh HQ, sau khi tắt bếp các bạn cắt nhuyễn lá rong biển (loại cuốn sushi) cho vào cho thêm phần hấp dẫn nhé.

Chúc các bạn ngon miệng.

Tuệ Lan

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Danh ngôn

Gandhi Quotes

"Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu đi nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là một kẻ dốt nát. Đừng để long kiêu ngạo xâm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độ khách quan. " Paplôp

  1. "Cái gì hấp dẫn và đẹp đẽ chẳng phải luôn luôn là tốt, nhưng cái gì tốt thì luôn luôn đẹp. " Ninonde Lenenles
  2. "Căn bệnh nặng nhất của tâm hồn là sự lãnh đạm. " D. Tôkenvin
  3. "Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ. " V. Hochinxki
  4. "Chúng ta nghi ngờ những người khác bởi vì chúng ta biết quá rõ về bản thân. " R. Maxi
  5. "Đức hạnh lớn nhất mà bên cạnh đó, mọi đức hạnh khác đều mờ nhạt đi, đấy là không làm hại ai và tùy sức mà giúp đỡ mọi người. " Gơ-ut-sac-di-ni
  6. "Đức trong sạch là sự huy hoàng của con người nội tâm. Nó là sức mạnh tột đỉnh khóa chặt tâm hồn trước những điều thấp hèn và mở rộng tâm hồn trước những điều cao quý. " Jean de Rusbrock
  7. "Đừng cố gò gẫm để hình thành nhân cách, điều đó cũng giống như cố bắt nụ hồng xanh nở hoa vậy. Bạn hãy sống sao cho tốt nhất, và nhân cách của bạn tự nó sẽ hình thành. " Henry James
  8. "Hãy dạy đạo đức cho con cái bạn, chỉ có đạo đức chứ không phải vàng bạc mớ làm chúng sung sướng. " Beethoven
  9. "Khoảng cách giữa đạo đức và thói xấu hẹp đến nỗi chỉ vừa đủ cho hoàn cảnh chêm vào. " J. M. Braodo
  10. "Mình thế nào mà không dám tỏ ra như thế là mình khinh mình. " Mat-xi-lông
  11. "Một cách chắc chắn nhất để nâng cao phẩm cách con người là đặt nó ra khỏi sự nhu cầu. " A. Blanki
  12. "Nếu muốn, bạn có thể tin rằng núi cao có thể chuyển được, nhưng đừng bao giờ tin rằng con người có thể thay đổi được cá tính. " Ngạn ngữ I ran
  13. "Nếu trái tim bạn là một đóa hồng, miệng bạn sẽ thốt ra những lời ngát hương. " Ngạn ngữ Nga
  14. "Người biết "đạo" tất không khoe, người biết "nghĩa" tất không tham, người biết "đức" tất không thích tiếng tăm lừng lẫy. " Trương Cửu Thành
  15. "Người có một tinh thần sâu sắc cần phải tự đào tạo một cái học để khám phá những tế nhị của lòng người. " Vauvenargues
  16. "Người nào tô điểm thêm vẻ quan trọng cho công việc tầm thường, người đó sẽ là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng. " M. Catông
  17. "Người ta không bao giờ cảm thấy lương tâm bị cắn dứt về cách đối xử mà họ đã quen rồi. " Vontaire
  18. "Người ta không thể trừ một thói quen bằng cách tống cổ nó qua cửa sổ, mà phải cho nó xuống từng nấc thang. " Mark Twain
  19. "Những phẩm chất tâm hồn không thể bị tổn hại vì vẻ ngoài xấu xí, trong khi vẻ đẹp tâm hồn cũng ánh cả ra bên ngoài làm vẻ đẹp bên ngoài cũng trở nên đẹp. " Seneca
  20. "Những tâm hồn thanh nhã không bao giờ sống chung được với những kẻ thô tục tầm thường. " An Bel Bonnard
  21. "Sắc đẹp là hoa còn đạo đức là quả của cuộc đời. " Ngạn ngữ Mỹ
  22. "Sự cao cả của con người nằm trong sức mạnh tư tưởng. " Tục ngữ Anh
  23. "Sự yêu chuộng cái đẹp là phần cốt yếu của một nhân tính lành mạnh. " J. Ruskin
  24. "Thói quen là một bản tính thứ hai. " Cicero
  25. "Tiêu chuẩn đánh giá con người là khát vọng vươn tới sự hoàn chỉnh. " W. Goethe
  26. "Tính cách của con người được bộc lộ trung thực nhất qua những sự đối xử tình cờ nhất. " I. Rađep
  27. "Trên đời này, không có cái thái quá nào đẹp hơn cái thái quá về sự tri ân. " La Bruyere
  28. "Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp. " W. Goethe

CAO THƯỢNG

  1. "Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều gì để hạ thấp người khác. " A. Ca-sơn
  2. "Nhân từ ngọt ngào là dấu hiệu của tính cao thượng. " Tago
  3. "Sự cao cả là ở chỗ không cảm thấy ghen tị khi nhìn những người khác đạt được những thành công mà bản thân mình khao khát. " M. E. E-sen-băc

CAN ĐẢM

  1. "Can đảm gia tăng khi người ta dám liều và nỗi sợ sệt cũng gia tăng khi người ta do dự. Trong tình thế nguy cấp, sự liều lĩnh thay thế cho sự khôn ngoan. " P. Syrus
  2. "Can đảm là đức hạnh số một của con người vì nó đảm bảo cho tất cả những hạnh phúc khác. " Churchill
  3. "Dám và thử thánh là những trận chiến. Nếu bạn thua một lần, hai lần hoặc nhiều lần nữa, bạn háy giao chiến lại rồi sẽ được lúc bạn toàn thắng. " Epictete
  4. "Đối với người yếu đuối, tình yêu là một trò chơi buồn bã. Đối với người mạnh mẽ, nó là một thứ rượu mạnh. " P. Geraldy
  5. "Dũng cảm: Đó là trách nhiệm được ý thức đến cùng. " Paplenko
  6. "Hãy can đảm mà sống bởi vì ai cũng phải chết một lần
  7. "Kẻ hèn nhất chết nhiều lần trước khi chết thật sự, người dũng cảm không bao giờ phải nếm mùi vị cái chết ngoài một lầm duy nhất. " William Shakespeare.
  8. "Nếu một người sợ trách nhiệm về việc mình làm thì đó là một kẻ hèn nhát. " Ket-lin-xkaia
  9. "Nếu như có một cái gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm không gì lay chuyển nổi để chịu đựng nó. " W. Goethe
  10. "Thường thì sự xét đoán lòng can đảm không phải dám chết mà là dám sống. " Alfieri Vittorio
  11. "Trốn không được thì chỉ có một cách là can đảm nhận lấy cái đời hiện tại của mình, nhìn sự thực bằng đôi mắt ráo lệ không phiền muộn, không oán hờn, mạnh mẽ mà sống. " Nhất Linh


CHÂN THÀNH - CHÂN THẬT

  1. "Anh ta đứng giữa hai con đường:”Nên hay không nên” và trở thành kẻ hai mặt. " M. Cachmachic
  2. "Cái hình phạt đối với một tên nói dối thật ra không những là hắn chẳng được ai tin mà chính hắn không dám tin một ai khác cả!. " George Bernard Shaw
  3. "Chân thành là nguồn sinh ra mọi thiên tài. " C. Becnê
  4. "Chân thật và thẳng thắn là bước đầu cần thiết làm nảy nở và củng cố mối quan hệ bạn bè. " Lênin
  5. "Chỉ những ai đến với người khác bằng hai bàn tay trắng và Tấm Lòng rộng mở mới là những người chinh phục đích thực. " Daniel Rops
  6. "Hãy giữ một người bạn chân thành với cả hai tay của bạn. " tục ngữ
  7. "Khi nào nghi ngờ bạn hãy chỉ nói sự thật. " Mactoes
  8. "Khi Thượng đế tạo cho sự dối trá một tội lỗi, tức thời Người cũng đặt ra một ngoại lệ dành cho các y sĩ. Hãy học nói dối khéo để an ủi khéo. " André Soubiran
  9. "Không gì đẹp hơn sự thật. " Boileau
  10. "Lời khen tốt đẹp nhất mà ta có thể ban cho một người, tức là nói cho người ấy biết "ông là kẻ thành thật". " La Bruyère
  11. "Một nguời chân thật là một công trình của thuợng đế. " Pope
  12. "Người ta chẳng bao giờ tin một tên nói láo dù nó có nói thật đi nữa. " Cicero
  13. "Những cái lợi của sự dối trá chỉ trong chốc lát, những cái lợi của sự thật thì vĩnh viễn. " Diderot
  14. "Sự chân thành là cánh cửa mở mọi trái tim. " Ngạn ngữ Pháp
  15. "Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả. " Elvis Presley
  16. "Sự thật tự nó có thể chiến thắng, nhưng dối trá thì cần phải có người giúp đỡ. " Epictec


CHUNG THỦY

  1. "Chung thủy là một trong những phẩm chất quý giá nhất của người phụ nữ. " M Gor-ki
  2. "Không gì cao qúy hơn,đáng kính hơn lòng chung thủy. " Cicero
  3. "Nếu không có sự thủy chung. Trên đời này không thể có tình yêu, tình bạn và đức hạnh. " Joseph Addison
  4. "Sự chung thủy, đó là thước đo lương tâm của con người. " Sukhom Linskij
  5. "Thà là cam chịu sự bội bạc hơn là bỏ rơi những kẻ khốn cùng. " La Bruyère
  6. "Tình yêu la một vị Vua,và lòng Chung Thủy la vương niệm. " Kahht Gibran


CỐ CHẤP

  1. "Cố chấp và bảo thủ là bằng chứng chắc chắn nhất của sự ngu si. " J. b. Bactông


DANH DỰ - TỰ TRỌNG

  1. "Bạn hãy nhớ bạn là con người và đừng tự làm mình hèn hạ. " Cổ ngạn
  2. "Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận. " A. Puxkin
  3. "Danh dự giống như viên đá quý: chỉ một vết nhỏ cũng làm mờ ánh lấp lánh của nó và làm mất toàn bộ giá trị của nó. " A. Bôsan
  4. "Danh dự như que diêm, cháy một lần là hết. " M. Pagnol
  5. "Nếu danh dự bắt buộc phải lên tiếng mà lại im lặng thì là một sự hèn nhát. " La Coocđơ
  6. "Phần thưởng đáng giá nhất là phần thưởng do danh dự đem lại, không có gì hơn. " A. France


DỊU DÀNG

  1. "Đức tính đáng quý nhất của người phụ nữ là sự dịu dàng. " Karl Marx
  2. "Sắc đẹp làm vui mắt, sự dịu hiền thu hút lòng người. " Voltaire
  3. "Đừng che giấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời nói thân thương khi bạn còn nghe được và khi tim bạn còn rung động. " Henry Beecher

DỄ DÃI

  1. "Dễ dãi là phương châm của thể xác và là tro nguội của tâm hồn. " Ngạn ngữ Đức
  2. "Tính vũ phu, người đàn ông có thể bỏ được, nhưng tính lẳng lơ của người đàn bà thì chẳng bao giờ. " Mei-khai


GHEN TUÔNG

  1. "Có ghen mới yêu, nhưng quá ghen sẽ giết chết tình yêu. " Vôn-Mếch
  2. "Kẻ nào không ghen là không yêu. " St Augustin
  3. "Lòng ghen có tính cách vừa công bằng vừa hợp lý bởi lẽ nó nhằm gìn giữ cho cái thuộc về ta hoặc cái mà ta tin là của ta. " La Rochefoucould
  4. "Trên đời không có nỗi đau khổ nào hèn hạ hơn sự ghe tuông. " A. Frăng-xơ
  5. "Trong sự ghen tuông tự ái đóng vai trò quan trọng hơn là ái tình. " Rochefoucauld

GIÃN DỊ

  1. "Bản chất giản dị là kết quả tự nhiên của tư tưởng sâu sắc. " Hazlitt
  2. "Giản dị chẳng những là điều tốt đẹp nhất mà còn là điều cao thượng nhất. " T. Phôntakê
  3. "Giản dị là điều khó nhất trên đời: đó là sự giới hạn tột cùng của sự từng trải và là nỗ lực cuối cùng của thiên tài. " G. Xăng
  4. "Không có sự vĩ đại nào lại không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật. " Lev Tolstoi
  5. "Những người vĩ đại thật sự bao giờ cũng giản dị: cách cư xử của họ tự nhiên và thoải mái. " F. Clinghe
  6. "Rất ít người, và hơn nữa chỉ những người tuyệt vời nhất mới có thể nói một cách giản dị và chân thành: Tôi không biết. " D. Pi-xa-rep
  7. "Sự bình dị là sự nối giữa nhân ái và sắc đẹp. " Ngạn ngữ Hy Lạp
  8. "Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là lồng trong chiếc khung giản dị. " X. Batle

ÍCH KỶ

  1. "Hà tiện là tính ghen của giàu có, cũng như ghen là hà tiện của tình yêu. " Mouloudji
  2. "Kẻ chịu thiệt thường được ích, kẻ ích mình thường hay thiệt. " Thiết Uyển

KHIÊM TỐN

  1. "Đừng bao giờ khiêm tốn với kẻ kiêu căng, cũng đừng bao giờ kiêu căng với người khiêm tốn. " Jeffecson
  2. "Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu đi nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là một kẻ dốt nát. Đừng để long kiêu ngạo xâm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độ khách quan. "Paplôp
  3. "Kẻ tự cho mình là tài giỏi thì tai không còn nghe được những lời hay lẽ thiệt nữa. " Gia Ngữ
  4. "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều. " Karl Marx
  5. "Khiêm tốn thật sự không có nghĩa là không biết đến những giá trị của mình mà chính là biết nhận những chân giá trị ấy. " J. C. Hare
  6. "Khiêm tốn thật sự không có nghĩa là không biết đến những giá trị của mình mà chính là biết nhận những chân giá trị ấy. " J. C. Hare
  7. "Kiêu hãnh đốt nóng lòng can đảm, kích thích tài năng, phát triển tư chất tự nhiên cho tâm hồn, biết oán ghét cái hèn hạ ti tiện và không xứng đáng với thiện cảm mà tự nơi chúng ta có. " Gômông
  8. "Nếu sự khiêm nhường của bạn khiến mọi người để ý thì hẳn có chút đó chẳng bình thường. " M. Ghenin.
  9. "Người khiêm tốn không phải là người thờ ơ với những lời khen, mà là người chăm chú nghe những lời chỉ trích. " Jean Paul Sartre
  10. "Những kẻ trí tuệ tầm thường hay lên án những gì vượt quá tầm hiểu biết của họ. " La Rochefoucould
  11. "Sự khiêm nhường luôn gắn với khoan dung và sự kiêu ngạo dính dáng với ghen tỵ. " Rivarol
  12. "Tài cao không có để người phục, đức lớn không có để người trọng, thì chỉ có một đức nhỏ để người mến: đó là nhường nhịn, ít nói. " Võ Hồng
  13. "Tỏ ra mình hơn người khác đâu phải là hay. Cái chân giá trị là có thể tỏ rằng: hôm nay mình đã hơn chính mình ngày hôm qua. " Ngạn ngữ Ấn Độ
  14. "Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo. " Ngạn ngữ Anh
  15. "Tự khiêm thì nguời ta càng phục, tự khoe thì nguời ta càng khinh. " Lữ hối
  16. "Tướng giỏi sau khi thắng trận không cần ai khen và cũng không cần ai biết đến công lao Tôn tử


KIÊN NHẪN - LẠC QUAN

  1. "Bi quan là tâm trạng, lạc quan là ý chí. " A-len
  2. "Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng. " Jepfecson
  3. "Khi thì mọi sự vô phương cứu chữa thì chính là lúc lòng kiên nhẫn cần được dùng đến. " G. Huttơn
  4. "Lạc quan thật sự không phải tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp, mà tin rằng không phải mọi việc sẽ tồi tệ. " Dutour
  5. "Lời an ủi” Đáng lẽ còn tồi tệ hơn” có vẻ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. " A. Culich
  6. "Mọi việc sẽ đến đúng lúc với người biết chờ đợi. " Ngạn ngữ Đức
  7. "Sự lạc quan là niềm tin để đạt đến thành tựu. Không có gì có thực hiện được nếu không có hi vọng và sự tự tin. " Helen Keller
  8. "Sức mạnh lớn nhất thường chỉ đơn giản là sự kiên nhẫn. " Giôxep Côtman
  9. "Trên đường đời, hành lí của con người cần mang theo là lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng. " Maiacopxki

KHOAN DUNG

  1. "Bạn hãy hiền dịu bao dung với hết tất cả mọi người trừ chính mình. " joubert
  2. "Ðộ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Có mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. " Minh Tâm Bảo Giám
  3. "Tôi biết có một điều tốt đẹp hơn cả sự ngay thẳng: ấy là sự khoan dung. " Victor Hugo

SIÊNG NĂNG

  1. "Luôn nghĩ rằng tất cả những việc ta thích làm đều không có vẻ nặng nhọc. " Jeffecson
  2. "Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng. " Lỗ Tấn

TỰ TIN

  1. "Ai can đảm thật sự và khôn ngoan thật sự thì không nghi ngờ bản thân mình. " W. Hazlitt
  2. "Bạn có thể thất vọng nếu bạn tin quá nhiều nhưng bạn có thể sống trong sự giày vò nếu bạn tin không đủ. " Alexander Smith
  3. "Bao lâu bạn còn tự tin ở bạn thì người khác còn tin ở bạn. " cynda Willams
  4. "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi. Mà khó vì lòng người ngại núi e sông. " Nguyễn Bá Học
  5. "Không có gì hèn cho bằng khi ta nghĩ bạo mà không dám làm. " Jean Ronstard
  6. "Không thể có sự dũng cảm cao độ nếu không có sự tự tin, và một nửa cuộc chiến đấu chính là sự tin tưởng rằng chúng ta có thể làm những gì chúng ta đảm trách. " Orison Swelt Mard
  7. "Không tự tin là nguyên nhân gây ra tất cả thất bại. " Bôuvi
  8. "Sáng nào cũng vậy, khi tôi thức giấc tôi đều tin chắc sắp có sự việc thích thú xảy ra và không bao giờ tôi bị thất vọng. " Elsa Maxwell
  9. "Thành đạt không phải nhờ người giúp đỡ mà chính do lòng tự tin của mình. " A. Braham Lincoln

TỰ ÁI

  1. "Bao giờ cũng nên có nhiều trí tuệ hơn lòng tự ái Epiquya
  2. "Thỉnh thoảng cần đi du lịch để dẹp bớt lòng tự ái và mở rộng kiến thức. " Saint Beuve
  3. "Tình yêu là vaccine ngừa lòng tự ái. " Friedich Hebbel
  4. "Trong sự ghen tuông tự ái đóng vai trò quan trọng hơn là ái tình. " Rochefoucauld
  5. "Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn. " Balzac

TRUNG TÍN

  1. "Đau khổ là người không ai tin, nhưng người không tin ai còn đau khổ hơn. " Gam-ra-top
  2. "Lòng tin không phải là khởi đầu mà là kết quả của mọi nhận thức. " W. Goethe.
  3. "Người miệng nói khôn ngoan quá thì lòng ít thành tín. " Hàn Thi Ngoại truyện
  4. "Vàng ngọc không quý báu bằng lòng trung tín. " Lễ Ký

đường xưa – Duyên Mới

sanh tử là lẻ thường

có gì luyến tiếc vấn vương thêm sầu

ngàn thu trước, vạn niên sau

người sanh, người tử rủ nhau đi, về

mộng trường sanh hẳn là thừa

có duyên mới gặp người xưa chỉ đường

Duyên Mới ( Nov. 2012 )

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Không có gì là hoàn hảo – Sưu tầm

img-thing

Chủ nghĩa hoàn hảo là cụm từ dành cho những người cầu toàn và luôn muốn mọi thứ phải hoàn thiện. Với họ, việc phạm sai lầm hay có một vết dơ ở cuốn sách mới mua là điều không thể chấp nhận được. Thế nhưng, hãy nhớ một điều rằng, càng đòi hỏi sự hoàn thiện ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống của mình, bạn càng rơi vào bi kịch của sự tự trách móc, oán giận bản thân khi không đạt được sự hoàn thiện đó. Không có gì là hoàn hảo cả, vì nếu hoàn hảo, đó sẽ không còn là cuộc sống icon smile Không có gì là hoàn hảo

khong co gi la hoan hao Không có gì là hoàn hảo

Nếu bạn luôn tìm kiếm những gì hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất cho cuộc sống của bạn thì rất có thể bạn sẽ không bao giờ hài lòng về những gì mình đang có. Hoàn hảo hay mỹ mãn là những từ không dễ gì tìm kiếm trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Có nhiều chàng trai dựa vào những thành công bước đầu đạt được đã đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao, quá xa và sẽ không bao giờ có được. Nhiều người lựa chọn bạn đời trên những tiêu chí cái gì cũng biết, cái gì cũng thạo, vừa xinh đẹp, vừa ngoan hiền thì có lẽ chẳng có cô gái nào hội đủ tiêu chuẩn để trở thành người nâng khăn sửa gối cho họ.

Bên cạnh đó nhiều người vì nghĩ mình hoàn hảo mà bắt người khác cũng phải sống như ý họ mong muốn, làm theo những gì họ chỉ bảo. Họ quên mất một điều “nhân vô thập toàn” dù họ tài giỏi ra sao, thành công như thế nào nhưng họ không có cái đặc quyền được đứng trên vai người khác để chỉ trỏ phải làm thế này thế kia…

Con người không phải là thánh nhân, không thể không phạm sai lầm và không bao giờ có thể là một người hoàn hảo. Nếu bạn nhìn thấy ai đó có vẻ hoàn hảo, hoàn mỹ thì có thể đó chỉ là hình tượng trên phim hoặc tiểu thuyết, hoặc là họ không để cho bạn thấy những khiếm khuyết của họ mà thôi.

Cuộc sống vốn phức tạp và nhiều vấn đề cần bàn cãi, và đừng quá kỳ vọng vào những gì hoàn mỹ nhất của cuộc sống. Bởi vì chúng ta chưa ai hoàn hảo cả. Nếu bạn nghĩ mình hơn người này người kia hãy xét lại chính bạn thân bạn có thực sự hoàn hảo như vậy hay không? Bạn cũng nên nhớ rằng, khái niệm hoàn hảo rất mơ hồ, chẳng có một chuẩn tuyệt đối nào cho hai từ này cả. Vì thế, cố gắng sống tốt hết mức có thể, làm những điều đem lại cho bạn niềm vui sống đã là một cuộc sống hoàn hảo. Hãy biết định nghĩa nó một cách đơn giản hơn, ít phức tạp hơn icon smile Không có gì là hoàn hảo

Bạn có nhớ câu chuyện “ quả táo vàng  dành cho người đẹp nhất” trong thần thoại Hi Lạp không? Cả Hera, Athena và Aphrodite đều cho rằng mình là người đẹp nhất, hoàn mỹ nhất nhưng qua việc họ tranh giành, đánh nhau kịch liệt vì quả táo vàng đã để cho người khác thấy được “chất người” trong chính họ, những  thần thánh của đỉnh Olympus! Đến thần thánh cũng không hoàn mỹ thì con người liệu có được điều đó hay không?

Thế nên bạn đừng trông chờ vào những điều hoàn hảo hãy biết chấp nhận những khiếm khuyết của người khác để có được một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ.  Không ai có thể hoàn mỹ  cũng như không có việc gì có thể hoàn hảo. Tất cả chỉ nằm ở mức độ trung bình, tương đối mà thôi.

Nếu đặt những tiêu chuẩn quá cao sẽ có ngày bạn mệt mỏi vì phải chạy theo chúng. Cuộc đời là một chuỗi dài của nổ lực và cố gắng không ngừng. Hãy làm những gì tốt nhất có thể và mong chờ một kết quả xứng đáng.  Và cuộc sống sẽ là hoàn hảo nếu bạn nhìn mọi thứ thật đẹp và tất cả mọi người đều đáng yêu…

http://hanhtrinhdelta.edu.vn/index.php/ky-nang-song/khong-co-gi-la-hoan-hao/

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Thực phẩm ngừa ung thư phổi

Ung thư phổi là tình trạng phát triển không kiểm soát của các tế bào trong các mô của phổi. Tế bào ung thư sẽ phân chia và tự phát tán rộng khắp trên toàn bộ cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt vì càng nhiều tế bào phân chia thì cơ thể càng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn.
Có một số biện pháp để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, trong đó có việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý với những thực phẩm lành mạnh. Danh sách các “dũng sĩ” bảo vệ cho phổi bao gồm những loại:
1. Rau họ thập tự
Những hợp chất hiện diện trong các loại rau họ thập tự như bông cải trắng, bông cải xanh và cải xoong đã được chứng minh là giúp làm ngưng quá trình phát triển của ung thư phổi trong các nghiên cứu trên người và động vật.

images1065192_rau_xanh_3

2. Nước ép lựu
Nhiều kết quả ngiên cứu cho thấy, nước ép lựu có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh ung thư phổi.

3. Táo
Những người ăn nhiều táo có cơ hội hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi lên tới 50% nhờ vào hàm lượng các chất flavonoid như quercetin và naringin rất dồi dào trong loại trái cây này.

4. Bưởi trắng
Giống như táo, bưởi trắng cũng chứa nhiều quercetin và naringin. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều bưởi trắng sẽ làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi.

bưởi.jpg

5. Hành
Hành nằm trong danh sách những thực phẩm giàu quercetin và naringin. Do đó, càng ăn nhiều hành, khả năng mắc ung thư phổi càng giảm.

Theo PNO

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Đậu hũ sốt lá húng quế kiểu Thái – Tuệ Lan

IMG_4323

Lại một món ăn Thái, hihi, vì TL là "big fan" món Thái mà. Món Thái rất gần gũi với người Việt, dễ làm, ăn ngon miệng.

Nguyên liệu:

- 3 miếng đậu hũ trắng chiên vàng, cắt hình khối khoảng 2cm một bề (mua đậu hũ chiên sẵn cũng được)

- 1/2 trái ớt chuông đỏ, cắt size cỡ lớn hơn đậu hũ một chút

- 1 chút tỏi bằm (kiêng tỏi thì thay bằng gừng bằm)

- 3 trái ớt hiểm, muốn ăn cay hơn thì bỏ nhiều

- 3-4 nhánh húng quế

- 1 muỗng canh nước cốt me

- 1 muỗng canh đường

- 1 muỗng canh dầu hào chay

- 3 muỗng canh nước tương

- 5- 6 muỗng canh nước

- dầu ăn

Cách làm:

- Hòa nước me, dầu hào, nước tương, đường và nước quậy cho tan.

- Bắc chảo cho dầu ăn, đợi nóng phi tỏi + ớt hoặc gừng + ớt.

- Bỏ đậu hũ vào đảo 2 phút.

- Trút hỗn hợp gia vị đã hòa tan vào chảo đun nhỏ lửa cho gia vị thấm rút vào đậu hũ.

- Bỏ ớt chuông vào đảo đều, nấu khoảng 2 phút.

- Rắc lá húng quế, trộn đều. Tắt bếp.

Thành phẩm món ăn có vị cay đặc trưng của Thái, thơm của lá húng quế, gia vị thấm đều vào đậu hũ. Dùng nóng với cơm trắng rất ngon.

Chúc cả nhà ngon miệng.

TL

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Gỏi đu đủ xanh kiểu Thái (Sontam) – Tuệ Lan

IMG_4314

Món này tiếng Thái gọi là Sontam,  món ăn này rất phổ biến ở Thái, khắp hang cùng, ngõ hẻm chỗ nào cũng bán Smile. Món này rất dễ làm mà ăn ngon miệng. Từ món mặn chuyển sang chay chỉ cần loại bỏ các thành vật đạm động vật là xong. Chất lượng cũng không thua kém gì.

Nguyên liệu:

- Đu đủ xanh

- Đậu đũa

- Cà chua bi (tomato cherry)

- Chanh, ớt, tỏi, nước mắm chay nguyên chất, đường

- Đậu phộng rang

- Bánh tráng nướng

Cách làm:

- Đu đủ xanh bào sợi ngâm nước khoảng 15-20 phút cho ra mủ và đỡ đắng. Vớt ra để ráo nước.

- Dùng chày cối giã tỏi, ớt cho nhuyễn. Giã hơi dập mấy cọng đậu đũa. TL chưa biết lý do sao người Thái thích ăn đậu đũa sống nha, rất nhiều món ăn có ăn kèm đậu đũa sống.

- Trộn các nguyên liệu này chung với đu đủ.

- Nêm nếm nước mắm chay, đường và nước cốt chanh sao cho vừa ăn. Dùng bao tay nylon đeo vô bóp bằng tay cho nó thấm đều gia vị vào đu đủ.

- Bày ra dĩa, rắc đậu phộng và cắt cà chua bi nếu trái lớn.

Món này sang tới Việt Nam chế thêm ăn với bánh tráng nướng cũng hợp lắm đó bà con.

Chúc ngon miệng!

TL

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Đạm chay sả ớt – Tuệ Lan

Đạm chay sả ớt_thumb[6]

Đạm vụn chay khô ngâm nước cho nở. Vắt ráo. Sả và ớt bằm nhuyễn phi với dầu ăn cho thơm. Bỏ đạm chay vào xào, nêm nếm chút muối và bột nêm chay, đun nhỏ lửa, xào cho đến khi thấy đạm khô là xong.

[Image.jpg]

Đạm chay nếu ở VN có thể mua tại tiệm đồ chay Âu Lạc. Ở nước ngoài thì có hàng của Malaysia hoặc Taiwan sản xuất. Nếu không có sẵn đạm chay vụn thì có thể dùng miếng đạm chay khô to, ngâm nước cho nở rồi bằm nhuyễn cũng được.

Ăn với cơm nóng dẻo ngon cực, hihi.

Tuệ Lan

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Thông Báo: Khóa tu 9 ngày Thường Tịch Quang Phổ Chiếu Di Đà Phật Thất – Chùa Phật Tổ Long Beach, CA

HoaThuongTruTri

Hoà Thượng Trụ Trì Thích Thiện Long

Từ Thứ Bẩy 22-12-2012 đến Chủ Nhật 30-12-2012
CHÙA PHẬT TỔ (www.chuaphatto.net)
905 Orange Avenue
Long Beach, CA 90813
Tel. (562) 599-5100
Fax (562) 599-4100
Email: ChuaPhatTo@ymail.com

* Thứ Bảy cuối tháng: Tam thời hệ niệm
* Thứ Bảy và Chủ Nhật (1 tuần trước Tam thời hệ niệm): Lễ lạy Lương Hoàng Sám
THỨ BẢY

04:45 am - THỨC CHÚNG
05:00 am – 06:00 am - NIỆM PHẬT - LỄ PHẬT
08:00 am – 10:15 am - TỤNG KINH A DI ĐÀ - KINH HÀNH NIỆM PHẬT - NIỆM PHẬT
10:30 am – 12:00 pm - THÍNH PHÁP
12:00 pm – 02:00 pm - THỌ TRAI - CHỈ TỊNH
02:00 pm – 04:30 pm - KINH HÀNH NIỆM PHẬT - NIỆM PHẬT - LỄ PHẬT
04:45 pm – 06:00 pm - ĂN CHIỀU
06:00 pm – 08:00 pm - TỤNG KINH A DI ĐÀ - KINH HÀNH NIỆM PHẬT - NIỆM PHẬT
CHỦ NHẬT
04:45 am - THỨC CHÚNG
05:00 am – 06:00 am - NIỆM PHẬT - LỄ PHẬT
08:00 am – 10:15 am - TỤNG KINH A DI ĐÀ - KINH HÀNH NIỆM PHẬT - NIỆM PHẬT
10:30 am – 12:00 pm - THÍNH PHÁP
12:00 pm – 02:00 pm - CÚNG CƠM CHO CÁC HƯƠNG LINH - THỌ TRAI - CHỈ TỊNH
02:00 pm – 04:30 pm - KINH HÀNH NIỆM PHẬT - NIỆM PHẬT - LỄ PHẬT - THÍ THỰC CÔ HỒN

Chương trình này có thể thay đổi chút đỉnh cho thích hợp.

Mọi thắc mắc hay cần biết thêm chi tiết xin liên lạc với Ban Tri Khách Chùa Phật Tổ
tại số phone (562) 599-5100, hoặc fax (562) 599-4100, hoặc qua địa chỉ email: ChuaPhatTo@ymail.com

Tiễn Bạn Về Quê – Duyên Mới

time-to-say-good-bye

( Sáng tác nhân vì một người bạn
vừa ra đi về cõi vĩnh hằng )

Đời người rất đổi mong manh
Mới vừa thoáng thấy nay đành xa nhau
Hỏi ai trau chuốc thân này
Làm sao giữ mãi trước sau trẻ hoài?

Thoát vòng sinh tử Phật oai
Dung nghi của bậc giác toàn chuyển luân
Đã nghe đã học mong thuần
Cầu an có nghĩa tâm mình không suy

Siêu sanh lạc độ trông vì
Sanh trần như huyển tử thì về quê
Hôm nay tiễn bạn ra về
Phải chăng duyên mới khai đề đường xưa? !

Duyên Mới ( November 15 , 2012 )

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Sương sa hột lựu

 

Món này bạn của DS chỉ DS làm. Nhớ có lần có người thấy hạt lựu làm đẹp và hỏi sao công phu quá dám bỏ công ra mà cắt tỉa từng hạt lựu. DS cười ngất và nói cách làm dễ lắm, nói qua 1 cái là biết làm liền thôi chứ công phu cái gì Smile.  Có người cho sữa, có người cho half & half (nửa sữa nửa cream) hay nước cốt dừa. DS cho sữa đậu nành cho đỡ lên cân và tốt cho sức khỏe hơn.

Nguyên liệu:

  • 1 bó lá dứa, xắt ngắn bằng nửa lóng tay để xay cho dễ, xay bằng máy xay sinh tố, lượt bỏ xác, lấy 1 chén nước cốt để nấu sữa đậu nành và 2 tô nước dão để nấu rau câu cho thơm (nếu không có lá dứa thì dùng bột va ni)
  • 1 gói bột rau câu
  • 1/2 gói bột năng (tapioca starch)
  • 1 lon củ năng, xắt hạt lựu
  • 1 củ dền đỏ, xắt lát, xay bằng máy xay sinh tố với nước, lượt lấy nước làm màu cho hột lựu
  • 2 quarts (lít) sữa đậu nành
  • đường hay maple syrup cho ngọt ngào

Cách Làm:

1. Cho 2 tô nước lá dứa vào nồi, pha bột rau câu, nấu cho tan, thêm 1/2 đến 1 chén đường, đổ vào khuôn cho đặc cứng lại.

2. Nếu mua sữa đậu nành ở chợ Việt  thì nấu thêm với 1 chén nước cốt lá dứa vào cho thơm. Còn mua ở chợ Mỹ thì đã có va ni rồi không cần lá dứa. Cho thêm đường nếu cần. Để thật nguội mới cho rau câu và hạt lựu vào, nếu không thì rau câu và hạt lựu sẽ rã rời tan tành xí quách.

3. Làm hạt lựu dễ lắm. Củ năng xắt hột lựu xong ngâm vào nước củ dền cho có màu. Khi thấy củ năng thấm màu rồi thì vớt ra rổ cho ráo. Lấy 1 cái bao ni lông cho củ năng vào, cho bột năng vào, xốc bao cho bột áo hết củ năng. Cho qua rây lượt bỏ phần bột còn dư.

4. Chia hạt lựu ra làm bốn phần. Nấu nước thật sôi, luộc mỗi lần 1 phần, luộc nhiều quá không đủ độ sôi, bột bị lền, hột lựu dính vào nhau không khéo. Khi hột lựu nổi lên thì vớt ra thau nước lạnh cho thật nguội rồi mới vớt ra rổ cho ráo nước.

5. Có thể bào rau câu bằng cái bàn bào tay, hay xắt bằng dao có khía cho đẹp. DS xắt ngắn khi ăn múc dễ hơn.

6. Cho sữa, sương sa, hột lựu vào tô lớn. Khi ăn cho nước đá vào. Có thể thêm đậu trắng và đỏ để làm chè ba màu. Hay thêm sầu riêng tán, hột palm, mít… để làm chè Thái thập cẩm.

Bài này làm lâu rồi mà bị thất lạc. Công thức quên gần hết nên DS phải tham khảo thêm. Hôm nay DS trả bài lại đây. Nếu có gì bổ xung cho món sương sa hột lựu này được điểm 10, xin các bạn hoan hỷ đóng góp. Cái này mà có được bông cỏ thay thế rau câu thì còn gì ngon cho bằng.

Chúc các bạn làm món sương sa hột lựu thật ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật

Diệu Sương

http://www.wattpad.com/84019-ch%C3%A8-s%C6%B0%C6%A1ng-sa-h%E1%BB%99t-l%E1%BB%B1u

Cười là bố thí - Thích Hải Tín

smile-1

Đầu xuân lên chùa thấy Đức Di Lặc cười, ta cũng cười. Có mấy ai nghĩ rằng cười được với nhau cũng là một cách bố thí. Vậy cười cũng có thể bố thí sao? Nghĩ kỹ lại thấy rất đúng, cười được với nhau là cho nhau tin yêu, hoan hỷ và cảm thông, đó cũng là bố thí.

Nói đến bố thí, chúng ta thường biết có tài thí như bố thí tiền tài, của cải vật thực; pháp thí là đem lời hay lẽ phải, chân lý đúng đắn, những lời dạy quý báu khuyên bảo người khác, giảng kinh thuyết pháp, in ấn kinh sách; và vô úy thí là an ủi, làm cho người khác không sợ hãi, tăng thêm dũng khí, niềm tin… Như vậy trong ba pháp bố thí ấy, nở một nụ cười thuộc loại vô úy thí. Ví dụ như, người đi khám bệnh, sau khi khám xong chỉ cần bác sĩ nở nụ cười sẽ khiến cho trạng thái tâm lý lo sợ hồi hộp của bệnh nhân tan biến ngay. Nếu bác sĩ mỉm cười an ủi khích lệ, chắc chắn hiệu quả trị liệu sẽ hoàn toàn khác. Tâm lý học hiện đại cho rằng, trạng thái tâm lý có thể cảm hóa người khác. Có một câu chuyện như sau: Có một thợ làm tóc đi mua đồ, gặp phải gương mặt lạnh của người bán hàng, cả ngày trạng thái tình cảm của người thợ làm tóc không tốt cho nên ảnh hưởng đến kết quả làm việc cũng không tốt. Cuối ngày người thợ làm tóc làm mặt cho một người khách, do trạng thái tình cảm không tốt nên làm trầy mặt người khách, sau khi tranh cãi, nhìn lại người khách xui xẻo kia lại chính là người bán hàng mặt lạnh lúc sáng. Mỗi người đều có kinh nghiệm như vầy: Dù một câu tranh cãi cũng khiến mình mấy ngày không vui, thậm chí trút giận lên người khác hoặc đồng sự; một nụ cười luôn luôn khiến mình cảm thấy an vui, những người xung quanh cũng cảm thấy thân thiện, hiệu quả công việc cũng từ đó mà được nâng cao. Ðây chính là sức hấp dẫn kỳ lạ của nụ cười, chúng ta không thể xem thường nó.

Có một số đệ tử xuất gia của Phật cho rằng phải giữ nét mặt cho nghiêm, làm gì cũng không dám mỉm miệng cười, nếu cười e rằng mất oai nghi, do vậy giữ nét mặt nghiêm đến nỗi gần như lạnh nhạt, khiến mọi người "kính nhi viễn chi", như vậy là người có oai nghi. Mỉm cười là mất oai nghi sao?! Thiền tông có một giai thoại: Một bà lão đã cúng dường một thiền tăng hơn 20 năm rồi, hôm nọ bà lão có ý để một cô gái tuổi thanh xuân xinh đẹp đến thân cận cúng dường, thiền tăng không chút động lòng còn nói “khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí” (cây khô bên núi lạnh, ba đông không mảnh tình). Sau khi biết được, bà lão giận dữ nói rằng: “Tôi cúng dường 20 năm chỉ nuôi một tục hán!”. Thế là bà đuổi đi và đốt luôn am cỏ.

Thiền là sinh động hoạt bát, tràn đầy sức sống thiền vị, vị thiền tăng kia không hiểu ý này, tuy tu nhiều năm nhưng chưa đạt được thiền vị chân chánh, đành phải cuốn gói ra đi. Có người cho rằng Phật giáo là tôn giáo của niềm vui, tôn giáo của niềm hoan hỷ và đệ tử của Phật là những người hoan hỷ trên thế giới. Đó là một sự thật, pháp hỷ không những tồn tại ở nội tâm mà cũng hiện ra ở bên ngoài, một nụ cười hàm tiếu, một câu nói nhẹ nhàng cũng khiến cho chúng sanh thấm nhuần pháp hỷ thiền duyệt, đây chẳng phải lúc nào cũng thực hành pháp bố thí một cách thiết thực đó sao! Ðức Phật dạy rằng: “Hoan hỷ là nguồn gốc mở mang trí tuệ của những người giác ngộ”.

Có người sẽ nói, ôi mỉm miệng cười ai mà không làm được, chuyện nhỏ sao gọi là pháp bố thí? Kỳ thực, cái gọi là “mỉm cười” của đa số mọi người chỉ là sự vận động của bắp thịt trên gương mặt, hoàn toàn không phải phát xuất từ nội tâm, đương nhiên không có sức cảm hóa người khác một cách sâu sắc. Khi có niềm hoan hỷ từ nội tâm thì nụ cười hàm tiếu sẽ hiện ra. Tất cả chúng ta đều có thể nghiệm như vầy, mỗi khi chúng ta có nhân duyên thân cận những vị cao tăng hoặc chư vị thiền giả, điều đầu tiên chúng ta nhận thấy đó là nét mặt từ hòa, nụ cười của những vị ấy sẽ khiến cho chúng ta không thể quên, giống như thắp lên một ngọn đèn sáng trong tâm linh của chúng ta. Khi nụ cười của chúng ta tràn đầy pháp hỷ thiền vị, cũng có thể thắp lên ngọn đèn tâm linh cho những người khác, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, an lạc.

Một người dù mọi lúc mọi nơi dùng nụ cười chân thành để đối đãi với mọi người, cảm hóa mọi người, đó cũng chính là sự hiển lộ của Phật tánh, bắt đầu giác ngộ, chính là phát Bồ đề tâm. Ðặc biệt là hàng đệ tử của Phật cần dùng nụ cười hàm tiếu tràn đầy niềm hoan hỷ thiền vị thông qua lời nói và việc làm để ảnh hưởng những người xung quanh, khiến cho mọi người có duyên thân cận với giáo pháp, quy y Tam bảo, dần dần đi vào con đường giải thoát an vui hạnh phúc.

Chúng ta kính ngưỡng Bồ tát Di Lặc không chỉ vì gương mặt Ngài lúc nào cũng mang một nụ cười hoan hỷ, đem lại cho mọi người một niềm tin, an lạc. Chúng ta nên học hạnh Bồ tát để nụ cười hoan hỷ phát xuất từ nội tâm của chúng ta tưới ướt ruộng tâm gần như khô cạn của con người trên thế giới.

Như vậy cười là một pháp bố thí. Bố thí là một pháp trong Tứ nhiếp pháp, là một pháp trong Lục độ vạn hạnh của Phật giáo. Bất cứ ai cũng có thể thực hành, để đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm an lạc cho chính mình và tất cả mọi người.

Nguồn: Báo Giác Ngộ

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Thông báo Khoá tu Niệm Phật – TT Thích Trung Đạo

THƯ VIỆN TỊNH ĐỘ PHỔ HIỀN

3851 62ND AVE N # H

PINELLAS PARK, FL 33781

727-776-0126 or 727-686-4631

Email: tinhdophohien@gmail.com

NIỆM PHẬT TRONG HƠI THỞ VÀ

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT

clip_image001

VỚI GIẢNG SƯ T/T THÍCH TRUNG ĐẠO

Thứ Bảy 17-11-2012 (Nhằm ngày 4/10/Nhâm Thìn)

08:30 AM: Phật Tử Vâng Tập

09:00 AM: Tụng Kinh Di Đà, Niệm Phật, Kinh Hành Với Sự Hướng Dẫn T/T Thích Trung Đạo

12:00 PM: Dùng Cơm Trưa Và Nghỉ Giải lao

01:30 PM: Thuyết Pháp

03:30 PM: Nghỉ Giải Lao

03:45 PM: Thuyết Pháp Và Hỏi Đáp Phật Pháp

05:30 PM: Kết Thúc Khóa Tu Ngày Thứ Bảy

Chủ Nhật 18-11-2012 (Nhằm Ngày 5/10/Nhâm Thìn)

08:30 AM: Phật Tử Vâng Tập

09:00 AM: Tụng Kinh Di Đà, Niệm Phật, Kinh Hành Với Sự Hướng Dẫn T/T Thích Trung Đạo

12:00 PM: Dùng Cơm Trưa Và Nghỉ Giải lao

01:30 PM: Thuyết Pháp

03:30 PM: Nghỉ Giải Lao

03:45 PM: Thuyết Pháp Và Hỏi Đáp Phật Pháp

05:30 PM: Hồi Hướng Hoàn Mãn Khóa Tu

Tất Cả Đều Miễn Phí

Trân Trọng Kính Báo

Thư gửi mẹ của con – Lời của một thai nhi

Mẹ à!
Con là con của mẹ. Chắc là mẹ chưa biết con đâu và con chỉ mới chút xíu à, chỉ vài tuần tuổi thôi. Nhưng rồi mẹ sẽ nhận ra sự hiện diện của con trong mẹ.

À, chắc mẹ chưa biết về con đâu nhỉ. Con tên là John. Con có đôi mắt nâu to tròn và mái tóc đen. Thật ra thì con chưa có mấy cái đó đâu nhưng khi sinh ra, con sẽ như vậy. Con sẽ là con của mẹ, và mẹ sẽ gọi con là con trai yêu quý nhất của mẹ. Hai mẹ con mình sẽ sống với nhau mà không có bố, nhưng mình sẽ sống hạnh phúc và yêu thương nhau. Khi lớn lên, con muốn trở thành bác sĩ để có thể cứu chữa cho mọi người.

landon_baby_picture_2052414886_jpg

Hôm nay, mẹ biết rằng mẹ đã mang thai con. Mẹ sung sướng và không thể ngăn mình kể với mọi người về sự hiện diện của con. Cả ngày hôm nay, con thấy mẹ cười rất nhiều và hạnh phúc. Mẹ à, mẹ cười đẹp lắm. Khi sinh ra đời, con biết mình sẽ nhìn thấy mẹ trước tiên, thấy mẹ cười hạnh phúc khi được ẵm con trong vòng tay, và đó sẽ là khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời của con. Chắc chắn là vậy.

Hôm nay là ngày mẹ kể cho bố nghe về con. Con nhận ra sự hồ hởi trong giọng nói của mẹ. Nhưng bố thì không. Bố giận lắm. Có thể mẹ không nhận ra nhưng gương mặt bố trở nên căng thẳng và khó chịu. Bố nhắc đi nhắc lại những thứ như trách nhiệm, tiền bạc, những hóa đơn… những thứ mà con cũng không biết đó là gì. Mẹ thì bỏ ngoài tai những lời đó, mẹ hân hoan trong niềm hạnh phúc có con. Rồi bố trở nên hung dữ, bố đánh mẹ. Con có thể cảm nhận mẹ ngã xuống, đôi tay hươ về phía trước để bảo vệ cho con. Con không sao đâu mẹ à, nhưng mẹ thì khác.
Mẹ khóc.
Con không thích nghe tiếng khóc chút nào mẹ à. Nó làm con cảm thấy nỗi đau dần lan vào trong lòng mình, nó khiến con cũng bật khóc.
Thấy mẹ khóc, bố xin lỗi và ôm lấy mẹ. Mẹ đã tha lỗi cho bố. Con thì không biết là có thể tha thứ được như mẹ không. Bố thật khó hiểu. Nếu bố yêu mẹ, sao bố lại làm mẹ đau?

Mẹ đã nhìn thấy con.
Bụng mẹ to lên từng ngày và mẹ tự hào vì có con. Mẹ đi siêu thị với bà để mua sắm quần áo mới cho con. Mẹ hát cho con nghe, giọng hát đẹp nhất trên thế giới này. Con cảm thấy hạnh phúc nhất khi con nghe mẹ hát. Và khi mẹ trò chuyện với con, con thấy mình thật an toàn dưới sự chở che của mẹ.
Tin con, mẹ nhé! Khi được sinh ra con sẽ cố gắng trở thành một người con thật ngoan. Con sẽ khiến mẹ tự hào về con và con sẽ yêu mẹ, bằng cả trái tim.

Con bắt đầu chòi đạp trong bụng mẹ để mẹ biết rằng con đang khỏe mạnh, đang lớn lên khi mẹ đặt tay lên bụng mình để cảm nhận đứa con bé bỏng. Mẹ cười khúc khích, con cũng vậy. Con yêu mẹ lắm, mẹ à.

Bố đến thăm mẹ. Con sợ lắm mẹ ơi. Bố trở nên ngang ngược. Bố nói bố không cần mẹ nữa. Rồi bố đánh mẹ, một lần nữa. Con giận lắm mẹ à. Khi lớn lên con sẽ không để mẹ phải bị đánh như vậy nữa. Con sẽ bảo vệ mẹ, con hứa.
Bố xấu lắm. Dù mẹ có nói thế nào con cũng không tin bố là người tốt. Nếu bố là người tốt sao bố lại đánh mẹ con mình? Sao bố lại nói rằng bố không muốn thấy con? Sao bố ghét con, hả mẹ?

Tối nay mẹ không nói gì với con. Mọi chuyện có ổn không mẹ?

Đã ba ngày kể từ khi mẹ gặp bố. Mẹ không nói chuyện hay áp tay lên bụng để cảm nhận con như trước nữa. Mẹ không yêu con nữa hả mẹ? Dù thế nào thì con cũng yêu mẹ lắm. Chắc là mẹ buồn. Mẹ chỉ chạm vào con khi mẹ ngủ, quay sang một bên và co người lại. Rồi mẹ ôm lấy con. Khi ấy, con lại thấy mình ấm áp và được chở che. Sao mẹ không ôm con khi mẹ thức như trước vậy mẹ?

Con đã 21 tuần tuổi. Mẹ có tự hào về con không? Hôm nay mình sẽ đi chơi, đến một nơi thật mới. Con thích lắm. Nơi đó giống như một cái bệnh viện, nơi con sẽ làm việc khi lớn lên. Con đã nói với mẹ là con muốn trở thành bác sĩ mà.

Mẹ à, con sợ lắm. Tim mẹ vẫn còn đập nhưng con không biết mẹ đang nghĩ gì. Bác sĩ đang nói gì đó với mẹ. Con không biết là điều gì nhưng nó sắp xảy ra rồi. Con sợ sợ sợ lắm mẹ à. Mẹ có yêu con không mẹ? Nói với con là mẹ vẫn còn yêu con đi mẹ, để con biết mình không đơn độc, để con có thể cảm thấy bớt sợ hơn. Con yêu mẹ!

Mẹ à, họ đang làm gì con vậy? Đau quá mẹ ơi! Nói họ dừng lại đi mẹ, con đau quá. Mẹ ơi, cứu con.
Mẹ ơi, cứu con.
Mẹ ơi…

Con ổn rồi, mẹ đừng lo cho con nhé. Con đã lên thiên đàng cùng với các thiên thần. Họ đã nói cho con biết mẹ đã làm gì với con: Phá thai.
—-
Sao vậy mẹ? Sao mẹ lại làm vậy? Mẹ không yêu con nữa hả mẹ? Sao mẹ lại từ bỏ con. Nếu con có làm gì sai thì con xin lỗi, con xin lỗi nhiều lắm mẹ ơi. Con yêu mẹ nhiều lắm, bằng cả trái tim. Sao mẹ không yêu con? Con đã làm gì để phải chịu sự đau đớn này? Mẹ ơi, con muốn được sống. Mẹ có biết là con đau đớn lắm khi mẹ không còn quan tâm và nói chuyện với con nữa. Con yêu mẹ nhiều lắm mà mẹ. Nói với họ là mẹ muốn giữ con lại. Nó với họ là mẹ không muốn mất con đi mẹ. Mẹ ơi, con muốn sống, sống một cuộc sống thật hạnh phúc, mỗi ngày sẽ được nhìn thấy mẹ, được cảm nhận cuộc sống quanh con. Và con sẽ trở thành một bác sĩ.
Con không muốn ở đây chút nào. Con muốn được mẹ yêu thương thêm một lần nữa. Con xin lỗi, ngàn lời xin lỗi nếu con đã làm gì sai. Con yêu mẹ.
Con yêu mẹ lắm, mẹ à.

Mỗi sự phá thai đồng nghĩa với…
Một trái tim sẽ ngừng đập.
Một đôi mắt sẽ không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng muôn màu của cuộc sống.
Một đôi bàn tay không được chạm vào cuộc đời.
Một đôi chân không bao giờ rảo bước.
Một cái miệng sẽ không nói được lời nào.


Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 5000 ca nạo phá thai, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ngày có hơn 10 sinh linh bị tước bỏ sự sống.
Đây chỉ là con số ước tính.
Và con số ấy đang ngày một gia tăng

Nếu bạn phản đối hành vi tàn nhẫn này, hãy chia sẻ bài viết này, có thể là Facebook, diễn đàn, báo chí, blog cá nhân…
Vì mỗi con người đều có quyền được sống, dù đó chỉ là một sinh linh còn nằm trong bụng mẹ.

http://vuonhoaphatgiao.com/tin-chi-tiet/thu-gui-me-cua-con-loi-cua-mot-thai-nhi-1723/

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Lỗi Của Người - Ni Sư Ayya Khema

Hãy Đến Để Thấy

Phật Giáo, Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc

Come And See For Yourself The Buddhist Path To Happiness

Tác giả: Ni Sư Ayya Khema

Việt dịch: Chơn Minh Nguyễn Văn Phú

Tịnh Nghiêm Nghiêm Xuân Cường

Diệu Liên Lý Thu Linh

---o0o---

Chương IV. Lỗi Của Người

Lỗi người dễ thấy biết bao

Lỗi ta khó thấy ai nào muốn khui,

Lỗi người cứ cố phanh phui

Như tìm trấu lẫn trong nồi gạo kia

Lỗi ta lại dấu diếm đi

Tựa người săn bắn muốn che dấu mình

Hay như con bạc cố tình

Cờ gian bạc lận lưu manh dấu bài.

Dhammapada stanza 252

- Kinh Pháp Cú - Câu 252 (1)

Nếu ta thấy được lỗi người

Tâm ta nóng giận tức thời dễ sinh

Tăng thêm phiền não thật nhanh

Xa lìa an tịnh, quẩn quanh muộn sầu,

Lỗi người chẳng để tâm lâu

Còn chi sầu muộn, còn đâu não phiền.

Dhammapada stanza 253

Kinh Pháp Cú -Câu 253 (2)

(2)   Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ, Diệu Phương xuất bản 2003

   Hai câu kệ từ kinh Pháp Cú được nói đến ở đây có tính cách phổ quát thích hợp cho tất cả, và có thể giúp phát sinh các trí tuệ đáng kể. Trước hết là câu kệ:

Dễ thay thấy lỗi người

Lỗi mình mới khó thấy

Lỗi người ta phanh tìm

Như sàng trấu trong gạo

Còn lỗi mình che đậy

Như kẻ gian dấu bài

   Ở đây, khuynh hướng che dấu lỗi lầm của chúng ta cũng giống như một thủ đoạn lừa đảo, vì chính thật là ta không thành thật với bản thân. Tuy nhiên, chấp nhận con người thật của mình rất khó, nhất là khi nói về lỗi lầm của mình, vì sự đánh giá bản thân của ta  luôn sai lạc - hoặc là quá cao hay quá thấp.  Phương cách tốt nhất để có được một cái nhìn rõ ràng và thực tế về bản thân là tự soi xét mình với chánh niệm.

   Thấy lỗi của người thật không khó vì chúng thường làm ta khó chịu, và trong trạng thái tâm tiêu cực này ta cho rằng những gì ta nghĩ là đúng và ta có quyền phán đoán người.  Đó là lý do khiến chúng ta phê bình hấp tấp, rồi quên rằng những suy nghĩ của mình chỉ dựa trên ý kiến riêng của chính mình, nên không thể nào hoàn toàn khách quan. Ở một mức độ nào đó, tất cả các quan điểm của chúng ta đều sai lạc, vì chúng khởi nguồn từ ảo tưởng về bản ngã của ta: ‘Tôi có, tôi muốn, tôi sẽ, tôi tin rằng, tôi biết, tôi nghĩ.’  Những quan điểm của chúng ta có thể đúng một cách tương đối, nhưng chân lý tương đối không bao giờ đủ để khiến ta hoàn toàn thõa mãn, vì cuối cùng thì nó cũng chỉ thể hiện sự thật của một bản ngã đối chọi với một bản ngã khác. Một người tin thế này, người khác tin thế kia; người làm cách này, người khác làm cách hoàn toàn ngược lại.  Chân lý xây dựng từ ý niệm của một bản ngã không thể nào là chân lý tuyệt đối và hoàn toàn. Nhiều lắm, nó chỉ thể hiện sự lựa chọn của cá nhân. Chân lý tương đối không thể nào hơn thế được.

   Nhìn từ quan niệm chân lý tuyệt đối thì hoàn toàn khác. Từ góc nhìn này, chúng ta bắt đầu ý thức được rằng lỗi của người mà ta quan tâm đến cũng cần được nhìn thấy nơi ta.  Lỗi của người là phản ảnh của lỗi nơi ta, nếu không ta đã không thể nhận biết chúng.  Khi thấy ai giận dữ hay khoe khoang, chúng ta nhận ra những khuyết điểm này từ kinh nghiệm của bản thân.  Chúng ta biết những cảm xúc này từ đâu đến và tác động của chúng như thế nào.  Tương tự, người ta nói chỉ có Phật mới nhận ra Phật, vì chỉ có Đấng Giác Ngộ mới biết được sự giác ngộ.

   Khi chúng ta ý thức rằng mình đang phê bình người khác, chúng ta cần ngay tức khắc biết mình sai rồi.  Những lời chỉ trích của chúng ta sẽ không có lợi ích gì; suy cho cùng, có ai đã sữa đổi khi bị bới móc đâu?  Nói xấu người khác luôn có hại, phần lớn là cho mình. Chúng ta biết người khác cũng có thể khó chịu với ta, và nếu ta phản ứng bằng  sự giận dữ, hờn oán, thì ta có thể rơi vào vòng sân hận dữ dội hơn bao giờ hết, và có thể mất một người bạn.

   Vậy thì chỉ trích không có lợi – nhưng nhận lỗi thì trái lại. Ví dụ, nếu chúng ta thấy một người nào đó không có chánh niệm, thái độ đúng đắn sẽ là ‘Tôi tự hỏi không biết lúc này tôi đang chánh niệm thế nào?’  Đó là phản ứng đáng kể duy nhất. Nếu chúng ta quan sát thấy một ai đó lầm lỗi, và muốn chỉ trích, ta nên tự nhắc mình là phê bình người khác sẽ có hại cho mình.

   Khi để cho sự phê bình, chỉ trích lập đi lập lại và trở thành một thói quen, chúng ta đã khắc sâu những nếp tiêu cực vào bên trong.  Chắc là trong chúng ta ai cũng biết một người nào đó có tánh hay phê bình, chỉ trích, và khi nghe họ nói chuyện thì thật là bực mình.  Vì vậy, chúng ta phải cẩn thận trong việc chỉ trích, và tránh tạo thói quen xấu nơi kẻ khác.  Chúng ta cũng nên ý thức rằng, cứ mỗi khi chỉ trích ai, chúng ta dần dần tạo cho mình một thói quen xấu.

   Ngược lại, nếu nhân cơ hội đó chúng ta quan sát chính xác điều gì đang xảy ra với người khác, chúng ta có thể sử dụng sự nhận xét về các hành vi của họ như một tấm gương cho bản thân.  Đây là một tấm gương rất giá trị, vì tuy rằng nó không thể cho ta thấy hình dáng thể chất của mình, nó có thể giúp ta dấn thân vào một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều của việc tự biết mình.  Trách vụ này khó không những vì chúng ta thiếu nhận thức, nhưng chính là vì chúng ta thích như vậy – chúng ta thường không muốn biết sự thật; chúng ta lo lắng tìm cách lẫn tránh nó vì chúng ta sợ sự thật sẽ làm ta đau lòng.

   Hai trong số tám hiện tượng phổ quát được nhắc đến ở đây: khen và chê trách.  Bận tâm để được khen và tránh bị chê trách rõ ràng là hơi lố bịch, nhưng chúng ta chưa bao giờ thật sự ý thức được điều đó.  Thêm nữa, hai điều này chính là lý do khiến chúng ta miễn cưỡng trong việc tự hiểu mình: chúng ta sợ sẽ tìm ra những điều về bản thân mà ta có thể phải chịu sự chê trách.  Chúng ta vẫn thích mang vải che mắt và tránh cái nhìn toàn diện về bản thân.

   Sự sợ bị khiển trách có thể được giải quyết bằng công thức ‘chấp nhận, không trách móc, sửa đổi.’  Bước đầu tiên là ý thức được sự sợ bị khiển trách, sợ sự bất đồng ý kiến, thiếu hổ trợ, và sợ không được quý trọng.

     Gốc rễ của tất cả mọi nỗi sợ hãi là sợ không hiện hữu.  Sự sợ hãi này ẩn chứa trong tiềm thức của mỗi người chúng ta, và nó có thể dấy lên trong cơn hoảng hốt chỉ vì chúng ta không muốn chịu sự khiển trách. Ngược lại, chúng ta luôn sẳn sàng trách người khác, với lòng tin rằng điều đó không làm hại đến mình.  Nhưng chúng ta đã lầm; vì để cho tiêu cực chế ngự, chính ta mới là người đau khổ.

   Sự sợ hãi bị khiển trách cũng giống như sợ chết, hay là sự sợ cho cái tôi, cái tự ngã.  Xét cho cùng, đó là sự sợ hãi không còn được hiện diện trên thế gian này nữa.  Dĩ nhiên, khi dự đoán phải bị trách móc, chúng ta không sợ thực sự bị tan biến đi ngay tại chỗ, mà chỉ sợ đánh mất sự tự mãn, là điều tùy thuộc nơi sự quý trọng của người.

   Việc này rõ ràng thật điên rồ, nhưng đa số đều hành động như vậy, và có người còn tệ hại hơn, đến độ luôn phải cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.  Nhưng làm sao chúng ta có thể hy vọng làm được việc này? Trước hết là chúng ta không biết tình cảm hay ước muốn của người khác như thế nào.  Thế nhưng, tuy chúng ta không thể làm hài lòng tất cả, chúng ta có thể luôn cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất.

    Trên thực tế chúng ta ai cũng muốn được xưng tụng, khen ngợi.  Mọi việc ta làm đều hướng về mục đích này, nhưng nếu quá bức xúc với mong muốn này, chúng ta sẽ bị sự sợ hãi chế ngự, khiến ta không có cái nhìn khách quan.  Nói cách khác, chúng ta sợ bị chỉ trích.  Để có thể loại bỏ sự sợ hãi này, chúng ta nên bắt đầu bằng cách tự mình cố gắng không quá phê phán, vì biết rằng những gì mình làm sẽ quay lại với mình, như vũ khí săn bắn tên boomerang (3) của người thổ dân châu Úc.

   Bước đầu tiên đi đến sự hiểu biết về luật nhân quả - là những điều có thể quan sát được khắp nơi trong vũ trụ - không đủ để giúp ta vượt qua tất cả sợ hãi.  Bước thứ hai liên hệ đến sự hiểu biết về bản chất của sự sợ hãi.  Trong cuộc truy tìm sự chấp nhận của tha nhân, chúng ta trở thành nô lệ của môi trường chung quanh mình. Ngày nào môi trường này còn không được như ý mình, hay không vĩnh viễn làm cho mình cảm thấy tuyệt vời, thông minh, đẹp đẽ, chúng ta sẽ còn tiếp tục cảm thấy không thoải mái.  Một thái độ như thế sẽ khiến cuộc sống của ta vô cùng khó khăn, và ngăn trở sự tiến đến việc tự biết mình.

   Ngược lại, sự tự biết mình thật trung thực rất cần thiết để giúp chúng ta buông xả, kể cả buông xả sự lo sợ bị chê trách. Chúng ta chỉ có thể buông xả những gì tự mình đã nhận thức rốt ráo, cũng không cần thiết phải hoán chuyển sự sợ hãi bị chê trách thành sự sợ tự biết mình; việc chúng ta có thể buông xả cái ngã sau khi đã hiểu được nó, không có nghĩa là ta đã chết. Nó chỉ có nghĩa là sự vị kỹ (self-centredness) không còn là quyền lực tối ưu trong cuộc đời ta.  Mọi việc không nhất thiết phải luôn theo như ý mình. Thay vào đó, chúng ta dành một khoảng không gian bên trong ta cho những gì thật sự đúng.  Chúng ta rồi sẽ hiểu rằng vì có những uế nhiễm trong mọi khía cạnh của đời sống hữu lậu, nên sẽ không bao giờ tìm được gì toàn hảo bất kỳ ở nơi đâu. 

Dụng cụ bằng gỗ của thổ dân Úc, có nhiều hình dáng, kích cỡ, sử dụng cho nhiều mục đích.  Có đặc tính là khi vứt đúng cách, nó sẽ quay trở lại hướng người vứt. 

Chỉ cần nhìn vào khía cạnh của vô thường: tất cả những gì đến rồi phải qua đi, không có gì là trường cữu.  Nếu chúng ta cố bám víu vào một kỹ niệm nào đó, nó sẽ như cát rơi xuống khỏi lòng bàn tay ta.  Dĩ nhiên, tính chất luôn biến đổi của sự vật đôi khi trở thành lý do cho sự chê trách, nhất là khi người khác làm cho mình thất vọng vì lỗi hẹn hay không làm xong việc ta giao phó.

   Không ai lại đi chỉ trích một ngôi sao trong bầu trời khi nó trở thành một sao băng sáng rực rồi tan biến đi – chúng ta biết trách móc như thế thật là vô nghĩa vì nó chỉ là một hiện tượng thiên nhiên. Nhưng trong thực tế đây là bản chất thật sự của vạn vật, nên khi ta than phiền về tính biến thiên của tất cả mọi thứ khác trong vũ trụ thì cũng vô nghĩa như vậy.  Tất cả những hiện hữu có điều kiện đều không toàn hảo. 

   Đây là lý do tại sao chúng ta nên nhìn lại mình mà không sợ hãi, và xét xem những gì chúng ta không thích ở người.  Chúng ta không thích thói xấu của họ?   Ta nên tự xét lại các thói xấu của mình.  Ta không thích tính luôn muốn được chú ý tới của họ?  Có thể ta cũng muốn là trung tâm của vũ trụ?  Bằng cách này, chúng ta sẽ ngày càng biết rõ mình hơn.

   Tất cả chúng ta đều biết những nỗi sợ hãi luôn dấy khởi, khi thử trắc nghiệm như sau:  ‘Có lẽ mình không phải là người tốt như mình nghĩ – và nếu mình không được tốt như vậy, người khác sẽ chê trách mình.’  Tôi gọi đây là ‘lối suy tư hướng về kết quả’; chúng ta thấy rất sợ hãi vì sự đe dọa này, như là bị roi quất vào người, khiến thân xác đau đớn.  Chúng ta muốn rằng mọi việc phải thật đúng, thật toàn hảo.  Nhưng ta muốn điều gì hoàn hảo chứ?  Trong vũ trụ này, vạn vật tiến hành theo lề lối riêng của nó, và cứ liên tục như vậy.  Sông chảy, nếu ta ngăn chúng lại sẽ gây ra lũ lụt.  Cuộc sống tiếp diễn, khi ngày này hết thì một ngày mới lại bắt đầu. Tại sao chúng ta không đặt mình vào dòng luân lưu của vạn vật, và hãy thôi nghĩ đến việc phải mang vào dòng luân lưu này tất cả những gì toàn hảo?

   Điều này có thể áp dụng trong việc hành thiền cũng như với bất cứ chuyện gì khác. Dầu ta có thể đang ngồi lặng yên trên gối thiền, không bị ai nói gì hay phê phán gì, nhưng ta vẫn đang tạo áp lực cho bản thân, khiến trở ngại việc hành thiền.  Nếu nghĩ rằng việc hành thiền phải toàn hảo thì chúng ta sẽ không thể thiền quán mà luôn đương đầu với lo âu.

   Thật là vô ích khi mong muốn làm tất cả mọi việc toàn hảo; chúng ta chỉ có thể cố gắng làm hết sức mình.  Chúng ta cũng sẽ vui hơn nếu bỏ được ước muốn được người khác biết ơn. Dĩ nhiên, nếu có ai tỏ lòng biết ơn, cảm kích, hay hoan hỷ vì những gì mình đã làm, thì đó cũng là điều tốt, nhưng là tốt cho họ.

   Chúng ta nên nhớ rằng mình cũng luôn thay đổi.  Năng lượng và năng lực của chúng ta lên xuống liên tục. Điều này cũng đúng trong việc hành thiền. Đôi khi tâm trí ta có thể tập trung rất nhanh; những lúc khác, có thể vì phải gạn bỏ quá nhiều tư tưởng nên phải mất cả giờ đồng hồ mới tìm được sự tĩnh lặng. Khả năng tập trung hay phân tán tư tưởng này thường do ta liên tưởng đến 'cái ngã' – ta tự gây ra cho mình- nhưng tại sao ta cảm thấy cần thiết phải làm vậy?  Tất cả cũng vì tâm ta không ngừng thay đổi.

   Nếu chúng ta có thể thấy mọi thứ biến chuyển trong ta như thế nào thì ta sẽ có thể kết luận ở người cũng thế.  Nếu ai đó cư xử không phải phép, chúng ta phải mừng rằng họ sẽ thay đổi, hy vọng là tốt hơn.  Vậy thì, càng chánh niệm về lẽ vô thường - nhất là sự vô thường của những hành động xấu – chúng ta sẽ thấy dễ buông bỏ tánh vạch lá tìm sâu, tìm lỗi của người nữa.

   Như chúng ta đã thấy, những gì ta chê trách nhất ở người là những tính cách ta cũng ít thích nhất nơi bản thân.  Chúng ta cũng đã thấy rằng nếu thỉnh thoảng ta bỏ thì giờ để quán sát, tìm hiểu các thói xấu này, ta có thể nỗ lực khắc phục được chúng.  Tuy nhiên, trong tiến trình này, chúng ta có thể phải chịu sự chỉ trích khắc khe, vì trong lúc những hành vi ta đang quan sát có thể giống hành vi của ta, người mà ta đang chỉ trích có thể không nỗ lực để cải thiện chúng như ta.  Một thái độ như vậy tạo ra rất nhiều va chạm trong sự liên hệ giữa người với người; điều này không nhất thiết được biểu lộ ra ngoài, dầu vậy ta vẫn chất chứa cảm giác không tán thành, chống đối.  Chúng ta nên luôn luôn cố gắng chấp nhận tha nhân, và cố kiềm chế sự phê bình họ.  Điều này cũng ứng dụng với chính mình nữa.  Chúng ta không nên bắt bẻ, bới móc lỗi người, mà hãy luôn tự nhắc mình nhớ đến công thức, ‘Chấp nhận, không trách móc, sửa đổi.’

   Trong phần đầu –soi thấu rõ được bản thân– là phần khó nhất.  Phần thứ hai –không trách móc– cũng không dễ thực hiện, vì tâm ta tự động có phản ứng tiêu cực đối với bất cứ cảm giác khó chịu nào. Tất cả những gì chúng ta không thích về mình -tất cả những gì ta không thể chấp nhận và muốn thay đổi - tạo ra những cảm giác khó chịu và tự trách, rồi con đường đi đến tự giác có thể biến mất khỏi tầm nhìn. 

   Sự thấu hiểu về vô thường giúp ta dễ dàng quán chiếu bản thân. Khi đã rõ rằng mọi vật ta đang thấy trước mắt biến mất đi ngay lúc đó, thì việc tránh không tự trách mình sẽ trở nên dễ dàng hơn.  Tất cả mọi vật đến, sẽ đi và không trở lại nữa – và không có gì đến sau đó sẽ giống như cái đến trước, dù chúng có vẻ giống nhau đến đâu.  Bằng cách quán sát vô thường như thế, ta có thể bắt đầu sẳn sàng chấp nhận bản thân và tha nhân hơn.

   Nhận thức được bản chất thật sự của những gì mà ta chê trách ở người giúp ta có cái nhìn mới mẻ về bản thân. Chúng ta dứt bỏ được những gì làm mình khó chịu không phải bằng cách quay lưng lại với người có các lỗi này, nhưng bằng cách không còn bắt người khác chịu trách nhiệm vì họ không như ý ta muốn.

   Trong tiến trình này chúng ta có thể nhận thức được cả vô thường và khổ đau.  Ý thức được rằng khổ đau đến từ chính những phản ứng tiêu cực của mình, trong đó có cả sự sợ bị chỉ trích, sẽ giúp ta dễ kiềm chế việc phê bình tha nhân. Chúng ta có thể thấy rõ rằng hầu như mọi người đều biết nỗi bất an do không được ủng hộ, chấp nhận, và rằng sự lệ thuộc nơi người khác thật vô cùng khó chịu.

   Làm sao chúng ta biết người khác nhận xét về mình có đúng không?  Chúng ta có bao giờ thức tỉnh để biết rằng tất cả đều bị kẹt trong cái bẩy ảo tưởng khiến không thể nào ta có được một quan điểm thật sự khách quan? Ảo tưởng đó là tất cả chúng ta đều là những cá thể riêng biệt và rằng nếu đủ khôn ngoan để sắp xếp mọi thứ đúng cách, ta có thể có những sự dễ chịu riêng. 

   Tất cả mọi người đều sống với ảo tưởng này, khiến họ khao khát hiện hữu và lo sợ bị hủy diệt. Vậy thì làm thế nào để người khác xác nhận sự hiện hữu của chúng ta?  Mọi sự sợ hãi phản ảnh nỗi sợ hãi bị hũy diệt.  Sự sợ hãi không chỉ giới hạn trong sự sợ cho sự hiện hữu của thân xác, mà bao gồm cả sự hiện hữu của cảm xúc, sự xác định của bản ngã. Nhưng nếu ý thức được sự sợ hãi này, chúng ta cũng có thể phát triển một sự cảm thông sâu sắc đối với tha nhân, vì tất cả nhân loại đều khát khao sinh tồn khiến phát sinh nỗi khổ đau lớn lao nhất.

   Nỗi sợ hãi với gốc rễ đã ăn sâu này làm cho con người không thể hoàn toàn được mãn nguyện, và một khi đã hiểu được sự tương quan này, chúng ta sẽ không còn đi tìm sự mãn nguyện một cách sai lầm nữa. Thay vào đó, chúng ta sẽ cố gắng chuyển hóa những khó khăn của kiếp con người do ngã tưởng gây ra.  Tuy nhiên, trước hết chúng ta phải nhận diện được nỗi lo sợ của việc tự soi xét một cách chân thực, cùng với nỗi lo sợ bị người khác chê trách, và ý muốn chỉ trích lại, tất cả là do sự thúc đẩy của nhu cầu muốn tâng bốc tự ngã.  Khi kết tội người khác, ta cảm thấy dễ chịu hơn.  Nếu chấp nhận rằng tất cả chúng ta ai cũng có khiếm khuyết, thì ta tiến gần đến sự thật hơn.

   Nhận thức này đưa ta tiến xa hơn đến sự hiểu biết về những thiếu sót cơ bản của sự hiện hữu ở cõi nhân sinh hữu lậu này.  Chỉ khi nào chúng ta ý thức được sự khiếm khuyết này thì ta mới cảm thấy thôi thúc phải vượt lên trên cõi này – dĩ nhiên không nói về thể chất, nhưng trong ý nghĩa để buông bỏ được ngã tưởng.  Những khó khăn chúng ta đã vượt qua sẽ không còn quấy nhiểu ta nữa, và chúng ta sẽ đạt được tri kiến về những vấn đề khác đang còn gây khó khăn cho ta.  Chúng ta sẽ có thể thấy là mình chưa chuyển đổi được các vấn đề khi chúng vẫn còn phiền nhiểu ta.  Chẳng hạn như, khi đọc những tin tức không hay và ngay lập tức cảm thấy lòng ta đầy bực tức, ta có thể tự biết rằng mình chưa bỏ hết được những tham lam, sân hận của mình.  Thế giới vẫn còn đầy bao biến động, nhưng bực bội, kết tội chỉ cho thấy là sân hận vẫn còn đầy trong ta.

   Chúng ta sinh ra với sáu gốc rễ -ba rễ tốt và ba rễ xấu– thế nên việc lên án bản thân hay tha nhân thật là vô ích.  Vấn đề là nhận thức được bản chất của những gốc rễ này, và tự nguyện hỗ trợ cho những rễ tốt phát triển, đồng thời làm giảm bớt các rễ xấu.

   Dĩ nhiên, các gốc rễ xấu là tham, sân, và si (vô minh trong ý nghĩa về ngã tưởng).  Những đối nghịch của chúng cũng rất quen thuộc với chúng ta.  Nếu chúng ta có thể thấy ba gốc rễ thiện - bố thí, tình yêu thương vô điều kiện, và trí tuệ - nơi tha nhân, thì ta có thể kết luận rằng chúng cũng có mặt trong ta.  Thực ra, chúng ta biết rất rõ ràng phải thực hành khi nào, ở đâu và như thế nào. Ngôn từ và giới luật, tự chúng, không bao giờ đủ cả, nhưng ta đã có đủ trí tuệ trong ta để cảm nhận được sự thật khi nghe đến nó, và biết có thể tìm được nó ở đâu.

   "Ai thấy lỗi của người

  Thường sanh lòng chỉ trích

  Người ấy lậu hoặc tăng

  Rất xa lậu hoặc diệt” (2)

       ‘Dứt bỏ tham muốn’ là một cụm từ khác để chỉ sự hoàn toàn thanh lọc.  Có nghĩa là tham sân không còn có mặt, và khi chúng đã bị hủy diệt thì ta đã đến rất gần với sự giác ngộ hoàn toàn.  Cho đến lúc đó, theo những lời Đức Phật dạy rất rõ ràng này, chúng ta cần phải nỗ lực luyện tâm, vì khi nào chúng ta còn chê trách, chúng ta sẽ không ý thức được những động cơ thật sự của mình và không thể sửa đổi chúng.

   Các động cơ này chính là hai cội rễ của tham và sân. Cả hai khởi nguồn từ vô minh, tăm tối, từ ảo tưởng đưa ta đến việc tin rằng thật sự có ‘một ai đó’. Nói một cách tương đối, rõ ràng là chúng ta đang ngồi đây trên gối thiền, nhưng dựa trên chân lý tuyệt đối thì hoàn toàn khác.  Khi ta còn sống theo chân lý tương đối, khi 'tôi’ hiện hữu trong tương quan với ‘anh’, chúng ta tự thấy mình tách biệt với tha nhân, nên muốn tự bảo vệ bằng cách xây những bức tường quanh mình. Chúng ta dựa vào những động cơ này để làm như vậy, và bất cứ khi nào chúng ta còn tiêu cực, thì các động cơ này càng thêm cường độ.

   Đây là lý do khiến cho việc luôn quan sát một cách chánh niệm các phản ứng tình cảm của mình trở thành rất quan trọng - giữ chánh niệm về chúng không ngừng, khi chúng xảy ra, ngay cả khi ta không thể buông bỏ được chúng.  Một khi ta đã nhận biết được các phản ứng này, ta cũng nhận thấy chúng gây ra bao bồn chồn, và do đó rất độc hại cho sự an tĩnh mà ta cần có để hành thiền. Trong đời sống hằng ngày, thật không dễ gì thấy được sự khác biệt giữa một tâm tĩnh lặng và một tâm lăng xăng, nhưng khi hành thiền qua một thời gian, sự khác biệt này sẽ rõ ràng hơn. Ta sẽ thấy rằng những phản ứng của ta không chỉ gồm có chỉ trích mà thôi; gốc rễ của chúng có thể được truy trở về từ tham ái, sân hận, và từ sự sợ hãi.

   Theo Đức Phật, dục vọng của ta tăng lên khi ta thấy lỗi của người, và tự cho phép mình có những phản ứng tiêu cực, vì điều này củng cố thêm tâm phân biệt của chúng ta, và tâm này càng làm cho ngã tưởng thêm sâu dày. Ngược lại, các mối liên hệ của ta với người cũng có thể giúp ta có được sự hiểu biết sâu sắc hơn, nếu ta ý thức rằng tha nhân cũng phải tuân theo luật vô thường, khổ đau, và bất như ý như bản thân ta. Thực ra, chúng ta nên xem các tương quan với người như là những cơ hội để tu tập, và nếu biết sử dụng chúng, ta sẽ được những lợi lạc từ một hệ thống giáo dục hàng đầu.  Thật vậy, chúng ta có thể xem toàn bộ cuộc đời của mình là một cơ hội học hỏi liên tục. Tất cả các mối liên hệ có thể là phương tiện để huấn luyện chúng ta trong tình thương yêu, bi mẫn, và là một cơ hội tuyệt hảo để hiểu biết về bản thân.

   Nếu chúng ta xua đuổi hay trách móc ai, tâm chúng ta sẽ không an. Ngay khi ta vừa buông bỏ cái cảm giác của sự khắc khe, niềm an lạc trở lại với tâm. Buông xả thật không dễ, nhưng có nhiều sự hiểu biết nhỏ có thể giúp ta trên con đường tiến đến đó, ví dụ như, sự hiểu biết rằng chính ta đã tạo ra sự bất an này, và rằng chính nó làm hại ta.

   Nếu tiếp tục suy gẫm về vô thường và khổ, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu rằng cả vũ trụ đều phải tuân theo chúng. Tất cả mọi vật đều ở trong tiến trình phân hủy không ngừng nghỉ, hoại diệt, rồi lại tái tạo. Chính vì sự chuyển động không ngừng của mọi vật mà không có gì có thể hoàn toàn vừa ý cả. Một khi nhận thức được lý vô thường trong mọi vật, chúng ta sẽ không còn khổ đau vì nó. Xét cho cùng, chúng ta chỉ là một trong cộng đồng của sáu tỉ người, mà mỗi chúng ta ai cũng bị luật vô thường chi phối.

   Chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc tổng quát của vô thường và khổ cho bất cứ tình huống nào. Đây là bước kế tiếp trên con đường dẫn đến sự tỉnh thức, và ta phải quan sát những tính chất này trong tất cả mọi vật quanh ta. Chúng ta rồi sẽ thấy không có gì là hoàn toàn như ý, và tất cả là vô thường. Khi quán sát như thế, không thể có ngoại lệ nào. Tất cả phải được kể đến. Chúng ta không thể nói, ‘Tôi đã kinh qua khổ đau, nhưng người làm tôi quá đau khổ thì chẳng ra gì.’  Thật ra, người đó cũng chiêm nghiệm khổ đau nhiều như ta. Cứ thế dần dần, bằng cách này, chúng ta phát triển một cảm giác là cuộc đời là một tổng thể, không chỉ gồm những hiện tượng cá thể.

   Mỗi khi chúng ta phản ứng bằng sự sợ hãi, tổng số sợ hãi trong đời sống tăng lên. Mỗi khi chúng ta chất chứa uế nhiễm, không hằng thuận, hay trách móc, toàn thể tổng số của uế nhiễm tăng lên. Trái lại, nếu chúng ta hiểu vô thường và khổ, sự hiểu biết này làm tăng thêm toàn thể tổng số trí tuệ thế gian. Nếu chúng ta thấy rõ rằng mỗi cá nhân mang một trách nhiệm cho tổng thể, chúng ta sẽ sẳn sàng hơn để trụ ở tầng mức nơi ta không còn thấy sự phân biệt giữa mọi vật.

   Mỗi việc làm tốt góp thêm cái thiện cho cuộc đời, vì chúng ta là cuộc đời. Cảm xúc, tư tưởng, ngôn từ, và hành động của chúng ta là yếu tố cấu tạo nên thế giới này.  Trên căn bản này, thật là thiển cận khi chỉ trích hay phê bình, vì làm như vậy là đã quên đi những đặc tính căn bản hay ‘những dấu hiệu’ của sự hiện hữu, đó là vô thường, vô ngã, và khổ.  Chúng ta hành thiền càng lâu, và càng thâm nhập, suy gẫm sâu xa hơn về những sự thật phổ quát của Pháp, chúng ta càng thấy dễ chánh niệm hơn về những đặc tính này của sự hiện hữu, và dễ áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày.

   Dựa trên chân lý tuyệt đối, không có những thực thể tách biệt, tất cả mọi vật là do duyên khởi, nhưng trên bình diện tương đối mọi người đều mang trách nhiệm phải phát khởi điều thiện. Sợ hãi là một đặc tính có thể truy nguyên từ lòng tham muốn được là những cá thể với bản chất cố định, biệt lập, và muốn có một đời sống luôn vừa ý mình.  Cả hai tham muốn này đều không thực tế: chúng ta không thể nào sống mãi trong cuộc đời này và mọi việc không thể nào luôn luôn được như ý mình muốn, do đó sợ hãi phát sinh từ cả hai mục tiêu đó và làm cản trở con đường của chúng ta. Sợ hãi có thể là một cảm xúc rất mãnh liệt.  Có câu nói rằng ‘sự sợ chết còn tệ hại hơn cái chết’. Tương tự, một cảm xúc như thế làm mất khả năng duy trì sự tỉnh thức trong ta. Hầu như mọi thiền sinh đều biết rằng sợ hãi có thể phát sinh trong lúc đang tập trung tư tưởng, khi đột nhiên cảm nhận về bản ngã của họ tạm thời vắng bóng. 

   Một khi chúng ta đã chế ngự được sự sợ hãi này, bước kế đến là ý thức rằng chúng ta đang theo đuổi điều không tưởng. Rồi thì điều mơ ước, hay đúng ra là sự thôi thúc, được vượt lên mức độ hiện hữu của con người phàm phu này sẽ phát triển.  Sự sợ hãi phát sinh trong tiến trình này cần được từ bỏ, không phải chỉ một mà nhiều lần, bất cứ khi nào ta có cảm giác là bản ngã của mình bị đe dọa.  Căn bản sự sợ hãi này cũng giống như khi ta bị trách cứ, hay bị khước từ cái bản ngã mà ta khát khao.  Có nhiều tên khác nhau cho sự sợ hãi, nhưng căn bản đó là sự sợ hãi không được hiện hữu.

  Thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất cho thói tìm lỗi của ta và tha nhân là sự chứng nghiệm được sự thật về vô thường và khổ. Tự bảo mình ‘Tôi không nên tìm lỗi’, thật sự không đủ.  Chúng ta có lẽ đã biết điều này lâu lắm rồi.  Điều khó khăn là chúng ta thường hay bị lôi cuốn vào những gì chúng ta nên tránh xa.  Nói đến điều này, có lẻ chỉ có thái độ dấn thân với trí tuệ, mục tiêu chính của việc hành thiền, mới có thể giúp được ta.

   Thiền được coi như là phương cách giúp chúng ta chiêm nghiệm bản thân một cách sâu sắc hơn, và đó là lý do tại sao thiền định cần được hỗ trợ bằng sự trầm tư, quán chiếu, để làm tăng trưởng sự tự biết mình: Chúng ta đã nuôi dưỡng sự sợ hãi trong ta đến mức độ nào?  Chúng ta sợ đánh mất mình đến đâu?  Tự soi xét như vậy đưa ta đến gần hơn với sự thật.  Vấn đề quan trọng ở đây không phải là chúng ta có thể buông xả sự sợ hãi ngay tức khắc hay không, mà là chúng ta có thể đạt được những hiểu biết mới mẻ qua sự tự quán chiếu.

   Chúng ta có thể học nhiều điều từ lỗi lầm của người. Nhưng trên hết, chúng ta có thể hiểu được rất nhiều về bản thân; khi được như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy tương quan, đoàn kết với người, như thể họ là anh chị em của mình.  Trái lại, khi nào chúng ta còn tự tách biệt và quá chú trọng đến những sự khác biệt cá nhân, thì lòng tham, sân sẽ càng lớn mạnh thêm.

---o0o---

Mục Lục >> Chương 4 >> Chương 5

---o0o---

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường.

Cập nhật: 11/2006