Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

FW: Lời Chúc Đầu Năm 2013

21 Lời Chúc Năm Mới

1. Chúc ông bà một tô như ý
Chúc cô chú một chén an khang 
Chúc anh chị một dĩa tài lộc! 
Công thành danh toại, chúc vinh quang.

2. Chúc các bạn có nhiều người để ý. Tỏ tình nhiều ý. Tiền nhiều nặng ký. Công việc vừa ý. Miệng cười mắt ti hí. Sống lâu một tí.

3. Chúc bạn có một cái tết vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự như ý. “Tiền vào như nước sông Đà. Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin”.

20 Lời Chúc Năm Mới Vui Nhất

Chúc bạn có một cái tết vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự như ý. Ảnh: internet

4. Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý
Tỉ sự như mơ
Triệu điều bất ngờ
Không chờ cũng đến.

5. Chúc năm mới thành công luôn tới, sức khỏe tuyệt vời, may mắn khắp nơi, làm nhiều điều mới.

6. Cung chúc tân niên 
Vạn sự bình yên 
Hạnh phúc vô biên 
Vui vẻ triền miên 
Túi luôn đầy tiền 
Sung sướng như tiên.

7. Hoa đào nở, chim én về, mùa Xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.

8. Giao thừa sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!

9. Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ.

20 Lời Chúc Năm Mới Vui Nhất

Giao thừa sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên! Ảnh: internet

10. Năm mới, chúc vui vẻ như chim sẻ, khỏe mạnh như đại bàng, giàu sang như chim phụng, làm lụng như chim sâu, sống lâu như đà điểu.

11. Chúc mọi người hay ăn chóng béo, tiền nhiều như kẹo, tình chặt như keo, dẻo dai như mèo, mịn màng trắng trẻo, sức khỏe như voi.

12. Năm mới năm me
Gia đình mạnh khỏe 
Mọi người tươi trẻ 
Đi chơi vui vẻ.

13. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như… heo.

14. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Happy New Year 2013 !

15. Chúc mừng năm mới! Sung sướng trong tình yêu, sung túc trong công việc và sung mãn trong sức khỏe.

16. Chúc mọi người năm mới, tiền vào bạc tỉ, tiền ra rỉ rỉ, miệng cười hi hi, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ!

20 Lời Chúc Năm Mới Vui Nhất

Chúc mọi người năm mới, tiền vào bạc tỉ, tiền ra rỉ rỉ,... Ảnh: internet

17. Nghìn sự như ý 
Vạn sự như mơ 
Triệu sự bất ngờ 
Tỷ lần hạnh phúc 
An khang thịnh vượng 
Cung hỷ phát tài.

18. Năm hết Tết đến 
Đón hên về nhà 
Quà cáp bao la 
Một nhà không đủ 
Vàng bạc đầy tủ 
Gia chủ phát tài
Già trẻ gái trai
Sum vầy hạnh phúc.

19. Xuân an khang đức tại như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên

20. Chúc mừng năm mới
12 tháng phú quý
365 ngày phát tài
8760 giờ sung túc
525600 phút thành công
31536000 giây vạn sự như ý.

21. Công thức nấu món đêm 30 tết:

- Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán… rồi để cho ráo nước.
- Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần.
- Trộn đều với: Một chút tin yêu - Một chút kiên nhẫn – Một chút can đảm – Một chút cố gắng – Một chút hy vọng – Một chút trung thành.
- Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước.
- Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch “những điều tâm niệm của riêng mình”.
- Vớt ra, xay nhỏ, đổ tất cả vào “nồi yêu thương” và nấu với "lửa vui mừng”.
- Đem ra ăn với “nụ cười” trong chén “bao dung”.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Niệm Phật không phải là kêu Phật - HT.Thích Trí Quảng

GN - Ấn Quang đại sư đưa Phổ Hiền hạnh nguyện vào pháp tu niệm Phật vì theo ngài, không tu hạnh Phổ Hiền thì không làm được công đức và sẽ không có điều kiện vãng sanh. Ngài chủ trương có ba điều kiện vãng sanh. Một là hành giả tin Đức Phật Di Đà qua lời dạy của Phật Thích Ca và tin có thế giới Tịnh độ của Đức Di Đà. Nếu không tin như vậy, không thể nào sanh về Tịnh độ, vì niềm tin sẽ dẫn hành giả đi đến nơi mình hết lòng tin tưởng. Điều thứ hai rất quan trọng là quyết tâm làm theo Phật dạy để vãng sanh Tịnh độ; đó là hạnh, tức việc làm của hành giả. Không thể thiếu hạnh, nhưng hạnh chủ yếu là niệm Phật. Tuy nhiên, đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật.

Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được. Niệm Phật mới vãng sanh được. Chữ niệm viết theo chữ Hán gồm chữ kim và chữ tâm, nghĩa là chúng ta đặt tâm vào hiện tại, nghĩ đến Phật Di Đà. Quan trọng của niệm Phật là nghĩ đến Phật Di Đà, nghĩ đến công hạnh và thế giới của Ngài. Nghĩ đến Phật Di Đà là nghĩ đến đấng giáo chủ ở cõi Cực lạc, nghĩ đến quá trình hành Bồ-tát đạo của Ngài, nghĩ đến thế giới của Ngài. Không nghĩ như vậy mà chỉ kêu tên Phật là sai lầm. Sở dĩ Ngài được làm giáo chủ thế giới Cực lạc là vì có quá trình hành Bồ-tát đạo. Theo tinh thần này, chúng ta kết hợp Bồ-tát đạo của kinh Pháp hoa và kinh Hoa nghiêm vào pháp tu Tịnh độ.

Chúng ta thấy quá trình hành Bồ-tát đạo của Ngài trong các bộ kinh Đại thừa, theo đó từ thuở quá khứ xa xưa, Ngài làm Chuyển luân thánh vương, tức vua không có thủ đoạn. Đức Di Đà làm vua không hứa hẹn hão huyền, Ngài nói ít nhưng làm nhiều, lóng nghe yêu cầu của người để đáp ứng lợi ích cho họ. Nghĩ đến Phật Di Đà, chúng ta phải học tấm gương của Ngài để sửa đổi mình. Niệm Phật Di Đà, tôi thấy Ngài như vậy mới thành Phật, thì mình cũng phải như vậy. Có suy nghĩ dẫn đến hành động là từ tín chuyển sang hạnh. Phật Di Đà lóng nghe sự phê phán của người về Ngài như thế nào theo đó mà sửa đổi, nên trở thành người thánh thiện là Thánh vương. Ngài không tranh cãi, không có ý niệm hơn thua, mê hoặc người, chỉ lo phục vụ cho người. Trước khi làm Phật, Ngài làm vua thấy trách nhiệm nhiều hơn quyền lợi, nên được gọi là vua Vô Tránh Niệm. Ngài tự hoàn thiện bản thân đến mức được mọi người quý kính thì Ngài đi tu. Người đời thi rớt, làm ăn thất bại, già yếu mới đi tu, tức xã hội không dung, họ mới tấp vào nương bóng Phật. Người tu như vua Vô Tránh Niệm hay vua Trần Nhân Tông coi sự nghiệp thế gian như không, thấy điều đáng quý của đạo mới đi tu. Mẫu người như vậy xuất gia nên được mọi người tin tưởng, kính trọng.

17.jpeg

Niệm Phật Di Đà, chúng ta phải nghĩ đến công hạnh của Ngài. Ngài không màng phú quý lợi danh, từ bỏ nó dễ dàng thì niệm hồng danh Ngài, chúng ta cũng tập từ bỏ giống như Ngài. Niệm Phật là phải niệm vậy. Qua quá trình tu hành, Ngài đổi danh hiệu là Pháp Tạng Tỳ-kheo, tức là kho pháp của  Phật. Trong trí của Di Đà lúc ấy là kho tàng trí tuệ Như Lai. Niệm Phật Di Đà là niệm ý này, không phải niệm Di Đà mà không hiểu nghĩa, không học theo hạnh Ngài.

Niệm Di Đà thấy rõ hiểu biết sáng ngời vô cùng của Ngài, thì tôi đọc tụng kinh điển không biết mệt mỏi, mong sao có được trí tuệ sáng suốt như Ngài. Chúng ta coi nhẹ quyền lợi vật chất thế gian, nhưng bỏ sự nghiệp vật chất, chúng ta phải được sự nghiệp tinh thần cao hơn. Đừng bỏ vật chất, kêu tên Phật mà không được gì là mê tín. Bỏ sự nghiệp vật chất để nuôi lớn tinh thần, vì vật chất chỉ tạm thời, sự nghiệp tinh thần mới vĩnh viễn, đạo đức và hiểu biết của chúng ta mới hằng hữu muôn đời. Từ bỏ cái giả tạm đổi được sự nghiệp cao quý thì sao lại không đổi. Niệm Phật Di Đà để từ bỏ vật chất, phát huy tinh thần. Phật Di Đà xưa cũng từ bỏ vương vị để được Vô thượng Bồ-đề. Chúng ta đừng nghe xúi dại, bỏ của cải vật chất rồi trắng tay.

Như vậy, niệm Phật rõ ràng khác với kêu tên Phật. Ta dồn công sức khi niệm Phật làm hai việc: Đọc tụng kinh điển không mệt mỏi, chán nản và gia công tu thiền quán như Bồ-tát Đại Thế Chí đạt được niệm Phật viên thông Tam muội, dùng trí tuệ quán chiếu biết được việc người thường không biết. Phật Di Đà biết tất cả, nhưng phải dùng sự hiểu biết để cứu đời mới trọn vẹn. Thể hiện tinh thần này, Ấn Quang đại sư mới kết hợp, đưa Phổ Hiền hạnh nguyện vào pháp tu Tịnh độ. Học để đó không lợi ích, nhưng sử dụng sự hiểu biết làm lợi ích xã hội, nên Phật Di Đà đổi tên thành Pháp Tạng Bồ-tát. Vì vậy, việc thứ ba chúng ta niệm Phật Di Đà thấy rõ là học để làm việc. Đây là giai đoạn thứ ba kết hợp mười đại hạnh Phổ Hiền với pháp tu Tịnh độ. Bắt gặp ý này, tôi nhận thức sâu sắc rằng mình chỉ cần hai việc là được học và được làm việc. Học và làm việc chính là giá trị thực tiễn của con người. Học nhiều thì làm được nhiều, học và làm luôn kết hợp với nhau. Quan Âm ngàn mắt ngàn tay là hình ảnh đặc biệt của đạo Phật Việt Nam thể hiện ý nghĩa biết để làm và làm theo hiểu biết. Làm có trí tuệ chỉ đạo mới tốt, làm không biết thì nguy hiểm.

Không học thì khó làm đúng, học mà không sử dụng được thì lãng phí. Phật Di Đà thành công do học và làm việc. Ngài bỏ ngôi vua đi tu để học được nhiều hơn và học xong, thành Phật, Ngài có điều kiện làm nhiều vô cùng, làm đến muôn đời. Làm vua giỏi lắm chỉ mấy đời được nhắc nhở, thờ phụng. Niệm Phật Di Đà, chúng ta niệm tinh ba này, nên sửa soạn xây dựng cho mình cuộc sống có ý nghĩa.  Xa hơn nữa, chúng ta niệm Phật Di Đà hình dung thế giới Cực lạc, nghĩ xem thế giới Cực lạc của Ngài phối trí ra sao. Khi hành Bồ-tát đạo, đi vân thủy, Pháp Tạng Bồ-tát thấy được cảnh trí xây dựng của tất cả thế giới Phật. Thực tế như chúng ta đi du lịch các nước Trung Hoa, Mỹ, Nhật, Âu châu, v.v… biết được văn minh của họ. Phật Di Đà tổng hợp tất cả văn minh của các thế giới Phật để xây dựng Cực lạc của Ngài thì nhất định thế giới Ngài phải tốt đẹp nhất. Vì thế, Phật Thích Ca nói rằng Cực lạc mới thành lập mười kiếp nên đẹp hơn các thế giới khác.

Ngày nay, chúng ta thấy điều lạ là thế giới Cực lạc có trồng cây, nhưng tại sao có bảy hàng cây. Từ bước ban đầu là An dưỡng quốc, Ngài mở rộng thành Cực lạc thế giới càng đẹp thêm mà không chướng ngại nhau. Kinh diễn tả có bảy hàng cây báu, bảy màng lưới giăng, ao sen bảy báu. Số bảy là con số biến. Ngày nay, chúng ta hiểu rõ rằng cây có tác động rất tốt cho cuộc sống con người. Cả thế giới loài người đều nghĩ đến phát triển cây xanh càng nhiều càng tốt, vì cây xanh là màng lọc cho bầu không khí của trái đất này được trong sạch. Đức Phật Di Đà đã biết trồng cây để tạo môi trường trong lành cho thế giới Cực lạc của Ngài từ lâu rồi. Và Cực lạc cũng có bảy màng lưới giăng để làm gì, chúng ta cũng chưa phát hiện được. Ngài gắn vô đó vô số hạt châu để tỏa ánh sáng và kết hợp ánh sáng với âm thanh để tác động cho người nghe phát tâm niệm Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta thấy ánh sáng và âm thanh đóng vai trò quan trọng trong các thế giới văn minh hiện đại.

Ấn Quang đại sư dạy rằng niệm Phật là niệm tỉnh giác, tức đem tâm cột vô niệm hiện tiền. Chúng ta nghĩ đủ thứ là mê tình hay thức biến, nên phạm sai lầm, dẫn đến khổ đau, sa đọa. Niệm pháp là niệm chánh. Chúng ta phải nhìn chính xác mọi việc diễn biến trên cuộc đời, luôn cân nhắc xem chúng ta có nói đúng, nghĩ đúng và làm đúng hay chưa. Lời nói, suy nghĩ và việc làm đúng thì được người thương quý, sai thì chuốc họa. Niệm Phật phải luôn tỉnh giác, cân nhắc xem chúng ta có đúng hay không, không phải chỉ đọc tên Phật; nếu chưa đúng thì điều chỉnh lại cho đến chính xác hoàn toàn là thành Phật. Tăng là thanh tịnh, nên ví tâm người tu như nước trong. Niệm Tăng, chúng ta quán sát xem tâm mình thanh tịnh, yên lặng, trong sạch hay chưa. Cố giữ tâm, không cho sóng tình gợn lên. Và khi tâm đứng yên, trong suốt thì mặt trời Phật rọi vô, huệ chúng ta phát sanh. Người lúc nào cũng tỉnh giác, làm đúng và tâm không khởi động là tu Tịnh độ để vãng sanh, để thành Phật.

Đức Phật Di Đà thiết đặt Cực lạc từ âm thanh, ánh sáng tạo nên huyền vũ cho người vào đây luôn tự điều chỉnh họ. Ngài không thuyết pháp, nhưng người tự thanh tịnh theo cảnh trí của Ngài xếp đặt, nên gọi là Tịnh độ. Thấy cảnh giới Di Đà như vậy, niệm cảnh giới Di Đà như vậy, thì thực tế từ tín đã bước sang hạnh. 

HT.Thích Trí Quảng

http://www.giacngo.vn/phathoc/2012/12/24/3A4053/

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Sữa hạt sen – Lê Quốc Kỳ

Hạt sen có tác dụng tăng cường tỳ vị, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn thân, điều hoà sự thu nạp thức ăn, tiểu đục và một số bệnh phụ nữ.

Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốtpho, sắt… là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ, những người lao động trí óc quá căng thẳng, tâm thần bất ổn, hay sợ sệt, lãng trí.

sữa hạt sen

Các món ăn chế biến từ hạt sen, tốt cho người bị mất ngủ như cháo hạt sen, nước dừa hạt sen, chè hạt sen…

Gần đây, nhiều người còn dùng máy xay sinh tố, máy làm sữa đậu nành để chế biến một thức uống mới, đó là sữa hạt sen.

Cách làm như sau: lấy 1 lạng hạt sen tươi, rửa sạch cho vào máy xay sinh tố với hơn 1 lít nước, sau đó đem dung dịch này đun sôi thành một loại sữa có màu trắng ngà, uống vào rất thơm ngon, thoang thoảng hương đồng cỏ nội.

Có thể uống không đường hoặc ít đường (người già, người kiêng ngọt) hoặc thêm đường. Có thể uống với đá hoặc uống nóng.

Muốn có sữa nhanh hơn, có thể bỏ hạt sen và số lượng nước nói trên vào máy chế biến sữa đậu nành đa năng, từ 10 – 15 phút sau là có sữa hạt sen nóng (máy tự đun sôi), không cần lọc sữa. Khi dùng hạt sen khô làm sữa, cần ngâm nước qua đêm.

Lê Quốc Kỳ

http://www.sanmayrestaurant.com/blog/

Cách sống: 66 điều đáng ghi nhớ


1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nỗi.

3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “ đa khẩu hạ lưu tình”.

16.Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

18. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?

20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

22.Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới
được tự tại.

26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

27. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.

28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

33. Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.

35. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.

36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Nói một lời dối dang thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.

41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.

45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nỗi lương tâm mình.

47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.

51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cáng của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Bạn hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

Sưu tầm

Tu Tập: Niệm Phật có nghĩa là…

GN - ...Có nghĩa là buông và bỏ. Buông và bỏ cái tôi và cái của tôi. Tất nhiên, muốn buông và bỏ được thì phải thực tập, dần dần, tinh tấn thì mới có kết quả.

Quý thầy giảng về Tịnh độ, dạy phương cách niệm Phật vẫn hay nhắc mình rằng: “Khi niệm Phật, quý vị nhớ chú tâm, đừng để cho tạp niệm chen vào, đừng nhớ nghĩ quá khứ, mơ tưởng tương lai, chỉ nhớ tới Phật thôi…”.

Lời nhắc ấy ngụ ý rằng, những tạp niệm (gồm những ý niệm mung lung) mà mình vẫn nhớ trong thời khắc niệm Phật là những chuyện thuộc về cuộc sống đã qua (quá khứ) và những tính toán, ước vọng tương lai (những chuyện chưa tới) với những lo lắng, mong muốn, hoài niệm vui buồn. Đó là những chuyện như thằng con tôi, cái nhà của tôi, tôi của ngày mai mốt đó… chen ngang vào hình ảnh Đức Phật để rồi nó dắt dẫn mình ra khỏi “niệm Phật đường” dù tay mình vẫn lần chuỗi hạt, miệng mình vẫn lẩm nhẩm “Nam-mô A Di Đà Phật”.

tinhdo.JPGChư Tăng và Phật tử hướng về Đức Từ phụ A Di Đà nhân khánh đản của Ngài - Ảnh: Chùa Hoằng Pháp

Chắc hành giả niệm Phật ai cũng đã từng chiêm ngưỡng, đảnh lễ hình tượng Đức Phật A Di Đà và có để ý thấy một tay Ngài cầm hoa sen và tay kia Ngài duỗi xuống? Tôi chiêm ngưỡng và trộm nghĩ về cánh tay Ngài duỗi xuống ấy là cánh tay sắc vàng chờ nắm lấy bàn tay của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi đang chìm đắm trong sông mê, biển ái với tham-sân-si ngút ngàn. Tất nhiên, điều kiện để chúng sinh có thể nắm được tay Phật mà về Tây phương Cực lạc trong ý nghĩa tiếp dẫn mà người tu Tịnh độ vẫn tâm tâm niệm niệm là hành giả phải có một bàn tay rảnh rang để giơ thật cao và mạnh dạn nắm tay Ngài.

Trong dòng quán niệm, ta sẽ dễ dàng nhận diện hai bàn tay mình luôn luôn bận rộn nắm hai “món độc” mà mình cho rằng nó là cái quan trọng nhứt, là tài sản, là danh dự, là những người thân thương… được quy ra trong cái tôi và cái của tôi. Cái tôi lúc nào cũng cần danh dự, cũng cần quyền lực… nên hễ ai coi thường mình, ai đó phỉ báng mình… thì mình sẽ không chấp nhận được, sẽ hùng hổ, sân si, bằng mọi cách để bảo vệ nó.

Cái của tôi là những sở hữu từ vật chất đến con người, con vật mà mình yêu quý, thích thú… nên ai đụng tới, lấy đi hoặc tự bản thân nó theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt mà biến đổi, thân hoại, mạng chung cũng làm mình đớn đau, khó chấp nhận, ra sức nắm níu, gìn giữ. Sở dĩ mình còn bận nắm cái tôi và cái của tôi là bởi mình đặt mình ở vị trí trung tâm, do bản ngã của mình quá lớn, do mình không sống được với giáo lý nhân-duyên-quả nên mình không biết mọi thứ hợp-tan đều có cái lý của nó.

Hay nói cách khác là do ta không nhận diện được sự thật của vạn pháp, do duyên sinh, duyên diệt; ta cũng không sống được với giáo lý “nhất thiết duy tâm tạo” nên ta cứ mãi tạo những lớp vỏ thật to tát, chấp chặt những cái đi qua dòng cuộc sống xung quanh và trong tâm thức nên càng ngày ta càng gánh một gánh thật nặng. Cái gánh bản thân và gánh gia đình, tài sản… ấy càng nặng, càng nhiều thì mình sẽ khó buông, khó bỏ. Nên hễ mỗi lúc bắt chân ngồi thiền trong tư thế hoa sen hoặc ngồi bán già niệm Phật mình lại thấy những “bóng dáng thân quen” của danh-sắc-tài-thực-thùy (ngũ dục) và những người thân thương, những khối tài sản xuất hiện, kêu réo mình phải chăm sóc, phải bận lòng…

Xét ở khía cạnh thiền tập thì đó là do tâm ta chưa có định, lý do sâu xa là do ta chưa nhận diện được những “giả tạm” của những thứ thuộc về cái tôi và cái của tôi như đã chia sẻ nên mình cứ mãi nghĩ về nó và bị chi phối. Có ai đó nói một câu rất hay về hiện trạng bất định này là “con khỉ vẫn thức trong mỗi giấc thiền”. Nghĩa là tâm viên ý mã đó với những tính toán, đòi hỏi, những ham muốn, những nắm giữ… vẫn cứ còn đó, chi phối dữ dội sự thực tập niệm Phật hay ngồi thiền của mình, làm tâm mình không yên nên thân động đậy và dừng lại, đứng lên hoặc ngồi đó niệm niệm nhưng chỉ là hình thức mà thôi.

Do vậy, nói niệm Phật dễ, và 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà trong hạnh tiếp dẫn tưởng là thực hiện không có gì khó khăn nhưng kỳ thực cũng cần dụng công không kém các pháp môn tu tập khác. Nói là trước lúc lâm chung chỉ cần niệm 10 niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì Ngài và Thánh chúng liền phóng quang tiếp dẫn.

Mới nghe, nhiều người bảo sao dễ vãng sanh đến thế nhưng thử rơi vào tình huống sắp mạng chung sẽ thấy ta không thể nhớ nổi câu niệm Phật và nhớ thì chắc gì đã niệm được. Kinh nghiệm này ta dễ dàng rút tỉa từ chính những lúc bệnh nặng, lên cơn sốt hoặc khi bị tai nạn… Những lúc cần phải quán niệm về sự hoại diệt của thân, giữ tâm định tĩnh để nhớ Phật, niệm Phật, để an nhiên trong lúc cam go đó mình đã ngay lập tức quên sạch, chỉ còn nhớ mỗi cơn đau, nhớ người thân… trong nỗi tủi thân, phiền não.

Chưa phải là thân hoại, mạng chung mà ta còn không nhớ nổi “tôn chỉ” để được vãng sanh, tiếp dẫn; đó chính là dấu hiệu cho thấy ta niệm Phật chưa miên mật, chưa đủ “level” để có thể nhớ Phật, niệm Phật trong bất kỳ tình huống nào.

Có lẽ vì vậy, mà những giờ phút quan trọng như lúc “cận tử” ta cần sự hộ niệm, trợ niệm của bạn đồng tu để nhắc mình, để tăng thêm năng lượng cho mình. Và, đương nhiên, muốn giây phút lâm chung được là giây phút lành, có người yểm trợ mình thì trong đời sống, tu học hàng ngày mình cũng cần phải “tu hành có bạn”, phải tham gia hội chúng, phát tâm yểm trợ người hoạn nạn hoặc người trước lúc lâm chung. Đó cũng chính là nhân-quả hiển bày công bằng mà nếu ta có thực tập quán chiếu về giáo lý này ta sẽ bắt đầu hành theo con đường ấy.

tinh-do3.jpg

Hành giả niệm Phật

Trở lại với việc buông và bỏ như đã nói trong tiến trình học Phật nói chung và thực tập phương pháp niệm Phật nói riêng sẽ thấy đó là điều kiện cần để ta có thể nhẹ nhàng xả báo thân khi đến lúc phải hoại diệt. Nếu còn nắm giữ cái tôi và cái của tôi ta sẽ thọ cảm sự đau khổ, tủi thân, luyến tiếc và sự giằng qua xé lại trong ta với những người, vật ta sở hữu. Điều đó sẽ làm ta không nhứt tâm nhớ nghĩ, giữ gìn câu niệm “Nam-mô A Di Đà Phật” một cách liên tục.

Ngay lúc mình còn khỏe mạnh mình phải học buông dần, bỏ dần thông qua quán chiếu vô thường, thông qua việc sống với giáo lý “ít muốn, biết đủ” để không keo kiết, không chấp giữ, không ích kỷ… chỉ biết nghĩ cho mình và cho riêng những người được gọi tên là “thân bằng quyến thuộc” xung quanh mình. Để đi tới con đường thực tập tốt đẹp đó thuận duyên ta cũng cần “Phật hóa” người thân để họ cùng nhìn hướng với mình. Được vậy thì động lực để ta đi tới đích sẽ giàu thêm và ta sẽ đi nhanh hơn bởi ta có một “đại chúng” tâm linh cũng là gia đình huyết thống…

Vậy, tóm lại, niệm Phật có nghĩa là ta cần phải thực tập thường xuyên, kết hợp với việc buông, bỏ những sở hữu của thế gian, quán chiếu mọi thứ vô thường theo lý nhân duyên để khi nó đến hay đi mình cũng không vì thế mà đau khổ, bận lòng rồi đánh rơi câu niệm Phật. Đồng thời, trong quá trình học-hành lời Phật dạy, mình dần sửa đổi thân-tâm trở nên đoan nghiêm, chân chánh để từ đó “hoằng pháp lợi sanh”, bằng “thân giáo” để giúp cho người thân-thương và chúng sinh có duyên với mình có cảm tình Phật giáo, cùng đi với mình trên lộ trình giác ngộ, giải thoát.

Đó cũng nằm trong ý nghĩa tu là tự độ, độ tha, làm lợi mình, lợi người để tăng trưởng phước điền, củng cố niềm tin, tạo ra một chúng hội đồng tu trong ngôi nhà tâm linh đủ vững chãi để “đi như một dòng sông” chứ không phải đơn lẻ như một giọt nước. Đi trong tinh thần cộng trụ với những năng lượng lành từ việc thực tập Phật pháp, trong tôn chỉ “đoạn tất cả việc ác, làm tất cả việc lành” thì cũng có nghĩa là ta đang kiến tạo một Phật quốc ở ngay hiện tại này, nơi chính cõi Ta-bà này. Và, đó được xem là nhân để tiến trình sanh-tử của mình trở nên hanh thông, và sanh về cõi lành đương nhiên là kết quả tất yếu theo tinh thần nhân quả mà Phật dạy!

Lưu Đình Long

http://giacngo.vn/phathoc/2012/12/20/1E425A/

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Nấu chay: Ba món chay cho bữa cơm ngày cuối tuần – Sưu tầm

Dân Việt - Bữa ăn cuối tuần mùa Vu Lan báo hiếu vẫn đủ các món canh, cơm, thức ăn đậm đà… nhưng lại là món chay, được chế biến từ rau quả vừa giúp cả gia đình bạn thay đổi khẩu vị vừa có lợi cho sức khỏe.

Canh chua chay

Nguyên liệu: Hai miếng đậu phụ, dứa, cà chua, nấm rơm, ngổ, giá, một ít me chua, muối…

- Đậu phụ cắt miếng nhỏ vừa ăn.

- Dứa gọt bỏ mắt chẻ làm tư rồi cắt lát. Cà chua bổ múi cau.

- Nấm rơm rửa qua với nước muối. Giá nhặt rửa sạch. Rau ngổ cắt khúc dài 3cm

- Phi thơm ít hành củ khô, cho dứa và ½ cà chua vào xào trước. Tiếp đến cho nước vừa đủ dùng vào nồi, khi sôi thì thả me để dầm, đến đậu phụ, giá, ½ cà chua còn. Nêm canh với chút muối và bột ngọt. Trước khi tắt bếp mới cho rau ngổ.

Rau củ giả thịt băm viên

1 miếng bí đỏ, 1 củ cà rốt, ít lá lốt và rau mùi, 2 muỗng bột mì, muối…

- Bí đỏ và cà rốt đều gọt vỏ, bào thành sợi thật nhỏ.

- Lá lốt và rau mùi đều thái nhỏ bằng cà rốt.

- Trộn đều bí đỏ, cà rốt, rau thái nhỏ với chút muối, ướp trong khoảng nửa giờ.

- Chắt hết nước từ hỗn hợp đã trộn, thêm 2 muỗng bột mì, hạt tiêu, hành củ khô băm nhuyễn rồi bắt đầu nặn thành viên.

- Đợi chảo dầu nóng già, cho từng viên rau củ vào rán vàng.

Ngô bao tử chiên giòn

Ngô bao tử, bột mì, chút muối

Ảnh minh họa

- Ngô bao tử rửa sạch, để ráo nước.

- Bột mì trộn với chút muối rồi pha với nước đủ để bột đặc quánh.

- Ngô bao tử nhúng vào bột mì và thả vào dầu ăn đã nóng già. Với món ngô bao tử chiên giòn hãy cho nhiều dầu ăn để ngô sẽ bị méo mó sau khi rán vàng.

Với hai món rau củ viên chiên và ngô bao tử rán giòn, bạn có thể chấm cùng xì dầu chay pha với tương ớt, ăn cùng cơm nóng, thêm bát canh chua thơm dịu mùi rau ngổ, bữa cơm mùa Vu Lan năm nay của nhà bạn càng thêm ý nghĩa.

Hàn Giang

Nấu chay: Đậu phụ tẩm vừng – Sưu tầm

Món này trông bắt mắt mà thấy cũng dễ làm, cám ơn bạn Long đã chia sẻ với ATC. DS nghĩ mình có thể dùng các thứ củ quả khác như khoai lang, sa kê, cà rốt... chắc cũng ngon.

Chúc các bạn nấu chay ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật (nhớ niệm Phật để nhắc nhở mình có tánh Phật các bạn nhé)

Diệu Sương

Nguyên liệu:

- 4 bìa đậu phụ

- 100g vừng

- 2 thìa canh bột chiên giòn.

Cách làm:

Đậu phụ cắt miếng vuông 2cm x 2cm.

Hòa tan bột chiên giòn với nước để có được hỗn hợp lỏng, mịn.

Nhúng đậu phụ đã cắt miếng vào hỗn hợp bột chiên.

Tiếp tục lăn qua vừng để vừng bám đều quanh miếng đậu.

Làm nóng nhiều dầu trong chảo sâu lòng hoặc nồi chiên, cho đậu phụ đã tẩm vừng vào chiên vàng.

Khi lớp vừng bên ngoài có màu nâu vàng đều đẹp mắt thì bạn vớt đậu ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu để khoảng 3-5 phút rồi dùng nóng, chấm với nước tương. Đậu phụ tẩm vừng có vị mềm ngậy của đậu, mùi thơm, giòn của vừng là món chay ngon miệng, dễ làm mà cả gia đình mình rất thích.

http://www.baomoi.com/Them-2-mon-chay-ngon-cho-ngay-dau-thang/84/7425416.epi

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Chia sẻ: Kính Mời Ăn Chay 12/27/2012 – Chùa Hồng Danh, CA

11:00AM Thứ Bảy ngày 29 tháng 12 năm 2012. ĐÃI CƠM CHO KHÁCH KHÔNG NHÀ
quý vị nào muốn đi xin tập trung tại Chùa lúc 10:45AM.

Đại Trai Đàn Chẩn Tế Cầu Siêu Bạt Độ. ngày 12,13 tháng 01 năm 2013
quý đồng hương Phật tử muống cầu siêu cho người thân xin vui lòng liên lạc với Chùa sớm để Chùa tiện viết Sớ và làm bài Vị.
kính chúc quý vị an lành
Tỳ Kheo Thích Quảng Thường

Hong Danh Buddhist Association.
Chua Hong Danh
1129 Bal Harbor Way
San Jose, CA 95122

www.hongdanh.org

Nhạc: Mẹ từ bi - Hà Phạm Anh Thư

image

Xin nhấn vào hình để xem

Ca khúc: Mẹ từ bi (Nhạc: Chúc Linh, thơ: TT, Thích Từ Giang)
Giọng hát trong trẻo, cao vút, đầy yêu thương và đạo vị của em Hà Phạm Anh Thư (Pháp danh: Trang Đài) qua VCD Hương từ bi, thực hiện năm 2009.
Mời bạn ủng hộ bé Anh Thư bằng cách mua các VCD gốc của bé, hoặc gọi điện thoại liên lạc với Anh Thư: 097.342.7715.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Chia sẻ: Hè này tớ đi tu!

Tớ là Nguyễn Minh Luân, 18 tuổi. Hè này, tớ đã có một quyết định khiến cả gia đình lẫn bạn bè đều hết hồn: đi tu! Không phải đi tu là cạo đầu xuất gia lên chùa ở luôn mà tớ đăng ký “Khóa tu mùa hè”, một chương trình học đạo đặc biệt chỉ dành cho thanh thiếu niên do chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, Tp.HCm) tổ chức.

2200 teen quyết tâm đi tu

Lúc đầu tớ chỉ nghĩ chừng vài trăm teen tham gia khóa tu mùa hè là cao, ai dè đến kì tập trung tớ mới biết đến những 2200 teen tham gia, mà mới chỉ tính riêng đợt 1 thôi đó nha. Với số lượng khủng như thế nhưng mọi khâu chuẩn bị đều chu đáo và khoa học tới mức làm tớ bị choáng. Này nha, ngay từ ở cổng chùa, bọn tớ đã phải xếp hàng để lần lượt vào đăng ký, ai chen lấn là bị nhắc nhở ngay. Trước khi làm thủ tục “check in”, có sẵn một bàn để bọn tớ nộp lại điện thoại di động, các thiết bi điện tử ( huhu) và các tư trang giá trị. Sau đó, bọn tớ mới được đeo thẻ có in mã số, tên riêng và được phát tặng mỗi người một đôi dép nhựa.

Ngày đầu xa nhà, lại bị “cách ly” hoàn toàn với thế giới bên ngoài và phải đi ngủ lúc… 21h, tớ đã nghĩ đến chuyện xin về sớm. Nhưng rồi tớ đã bỏ ngay ý định “dại dột” đó bởi ở đây, bọn tớ được các thầy, và các cô chú làm công quả cưng vô bờ bến. Ngoài ba bộ đồ tu, từ bịch dầu gội cho đến từng hộp sữa của tớ mang theo đều là... thừa bởi mọi thứ ở đây đều được các thầy và các cô chú lo cho bọn tớ cực kì chu đáo luôn. Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn khi biết chi phí tớ đăng kí khóa tu này là… 0 đồng đấy ạ!

Có 2200 bạn teen tham gia "Khóa tu mùa hè" đợt 1 do chùa Hoằng Pháp tổ chức đó các teen

Tạm quên cuộc sống hối hả, náo nhiệt bên ngoài, các bạn chính thức bước vào một môi trường sống hoàn toàn mới

Ai bảo đi tu là khổ?

Chứ bọn tớ thì sướng rơn với tinh thần “Vui để tu” của các thầy. Các bài học về Phật pháp tưởng chừng là khô khan nhưng với sự lồng ghép dí dỏm của các thầy trở nên sinh động không ngờ. Tớ phải nói là phục sát đất bởi các thầy quá đa tài, vừa hát hay như ca sĩ mà lại vừa múa đao, múa thương chuẩn y như trong... phim kiếm hiệp í hihi.

Nam, anh bạn ngủ cạnh tớ mới ngày đầu toàn hát “Vọng cổ teen”, hôm sau đã suốt ngày nghêu ngao “Mùa hè hội ngộ” hay “Lý tụng kinh” (chuyển thể từ bài “Lý chiều chiều” đấy ạ hehe). Còn tớ thích nhất là các bài học oai nghi (đi đứng nằm ngồi) hay cách xếp áo tràng, cách đặt bát đĩa, bởi mỗi khi thực hành chúng, tớ thấy mình trang nghiêm, “người nhớn” hẳn ra. Bọn tớ cũng được “khoe” với các thầy tài thiết kế thời trang, diễn kịch, múa hát... không hạn chế chủ đề và ý tưởng nhé! Các bạn tin nổi không, lên chùa tu mà tớ bị bắt… giả gái diễn thời trang đấy ạ! Hic hic

Vỗ tay rần rần khi xem các thầy biểu diễn các “tuyệt chiêu” võ học

Nếu có quy định nào khiến tụi tớ đau tim nhất thì chính là việc thức dậy lúc... gà chưa gáy và đi ngủ sớm đến không thể sớm hơn đó ạ. Đây cũng là một cực hình với các “cao thủ game online" khác được bố mẹ gửi gắm vào đây. Ngày đầu tiên phải gọi là dở khóc dở cười, có bạn vò đầu bứt tóc, có bạn cứ… bẻ tay liên tục vì nhớ “chuột”. Chưa hết, quy định 4h30 thức dậy nhưng nếu bạn không muốn xếp hàng chờ đến lượt vệ sinh cá nhân, tắm giặt (hơn 2200 người đấy ạ) thì phải thức sớm hơn nữa. Nhờ những quy tắc nghiêm khắc này, bọn tớ cũng đã “cai nghiện” thành công với nhịp sinh học cũ. Tự vỗ tay hoan hô mình luôn hihi

Teen học cách yêu thương

Tớ rất thích những bài giảng vừa trang nghiêm lại pha chút hài hước của thầy. Chẳng hạn như thầy nói nếu tớ nói dối, trộm cắp thì sau này xuống địa ngục sẽ bị “xử đẹp” thế nào, hay vì sao khi làm việc thiện tớ sẽ được đến 2 lần vui.

Trong bài pháp mang tên: “Đi tìm thần tượng”, giảng sư kể một câu chuyện: “Có một bạn tuổi teen ở Trung Quốc vì quá yêu mến Lưu Đức Hoa nên tìm mọi cách gặp thần tượng cho bằng được, kết quả là cha bạn ấy đã phải tự tử vì quá đau khổ và bất lực". Thầy đúc kết lại rằng có những bạn trẻ chỉ biết thần tượng ca sĩ, diễn viên, người mẫu, hâm mộ cuồng nhiệt mà không quan tâm đến cha mẹ của mình, những người đã ban cho con sự sống, đã vất vả nuôi con từng ngày trong suốt mười mấy năm qua. Lúc đó, cả giảng đường vỡ òa bởi những tiếng khóc nấc của hàng ngàn bạn trẻ, mà theo như thầy Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam, thì “những giọt nước mắt này không phải vì xấu hổ mà là vì hạnh phúc khi đã biết cách yêu thương…”

Teen òa khóc như mưa với những câu chuyện của các thầy

Tớ đã biết thần tượng chính mình

7 ngày “cách ly” với gia đình, 7 ngày không tivi, không điện thoại, không internet, lúc đầu tớ thấy khó chịu cực kì nhưng sau đó lại thấy là lạ, cảm giác mình có 7 ngày không phải lo nghĩ, sướng như tiên í ạ. Thời gian rảnh rỗi, tớ cùng các bạn ngồi đọc kinh sách hay tìm các thầy để trò chuyện. Các thầy quả thật là cao thủ, vừa chỉ cho tớ một vài cách trấn áp tinh thần khi lỡ… gặp đề thi khó, thầy đã quay sang đã tư vấn… tình iu cho anh SV năm 4 kia, hihi.

Chỉ có 7 ngày mà tớ thấy mình lớn lên rất nhiều. Không chỉ học cách để tự chăm sóc bản thân, tớ còn có thêm những sở thích mà trước giờ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ “đam mê” được. Đó là ăn món chay vì ở chùa nấu ăn ngon cực nhé, món ăn nào dọn ra cũng được bọn tớ nhiệt tình “tiêu thụ” sạch sẽ. Đó là đọc kinh Vu Lan, trước giờ tớ không hề nghĩ là kinh Vu lan lại hay và ý nghĩa đến thế luôn, từng lời từng chữ đều rất cảm động. Đó là dành cho mình một khoảng lặng mỗi ngày để ngồi thiền và ngẫm nghĩ. Trước giờ, tớ rất hay tự ti về bản thân mình thì giờ tớ đã được học cách “thần tượng chính mình” do các thầy dạy. "Không một ai tẻ nhạt ở trên đời. Mỗi người là một phần của lịch sử" mà hihi.

Thời gian thiền định giúp tớ tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Nhờ thế, tớ đã trút bỏ mọi áp lực và thuộc bài nhanh như cháo!

Cuộc sống hiện tại với những giá trị vật chất đầy đủ khiến cho tuổi teen chúng mình thích chạy theo những xu hướng mới, thích tự khẳng định mình. Nhưng nếu bạn cùng chúng tớ thử một buổi tối ngồi thiền dưới những ngọn nến lấp lánh và cầu nguyện, bạn sẽ lắng nghe được ước mơ và những điều tốt đẹp nhất từ chính mình đấy!

Thầy cũng nhiều lúc xì-tin thế này nè hihi

Từ mục đích ban đầu: đi để xả stress, tớ đã chuyển thành: đi để học! Học cách yêu thương, quan tâm đến những người thân bên cạnh mình, biết thương và xin lỗi chính mình. Học cả cách chấp nhận những vấp ngã, khó khăn như là những điều tất yếu phải có của cuộc sống. Điều đó khiến tớ giải tỏa mọi áp lực và thật nhẹ nhàng bước vào kỳ thi ĐH. Đi tu đối với tớ tuyệt vời là thế đấy!

An Nhiên ghi

http://chuahoangphap.com.vn/news.php?id=1253