Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Xá xíu chay - Kim

052

5 cây mì căn có thể mua đông đá, hoặc ở ngoài chợ họ bán ngâm trong thau nước, hoặc mình cũng có thể làm tại nhà.

Cách làm mì căn: Dùng bột mì nhồi với nước ấm, sau đó ủ cho nó nở chút xíu, cho mì căn vào một cái rổ, xả nước bóp hết chất bột trắng ra chỉ còn nước trong, cuối cùng nó còn chất dai thôi thì gọi là mì căn.

*Gia vị ướp xá xíu

  • 2 muỗng cà phê gia vị xá xíu
  • 1/2 muỗng cà phê đường
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê bột nấm chay
  • 2 muỗng cà phê boa rô băm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê tương đen ăn phở
  • 1 muỗng cà phê dầu mè
  • 1 muỗng cà phê nước tương
  • 1/4 muỗng cà phê ngũ vị hương
  • 2 muỗng cà phê dầu hào chay
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • nửa lon nước coco rico

Trộn tất cả gia vị lại với nhau cho đều. Thả mì căn vào cho thấm gia vị. Lấy food wrap bao lại để trong tủ lạnh qua đêm ngày mai lấy ra. Lấy chảo cho tất cả vào chảo hạ lửa nhỏ để lửa riu riu để cho rút gia vị, trở mì căn đều cho thấm, khìa khi nào nước rút lại kẹo thì vớt ra xếp vào khay nướng. Đút vào lò với 400 độ, 5 phút mỗi mặt. Lấy ra cắt xéo bỏ vào dĩa. Món này ăn với bánh mì, dưa leo, đồ chua, ngò, xịt nước tương vô, chút xíu tương ớt ăn phở vào.

Chúc các bạn làm thành công với món xá xíu chay này nhé.

Kim

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Chuyện về chuyến bay Delta 15

Tính ra đã hơn cả chục năm kể từ khi xảy ra biến cố kinh hoàng 9-11 tại Hoa Kỳ. Dưới đây là câu chuyện thật của JERRY BROWN, một tiếp viên đoàn phi hành trên chuyến bay Delta 15 kể lại:

  “Vào buổi sáng ngày Thứ Ba, 11 Tháng Chín, chúng tôi đã rời Frankfurt được  khoảng 5 tiếng đồng hồ và đang bay qua Bắc Đại Tây Dương. Tấm màn ngăn cách khoang tàu bất ngờ bị vén ra và tôi được gọi ngay vào buồng lái để gặp trưởng phi công.

     Khi vừa bước vào trong đó là tôi nhận thấy ngay trên khuôn mặt đoàn phi hành lộ ra vẻ nghiêm trọng rất đặc biệt. Trưởng phi công trao cho tôi một bản tin đã được in ra. Bản tin từ văn phòng chính của hãng Delta tại Atlanta và đọc ngắn gọn, "Mọi tuyến không lưu thương mại trên Lục Địa Hoa Kỳ đều không được phép. Hãy đáp càng sớm càng tốt xuống phi trường gần nhất. Hãy báo cho nơi đáp đó biết."

     Chẳng ai nói một lời cho biết điều này có nghĩa gì. Chúng tôi biết đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần phải hạ cánh xuống đất liền ngay. Trưởng phi công xác định sân bay gần nhất cách chúng tôi 400 dặm ở Gander, Newfoundland.

     Ông thỉnh cầu được thay đổi đường bay với trạm kiểm soát không lưu Canada và được chấp thuận ngay không cần hỏi lý do gì cả. Sau này đương nhiên chúng tôi đã hiểu ra tại sao họ không do dự khi chấp thuận thỉnh cầu của chúng tôi.

     Trong lúc đoàn phi hành chuẩn bị cho phi cơ đáp xuống, thời một tin nhắn khác gửi đến từ Atlanta báo cho chúng tôi biết về hoạt động khủng bố trong khu vực New York. Sau đó vài phút tin cho biết về các không tặc.

     Trong khi vẫn đang còn bay ở trên không chúng tôi quyết định không nói thật với các hành khách. Chúng tôi nói với họ rằng phi cơ chỉ gặp một trục trặc về cơ khí nhỏ và cần đáp xuống sân bay gần nhất ở Gander, New Foundland, để được kiểm soát. Chúng tôi hứa sẽ loan báo thêm tin tức sau khi hạ cánh ở Gander. Nhiều hành khách càu nhàu, nhưng điều đó chẳng lạ! Bốn mươi phút sau, chúng tôi đáp xuống Gander. Giờ địa phương tại Gander lúc đó là 12:30 PM!... tức là 11:00 AM Đông.

     Đã có khoảng 20 phi cơ khác trên mặt đất đến từ khắp nơi trên thế giới và cũng phải bay vòng kiểu này đang khi trên đường dự trù bay đến Hoa Kỳ.

     Sau khi chúng tôi đã đậu trên phi đạo, trưởng phi công loan báo như sau: "Thưa quý hành khách, chắc quí vị đang thắc mắc phải chăng tất cả các phi cơ đậu quanh đây đều có vấn đề trục trặc về cơ khí như chúng ta. Sự thật là chúng ta đang ở đây vì một nguyên do khác." Rồi ông tiếp tục giải thích cho chúng tôi biết thêm chút ít về tình hình tại Hoa Kỳ. Có những hơi thở dốc lớn tiếng và những tia nhìn hoài nghi. Trưởng phi công loan báo cho hành khách biết rằng trạm kiểm soát dưới đất ở Gander bảo chúng tôi phải ở yên trong tàu.

     Chính phủ Canada nay đảm trách về tình trạng của chúng tôi và không ai được phép ra khỏi phi cơ. Không ai ở dưới đất được phép đến gần bất kỳ chiếc phi cơ nào. Chỉ có cảnh sát sân bay tuần tự đến nhìn kiểm soát quanh chúng tôi, xong đi qua phi cơ kế cận. Khoảng sau đó một giờ đồng hồ, thêm nhiều phi cơ đáp xuống và tổng kết lại Gander nhận tất cả là 53 phi cơ từ khắp nơi trên thế giới, 27 chiếc trong số đó là phi cơ thương mại Hoa Kỳ.

     Trong lúc đó, có những mẩu tin tức khởi sự loan ra trên hệ thống máy thu thanh của phi cơ và lần đầu tiên chúng tôi được biết có các phi cơ bị không tặc nhắm bay đâm vào Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ở New York và vào Lầu Năm Góc ở DC. Mọi người cố thử dùng điện thoại di động của họ, nhưng không thể gọi được vì hệ thống tải sóng ở Canada khác biệt. Vài người gọi được, nhưng chỉ có thể liên lạc với nhân viên tổng đài ở Canada và họ cho biết các đường dây gọi vào Hoa Kỳ đã bị ngăn chặn hoặc bị kẹt.

     Khoảng vào buổi chiều tối tin tức cho chúng tôi biết hai tòa cao ốc Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới đã bị sụp đổ và chiếc phi cơ thứ tư bị không tặc kết cuộc đã đâm xuống đất tan nát. Tới lúc này các hành khách đều kiệt sức cả về thể xác lẫn xúc cảm, không kể đến sự kinh hãi, nhưng mọi người đều bình tĩnh đáng ngạc nhiên. Chúng tôi chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy 52 phi cơ bị mắc nạn khác mà nhận ra rằng không phải chỉ riêng mình mới lâm vào tình trạng khó khăn này.

     Trước đó chúng tôi được loan báo là họ sẽ cho phép mọi người ra khỏi phi cơ lần lượt từng chiếc một. Lúc 6 giờ chiều, sân bay Gander cho chúng tôi hay phiên chúng tôi rời ra khỏi phi cơ sẽ là 11 giờ sáng hôm sau. Các hành khách không hoan hỉ, nhưng họ cũng cam chịu với cái tin này mà không gây ồn ào và bắt đầu sửa soạn để qua đêm trên máy bay.

     Gander hứa với chúng tôi sẽ chăm sóc về y tế, nếu cần, và cả nước lẫn dịch vụ vệ sinh. Và họ đã giữ lời hứa. May mắn là chúng tôi không có vấn đề y tế nào phải quan tâm đến cả. Chúng tôi có một phụ nữ trẻ đang có bầu 33 tuần. Chúng tôi đã chăm nom thật chu đáo cho người đó. Đêm trôi qua không gặp chuyện bất ngờ nào ngoài sự xếp đặt chỗ ngủ không được thoải mái.

     Vào khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 12, một đoàn xe buýt nhà trường xuất hiện. Chúng tôi ra khỏi phi cơ và được dẫn tới trạm kiểm soát ở đó chúng tôi qua cửa Nhập Cảnh và Quan Thuế và rồi phải ghi danh với Hội Hồng Thập Tự.

     Sau đó chúng tôi (đoàn phi hành) được tách khỏi đám hành khách và được chuyển bằng xe van tới một khách sạn nhỏ. Chúng tôi không rõ nhóm hành khách của chúng tôi đi đâu. Nhân viên của Hội Hồng Thập Tự cho chúng tôi biết rằng tỉnh Gander chỉ có dân số là 10.400 người và họ đang có khoảng 10.500 hành khách cần chăm nom đến từ các phi cơ đã buộc phải ghé vào Gander! Họ bảo chúng tôi hãy nghỉ ngơi tại khách sạn và họ sẽ liên lạc khi các phi trường Hoa Kỳ hoạt động trở lại, nhưng đừng hy vọng sẽ nghe tin sớm.

     Chúng tôi chỉ biết được toàn thể nội vụ cuộc khủng bố ở nước nhà sau khi tới khách sạn và mở TV, 24 tiếng đồng hồ sau khi chuyện đó khởi sự.

     Trong khi đó, chúng tôi có rất nhiều thì giờ rảnh rang và nhận thấy rằng người dân Gander thân thiện hết sức. Họ bắt đầu gọi chúng tôi là "người máy bay." Chúng tôi vui với sự hiếu khách của họ. Chúng tôi đi quanh thành phố Gander và tóm lại đã có một thời gian khá thích thú.

     Hai ngày sau, người ta gọi chúng tôi và đưa trở lại phi trường Gander. Quay về phi cơ, chúng tôi hội nhập lại với các hành khách và được hay biết những gì họ đã làm trong hai ngày vừa qua. Những điều mà chúng tôi phát hiện ra đó thật khó tin.

     Gander và tất cả các cộng đồng quanh đó (trong vòng bán kính 75 cây số) đã đóng cửa tất cả các trường trung học, các phòng hội, các trụ sở và các nơi tụ họp lớn khác. Họ biến đổi tất cả các chỗ tiện nghi đó thành các nơi trú ngụ tập thể cho tất cả các du khách lâm cảnh khó khăn. Chỗ thì kê giường nhỏ, mắc võng, chỗ thì trải thảm với túi ngủ và gối.

     Tất cả các học sinh trung học được kêu gọi tình nguyện bỏ thì giờ ra để chăm lo cho "khách." 218 hành khách của phi cơ chúng tôi được dẫn về một thị trấn có tên là Lewisporte, cách Gander vào khoảng 45 cây số và tại đó được xếp đặt vào trú trong một trường trung học. Nếu phụ nữ nào muốn có khu dành riêng cho đàn bà cũng được dàn xếp ổn thỏa. Gia đình đi chung được giữ lại cùng với nhau. Tất cả các hành khách cao niên được đưa tới các tư gia.

     Còn nhớ người phụ nữ trẻ mang thai đó chứ? Bà ấy được gửi vào một tư gia ngay đối diện bên kia đường với một cơ quan Chăm Sóc Khẩn Cấp 24 Giờ. Có một nha sĩ thường trực và các y tá nam nữ lưu lại với đám đông suốt thời gian tạm trú.

     Tất cả mọi người có thể gọi điện thoại và e-mail tới Hoa Kỳ cùng khắp thế giới mỗi ngày một lần. Trong ngày, các hành khách được mời tham gia các chuyến "du ngoạn". Một số đi bằng tàu thuyền trên các sông hồ và hải cảng. Một số đi bộ trong các khu rừng tại đây. Các tiệm nướng bánh địa phương vẫn mở để làm bánh mới cho các vị khách. Thực phẩm được các người dân tại đây nấu nướng rồi mang đến các trường học. Ai muốn tới các tiệm ăn do mình chọn lựa cũng được chở đi và được mời dùng những bữa ăn ngon lành. Mọi người đều được cấp phiếu tới các tiệm giặt địa phương để giặt giũ áo quần vì hành lý vẫn còn kẹt trên phi cơ. Nói khác đi, mỗi nhu cầu của du khách gặp gian khó đều được đáp ứng.

     Các hành khách đã nhỏ lệ khi kể lại cho chúng tôi những chuyện đó. Sau cùng, khi mọi người được cho biết là các phi trường ở Hoa Kỳ đã mở lại, họ được chuyển ra sân bay đúng giờ và không một hành khách nào bị bỏ sót hay chậm trễ. Hội Hồng Thập Tự địa phương đã có đầy đủ tất cả các dữ kiện liên quan tới từng hành khách một và đã đưa về lại đúng phi cơ trước khi chuẩn bị cất cánh. Họ phối hợp mọi việc một cách toàn hảo.

     Thật quả là hoàn toàn khó tin.

     Khi các hành khách đã lên tàu, thật giống như họ vừa du lịch trên biển về. Mọi người đều biết tên nhau. Họ kể cho nhau những chuyện của họ khi ở lại vừa qua để xem ai là người được thoải mái hơn. Chuyến bay của chúng tôi về đến Atlanta trông tựa như một chuyến bay được thuê để đi du hí. Đoàn phi hành tránh đường mời họ. Thật khó mà tưởng tượng được. Hành khách hoàn toàn gắn bó cùng nhau và gọi tên nhau, trao đổi số điện thoại, địa chỉ và địa chỉ email.

     Và sau đó xảy ra một điều rất bất thường. Một trong những hành khách của chúng tôi đến gần tôi và hỏi rằng ông ta có thể loan báo vài lời qua hệ thống âm thanh của phi cơ được không. Chúng tôi chẳng hề bao giờ cho phép việc đó. Nhưng lần này thì lại khác. Tôi nói "đương nhiên" và đưa cho ông ta cái máy nói. Ông cầm máy rồi nhắc nhở mọi người về những gì họ vừa sống trong mấy ngày qua. Ông nhắc lại lòng hiếu khách mà họ đã nhận được từ tay của những con người hoàn toàn xa lạ. Ông tiếp tục nói là muốn làm một cái gì đó để hồi đáp lại những người có lòng tốt ở Lewisporte.

     Ông nói sẽ thiết lập một Quỹ Tín Thác với tên của Delta 15 (con số chuyến bay của chúng tôi). Mục đích của quỹ là cung cấp các học bổng đại học cho các học sinh trung học ở Lewisporte. Ông kêu gọi sự đóng góp với bất kỳ số tiền tùy tâm nhiều hay ít từ tay các khách cùng chuyến bay này. Khi chúng tôi thâu nhận các tờ giấy tờ hiến tặng lại trong đó có ghi số tiền cùng tên họ, số điện thoại và địa chỉ của khách tặng thời tổng cộng được trên $14.000!

     Vị đề xướng chuyện đó, một bác sĩ ở Virginia, hứa sẽ đóng góp một số tiền cũng ngang bằng tổng số tiền này và sẽ xúc tiến thủ tục giấy tờ thiết lập học bổng. Ông cũng nói ông sẽ chuyển đề nghị này đến Công Ty Delta và yêu cầu họ cũng hiến tặng nữa.

     Lúc tôi viết chuyện này, quỹ tín thác đã lên tới hơn $1.5 triệu và cho tới nay đã trợ giúp được 134 sinh viên theo học đại học.

     Tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này bởi vì ngay bây giờ chúng ta cần những chuyện tốt lành như thế. Nó cho tôi một chút hy vọng khi biết là nhiều người dù ở chốn xa vẫn có từ tâm với các chúng sinh lạ lẫm thật sự lạc bước tới với họ. Nó nhắc nhở tôi rằng có biết bao điều tốt lành trên thế gian. Dù cho mọi điều tồi bại chúng ta thấy đang diễn ra trong thế giới ngày nay, câu chuyện này xác định vẫn còn rất nhiều người tốt lành và thánh thiện trên thế gian và khi hoàn cảnh trở nên xấu xa thời họ sẽ hiện diện.”

*

     Câu chuyện trên được JERRY BROWN đăng tải khiến người đọc khắp nơi cảm thấy thấm thía về lòng từ của người dân tại Lewisporte, Gander, New Foundland ở đất nước Canada và nhất là luật nhân quả hiện tiền. Cái “quả” lành mà các học sinh tại New Foundland Canada được học bổng du học đang gặt hái.

     Quả thật Ðức Phật đã từng khuyên dạy chúng sinh là hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Riêng tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác, lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, chúng sinh, lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ.

     Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với riêng người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.

     Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.     

     Kinh Pháp Cú cũng nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.

     Theo “Luật Nhân Quả” một khi đã làm lành, đã hành động thiện, thời quả lành sẽ chờ đợi chúng ta. Kinh Pháp Cú ghi rõ:

(Pháp Cú 68) “Việc làm rất thiện, rất lành Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi Chẳng ăn năn, lại mừng vui Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.”

     Người làm điều thiện, điều phước được hạnh phúc trọn đời này và đời sau. Cả hai đời hạnh phúc vì đã tạo phước, và còn hạnh phúc hơn nữa khi kiếp sau được sinh vào cõi lành:

(Pháp Cú 16) “Vui mừng ngay ở kiếp này Kiếp sau cũng lại tràn đầy mừng vui: Người làm điều thiện ở đời Thấy chân hạnh phúc khắp nơi theo mình Quay nhìn việc thiện tạo thành Sướng vui dào dạt, an lành chứa chan.”

     Muốn cho niềm an vui tồn tại lâu dài, muốn nuôi dưỡng thiện nghiệp, người trí cần hướng thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp về các việc lành. Người trí chẳng những lo kiểm soát Thân mà còn lo điều phục, bảo vệ Tâm và Ý nữa:

(Pháp Cú 18) “Đầy tràn vui sướng kiếp này Sướng vui cũng lại tràn đầy kiếp sau: Người làm nghiệp thiện vui sao Nhủ lòng: “Mình tạo biết bao phước lành!” Kiếp sau sẽ được tái sinh Vào nơi hạnh phúc an bình chứa chan.”

     Câu chuyện của JERRY BROWN về chuyến bay DELTA 15 quả thật một lần nữa khiến chúng ta thấm thía về những lời dạy vàng ngọc của Đức Phật.

Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO

(phỏng dịch và ghi chú)

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-19084_5-50_6-2_17-464_14-1_15-1/chuyen-ve-chuyen-bay-delta-15.html

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Clip về lòng tốt rung động hành triệu trái tim

Clip chỉ dài 3 phút đã truyền tải được hết thông điệp sâu sắc và ý nghĩa về tình thương, lòng tốt bụng không toan tính của con người.

Clip "Giving" của True Move H, một công ty viễn thông của Thái Lan, là câu chuyện ngắn đầy cô đọng về quy luật "nhân quả" của con người. Sau khi được đăng tải vào ngày 11/9 vừa qua, hiện clip đã thu hút được hơn 3 triệu lượt theo dõi với gần 35.000 lượt "like" và bình luận.

https://www.youtube.com/watch?v=7s22HX18wDY

Clip mở đầu với cuộc cãi vã, giằng co giữa người phụ nữ bán thuốc và 1 cậu bé được cho là "ăn trộm". Vì mẹ ốm, nhà lại nghèo, cậu bé buộc phải liều mình đi ăn trộm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Dù bi

ết rằng hành động ăn trộm là xấu, đáng lên án thế nhưng, đứng trước cảnh tượng đáng thương của một cậu bé hiếu thảo, người đàn ông tốt bụng đã mở rộng vòng tay không hề toan tính mua thuốc và đưa cho cậu bé một chút thức ăn.

Clip về lòng tốt rung động hàng triệu trái tim 1
Clip về lòng tốt rung động hàng triệu trái tim 2
Clip về lòng tốt rung động hàng triệu trái tim 3

Nhiều năm sau đó, cuộc sống cứ thế bình lặng trôi qua và người đàn ông cùng cô con gái tốt bụng ấy vẫn luôn dang tay giúp đỡ những người lang thang cơ nhỡ hay có hoàn cảnh khó khăn.

Thế nhưng, biến cố xảy ra khi vào một ngày, ông chủ cửa hàng ăn bị đột quỵ, buộc phải nhập viện cấp cứu. Viện phí cao tới mức cô gái trẻ buộc phải bán đi căn nhà của 2 cha con. Tưởng chừng cuộc sống của 2 người từ đây sẽ thật khó khăn, chật vật thế nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra. Tấm lòng xưa kia của 2 cha con được báo đáp. Cậu bé "ăn trộm" ngày nào giờ đã trở thành một vị bác sỹ tài ba. Với tất cả tấm lòng, cậu thanh niên trẻ đã dốc sức nghiên cứu, chữa trị cho ân nhân xưa mà không cần bất kỳ đồng viện phí nào bởi "Viện phí ngày hôm nay đã được trả từ cách đây 30 năm".

Clip về lòng tốt rung động hàng triệu trái tim 4
Clip về lòng tốt rung động hàng triệu trái tim 5

Clip như câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại giúp người xem càng hiểu hơn về quy luật "nhân quả" trong cuộc sống. Với nội dung súc tích cùng lối diễn đơn giản, chân thực, clip đã thực sự lay động hàng triệu trái tim trên thế giới.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Lẩu nấm đậu hũ Hàn Quốc (Mushroom Tofu Hot Pot)

hotpot

Dạo này Mẹ và DS kết món lẩu chay này lắm. Đang học làm, mà làm không giống nên cứ vào nhà hàng hoài thôi. Nhà hàng Hàn Quốc nấu lẩu và cơm bằng nồi đá, đem ra nóng hổi, bốc khói sôi sùng sục luôn. Một phần cho 1 người ăn là một nồi cơm và một nồi lẩu. Lẩu thì ăn hết, nhưng cơm thường thì phải đem về. Một phần như vậy là khoảng 10USD, khi nào làm biếng nấu ăn thì đến chỗ này, vừa túi tiền, vừa tiện mà lại vừa ngon nữa. Công thức này DS tìm trên mạng bằng tiếng Anh, tạm dịch ra cho mọi người cùng tham khảo.  Mai mốt kiếm mua nồi đá và dầu tía tô là mở được nhà hàng chay Hàn Quốc rồi. Smile

Công thức cho 4-6 phần ăn

Nguyên liệu:
1 hộp đậu hũ loại vừa, xắt lát
3-5 chén nấm đủ loại, xắt lát (king oyster, oyster, shitake mushrooms)
1 hộp nấm enoki tươi, xé ra cho nhỏ bớt
1 chén giá đậu nành
2 trái ớt Hàn Quốc xanh, băm nát (tùy thích)
nước cho ngập nguyên liệu
muối, nêm sau cùng cho vừa ăn (nếu cần)

Nước súp:
1 muỗng canh nước tương
1/2 muỗng cà phê bột rong biển (kelp powder)
1-2  muỗng canh ớt bột Hàn Quốc (cho từ từ vào nếu ít ăn cay thì bớt lại)
1/2 muỗng canh đường
2 muỗng canh dầu tía tô hay dầu mè (perrilla oil or sesame oil)

Cách làm:
1. Chuẩn bị các thứ.
2. Cho đậu hũ vào nồi.
3. Cho giá và nấm lên trên đậu hũ.
4. Pha nguyên liệu nước súp vào  nồi khác và nấu nhỏ lửa khoảng 10 phút. Cách này làm cho ớt bột hòa quyện vào nước súp, cẩn thận đừng cho nhiều quá, cay lắm.
5. Sau đó chế nước súp vào nồi đậu hũ nấm, cho thêm nước cho vừa ngập, đun sôi. Vặn nhỏ lửa, đun 20 phút. Nếu nước cạn, cho thêm nước.
6. Cho ngò và ớt xanh vào. Nêm muối cho vừa ăn.
7. Món này ăn với cơm nấu bằng nồi đá, có cơm cháy, vừa ăn vừa cạy cơm cháy vui lắm!

tofu

Để đậu hủ ở dưới đáy nồi

vegan busut-dubu-jeongol ingredients

Cộng nấm giá và các loại rau củ khác như cà rốt, mướp tây… Nhưng mà món lẩu này tốt nhất là có đậu hũ, nấm enoki và giá

vegan busut-dubu-jeongol

Mmm… yummy ăn với cơm! ;)

http://vegan8korean.wordpress.com/2011/03/05/vegan-dubu-busut-jeongol-tofu-mushroom-hot-pot-recipe/

Chúc các bạn nấu món lẩu chay Hàn Quốc thiệt ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi chết ta đem theo được cái gì?

buddhism-banner-quote-burned

[Wayne-Dyer-Karma%255B4%255D.jpg]

KHI CHẾT KHÔNG AI ÐEM THEO ÐƯỢC BẤT CỨ GÌ ...?

“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hửu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút. ...Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tất cả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi.

Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người...” (Tương Ưng Bộ Kinh)

Bà Dianne Perry, sinh trưởng tại Anh quốc (người mà sau này trở thành Nữ tu Phật giáo nổi tiếng thế giới, người đã trải qua 12 năm tu khổ hạnh nơi rặng tuyết sơn của Hymalaya) lúc mới 12 tuổi đã có lần thấy một người vô gia cư chết bên gầm cầu. Cảnh sát lục lọi cái xách  rách nát của người chết ấy chỉ thấy một cái bát một cái muống và vài đồng xu. Hôm đó trở về nhà, tuy nhỏ tuổi mà cô bé Diane Perry đã hỏi mẹ một câu đầy vẻ triết lý:

“Mẹ ơi! Tại sao người ta chết đi không đem theo được gì cả? Hôm qua con thấy một người chết bên gầm cầu, người ấy rất nghèo, chỉ có cái bát, cái muống và mấy đồng xu. Chỉ chừng ấy thôi mà khi chết người ấy vẫn để lại không mang theo sao?”  Bà mẹ của Diane ngạc nhiên vì câu hỏi lạ lùng ấy và đã trả lời con:  “Không con à! Khi chết không ai đem theo được bất cứ cái gì. Dù Vua chúa, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn... một khi đã chết thì không đem theo của cải vật chất nào cả.”

Qua câu chuyện trên ta thấy rõ ràng trong thực tế có vô số người giàu có sống trên của cải nhưng khi họ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ tro thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cải vật chất nào. Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ không ai chối cải. Ấy vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến với mình không dứt. Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cái ham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế gian còn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh.

Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hằng chục tỷ mỹ Kim, khi chết không mang theo được một cent nhỏ. Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu tranh dành, mưu lược để chống chọi lại với những gì bất lợi đến với mình. Do đó tâm hồn những người giàu có thường bất an hồi hộp, lo lắng mệt trí vì tính toán... không những thế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi. Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác. Ngày nay cũng có hiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế nhưng không ai chịu tìm hiểu xem mình

PHẢI LÀM GÌ LÚC ÐANG CÒN SỐNG TRÊN ÐỜI?

Vậy khi đang còn sống nên cõi đời nay thì ta nên làm gì?

Chúng ta có rất nhiều cách làm, nhiều cách hành động và suy nghĩ tốt lành hưng vì quá bận rộn với cuộc sống đầy bon chen, đầy tham lam, đố kỵ mà ta không thực hiện được. Trước hết là cố gắng bỏ bớt dần “cái Ta” của mình đi. Vì cái Ta mà mình khổ, mà mình Tự ái, lo toan, ích kỷ, tự phụ, sân si, sầu hận. Cái Ta càng giảm thì tình thương bao la dễ nẩy nở.   Tình thương đây không phải là tình thương đầy vị kỷ mà rộng rãi hơn, vị tha hơn. Đó là tình thương đồng loại thương người. Vì mỗi con người “đều là những kẻ đáng thương” - mà có khi còn đáng thương hơn mình nữa. Kinh Unanda có ghi câu “Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không thấy ai là kẻ đáng  thương hơn mình. Ấy vậy là mình thương mình. Mình đã thương mình thì cũng đừng nên làm phiền người.” Ta không những không làm phiền người mà còn phải thương người nữa.   Nhờ “tình thương” mà thân tâm con người được an lạc. Khi ta mang tình thương đến cho người khác thì chính là tự mình mang “hạnh phúc” đến cho chính mình.

Có thể lúc đầu vì “cái Ta” quá lớn nên ta không thể thực hiện và cảm nhận được điều đó vì khi cho, khi mang tình thương hổ trợ người khác ta thường hay nghĩ lại, hay tiếc rẽ, ân hận nên không cảm thấy được sự hạnh phúc vui sướng đến với mình.

CÓ PHẢI KHI CHẾT, KHÔNG MANG THEO ÐƯỢC GÌ HAY KHÔNG?

Trở lại vấn đề Khi Chết không mang theo được gì, nhiều người đã nhận thức rõ điều ấy, và đó là một sự thật hiển nhiên mà từ cổ đại tới nay, mọi người trên quả đất đều thấy và biết.

Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì Khi chết mỗi người đều có mang theo “cái” mà không ai thấy hay biết “cái” mang theo đó là “Cái Nghiệp” của chính họ.  Cho đến nay, sự kiện gọi là Nghiệp quả hay Nghiệp báo vẫn còn gây nhiều thắc mắc khó hiểu mặc dù số lượng người tin vào Nghiệp (Karma) và nhất là tin vào vấn đề có sự tái sinh ở kiếp sau ngày càng gia tăng thấy rõ tại các nước Âu Mỹ.

NGHIỆP LÀ HẬU QUẢ CỦA KIẾP TRƯỚC?

Tái sinh vào kiếp sau tức là sau khi chết sẽ lại hóa sanh trở lại qua một kiếp đời khác.

Như vậy khi một người nào đó chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã mà thôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (con ngươi, thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển qua một đời sống mới qua một thân xác mới.  Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giai đoạn sống trong sự chuyển hoá luân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp. Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước - tạo ra các nguyên nhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sự luân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là luân hồi

NGƯỜI CHẾT CHỈ MANG THEO “CÁI NGHIỆP” CỦA HỌ ÐỂ TẠO QUẢ CHO KIẾP SAU..

Để hiểu rõ giai đoạn này, ta hãy bất đầu khi một người chết đi, họ trở thành bất động. Sở dĩ xác thân khi chết bất động vì thật ra nó chỉ là một khối vật chất bình thường trong tự nhiên mà thôi.

Nó như cái áo mặc, khi chết chính là lúc trút bỏ cái áo ấy. Khi sống, xác thân cử động được là nhờ có sự hổ trợ hợp đồng của các giác quan như thấy, nghe, nhận biết, ngửi, nếm, suy nghĩ tính toán... Khi chết, thân xác bất động thì các giác quan âý cũng mất luôn.

Tuy nhiên có 2 thể vật chất đặc biệt không bị mất đi, vẫn còn tồn tại. Hai thể này có tên gọi là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà kinh Phật giáo gọi là hai thức. Hai thức này sẽ là cầu nối giữa cái xác thân đã chết vớì các xác Thân sanh trở lại của kiếp kế tiếp. Mạt Na Thức có nhiệm vụ sao chép lại bao quát về cá tánh, bản năng, năng khiếu, cảm xúc, sự hiểu biết và ký ức, hành vi cử chỉ lẫn tư tưởng của con người mà nó liên hệ lúc còn sống. Tất cả những ghi nhận, sao chép này từ Mạt Na Thức sẽ truyền hết cho A lại Da thức lưu trữ. Như vậy có thể hiểu A lại Da Thức như là một cái thư viện lưu trữ các tài liệu sách vở của một người lúc còn sống.

Tài liệu ấy bao gồm các đặc tính,  bản năng, thói hư tật xấu và cả tánh tốt của người đó. Tuy nhiên tùy theo sự dồn nén tập trung tư tưởng, tình cảm nào đó quá nhiều như uất hận, căm thù, đau khổ, sợ hãi, nuối tiếc... thì những tư tưởng tình cảm ấy sẽ là đầu mối cho đời sống kế tiếp mang nặng tất cả những gì đã bị kích động dồn nén ấy. Do đó mà các vị chân tu thấy rõ điều đó đã căn dặn mọi người rằng; lúc sắp qua đời phải cố giữ tâm yên bình không nên nuối tiếc,  đau buồn hay căm giận. Đặc biệt sự căm thù, lòng tức giận là mối nguy ghê sợ nhất nếu phát sinh lúc lâm chung thì lúc tái sanh sẽ rơi vào vòng đau khổ cùng cực. Ðó cũng là lý do tại sao lúc người vừa mới chết, mọi người có mặt nên đọc kinh cầu nguyện, nhắc nhở tâm linh người chết nên sáng suốt, vui vẻ hầu tránh sự mê mờ u tối, lầm lạc khiến dễ sa vào chốn địa ngục.

NGƯỜI CHẾT CÓ CÒN BIẾT GÌ KHÔNG?

Đây là câu hỏi mà nhiều người đã thường đặt ra khi đứng trước xác thân một người vừa mới qua đời.

Nhiều người thắc mắc cho rằng một khi đã chết thì làm sao người chết nghe thấy, nhận biết những gì xung quanh nữa? như vậy tụng Kinh, đọc Kinh, nhắc nhở những điều tốt lành bên cạnh họ có ích gì nữa đâu?  Phật Thích Ca bậc đã đắc đạo, giác ngộ, nên thấy biết hết những nguyên lý thâm sâu vi diệu trong vũ trụ. Theo Phật thì: khi một người chết thì cái xác thân của người đó trở nên bất động và không còn các tiếp nhận qua các giác quan liên hệ về thấy, nghe, ngửi, sờ, nhận thức nữa vì các giác quan ấy cũng không còn. Tuy nhiên nhờ hai thức còn lại là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà người chết vẫn còn hiểu biết mặc dù tim đã ngừng đập, không còn thở, không còn cử động nữa mà thôi.

SỰ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CHẾT KÉO DÀI ÐƯỢC BAO LÂU?

Các kinh sách Phật giáo đều cho biết là thời gian ấy là 49 ngày. Một thời gian vô cùng quan trọng đối với người chết. Vì người ấy tuy đã chết rồi nhưng nhờ hai thức quan trọng là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức còn tồn tại nên người chết vẫn còn hiểu biết rất rõ những sự việc chung quanh. Khi sắp chết, tim đập yếu dần, nhiệt lượng cơ thể giảm. Trong khi các giác quan bình thường sắp sửa biến mất thì hai thức Mạt Na và A Lại Da lại đảm trách công việc vào lúc này.  Ta có thể nhận biết điều này khi thấy phần nhiều những người chết rất tỉnh táo vào giờ phút cuối cùng sắp từ giả cõi đời. Có người chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ trước khi chết hay dặn dò vợ con điều này điều kia.  Ấy là do thức Mạt Na của người ấy phát động vào lúc người ấy sắp lìa đời. Thức Mạt Na là phần ghi nhận tất cả những gì liên quan tới cảm nghĩ, nhận thức hành động của người ấy nên thức này khi mở ra chẳng khác nào mở cuốn tự điển của cuộc đời nên không quên bất cứ điều gì trước đây dù xa xưa tới mấy. Cái nhớ, biết rõ ràng như thế nên trước khi lìa đời người chết nói năng rất tỉnh táo sáng suốt.

Trong khoảng thời gian 49 ngày, thức A Lợi Da trước đây im lìm khi người còn sống thì nay hoạt động  Vì là nơi tích trữ các dữ kiện về  tâm thức hành động bản năng, tư tưởng, tình cảm, ý muốn của người ấy lúc còn sống do Mạt Na Thức chuyển tới nên vào giai đoạn này, nếu vì lý do nào đó mà A Lợi Da Thức bị kích động mạnh bởi những tác động ảnh hưởng bên ngoài như sự kêu gào thãm thương, đau đớn của thân nhân người chết hay bản thân người sắp chết căm hờn, tức tối, oán thù thì những tác động âý sẽ khiến người chết không nguôi và ảnh hưởng tới cuộc đời kế tiếp khi tái sanh khó mà vào được hoàn cảnh thanh lành. Như vậy khi một người chết, ta nên nghĩ là người ấy chết về phần xác thân mà thôi còn một phần thuộc tâm linh vẫn còn ràng buộc với thân xác, chưa hẳn rời ra ngay nên người chết ấy chưa hẳn là đã chết một cách tuyệt đối. Tình trạng này có khi lâu đến mấy ngày. Trong thời gian đó phần cảm nhận mà người chết có được là nhờ thức gọi là Thần Thức. Chính Thần Thức này là do Mạt Na Thức và A Lại Da Thức kết hợp lại mà thành. Khi chết Mạt Na Thức và A Lại Da Thức liên kết nhau tạo nên một thân mới khác, nhưng thân mới này không có hình hài gọi là Thân Trung ấm. Mặc dầu Thân Trung ấm vô hình vô tướng nhưng lại có sự thông hiểu tinh tường hơn cả người sống.

Thân Trung ấm chính là cái thân chuẩn bị của tương lai khi xác thân cũ sẽ tan rã, hủy hoại.

Khi chuyển biến từ kiếp này qua kiếp khác, thức A Lại Da đóng vai trò quan trọng vì nó chứa đựng một năng lực vô song.

SỨC MẠNH CỦA NGHIỆP LỰC.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Gia Cát khi tìm hiểu về Thần Thức và Năng lực bảo vệ đã có những ghi nhận như sau:   Khi con người trút hơi thở cuối cùng thì cơ thể vẫn còn có một nơi tập trung hơi nóng ấm, đó là Thần Thức.  Thần Thức là tất cả những hành động của quá khứ tập trung lại tạo nên một sức mạnh vô hình, mầu nhiệm chuyển dẫn người chết lại đầu thai vào xác thân khác để chịu Quả Báo.

Sức mạnh đó là sức mạnh của Nghiệp lực. Cái mà nhiều người gọi là Hồn thật ra là Thần Thức chớ không gì khác. Thần thức lưu giữ tất cả mọi cá tính, bản năng, hành động, hoàn cảnh... của người đã chết đầy đủ, không thiếu sót (Chính vì lẽ đó mà không ai có thể che dấu những gì mình đã làm, vì Thần thức đã giữ bản sao của đời người đó từng chi tiết rồi)  Vì thế cho nên dù người đó đã qua đời, thân xác đã tan rửa nhưng vẫn còn phần quan trọng là Thần thức là bản sao chép về đời người đó vẫn còn và tạo ra một năng lực gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực ấy sẽ chuyển dần người chết đầu thai vào một thân xác mới khác để chịu quả báo.

THẦN THỨC THOÁT KHỎI THÂN XÁC TỪ VỊ TRÍ NÀO?

Trong dân gian ta thường nghe nói: người chết thì Hồn ra khỏi xác. Chữ Hồn ấy chính là Thần Thức. Khi một người chết đi thì trong một thời gian nào đó mặt dầu người đó đã chết nhưng vẫn còn hiểu biết và sự hiểu biết ấy còn linh diệu hơn khi người đó còn sống.  Ấy là do sự hiện hữu và hoạt động của Thần Thức. Nhưng Thần Thức cũng sẽ rời khỏi xác thân sau một thời gian.  Thần Thức sẽ thoát ra hỏi thân xác người chết ở những vị trí khác nhau tùy vào Nghiệp lực. Nếu nghiệp lực nặng nề thì Thần thức sẽ thoát ra từ phần dưới của cơ thể người chết như từ bàn chân từ bụng hay đầu gối. Nếu Nghiệp lực thanh cao tốt lành thì Thần thức sẽ thoát ra từ trán, mặt hay ngực.

Nhiều tài liệu Kinh điển cổ xưa cho hay rằng có thể quan sát sắc thái, tình trạng, cảm giác thể hiện nên gương mặt của người sắp chết mà suy đoán vị trí thoát ra của Thần Thức như sau:  Khi thấy gương mặt người chết nhăn nhó, mặt xám đen, quằn quại thì biết ngay là Thần Thức thoát ra từ bàn chân. Nếu người sắp chết đòi ăn, đòi uống, tiếc nuối, than vãn, khổ sở, đau đớn thì Thần Thức chuyển từ bụng xuống đầu gối và thoát đi.

Nếu người chết bình tỉnh, sáng suốt, dặn dò người thân mọi điều và giả từ ra đi hay từ từ nhắm mất trong an bình tự tại thì Thần Thức sẽ thoát ra từ ngực hay trán hoặc mặt.

NGHIỆP CÓ NHIỀU LOẠI:

Nếu phân chia theo chi tiết thì có rất nhiều loại Nghiệp khác nhau.

Tuy nhiên để hiểu khái quát, chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại Nghiệp chính sau đây:

1) Nghiệp hiện tại: Tạo ác và bị quả báo ngay trong đời. Ví dụ anh A giết người và mấy năm sau anh ta bị tai nạn qua đời.

2) Nghiệp đời sau: Do tạo nghiệp đời này và đời sau (kiếp sau) mới bị quả báo. Có khi đến mấy kiếp sau mới bị quả báo.

3) Nghiệp bất định: Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.

4) Nghiệp tích lũy: Nhiều nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại.

5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán . Ví dụ người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghề lâu thành lập quán không bỏ.

6) Nghiệp Cận tử: Nghiệp tạo ra vào lúc gần lâm chung. Ví dụ một người lúc gần chết dùng vũ khí giết người vì căm tức hay để trả thù.

NGUYÊN NHÂN HÀNH ÐỘNG PHÁT SINH MỨC ÐỘ NGHIỆP  QUẢ.

Khi một người làm việc ác cùng với sự hăng say thích thú trong lúc hành động thì quả báo đến với họ gia tăng. Nhưng nếu một người làm điều ác theo lệnh cấp trên, bị bó buộc, bị sai khiến, thúc hối phải làm nhưng trong lòng không muốn, cảm thấy đau khổ xót xa vì biết là mình làm điều ác thì nghiệp quả vẫn tạo ta nhưng không lớn lao như người vừa mô tả trước. Vậy các nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong luật quả báo. Anh A làm điều ác, quả báo phản hồi về hành động ác ấy tùy vào nguyên nhân nào đã khiến anh ta hành động. Nguyên nhân ấy có thể do lòng gian ác hung bạo hận thù hay có thể là do bị bắt buộc nếu không làm thì anh ta phải chịu chết. Như thế nguyên nhân gây hành động tàn ác khác nhau nên hậu quả do quả báo đem lại khác nhau.  Khi bàn về sự kiện này có người đã dựa vào lý luận để bào chữa cho hành động sai quấy của mình như người ăn trộm nghĩ rằng: Vì đói vì muốn cho vợ con hạnh phúc nên anh ta phải đi ăn trộm nên theo anh ta thì nguyên nhân ấy chắc sẽ không nhận quả báo quá nặng nề!

Nếu lý luận theo cách đó thì rõ ràng anh ta chưa hiểu thế nào là thiện tâm là đạo đức là quả báo.

Nếu cứ nghĩ sai lạc như thế thì kẻ giết người cũng sẽ bảo rằng: nếu tôi không giết người đó thì người đó sẽ tố cáo tôi - vì tôi sợ nên tôi phải giết thôi. Lý luận ấy cũng hồ đồ như có một kẻ sát nhân đã bảo: Tôi phải giết người ấy để lấy tiền bạc vì gia đình tôi đang túng thiếu!

Làm việc thiện không phải lớn lao mới tạo phước đức. Đôi khi việc nhỏ mà hành động với Tâm lành thì phước đức lại rất lớn lao. Nhiều người nói ta toàn chuyện phước thiện lớn lao ý nghĩ to lớn nhưng thực tế thì chẳng có gì cả.

Đã có biết bao người thường nói: “Cầu cho tôi được trúng số tôi sẽ xây mấy cảnh chùa nhà thờ! Tôi sẽ... Tôi sẽ... “Chuyện trúng số thì biết bao giờ mới trúng, nên chi cứ nói mà không thấy trong khi có người lở đường xin chút tiền mua cơm ăn lại không cho, nghe đồng bào bị bảo lụt đói lạnh không dám bỏ vài đồng đóng góp.  Thực tế trước mắt không thực hiện, chỉ thực hiện ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Thế gian có vô số người như thế.

Theo các kinh sách và lời giảng của các bậc tu hành thì trong cuộc đời dù ta làm việc Thiện nhỏ nhoi tới mấy đi nữa thì đó cũng là gieo mầm phúc thiện.

Cứ mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút ta suy nghĩ những điều tốt lành làm những việc hướng Thiện thì dù nhỏ tới mấy nhưng cứ một ít, một ít dồn chứa tích tụ lại và cuối cùng đời ta cũng sẽ tạo được phước lành nếu không có ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau.

Mình muốn được mọi người thương mến mình thì cách hay nhất là mình phải thương mến mọi người hay ít nhất là đừng ghét họ. Vậy cái nguyên nhân tạo nên mối thiện cảm tốt lành chính là Tình thương.

Do đó Kinh Phật có câu: “Đem yêu thương xóa bỏ hận thù”.

Theo thuyết luân hồi thì mọi thứ trên thế gian khi có sự gặp gỡ hội tụ liên kết nhau là do ở nhân duyên, nghiệp lực làm phát sinh.

Tại sao cô con gái nhà đó lại làm con dâu nhà tôi?

Tạo sao ông bà ấy lại là cha mẹ chồng của tôi?

Tại sao chúng tôi lại sống cạnh nhau?

Phải chăng là do có nghiệp báo luân hồi với nhau?

Phải chăng chúng ta có Nợ với nhau?

Như vậy, nếu có thì chúng tôi phải sống với nhau như thế nào cho tốt?

Chúa đã dậy rằng: Đừng Mắc Nợ ai chi hết,  Chỉ mắc nợ yêu Thương mà thôi!” Hay “Ngươi phải yêu kẽ lân cận mình như mình yêu mình vậy.”  Như vậy thì rõ ràng khi người mẹ chồng đối xử tốt với con dâu thì khó mà có người con dâu nào ăn ở không biết điều với cha mẹ chồng.

Cũng vậy, một khi người con dâu xem cha mẹ chồng như cha mẹ mình thì khó có người cha mẹ chồng nào lại đem lòng ghét bỏ con dâu.  Trong Kinh Thánh có đoạn ghi như sau: “Các ngươi muốn người ta làm cho mình như thế nào thì hãy làm cho người như thế ấy”

Trên đây chỉ là một số tội lỗi thường thấy trong đời sống của con người.

Thật ra còn vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả chồng chất ngày càng lớn lao như tội lừa dối(lừa dối chồng vợ, con cái, bè bạn người khác hăm dọa như nặc danh hăm dọa bằng lời nói....), xúi giục (xúc người khác làm điều xấu, hại người), chế diểu (cười cợt khi thấy kẻ khác gặp điều không may), ganh ghét (thấy kẻ khác hơn mình thì sanh lòng tức giận), ích kỷ (chỉ muốn tốt lợi cho mình mà không muốn tốt hay lợi cho người), sang đoạt, (lấy nhà cửa của cải người), gạt gẩm, giả mạo, bày mưu tính kế (chuyên làm  giấy tờ giả mạo, sản xuất giả mạo - hàng giả, chế thuốc giả mạo, pha chế thức ăn giả mạo bằng những chất có hại cho cơ thể người tiêu dùng, bày mưu tính kế lừa gạt người hay làm hại người..) ..vân vân .

Những sự kiện vừa kể đã thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở. Tuy nhiên những người phạm vào các vấn đề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều sai quấy để rồi ân hận hối lỗi mà bỏ qua. Trái lại rất nhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục. Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiên họ phải nhận lãnh quả báo không may sớm hoặc muộn mà thôi. Muốn nghiệp báo đừng tạo thêm và giảm thiểu thì nhớ lời dạy của Phật:  Ý nghĩ và hành động tốt lành (Thiện) thì nên nghĩ tới và tiến hành. Nếu việc Thiện đã tiến hành rồi thì nên phát triển việc thiện ấy ngày càng lớn thêm.  Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TA PHẢI ÐAU KHỔ!!!

Con người sinh ra và sống trên cõi đời không ai là không khổ. Từ vua quan cho tới kẻ cùng dân, ai cũng đều có cái “Khổ” riêng cả. Cư sĩ T.Q. đã nêu một vài cái Khổ trong bài viết “Thân thể con người”: Cái chết là một cái Khổ trong 8 thứ Khổ của con người:

Khổ vì bị Sanh ta, Khổ vì bị Già, khổ vì bị Bệnh, Khổ vì bị Chết, Khổ vì bị gần với những thứ mình không ưa, Khổ vì bị xa với những thứ mình ưa thích, Khổ vì muốn mà không được, Khổ vì có quá nhiều sức khỏe và Ngũ ấm. Ngũ Ấm gồm năm thứ:

1) Sắc: chỉ cho các hình danh sắc tưởng. 2) Thọ chỉ những cảm giác

3) Tưởng chỉ những sự tưởng tưởng, suy nghĩ 4) Hành chỉ cho các hành động tạo tác 5) Thức chỉ cho các cái biết của “Ý”

Cư sĩ T.Q – thân thể con người – Báo Viên Giác - số 113, tháng 10-1999 Ðức Quốc)

Còn có cái Khổ khác nữa do mỗi con người tự tạo ta đó chính là Các Tâm của mỗi người. Cái Tâm đó thường tham lam, thường mơ mộng, tưởng tượng những thứ không có thật mà cứ tưởng là có Thật.

Cái Tâm cũng là nguyên nhân tạo ta những hậu quả. Kinh Phật giáo thường cho rằng: “Mọi sự tại Tâm” đã nói lên điều đó.

Ngoài cái Tâm ta còn có Cái Thân. Cái Thân xác mà ta cho là sự “Của Ta” hay “chính là Ta” Vì cái Thân ấy mà Ta phải Khổ. Có Thân thì có ham muốn vì đó chỉ là các thân vật chất thật sư. Có ham muốn là có chiếm hữu, sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi cho thân mình mà không muốn cho ai được lợi cả. Như thế càng ham sống là càng gây ra nhiều nghiệp quả để rồi nhận lấy quả báo luân hồi đau khổ.

Nếu biết Các Xác Thân chỉ như các áo ta mặc thì sự khổ đau, bệnh hoạn chỉ như cái áo bị rách cũ mà thôi.

Cái xác thân ta đẹp đẽ hay xấu xí thì cũng như cái áo ấy màu sắc đẹp đẻ hoặc không được sáng sủa hấp dẫn. Khi chết chính là lúc cái áo ấy bị thay bỏ không mặc nữa và rồi ta sẽ mặc vào cái áo khác.  Khi sống, ta cử động nhúc nhích, đi lại thì cái thân xác ta cử động, nói năng, nhận biết, cảm xúc nhưng thật ra các hổ trợ đó không phải phát xuất từ cái xác thân mà từ nhiều thứ như ý nghĩ, cảm giác, thấy nghe, nếm ngửi...vân...vân. bộc lộ qua tai, mắt, mủi, miệng, lưởi...Khi chết những thứ đó đều mất đi. Vậy mà chúng ta, ai cũng nghĩ về Cái Thân Xác mình mang và cho đó là Chính Mình. Thật sự thì cái Thân xác ấy chỉ là những vật chất cơ bản tạo nên và sau một thời gian cũng quay về với các bụi mà thôi. Để chứng minh cái Thân xác ấy có phải của Ta không thì ta hãy nhớ lại là Cái Thân ấy có hoàn toàn theo ý ta không?  Ta thì luôn luôn muốn khỏe mạnh, nhưng xác thân muốn đau yếu, bệnh hoạn muốn chết khi nào là tùy ý nó. Ta không muốn uống nước nhưng cái xác thân lại Khát và ta phải chìu ý nó. Ta cố rán sức thức nhưng cái Xác Thân cứ muốn ngủ không theo ý ta. Có khi ta quyết nhịn ăn, nhưng cái Xác lại đòi ăn. Rõ ràng là các Thân làm ta Khổ.

Ngay cả Cái Tâm mà chúng ta nghĩ ngợi, phân tích, suy tính thiệt hơn ta cũng tưởng là “của Mình” luôn.. Nhưng cũng chính Cái Tâm làm mình khổ.  Tạo sao Cái Tâm thật sự không phải là Ta?. Nếu Tâm là Ta thì chỉ có mỗi một thứ Tâm thôi, cớ sao lại hai thứ như Tâm Thiện và Tâm ác? Vậy đã là Cái Ta thì tại sao lại là hai được? Còn Cái Tâm làm cho ta đau Khổ thì thật quá nhiều. Ví dụ như khi Ta muốn điều gì tức là Tâm ta muốn nhưng đâu có phải muốn là đạt được. Ví dụ lúc ta có Thiện Tâm, ta muốn người bị bệnh được lành hay người nghèo có được tiền bạc, nhưng điều mình muốn hay Tâm mình muốn như thế đâu có phải hoàn toàn được như ý. Thế là ta Đau khổ vì không đạt ý nguyện. Đôi khi vì lòng ghen tức căm ghét một người nào đó nên ta muốn kẻ ấy phải bị khổ đau nhưng kẻ ấy vẫn bình yên an lành. Như thế là Tâm muốn mà không được cũng khiến ta đau khổ.

Vậy chính Cái Thân và Cái Tâm làm mình ham muốn, tự cao tự đại, tự ái phân biệt, ích kỷ, tham lam, ganh ghét, giận hờn. tức tối...Nghĩa là vì Cái Thân và Các Tâm mà càng ngày mình càng phát triển

Tham Sân Si, lòng thù hận nhiều lên nhất là khi mình cứ nghĩ là Cái Thân chính là của mình, Cái Tâm chính là mình.  Chính vì sự nhầm lẫn mê mờ u tối trong nhận thức về cái xác thân và cái Tâm như thế nên hằng phút, hằng ngày, hằng giờ... mỗi người đều tự tạo cho mình biết bao hành động, ý nghĩ sai lầm tội lỗi khiến tạo ra biết bao nghiệp báo chồng chất không bao giờ vơi mà mình không biết??!...!...

KHI CHẾT KHÔNG MANG THEO ÐƯỢC GÌ, tác giả Đoàn Văn Thông

http://tuyenphap.com/Tham-khao/Khi-chet-ta-dem-theo-duoc-cai-gi

 

karma1

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Ranh ngôn vui vui

ta

* Tiền là giấy, thấy là... phải lấy.

* Nghệ thuật che lấp sự bất tài cũng đòi hỏi không ít tài năng.

* Đời là bể khổ mà chúng sanh thì... không biết bơi.

* Nhật ký đi thi:  "Nhận đề, cầm đề, đọc đề, xé đề, chửi thề... ra về".

* Một ngày có 24 giờ, cho nên trong một két bia chỉ có 24 chai.

* Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi. Hãy  tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo.

* Sống là phải cho đi. Hãy cho đi tất cả những gì bạn có, để rồi hối hận nhận ra rằng đòi lại sẽ rất khó.

* Đừng bi quan, trong cái rủi nó còn có cái xui…

* Muốn thắng trong điền kinh thì tốt nhất là vừa chạy vừa... rải đinh.

* Nhận được thư em lúc nhá nhem
Mừng mừng tủi tủi mở ra xem
Trong thư em viết dăm ba chữ
"Anh ơi!... ngày mai nó lấy em".

* Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
Ăn xong rửa chén là điều dĩ nhiên.

* Không có tội gì cả
Trong lúc xưng tội, cô gái nghiêng sát vào tấm lưới và nói:
- Xin cha hãy tha cho con tội tự đắc, vì hằng ngày, con đều soi gương và tự nhủ rằng mình thật xinh đẹp.

Cha nghiêng mình về phía tấm lưới để quan sát kỹ cô gái, rồi nói:
- Cha cho con biết một tin vui: Đây không phải là hành vi phạm tội, mà chỉ là một sự nhầm lẫn.

Sưu tầm

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Nem chua chay - Kim

053

Nguyên liệu :

- Bưởi: 1 trái.
- Khế: 2 trái.
- Phèn chua: 1 muỗng cafe.
- Đu đủ xanh sống :  ½ kg.
- Plastic wrap để gói nem.
- Màu cam: một ít.
- Dầu ăn: 2 muỗng canh.
- Hành boa rô : 1 khúc.
- Gia vị:  Đường, muối, hạt nêm chay

Cách thực hiện:

- Bưởi gọt lấy vỏ. Vỏ bưởi gọt bỏ phần ngoài màu xanh, lấy phần trắng bên trong đem phơi cho khô cứng. Vỏ bưởi sau khi phơi, tiếp tục ngâm trong nước nóng rồi bóp, xả nhiều lần, vắt ráo đến khi nếm không còn đắng là được.

- Đu đủ xanh bào sợi, bóp muối, xả sạch, vắt ráo, phơi nắng cho héo.

- Khế vắt lấy nước rồi cho phèn chua đã giã nhuyễn vào khuấy tan.

- Hành boro băm nhỏ, phi thơm.

- Cho vỏ bưởi, hỗn hợp nước khế, phèn chua và màu cam vào tô trộn đều. Sau đó cho tất cả vào miếng vải hấp cách thủy, thấy mềm thì vớt ra cho vào thau. Dùng chày quết cho nhuyễn hỗn hợp trên rồi cho thêm đường, bột nêm, muối vào. Khi thấy vỏ bưởi đã dẻo, cho thêm dầu phi boa rô vào quết đều.

- Cuối cùng trộn đu đủ vào hỗn hợp trên, đảo đều, lấy ra từng phần vo thành viên nem hình vuông, cho một lát tỏi và một miếng ớt vô miếng nem rồi dùng plastic wrap gói lại (nếu ai kiêng tỏi thì chỉ cho ớt thôi cũng được).  Để nem ở nơi thoáng mát, sau hai ngày là ăn được.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Chả giò chay - Kim

chagiochay

Nguyên liệu

1/2 củ khoai môn

1/2 chén nấm mèo

3 miếng đậu hủ  chiên

1 miếng ham chay

1 chén đậu xanh không vỏ

1 củ cà rốt

1  lọn bún tàu

1 xấp bánh tráng cuốn chả giò

Đậu xanh không vỏ nấu chín hoặc ngâm nước qua đêm xong đem hấp chín.

Nấm mèo ngâm nước cho nở,rửa sạch để ráo băm sơ

Bún  tàu ngâm nước cho mền cắt khúc

Đậu hủ chiên và ham chay cắt sợi

Khoai môn, carot gọt vỏ, thái sợi băm sơ sơ cho ngắn lại

Boa rô thái nhuyễn

Cách làm

Bỏ tất cả khoai môn, carot, đậu xanh, bún tàu, nấm mèo, đậu hũ, ham chay, boa rô vào một cái tô, cho 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm chay, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh dầu hào chay vào trộn đều, nhồi cho thật dẻo.

*Làm hồ để dán mí bánh tráng: 1 muỗng canh bột năng,3-4 muỗng nước quậy đều cho vô microware khoảng 30-40 second lấy ra.

Cách cuốn

Gấp bánh tráng thành hình tam giác, bỏ nhưn vô, gấp hai bên lại, cuốn tới mí thì bỏ chút hồ vô cho dính lại. Chiên chả giò với lửa vừa, tới khi vàng hai mặt thì gắp ra. Món này ăn kèm với bún, rau thơm và  salad.

Khi chiên nên xếp phần mí chả giò nằm dưới đáy, khi mí đã dính cứng thì sẽ không bị bung nhân qua.

Chúc các bạn thành công với món chả giò này nhé.

Kim

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Khóa tu Tĩnh Tọa Niệm Phật ngày 07/09/2013 tại chùa Giác Lâm – ĐĐ Thích Minh Thành

image

KHÓA TU TĨNH TỌA NIỆM PHẬT NGÀY 7 THÁNG 9 NĂM 2013

TẠI CHÙA GIÁC LÂM

131 NYACK AVENUE, LANSDOWNE, PA 19050

DO ĐĐ THÍCH MINH THÀNH HƯỚNG DẪN

Trong chuyến hoằng pháp kỳ 3, tại Hoa kỳ lần nầy, ĐĐ Thích Minh Thành sẽ thuyết pháp và hướng dẫn tu học vào ngày Thứ Bảy, 7/9/2013 tại chùa Giác Lâm.

ĐĐ Thích Minh Thành xuất gia vào năm 1991 tại chùa Phước Long, Đồng Tháp, giảng viên tại các trường Phật Học Sài Gòn, và hiện là vị Giảng Sư của chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn.

Thầy đã hành trì pháp tu niệm Phật trong nhiều năm nay và cũng đã thành tựu được nhiều công trình:

* Dịch thuật kinh sách: Vạn Thiện Đồng Quy Tập, Liên Tông Bảo Giám, Niệm Phật Chỉ Nam, Niệm Phật Cảnh, Tịnh Độ Vựng Ngữ, Khuyến Tu Tịnh Độ Thiết Yếu, Tịnh Độ Chỉ Quyết, Tịnh Từ Yếu Ngữ...

*Biên soạn: Ý nghĩa niệm Phật, Trái tim chánh pháp, Yếu chỉ tu hành, Xoay chuyển bánh xe pháp…v.v

Chương trình

09:00AM: Tĩnh tọa
09:30AM: Kinh hành
10:30AM: Giảng Pháp
11:30AM: Thọ trai, nghỉ trưa
02:00PM: Lạy Phật
02:30PM: Kinh hành
03:30PM: Hỏi đáp
05:00PM: Hoàn mãn

Trân trọng kính mời quý Phật tử và quý vị đồng hương tham dự 1 ngày tu học và mong mỏi hội ngộ đông đủ quý Phật tử trong pháp duyên này.

Trụ Trì: Ni Sư Thích Nữ Hạnh Nghiêm
131 Nyack Avenue
Lansdowne, PA 19050
Điện thoại: (610) 626-8499

Hội trưởng: Trần Ngọc Tuấn
Điện thoại: (267) 344-9129
Email: chuagiaclam@yahoo.com

Liên lạc để biết thêm chi tiết:
Nguyên Quang: 732-887-3021
Diệu Sương: 215-360-2171