Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Bánh mì baguette nướng - Kim

edf_bruschetta_vert

Nguyên liệu:

  • 1 ổ bánh mì baguette
  • 2 muỗng canh dầu olive
  • 1 trái bơ (avocado)
  • 1 muỗng cà phê nước chanh
  • 1 hộp grape tomato

Cách làm:

Bánh mì cắt xéo hơi dày một chút dùng brush quyét dầu olive hai mặt bánh. Vặn oven khoảng 350 degrees, xong bỏ bánh mì vô baking sheet cho vô oven nướng khoảng 8-10 phút hoặc tới khi bánh mì vàng.

Bơ bỏ vỏ, lấy muỗng cạo bơ bỏ vô một cái tô, cho nước chanh, muối, tiêu vào chung rồi tán sơ cho mịn.

Grape tomato cắt làm hai hoặc làm ba.

Trét bơ đều lên bánh mì, xong bỏ grape tomato lên trên, thế là có một món ăn ngon vừa đơn giản vừa dễ làm.

Chúc các bạn ngon miệng với món bánh mì này nhé!

Kim

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

The Sami Who Rescued The Ants (Chú Tiểu Sa Di Cứu Sống Đàn Kiến)

The Sami Who Rescued The Ants

Once there was a little sami who studied Buddhism with a very wise Teacher. He was a very good student. He was respectful, sincere, and obedient. He learned very quickly.

The Teacher was so wise that he could foretell the future. The Teacher knew from the beginning that his little student could not live very long. One day he counted and realized that the little student had only seven days left to live. He felt very sad.

The Teacher called the little sami to him. He said, “Hey, little sami, you haven’t seen your mother for a long time. think you need a vacation. You run on home and visit your mother, and come back eight days from now.” He did this so at least the little sami could die in his own parents’ home.

When the little sami left, the Teacher was very sorry. He thought he would never see his little student again.

Eight days later, who should show up but the little sami! His Teacher was delighted, but he was also puzzled, because the little student looked wonderful. He didn’t look like someone who had been about to die.

Finally, the Teacher decided to find out what had happened. He told the boy, “Son, I have foretold the future many times, and I have never been wrong. I sent you home because you were doomed to die within seven days.  But the seven days have already passed. Not only are you still alive, but you look great. The image of death has left you. How did you do it?”

The little sami was thunderstruck. He didn’t have any idea how to answer his Teacher, so the Teacher entered the settled state of meditation. Before long, he understood.

“Son, on the way home, did you save some ants?”

“Yes, Teacher, on the way home I saw a whole bunch of ants trapped by some water. They were about to drown, so I got a piece of wood and rescued them.”

“That’s it, then. Your kind heart has earned you a long life. The wise men of old said, ‘Saving one life earns more merit than building a pagoda of seven stories.’ You have saved hundreds of lives, so you will live a very long time now.

“You have earned a good future, but you still have to keep working to save living creatures. You must spread the message of the Buddha. Teach all people to be merciful. Tell everyone not to kill living creatures.  Let animals live in peace.”

The little sami never forgot his teacher’s words.  He worked very hard and became a great monk.  He lived for a long, long time.

Chú Tiểu Sa Di Cứu Sống Đàn Kiến

Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời. Chú học đạo rất nhanh.

Thầy của chú rất sáng suốt có thể đoán biết trước được chuyện tương lai. Lần đầu tiên mới gặp, vị thầy xem tướng biết thọ mạng của chú học trò nhỏ này sẽ kéo dài không lâu. Ngày nọ, ông ta tính ra và nhận thấy rằng chú học trò này chỉ còn sống được bảy ngày nữa thôi. Vị thầy rất buồn.

Ông ta gọi người đệ tử lại và bảo rằng: “Này con, đã lâu lắm con không được gặp mẹ con. Thầy nghĩ con cần nghỉ một thời gian để về nhà thăm mẹ con và sau tám ngày hãy trở lại đây.” Vị thầy dạy như vậy với hy vọng rằng chú này có thể chết tại nhà cha mẹ của chú.

Khi người đệ tử đi rồi, vị Thầy cảm thấy rất buồn cho chú. Ông ta nghĩ rằng ông không bao giờ có thể gặp lại chú nữa.

Tám ngày sau, người đệ tử trở lại. Vị thầy mừng rỡ và rất ngạc nhiên thấy chú vẫn khỏe mạnh. Chú không lộ vẻ gì cho thấy rằng chú giống như người sắp lìa đời.

Cuối cùng, vị thầy muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Ông nói với người đệ tử: “Này con, ta đã nhiều lần xem tướng đoán việc tương lai, và chưa bao giờ sai lầm. Ta bảo con trở về thăm nhà vì ta biết chắc rằng con sẽ chết trong vòng bảy ngày. Nhưng bảy ngày đã trôi qua, không những con vẫn còn sống mà trông con có vẻ khỏe mạnh. Yểu tướng sắp lìa đời nơi con đã biến mất. Vậy con đã làm sao mà được như vậy?”

Nghe nói thế, người đệ tử sửng sốt. Chú không biết phải trả lời với Thầy thế nào. Vị Thầy liền bắt đầu nhập định và biết rõ sự việc.

“Trên đường về nhà có phải con đã cứu sống một đàn kiến?”

“Thưa thầy, dạ có. Trên đường về nhà, con gặp thấy một đàn kiến rơi xuống nước. Nhìn thấy đàn kiến sắp bị chết đuối, con liền đưa một khúc gỗ xuống để cứu chúng.”

“Ðúng vậy. Do lòng từ bi cứu đàn kiến mà con được sống lâu. Các thánh nhân đã dạy rằng: ‘Cứu một mạng sống, phước đức lớn hơn xây dựng một ngọn tháp bảy tầng.’ Con nhờ cứu hàng trăm chúng sanh, mà con sẽ được sống trường thọ.

“Nay tương lai của con thật huy hoàng, nhưng con vẫn nên tiếp tục cứu độ cho mọi chúng sanh. Con cần phải truyền bá giáo lý của đức Phật. Hãy dạy cho mọi người nên có lòng từ bi. Và khuyên tất cả đừng nên sát sanh. Hãy để cho mọi thú vật sống an lành.”

Người đệ tử không bao giờ quên lời thầy dạy. Chú đã nỗ lực tinh tấn tu hành và trở thành một đại sư. Chú đã sống rất thọ, và trường thọ.

http://www.tuvienquangduc.com.au/TruyenNgan/234longthuongyeususong.html

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Khổ qua dồn xốt cà – Diêu Minh

khoquadonxotca 025

Mẹ của DS làm món này và tự chụp hình bằng iPad luôn. Món này ăn rất ngon, nhưng mà hơi công phu một chút.

Nguyên liệu:

  • 5 trái khổ qua, rửa sạch, cắt khoanh, bỏ ruột
  • 1 pound nấm trắng, ngâm nước muối, rửa sạch, xắt hạt lựu nhỏ
  • 1/2 pound nấm oyster, ngâm nước muối, rửa sạch, xắt hạt lựu nhỏ
  • 1/3 pound đạm vụn chay, ngâm nước cho mềm, vắt ráo
  • 1 hộp đậu hũ, rửa sạch, để ráo nước, bóp nhuyễn
  • bột mì căn
  • 6 trái cà chua lớn, rạch bốn múi, trụng nước sôi, lột vỏ, xắt hạt lựu

khoquadonxotca 021

  • Đường, muối, tiêu, nước, tương

Cách làm:

1. Bắt chảo dầu nóng, cho tai vị vào khử cho thơm, vớt tai vị ra bỏ, cho nấm vào xào cho ráo nước, nêm đường, muối, tiêu.

2. Cho đạm vụn chay, đậu hũ, nấm vào trộn đều, nêm đường, muối, tiêu, nước tương.

3. Nhồi bột mì căn vào nhân ở trên, vừa đủ để sao cho không còn ướt thì được. 

4. Dồn nhân vào mỗi khoanh khổ qua, ép chặt.

5. Xắp khổ qua dồn vào chõ để hấp 20 phút cho chín bột mì căn.

6. Để nguội khổ qua, xong chiên cho ngon. Các bạn nào không muốn  chiên thì bỏ qua bước này.

khoquadonxotca 012

8. Bắt chảo dầu cho nóng, xốt cà chua với đường, muối, nước tương cho vừa ăn.

9. Cho khổ qua dồn ra dĩa, chan xốt cà lên.

10. Món này ăn với cơm, rất ngon.

Chúc các bạn làm món này thật ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Lapeande beverage (Nước chanh nho) - Jennifer and Andrew


Hai cháu của DS tự chế ra thức uống này đây, các bạn thấy có ngon lắm không? Nếu ngon thì xin bấm like cho 2 cháu mừng nhé. Cảm ơn các bạn nhiều Smile.
 
1/2 pound nho, ngâm nước với 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng canh giấm 15 phút, xong rửa lại 2 lần, vớt ra để ráo

1 trái chanh, vắt lấy nước
 
2 muỗng cà phê đường
1/2 chai nước suối
nước đá
 
Cho các nguyên liệu trên trừ nước đá vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
nuocchanhnho
Rót ra ly, cho nước đá vào và thưởng thức.

We made this recipe of grapes and lime juice and decided to come up with a unique name for our beverage.  We hope that you can make this drink yourself and enjoy as well as we did.

1/2 pound grape, soaked with water add 1 teaspoon salt and 1 table spoon vinegar for 15 minutes. Wash 2 more times, let dry.
1 lime for juice
2 teaspoons of sugar
1/2 bottle of spring water
ice

Put everything in the blender except for the ice.
Blend well.
Pour into three cups

ENJOY Smile
Jennifer and Andrew

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Dù không có cái gì vẫn có thể bố thí

970204_576300915749433_1073449380_n

Một người nghèo hỏi Đức Phật : “Tại sao con nghèo như thế?”
Phật nói : “Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người ấy nói : “Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí.”
Đức Phật dạy : “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều này :

1. Nhan thí - Bố thí nụ cười,
2. Ngôn thí - Bố thí ái ngữ, nói lời hay.
3. Tâm thí - Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.
4. Nhãn thí - Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.
5. Thân thí - Bố thí hành động nhân ái.
6. Tọa thí - Bố thí nhường chỗ cho người cần.
7. Phòng thí - Bố thí lòng bao dung

Chè bí ngô - Kim

image(1)

  • Đậu xanh còn vỏ mua về rửa sạch
  • Nếp vo vài lần cho sạch
  • Bí Ngô gọt vỏ cắt miếng vuông
  • Đường phèn,vani
  • Phổ tai rửa sạch (loại này phải rửa cho kỹ cát nhiều lắm)

Bắc nước lên bếp, cho đậu xanh và nếp vô nấu trước, khi thấy nếp và đậu xanh gần chín thì cho

bí ngô và đường phèn vào, nấu khoảng 10 phút là bí ngô chín, cho vài giọt vani và phổ tai vào nồi trộn đều để khoảng 3 phút thì tắt bếp ,nấu lâu phổ tai mềm không ngon.

Món chè này ngon và mát rất thích hợp cho mùa hè hoặc mùa đông, dễ quá phải không các bạn, các bạn hãy làm thử món này nhé.

Kim

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Xíu mại chay - Kim

image

Vật liệu

  • 1 chén ham mềm màu hồng (còn gọi là ham nhão)

image(1)

  • 1 teaspoon bột gluten flour (bột mì căn)
  • 2 quả cà chua
  • tiêu
  • 2 tablespoon hành tây thái hạt lựu
  • 2 tablespoon củ sắn thái hạt lựu
  • 1 tablespoon dầu ăn
  • 1/4 teaspoon muối
  • 1/2 teaspoon đường
  • bánh mì
  • ngò, dưa leo, đồ chua, ớt

Cách làm

Ham để rã đá, cho gluten flour, tiêu, dầu ăn, hành tây (nếu kỵ hành, thì cho leek vào), củ sắn vào trộn đều (không cần nêm nếm thêm đâu, vì ham họ đã nêm sẵn rồi), xong nắn tròn tròn cho vào dĩa sâu lòng. Hấp 15phút

*Nếu không có ham chay, bạn cũng có thể mua đậu hũ về quyết cho thật dẻo, xong cũng bỏ bột gluten flour, tiêu, dầu ăn, hành tây, củ sắn và làm tương tự như cách làm ham vậy.

Trong lúc hấp xíu mại, thì cho tí dầu vào chảo, cho cà chua thái hột lựu vào, cho1/2 cup nước lọc, nêm muối, đường, đun riu riu, lấy muỗng dầm cà chua ra, nếu cà chua màu không đủ đỏ, thi` cho một muỗng canh tomato paste vào cho tạo thêm màu, sau 15 phút hấp ham xong, trút ham vào chảo sauce đun thêm 5 phút nữa, nêm nếm lại cho vừa ăn.

Gắp xíu mại chay ra dĩa, xong dùng rây lọc lấy nước sauce, bỏ bã cà chua đi, (nếu ai không thích thấy vỏ cà chua) xong trét xíu mại vào bánh mì, cắt vài miếng dưa leo, cho đồ chua, ớt, ngò, chan nước sauce lên.

Chúc các bạn thành công với món xíu mại này nhé!

Kim

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Chiến thắng lòng ganh ghét và tính vị kỷ

...Nguyên nhân chính của tính ganh ghét là lòng vị kỷ. Con người khi có tính ích kỷ và luôn nghĩ đến mình, y chỉ biết sống cho y và nhìn mọi kẻ khác như đối thủ lợi hại. Y ganh ghét sự thành công và tham muốn tài sản của họ.

Tính vị kỷ là nguồn gốc của lòng ganh ghét. Trong khi lòng ganh ghét nuôi dưỡng tính vị kỷ.

      Một số người không bao giờ thỏa mãn với những tài sản của mình đã có và ganh ghét với những kẻ giàu sang hơn họ. Những kẻ có ý tưởng ganh tị cảm thấy không hạnh phúc với mọi điều họ đang có. Ngay cả trước mặt mọi người họ hoạt động thành công, nhưng họ vẫn không bằng lòng và cảm thấy buồn khổ vì nghĩ rằng nhiều người khác làm việc có kết quả hơn họ.

      Vậy muốn được lợi ích họ nên hướng ý tưởng của họ vào nội tâm và suy tính đến những phước đức gì họ đã thực hiện được hơn là tạo ra những ý nghĩ tị hiềm.

Nguyên nhân của tính ganh ghét

      Nguyên nhân chính của tính ganh ghét là lòng vị kỷ. Con người khi có tính ích kỷ và luôn nghĩ đến mình, y chỉ biết sống cho y và nhìn mọi kẻ khác như đối thủ lợi hại. Y ganh ghét sự thành công và tham muốn tài sản của họ.

      Y không thể tha thứ cho hạnh phúc và tị hiềm về các thành quả của họ. Cuối cùng y hoàn toàn trở nên phần tử nguy hiểm không thích giao tiếp với xã hội và tạo ra nhiều khó khăn. Những khó khăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân.

      Nhiều sự khó khăn phát xuất từ sự thân quen của chúng ta. Một con chó đi chơi thăm cảnh đồng quê. Vài ngày sau nó trở về, bạn bè hỏi nó anh có gặp trở ngại gì trong chuyến đi không. Chó bảo rằng nó gặp nhiều người và thú vật trên đường đi. Nhưng tất cả không ai gây phiền hà gì và mặc để cho nó đi theo con đường riêng của nó.

      Chó nói: “Duy nhất mọi khó khăn mà tôi phải đối phó đều phát xuất từ những con chó giống tôi. Chúng không để tôi yên thân. Chúng sủa, rượt đuổi và cố gắng chạy theo cắn tôi”.

      Tương tự như vậy, một người khi thành công, những kẻ xa lạ thường không quan tâm gì đến y. Nhưng không may nếu y có quen biết vài người bạn hay bà con, những kẻ đó sẽ ganh ghét về thành quả của y. Họ sẽ đặt chuyện, và ngay cả tạo nên những trở ngại cho y. Gặp hoàn cảnh như vậy, y cần phải cố gắng nhẫn nhục. Và có thể hữu ích nếu y nhớ rằng người ta dễ dàng tiếp xúc với những kẻ xa lạ hơn là những người thân quen với y.

      Tính vị kỷ phát sinh từ ý tưởng sai lầm, thiếu sáng suốt, không nhận chân được thực tại của cuộc sống. Nó là loại tình cảm rất tai hại, được xây dựng trên lòng tham dục và gây nên nhiều khổ đau, phiền não bất tận. Cần phải áp dụng các phương pháp chân chính và ngăn ngừa để có thể chế ngự những tình cảm không tốt đó.

      Ðiều thiện được xây dựng trên sức mạnh của tư tưởng và nó có khả năng thu hút điều thiện. Chúng ta gặt hái kết quả theo đúng những ý tưởng chúng ta đã gieo.

      Sự khổ đau và hạnh phúc của chúng ta là hậu quả trực tiếp của những ý tưởng lành hay ác theo định luật hấp dẫn mà nó được phổ biến ứng dụng trên mọi lãnh vực hoạt động.

      Nếu người nào không may có một kẻ thù, điều tệ hại nhất mà y có thể gây ra cho chính y - không phải với người thù - là để cho lòng oán giận xâm nhập vào tâm hồn và khiến sự hận thù trở thành bệnh kinh niên.

      Tất cả chúng ta đều là những người bạn khổ đau và sống theo một định luật chung. Sự chọn lựa trong việc làm lành hay tạo ác đều tùy thuộc ở chúng ta. Cho nên, nếu bạn không muốn thấy hoặc nghe những thành quả tốt đẹp của kẻ khác, bạn cần phải suy nghĩ lại về cái nhìn của mình.

Sự hiểu biết tâm của bạn

     Khi xem xét và khảo sát những tư tưởng xấu nơi mình, hành giả sẽ nhận thấy rằng không ai khác ngoài chính y có khả năng và điều kiện tạo nên sự an lạc và quân bình trong tâm của mình. Khi so sánh họ với kẻ khác, họ sẽ gây ra đau khổ cho chính họ với ý nghĩ rằng họ kém thua hoặc người khác thành công hơn họ. Tính ganh ghét không mang lại lợi ích gì cho ai mà nó thường là nguồn gốc của những mối bất hòa trên thế giới.

      Chúng ta nên nhận thức rằng những tính xấu như tị hiềm, oán giận và ác ý khiến cho tâm lành của chúng ta không phát triển được. Chúng ta cần phải tu tập để bằng mọi giá, diệt trừ hết những ảnh hưởng xấu ấy nơi chúng ta. Sự ganh ghét sẽ không mang lại điều chúng ta mong ước mà nó còn hướng dẫn chúng ta vào con đường mù quáng của oán thù, bất an; cơ thể bệnh hoạn và khổ đau tinh thần.

      Chúng ta nên thận trọng đối với những tư tưởng bất thiện. Khi trong tâm dấy khởi lên một ý niệm xấu, chúng ta nên tìm cách thay thế nó bằng một ý niệm tốt. Ðiều này đòi hỏi chúng ta cần tỉnh thức để biết những ý tưởng hiện đến và diệt đi nơi tâm chúng ta. Qua tiến trình dần dần của sự tự giác, chúng ta có thể kiểm soát và loại trừ những ý tưởng xấu trước khi chúng có thể xâm nhập vào chúng ta.

Vấn đề diệt trừ tính ganh ghét

       Khi nhận biết về tai hại của tính ganh ghét chúng ta có thể dành hết thì giờ và năng lực vào sự luyện tập hữu ích các ý tưởng lành như lòng tốt, giúp đỡ và yêu thương. Chúng ta nên nghĩ rằng chúng ta chẳng mất mát gì cả khi có những kẻ khác phát đạt. Chúng ta cần tu tập đức tính khiêm tốn, diệt trừ lòng tham vị kỷ và phát triển tâm hoan hỷ, thân ái trước hạnh phúc của kẻ khác.

      Con người có được những ý tưởng tốt như vậy sẽ là một phước lành cho chính họ và đối với toàn thế giới. Chúng ta nên khuyến khích sự thực hiện tình thương trước đau khổ của kẻ khác và cùng lúc diệt trừ những ý tưởng tham lam ích kỷ. Con người chỉ có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc khi họ chế ngự được lòng vị kỷ cùng phát triển được ý nghĩ tốt, sự thông cảm và tình thương.

      Ðức Phật khuyên dạy các đệ tử của Ngài nên có tâm hỷ xả và từ bi khi thấy người khác hạnh phúc, và đó là đức tính tốt để diệt trừ lòng ganh ghét. Họ nên có thái độ hoan hỷ bằng cách vui mừng khi thấy kẻ khác phát đạt và thành công. Chúng ta dễ dàng có hành động tốt với những người thân quen khi thấy họ giàu sang và thịnh vượng, nhưng rất khó làm như vậy đối trước những kẻ thù của chúng ta. Lúc ấy, các bạn nên nghĩ rằng: “Phải chăng chúng ta không ưa thích sự phát đạt và thành công? Chúng ta không muốn được hưởng an lạc và hạnh phúc? Vậy điều gì chúng ta muốn thành đạt cho chúng ta, tại sao lại không muốn người khác có được sự an lành, giàu sang, thành công và hạnh phúc ấy?

      Duy trì được ý tưởng tinh thần như vậy có thể giúp con người thoát khỏi nhiều khổ đau, cũng như giúp họ tránh không bị rơi vào sự hủy diệt, nhất là khi hành động ác ý và hiểm độc ấy được phát triển bởi những tư tưởng ganh ghét.

      Trái lại, chúng ta nên kiên nhẫn với những người có tâm ganh ghét về sự thành công của chúng ta. Hành động chống đối của họ đôi khi phát sinh là do bởi chúng ta không biết xử sự nhã nhặn. Bạn nên tế nhị đừng bao giờ phô trương sự thành công của mình trước những kẻ hoạt động mà không có kết quả. Vào lúc đạt được thắng lợi, chúng ta nên nghĩ nhớ lại những thất bại quá khứ hầu giúp chúng ta thấu rõ hơn tâm trạng của những người hành động mà không đạt được thành quả như ý.

      Khi gặp kẻ hành động chống đối chúng ta vì lòng ganh ghét, bạn phải biết kiềm chế không sinh lòng oán giận. Quý vị nên tự nhắc nhở rằng ta là chủ nhân các nghiệp quả của ta. Nên suy nghĩ như thế này: “Tại sao ta lại giận người đó? Lòng sân hận sẽ không giải quyết được việc gì cả mà nó chỉ khiến cho vấn đề càng tồi tệ thêm. Tính nóng giận chỉ mang lại cho ta sự khổ đau và đổ vỡ. Nếu đáp trả người ấy bằng sự căm hờn, ta sẽ tự làm hại mình như người cầm trong tay những thanh củi đang cháy đỏ đánh vào kẻ khác

Nguyên tác: Ven. Dr. K. Sri Dhammananda

Chuyển ngữ: HT. Thích Trí Chơn

http://www.chuahoangphap.com.vn/news.php?auto=1&id=2000

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

CHƯƠNG TRÌNH HOẰNG PHÁP TẠI MỸ & CANADA 2013 – ĐĐ THÍCH MINH THÀNH

image

1. TỪ 01/08 ĐẾN 04/08 TẠI HAWAII
]ĐẠO TRÀNG TỊNH TÂM
1031 Nuuanu Ave. Honolulu Hi. 96817-5603
Tel: 808-349-1073
Ngày: 03/08/2013 – 04/08/2013 Thứ Bảy – Chủ Nhật
2. TỪ 05/08 ĐẾN 15/08 TẠI BẮC CALIFORNIA
]CHÙA AN LẠC
1647  E. San Fernando St, San Jose.  CA 95116
Tel: 408-254-1710 
Quí vị nào muốn tham dự khóa tu 3 ngày 6,7,8/8/13 xin liên lạc Tâm Hoa: 408-229-9596; hoặc An Quý: 408-254-4168  để tiện việc sắp xếp.
Ngày: 06/08/2013 Thứ Ba 
Giờ:  08:00 AM – 12:00 PM (tu học/giảng pháp/thọ trai)
Ngày 07/08/2013 Thứ Tư
Giờ: 08:00 AM – 12:00 PM (tu học/giảng pháp/thọ trai)
Giờ: 07:00 PM -- 8:30 PM (vấn đáp Phật pháp)
Ngày: 08/8/2013 Thứ Năm
Giờ:  8 AM -- 12 PM  (tu học/giảng pháp/thọ trai)
]ĐẠO TRÀNG TƯ GIA NGUYÊN ĐỨC -- DIỆU NGA (CHÚNG LIÊN TRÌ)
Tel: 408-251-7201
Ngày 09/08/2013 Thứ Sáu
Giờ:  8 AM -- 12PM
]CHÙA AN LẠC
1647  E. San Fernando St
San Jose.  CA 95116
Tel: 408-254-1710  
Ngày 10/08/2013 Thứ Bảy        
Giờ: 09:30 AM -- 10:30 AM Giảng pháp
]ĐẠO TRÀNG KHÁNH ANH
10220. Griffith. St, San Jose,CA 95127
Tel: 408-849-5728
Ngày 10/08/2013 Thứ Bảy        
Giờ: 05:00 PM  -- 8:00 PM Giảng pháp
]CHÙA AN LẠC
1647  E. San Fernando St,  San Jose.  CA 95116
Tel: 408-254-1710  
Ngày 11/08/2013 Chủ Nhật
Giờ: 09:30 AM – 11 AM Giảng pháp
]PHƯỚC SƠN BUDDHIST CENTER
1623 Saint Francis Avenue, Modesto.  CA 95356
Tel: 510-677-4566 / 209-545-1944
Ngày: 12/8/2013 Thứ Hai
Giờ: 07:30 PM --  09:00 PM
3. TỪ 16/08 ĐẾN 08/09 TẠI NEW JERSEY/ WASHINGTON D.C./ PENNSYLVANIA/ NEW YORK
]TU VIỆN ĐỨC MẸ HIỀN
Ni Sư Luân Liên: 703-256-8230
317 Princeton Ave., Stratford, NJ 08084
Tel: 703-577-9018
Ngày: 18/08/2013 Chủ Nhật
Giờ: 10:30 AM  (Lễ Vu Lan - Thuyết Pháp)
]CHÙA PHẬT QUANG
1001 S. 4th Street
Tel: (215) 339-5121
Ngày: 18/08/2013  Chủ Nhật
Giờ: 03:00 PM – 04:00 PM
]PHẬT  BẢO TỰ
Ni Sư Luân Liên: 703-256-8230
4701 Backlick Road, Annandale, VA 22003
Tel: 703-256-8230
Ngày: 19/08/2013 -- 22/08/2013 Thứ Hai -- Thứ Tư 
Giờ:  06:00 PM – 09:00 PM
]HỘI THIỆN ĐỨC
Tâm Diệu Phú: 703-407-4976
P.O. Box 523582, Springfield, VA 22152
hoithienduc@gmail.com|www.hoithienduc.org
Ngày: 24/08/2013 Thứ Bảy
Giờ: 09:00 AM – 05:00 PM
Thiền thất Hương Thiền
4516 Guinea Road, Fairfax, VA 22032
Ngày: 25/08/2013 Chủ Nhật
Giờ: 09:00 AM – 05:00 PM
Thiền Đường Hương Vân
1925 Doe Ridge Court, Haymarket, VA 20169
]TU VIỆN ĐỨC MẸ HIỀN
Ni Sư Luân Liên: 703-256-8230
317 Princeton Ave., Stratford, NJ 08084
Tel: 703-577-9018
Ngày: 28/08/2013 Thứ Tư
Giờ: 07:30 PM-09:00 PM
Ngày: 29/08/2013 Thứ Năm
Giờ: 07:30 PM-09:00 PM
]CHÙA LINH QUANG
821 Ridge Road, Telford, PA 18969-1528
Tel: 215-234-0930; chualinhquangpa@yahoo.com
Ngày: 31/08/2013 Thứ Bảy (Tu học)
Giờ: 09:00 AM – 05:00 PM
Ngày: 01/09/2013 Chủ Nhật
Giờ: 10:00 AM – 11:30 AM (Thuyết Pháp)
]CHÙA PHẬT QUANG
1001 S. 4th Street
Philadelphia, PA 19147
Tel: (215) 339-5121
Ngày: 01/09/2013  Chủ Nhật (Tu học)
Giờ: 03:00 PM – 09:00 PM
Ngày: 02/09/2013 Thứ Hai (Tu học)
Giờ: 09:00 AM – 05:00 PM
]CHÙA QUAN ÂM
ĐĐ Thích Pháp Quang 347-207-9101
169 Winters Lane
Catonsville, MD 21228
Tel: 443-636-5154
Ngày: 05/09/2013 Thứ Năm
Giờ: 06:00 PM – 09:00 PM
]CHÙA GIÁC LÂM
Ni Sư Thích Nữ Hạnh Nghiêm
131 Nyack Avenue, Lansdowne, PA 19050
Tel: 610-626-8499; chuagiaclam@yahoo.com
Ngày: 07/09/2013 Thứ Bảy (Tu học)
Giờ: 09:00 AM – 05:00 PM
]CHÙA THẬP PHƯƠNG
Sư Cô Hoa Nghiêm
2222 Andrews Avenue, Bronx, NY 10453
Tel: 718-933-4131
Ngày: 08/09/2013 Chủ Nhật
Giờ: 11:00 AM
4. TỪ 09/09 ĐẾN 22/09 TẠI CANADA
]CHÙA QUAN ÂM, MONTREAL
TT Thích T Phước
3781 Ave De Courtrai, Montréal, PQ, H3S 1B8
Tel. 514-735-9425, Cell. 514-575-9425. Website: www.chuaquanam.ca
Ngày: 10/09/2013 -- 12/09/2013 Thứ Ba đến Thứ Năm
Giờ: 19:00-21:00 Thuyết Pháp
]CHÙA ĐỊA TẠNG, MONTREAL
ĐĐ Thích Thông Giới
3170 Boul. Jarry, Montréal, H1Z 4N8
Cell. (514) 290 4977
Ngày: 13/09/2013 Thứ Sáu
Giờ:19:00-21:00 Thuyết Pháp
Ngày: 14/09/2013 Thứ Bảy
Giờ: 14:00-16:00 Thuyết Pháp
Giờ: 19:00-21:00 Thuyết Pháp
]CHÙA TRỪNG THỦY, MONTREAL
Sư Cô Thích Nữ Thông Tịnh
8909 Boul. PIE IX, Montréal, Québec, H1Z 3V3.
Tel: 514-329-9098, Cell 514-781-3781
Ngày: 14/09/2013 Thứ Bảy
09:00 - 10:30 Thuyết Pháp
Ngày: 15/09/2013 Chủ Nhật
09:00 - 10:30 Thuyết Pháp
Ngày: 16/09/2013 -- 17/09/2013 Thứ Hai đến Thứ Ba
19:00-21:00 Thuyết Pháp
]CHÙA HIẾU GIANG, OTTAWA
Sư Cô Thích Nữ Viên Tánh
4629 Bank Street, Gloucester, Ontario K1T 3W6
Tel:(613)822-8535. Cell:(613)261-8535. Website: http://www.hieugiang.net/
Ngày: 18/09/2013 -- 19/09/2013 Thứ Tư đến Thứ Năm
19:00-21:00 Thuyết Pháp
]CHÙA XÁ LỢI, TORONTO
338 Weston Road, Toronto, ON M6N 3P8
Tel: 416-604-4944
Ngày: 20/09/2013 Thứ Sáu
18:00-21:00 Thuyết Pháp
]CHÙA TỪ THUYỀN, TORONTO
Ni Sư Thích Nữ Từ Diệu
241 Queen St. West, Brampton , On, 
Tél: 905-456-7132, Cell. 905-783-9425
Ngày: 21/09/2013 Thứ Bảy
14 :00 - 16:00 Thuyết Pháp
19 :00 - 21:00 Thuyết Pháp
Ngày: 22/09/2013 Chủ Nhật
10 :00 - 11:30 Thuyết Pháp
14 :00 - 16:00 Thuyết Pháp
5. TỪ 23/09 ĐẾN 29/09 TẠI FLORIDA/ MINNESOTA
]THƯ VIỆN TỊNH ĐỘ PHỔ HIỀN
4016 37th St N Pete, FL  33714
727-776-0126/727-686-4631
www.tinhdophohien.com / tinhdophohien@gmail.com
Ngày: 23/09/2013-24/09/2013 Thứ Hai – Thứ Ba
]CHÙA PHƯỚC HÒA
4300 Ellis Road, Fort Myers, FL 33905 
239-440-0564
Ngày: 25/09/2013 Thứ Tư
Giờ: 7:00 chiều
]CHÙA TỊNH QUANG
Thầy Thiện Hà
7801 Rich Road, North Fort Myers, FL 33917
952-215-6655
Ngày: 26/09/2013 Thứ Năm
Giờ: 8:00 chiều
]ĐẠO TRÀNG MINNESOTA
Ngày: 28/09/2013 Thứ Bảy (Khóa tu)
Chơn Ngọc Viên
3358 Richmond Bay Woodbry, MN 55129
Tel: 651-675-8650
Giờ: 09:00-17:00
Ngày: 29/09/2013 Chủ Nhật (Khóa tu)
Giờ: 09:00-17:00
Tại chùa Thiên Ân
10030 3rd Street NE, Blaine, MN 55434
Tel: 763-780-4380
6. TỪ 30/09 ĐẾN 09/10 TẠI TEXAS
]NIỆM PHẬT ĐƯỜNG HẢI ĐỨC
4427 Continential Dr., Houston TX 77072
Tel: 281-999-1110
Ngày: 01/10/2013 – 04/10/2013 Thứ Ba -- Thứ Năm
Giờ: 07:00PM – 09:00PM
]CHÙA TỊNH LUẬT
8703 Fairbanks, N. Houston, TX 77064
Tel: 713-856-7802
Ngày: 05/10/2013 Thứ Bảy
Giờ: 6:00 PM
]TU VIỆN PHƯỚC ĐỨC
10839 Lilleux Road. Houston. Texas 77067
Tel: 281-999–1110. Email:tuvienphuocduc@yahoo.com
Ngày: 06/10/2013 Chủ Nhật
Giờ: 10:00 AM – 11:30 AM
]THIỀN TỰ CHÂN NGUYÊN
12039 Holderrieth Road, Tomball, TX 77375
Tel: 281-290-0984
Ngày: 06/10/2013 Chủ Nhật
Giờ: 02:00 PM -- 04:00 PM 
7. TỪ 09/10 ĐẾN 13/10 TẠI ARIZONA
]ĐẠO TRÀNG HUỆ NGỌC
Ngày: 10/10/2013 Thứ Năm
Tại: 4007 E Broadway Blvd, Tucson, AZ 85711
Tel: (520) 850-9531
]CHÙA NHƯ LAI
4842 North 51st Avenue, Phoenix, AZ 85031
Tel: 623-845-7777
Ngày: 12/10/2013 Thứ Bảy
Giờ: 8:00 AM – 8:00 PM
Ngày: 13/10/2013 Chủ Nhật
Giờ: 8:00 AM – 6:00 PM
8. TỪ 14/10 ĐẾN 17/10 TẠI LAS VEGAS
]NIỆM PHẬT ĐƯỜNG PHỔ QUANG
7389 Parnell Ave., Las Vegas, NV 89147
Tel: 702-499-0197
Ngày: 15/10/2013 – 16/10/2013 Thứ Ba -- Thứ Tư
9. TỪ 18/10 ĐẾN 24/10 TẠI NAM CALIFORNIA
]CHÙA QUAN ÂM
10510 Chapman Ave. , Garden Grove, CA 92840
Tel: 714-636-6216
Ngày: 18/10/2013 Thứ Sáu
Giờ: 6:30 PM - 9:00 PM
]CHÙA BÁT NHà
803 S. Sullivan St., Santa Ana, CA  92704
Tel: 714-571-0473
Ngày: 19/10/2013 Thứ Bảy (Khóa tu Niệm Phật)
Giờ: 08:30 AM – 04:30 PM
]CHÙA HUỆ QUANG
4918 W. Westminster Ave, Santa Ana, CA 92703
Tel: (714) 530-9249 / (714) 534-2525
Ngày: 19/10/2013 Thứ Bảy 
Giờ: 6:30 PM đến 9:00 PM
]THIỀN THẤT HIỀN NHƯ
4218 Tyler Ave.
El Monte, CA 91731
Tel: 626-442-2062 (Sư Cô Hiền Thuận)
Ngày 20/10/2013 Chủ Nhật
Giờ: 07:00 đến 17:00
]TƯ THẤT: ĐỔ TIẾN GIANG
954 Baylor Drive, San Marcos, CA 92078
Tel: 760-809-1819 E-mail: dotiengiang@yahoo.com
Ngày 21/10/2013 - 22/10/2013 Thứ Hai – Thứ Ba
Giờ: 18:30 đến 21:30
]TƯ THẤT: TÂM CHÁNH
16551 East Edna Place, Covina, CA 91722
Tel. 626-384-5987 E-mail: leethaitran@yahoo.com
Ngày:  23/10/2013 Thứ Tư
Giờ: 18:00 PM - 21:00 PM
10. TỪ 25/10 ĐẾN 27/10 TẠI HAWAII
]ĐẠO TRÀNG HAWAII
Sư Cô Tuệ Nguyên: 808-841-1725, Cell: 510-305-6859
Thầy Bích Khê: 571-406-8413
Rosalie: 808-381-5743
Ngày: 26/10/2013 – 27/10/2013 Thứ Bảy – Chủ Nhật
Giờ: 19::00 -- 21:00
Tại: McKinley Community School
634 Pensacola St room # 110. Honolulu, HI 96814.
Ngày: 27/10/2013 Chủ Nhật
Giờ: 11:00 – 12:00
Tại: Chùa Thanh Nguyên
94-1100 Kunia Rd, Lot #12. Waipahu, HI 96797
* Ngày 28/10/2013 chương trình hoằng pháp tại Mỹ và Canada của Đại Đức Thích Minh Thành sẽ hoàn mãn. Chúng tôi sẽ cập nhật chương trình trong thời gian sớm nhất nếu có sự thay đổi.

Thái độ sai lầm của Phật tử Việt Nam hiện tại – HT Thích Thanh Từ

A. THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ BÌNH DÂN

Người bình dân vì thiếu phương tiện học hỏi chánh pháp nên không phân biệt được Phật giáo và Thần giáo. Hơn nữa, Phật giáo là nền giáo lý cao sâu, nếu không phải người giàu suy tư nhiều chiêm nghiệm thì không sao thấu đạt nổi. Người bình dân thời giờ hiếm hoi, tâm hồn bình dị, làm sao hiểu thấu được những lẽ siêu thoát của Phật dạy. Do đó, họ có những tin hiểu sai lầm như sau:

1.- THIÊN HÌNH THỨC NGHI LỄ

Người bình dân đến với Phật giáo chú trọng nhiều về hình thức nghi lễ. Qui y là để khi nào bệnh nhờ thầy cầu an, khi chết nhờ thầy cầu siêu. Cho nên trong gia đình có đứa bé ấm đầu là chạy thỉnh thầy Trụ trì về nhà cầu an. Nếu trong thân quyến có tang, đến ngày tuần thất thì thỉnh thầy về nhà tụng kinh suốt đêm. Vào chùa, bất cứ bàn thờ Phật hay bàn thờ vong đều hì hục lễ bái và lâm râm khấn nguyện. Cứ tin rằng lạy càng nhiều thì phước càng lớn. Đi chùa những ngày sóc, ngày vọng để cúng kính lễ bái, ngoài ra không cần biết gì nữa. Họ quan niệm tu hành rất giản dị, ai thường cúng kính là người đó tu nhiều. Ông thầy Trụ trì nào thường tổ chức cầu an, cầu siêu, cúng cô hồn, cúng sao... là ông thầy ấy tu hành tinh tấn. Người Phật tử nào bỏ tiền nhiều, xin lễ này, tổ chức lễ nọ cho là người Phật tử thuần thành chân chánh. Xuất tiền in kinh ấn tống thì chọn ròng rặt các nghi thức cầu an, cầu siêu, kinh Tam Bảo, Địa Tạng v.v... Nếu ai giới thiệu ấn tống quyển “Lịch sử Phật giáo” cần thiết hoặc “Những bài giảng” có giá trị thì họ lắc đầu từ chối, bảo rằng: “Ấn tống sách đó thì ít phước!” Bởi nhận định này nên Phật giáo càng ngày càng đi sâu vào hình thức nghi lễ.

2.- TIN PHẬT NHƯ VỊ THẦN LINH

Người bình dân đến với đức Phật để cầu ban phước, che chở, ủng hộ hơn là tìm giác ngộ. Người ta nghĩ rằng: có tai nạn cầu Phật, Phật sẽ cứu độ cho. Vì vậy ngày bình không cần đến chùa, chờ khi cần cầu xin một việc gì mới mang hương đăng đến chùa cầu nguyện. Thật là:

Hữu tật thì bái tứ phương,
Vô tật đồng hương chẳng mất.

hoặc:

Nghiêng vai ngửa vái Phật trời, Đương cơn hoạn nạn, độ người trầm luân.

Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng. Hết linh ứng thì họ bỏ không theo nữa, dù Phật cũng thế. Do đó, trong dân gian những cốt Cô, cốt Cậu đều được Phật tử tín ngưỡng qui y. Vì những Cô, Cậu ấy đã báo cho họ biết những tai nạn sắp đến và đã cho bùa chú để họ dán trong nhà khiến con cháu mạnh giỏi, làm ăn phát đạt. Niềm tin Phật như vậy, họ rất dễ tin mà cũng rất dễ bỏ, nếu một sở nguyện được thành, hoặc không toại nguyện.

3.- TIN PHẬT QUA NHỮNG HÌNH THỨC TÀ GIÁO

Có những người đến với Phật, không do hiểu Phật pháp mà nhờ ông Đồng, bà Cốt mách phải qui y Phật sẽ khỏi tai nạn chẳng hạn, họ liền đến chùa xin qui y. Hoặc có người do xin xăm hay bói quẻ,  trong xăm quẻ dạy theo Phật hay thờ Phật thì mọi sự an lành..., họ liền phát nguyện qui y Phật. Hoặc vị Trụ trì có học bùa chú trừ ma ếm quỉ,  người có con bệnh đến nhờ thầy trị chữa, nếu con lành bệnh liền xin qui y Phật...

B. THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA GIỚI TRÍ THỨC NGHIÊN CỨU PHẬT

Đa số người trí thức gần đây chịu khó nghiên cứu Phật giáo, tìm thấy những triết lý cao siêu trong Tam Tạng giáo điển, họ tỏ vẻ thích thú; nhưng nhìn lại hình thức cúng kính, nghi lễ trong chùa chiền, họ cực lực phản đối, cho đó là sự sai lạc lớn lao đáng trách. Giới trí thức y cứ những điểm như sau để phàn nàn Phật giáo hiện tại.

1.- CĂN CỨ LÝ NHÂN QUẢ

Căn cứ lý nhân quả, mình gây nhân thì mình chịu quả, dù cha con cũng không thay thế nhau được, huống là kẻ khác. Nhân đã gây thì quả phải chịu; nguyện cầu, cúng tế, làm phước... của người khác không liên hệ gì đến người này cả. Như A ăn thì A no, không thể A ăn mà B no được.

Vì thế, những người khuyên cầu nguyện, cúng dường, bố thí... chỉ gây thêm sự mê tín dị đoan, trong Phật giáo không thừa nhận điều đó. Bởi nhận xét trên, nên giới trí thức cực lực phản đối việc cúng dường, cầu nguyện..., cho hành động như thế là sai Phật pháp, là bị nhóm người tu lợi dụng.

2.- CĂN CỨ THUYẾT VÔ NGÃ, VÔ TRƯỚC

Nhìn vào Phật giáo thấy thuyết vô ngã, vô trước thật là hệ trọng. Nếu người tu không phá được ngã chấp thì không sao giải thoát được. Muốn dứt ngã chấp thì tự mình phải lắm công phu trừ diệt. Không ai có thể làm cho ai được giải thoát, nếu người ấy không dứt trừ ngã chấp thật sự. Người không tự cố gắng phá trừ ngã chấp, mà sau khi chết, trong thân quyến thỉnh chư Tăng đến cầu siêu, mong được giải thoát thật là điều vô lý.

Phật giáo nhằm vào tự lực, mỗi người phải tự độ lấy, đừng ỷ lại vào ai cả. Dù đức Phật cũng không thể cứu độ chúng ta được, nếu chúng ta không tu. Như vậy, làm gì có do tụng kinh mà độ được các vong linh. Nếu người chủ trương tụng kinh cầu siêu, độ được các vong linh, đó là tà đạo chớ không phải Phật giáo.

Bởi y cứ những điểm giáo lý như trên, giới trí thức nghiên cứu Phật giáo rất bất bình việc thực hành tu tập của tín đồ và chư Tăng hiện tại. Cho rằng tín đồ mù quáng đi sai lạc, chư Tăng lợi dụng để no cơm ấm áo.

C. DUNG HÒA

Hai thái độ trên không khéo trở thành cực đoan. Một bên nặng phần tín ngưỡng, thiên về hình thức cung kính, quên lãng phần tự tu, không chịu học hỏi giáo lý. Một bên thiên về triết lý, chú mục vào triết lý, bỏ sót phần tín ngưỡng. Phật giáo còn tồn tại đến ngày nay là do bao trùm cả triết lý và tín ngưỡng. Nếu bỏ mất một trong hai phần thì Phật giáo không còn là Phật giáo nữa. Cho nên những người chấp một cách cực đoan trong hai thái độ trên đều là sai lầm.

1.- SAI LẦM CỦA NGƯỜI NẶNG PHẦN TÍN NGƯỠNG

Người tu theo đạo Phật phải có sức mạnh tinh thần để cải đổi những tâm niệm, hành vi, ngôn ngữ sai lầm trở thành chân chánh. Chính khi đứng chắp tay tụng kinh hay lễ Phật, chúng ta cũng thấy biểu lộ đầy đủ ý nghĩa này. Người Phật tử đứng trong điện Phật, hai tay chắp lại theo hình hoa sen búp, gọi là Liên hoa ấn, để ngay giữa ngực, ngay quả tim, nói lên tâm tư thanh tịnh. Mắt nhìn xuống cốt phản tỉnh, tự quán sát nội tâm mình. Thân ngay thẳng trang nghiêm, miệng tụng kinh, niệm Phật, để biểu lộ thân thanh tịnh và khẩu thanh tịnh.

Hình thức nghi lễ ấy không có nghĩa là cầu xin, ỷ lại vào đức Phật, mà chỉ cần yếu giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh. Bởi thiếu khung cảnh trang nghiêm, chúng ta muốn kềm thúc thân tâm thanh tịnh rất khó khăn, nên hình thức nghi lễ là phương tiện giúp chúng ta thực hiện được điều ấy. Đừng lầm rằng Phật ban cho ta sự thanh tịnh. Chính Phật đã dạy:

Làm dữ bởi ta mà nhiễm ô cũng bởi ta,
làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta.
Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta,
chớ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được. (Kinh Pháp Cú, bài 165, Thượng tọa Trí Đức dịch)

Lại làm lành làm dữ cũng tại ta thì Phật đâu ban phước, giáng họa cho ta được. Cho nên quan niệm Phật như vị thần linh thật là sai lầm. Người Phật tử phải nhằm vào tự lực nhiều hơn. Kinh Pháp Cú chép:

Chính tự mình làm chỗ nương cho mình,
chớ người khác làm sao nương được?
Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương dựa nhiệm mầu. (Kinh Pháp Cú, bài 160)

Tuy nhiên, người Phật tử vẫn phải cúng dường, lễ bái Phật, nhưng cúng dường Phật là để phát thiện tâm, lễ bái Phật là tỏ lòng khát khao giải thoát giác ngộ. Không nên có quan niệm cúng dường Phật cầu Phật ban ơn, lễ bái Phật cầu Ngài tha tội. Dù cho lễ Phật sám hối cũng không có nghĩa cầu tha tội. Đó chẳng qua nhờ Phật làm đối tượng để phát tâm ăn năn chừa cải và hổ thẹn. Có biết như thế thì sám hối mới hết tội. Chúng ta hãy trả đức Phật trở về vị trí của Ngài là bậc “Đạo sư”. Chúng ta cũng phải tu tập đúng với tinh thần Phật tử là tự độ, độ tha. Đừng bao giờ xem đức Phật đủ cả quyền năng ban phước, giáng họa. Cũng không nên ỷ lại, gởi gắm cả đời mình vào quyền năng của Ngài. Nếu có tư cách đó là phản bội đức Phật và cũng không phải là người Phật tử.

2.- SAI LẦM CỦA NGƯỜI NGHIÊNG VỀ TRIẾT LÝ

Người trí thức thiên trọng phần triết lý nên thấy sự lễ bái, cúng dường, cầu nguyện... đều không chấp nhận, mà lại phản đối. Cho rằng Phật giáo hoàn toàn tự lực, không bao giờ nương tựa vào cái gì bên ngoài. Nếu Phật giáo chỉ dạy một bề như thế thì những người đầy đủ ý chí, giàu nghị lực mới tu được, còn những người thiếu ý chí, kém nghị lực không thể tu theo đạo Phật sao? Như thế, Phật giáo không có ý nghĩa khế cơ rồi. Vì hạng người đầy đủ ý chí, giàu nghị lực rất hiếm trong xã hội này. Cho nên, cái nhìn cực đoan như vậy đưa Phật giáo đến chỗ khô khan, cô quạnh.

Hơn nữa, nơi mỗi con người chúng ta đều có hai phần, tình cảm và lý trí. Nếu có người chỉ thuần tình cảm, không có lý trí thì họ chìm đắm trong biển thương yêu mê hoặc. Ngược lại có người ròng rặt lý trí, không có tình cảm thì họ khô khan cô độc. Con người ví như cây trồng xuống đất, tình cảm là chất nước, lý trí như ánh nắng. Thiếu một trong hai thứ ấy, cây nhất định không sanh trưởng được mà phải khô héo lần. Một tôn giáo cũng thế,  triết lý và tín ngưỡng không thể thiếu một được. Nếu thiếu một, tôn giáo ấy sẽ chết mòn. Cho nên, chủ trương cực đoan về triết lý của giới trí thức này cũng là tai họa của Phật giáo.

Lại, chúng ta thử xét ý nghĩa cúng dường, cầu nguyện có sai tinh thần Phật giáo hay không? Người Phật tử ai cũng biết lý nhân quả, thuyết vô ngã, vô trước là nền tảng của Phật giáo. Như thế, sự cúng dường được phước đức có phản bội lý nhân quả chăng? Người này cầu nguyện, người kia được siêu độ, có trái vô ngã hay không?

- Thưa không!

Bởi vì lý nhân quả tế nhị lắm, không thể đơn giản rằng “mình làm mình chịu”, có khi không làm lại có chịu, mà vẫn không trái lý nhân quả. Ví như ông A là người chủ sở giàu có, anh B là người làm công nghèo khổ. Một hôm vì một chuyện không đâu, ông A nóng giận đánh anh B. Lý đáng anh B phải trả thù bằng cách đánh lại. Nhưng sau khi qua cơn nóng giận, ông hối hận hành động vô ý thức của mình. Ông không can đảm đến xin lỗi B, phải nhờ người thân của B xin lỗi hộ, và ông cho B một số tiền khá hậu. Vì thế, cái quả của anh B phải trả lại ông A có thể không còn nữa. Lại gia đình kia có hai anh em là Xoài và Mít. Anh Xoài hiền lành dễ thương, nhưng Mít lại hung dữ đáng ghét. Một hôm Xoài đi làm ngoài đồng, Mít ở nhà đánh lộn với người hàng xóm. Đang cơn ẩu đả nhau, rủi Xoài về tới, tuy Xoài không định tâm bênh em, nhưng người kia sợ Xoài bênh nên vội vàng đập Xoài một gậy. Trường hợp này Xoài thật vô tội mà vẫn ăn đòn. Thế nên, việc đó không phải tự mình gây, rồi tự mình chịu. Có khi người khác gây mà mình chịu, như trường hợp Xoài và Mít. Có khi tự mình gây mà không chịu như trường hợp A và B. Nhưng nói như thế không phải ngoài lý nhân quả.

Vì nhân quả có chánh nhân, trợ nhân, thuận nhân, nghịch nhân... Tuy chánh nhân đã gieo mà gặp nghịch nhân phá hoại thì không thể nào kết quả. Như ta gieo hạt lúa xuống đất nhất định lên cây lúa, nhưng bị dế cắn khi mới nảy mầm thì làm sao sanh cây lúa? Đó là có chánh nhân đánh người của ông A, mà quả người đánh lại không có. Hoặc có khi chánh nhân này mà do trợ nhân biến thành cái khác. Như chúng ta trồng cây cam ngọt, đến lớn lên có người lén cắt nhánh chanh tháp vào, khi kết quả không được cam ngọt, mà chỉ có chanh chua. Đây là không gây nhân đánh đập mà bị quả đánh đập của anh Xoài vậy.

3.- DUNG HỢP

Trong cuộc sống tương quan tương duyên này, chúng ta đừng nghĩ tưởng một cách giản dị rằng: “mình làm mình chịu”. Quan niệm ấy rất là thô sơ máy móc. Bởi sự ràng rịt giữa mình và xã hội phức tạp vô cùng. Xã hội đẹp mình cũng được ảnh hưởng đẹp, xã hội xấu mình cũng chịu ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên cũng có một vài người thoát khỏi sự ràng rịt của xã hội, nhưng đó là bậc Thánh nhân.

Đến như việc tụng kinh cầu nguyện được siêu thoát cũng không có ý nghĩa một bề ỷ lại vào tha lực. Con người chúng ta kết hợp bởi hai phần, tinh thần và vật chất. Người tâm hồn tán loạn thì tinh thần yếu đuối, bị vật chất chi phối. Những vị tâm hồn an tịnh thì tinh thần mạnh mẽ phi thường, làm chủ được vật chất. Như trong kinh nói “Chế tâm nhất xứ vô sự bất biện” (Kềm tâm một chỗ việc gì cũng xong) (Kinh Phật Di Giáo). Một bằng chứng cụ thể, khi chúng ta có việc mừng quá, hay giận quá liền quên đói. Lúc đó tâm chỉ nhớ vào việc mình được để mừng, hoặc tâm chỉ nhớ điều tức giận đều quên đói. Cho nên có nhiều vị Thiền sư khi chú tâm vào định năm bảy ngày mà không cần ăn uống, như Huệ Sinh thiền sư đời Lý. Sử chép:

Khi được Sư phụ truyền tâm pháp cho, Ngài mới đi hành hóa khắp chốn Tòng Lâm, rồi lên ở núi Bồ-đề. Mỗi lần Ngài ngồi nhập định tu pháp ít nhất năm bảy ngày. Người đời bây giờ thường gọi Ngài là ông “Phật xác thịt”.

Vua Lý Thái Tôn nghe tiếng Ngài, sai Sứ đến vời. Ngài bảo Sứ rằng: Ông không thấy con sanh trong lễ tế ư? Khi chưa tế thì người ta cho nó ăn cỏ thơm, mặc áo gấm, đến khi dắt vào Thái miếu thì nó chỉ muốn cầu chút sống sót, còn nói đến việc gì? Nói rồi Ngài từ chối, không chịu đi.

(Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, trang 124 của Thượng tọa Mật Thể)

Gần đây như ngài Hư Vân hòa thượng ở Trung Hoa, có lần nhập định đến nỗi cháo lên meo xanh.

Đó là những bằng chứng tinh thần mạnh điều khiển được vật chất. Chẳng những điều khiển được bản thân mình mà còn sai khiến kẻ khác theo ý muốn của mình. Như các nhà thôi miên chỉ dùng sức tập trung tư tưởng, khi đã thành công lại có thể dùng sức mạnh tinh thần sai khiến người khác làm theo ý muốn của mình. Như vậy mới biết tinh thần có sức mạnh vô biên mà chúng ta không biết gom góp nó lại và tận dụng khả năng của nó. Những người chỉ nhìn cận thị trên hình thức vật chất làm gì hiểu nổi điều này.

Nói đến người chết, nhà Phật cho biết, sau khi tinh thần rời bỏ thân tứ đại này, người chết được kết hợp bởi thân tứ đại tinh anh, mắt phàm không thấy được. Thân đó nhẹ nhàng, đi lại nhanh nhẹn và dễ cảm thông. Việc tụng kinh cầu nguyện không phải các vị Sư đủ sức cứu vớt những kẻ ấy, mà dùng sức mạnh tinh thần chuyên chú để soi thấu tâm tư của họ bằng những tia lửa thanh tịnh an lành, khiến họ thức tỉnh chuyển tâm hồn đen tối thành sáng suốt, ác độc thành lương thiện. Thế là cứu độ họ thoát khỏi khổ đau. Nói cứu độ, kỳ thật tự họ chuyển lấy, người tu chỉ làm trợ duyên giúp bên ngoài thôi. Như thế, đâu có trái với nghĩa tự giác, tự ngộ của Phật giáo. Đọc kinh Vu Lan Bồn, chúng ta thấy rõ ý nghĩa này.

Cho nên sự cúng dường, cầu nguyện của Phật giáo không phải hoàn toàn ỷ lại như vài tôn giáo khác. Cúng dường, cầu nguyện là nhằm vào chỗ phát tâm thiện của ta và làm duyên xoay chuyển tâm niệm của người. Nếu chúng ta cúng dường, cầu nguyện bằng cách hình thức máy móc thì không lợi ích gì cho ta và cho người cả. Sự cúng dường, cầu nguyện với thành tâm, thiện ý thì kết quả tốt đẹp vô cùng. Kinh Phật dạy:

Kẻ nào cúng dường những người đáng cúng dường, hoặc chư Phật hay đệ tử, những vị thoát ly hư vọng, vượt khỏi hối hận lo âu, công đức của người đã cúng dường các bậc tịch tịnh vô úy ấy, không thể kể lường.

(Kinh Pháp Cú, bài 195-196)

Do đó, chúng ta không thể kết luận rằng cúng dường, cầu nguyện đều do chư Tăng bịa ra để lợi dụng lòng mê tín của tín đồ. Nếu chịu khó kê cứu tất cả kinh điển của Phật giáo, chúng ta sẽ thấy rất nhiều bài kinh dạy như trên. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một ít người lợi dụng lời Phật dạy, khuyến khích tín đồ chuyên lo cúng dường, cầu nguyện để họ lấy đó làm nghề sanh nhai. Đó là hạng người bán Phật, không đáng lưu tâm.

Tóm lại, muốn dung hòa cho thích hợp tinh thần Phật giáo, hai thái độ cực đoan trên phải hòa hợp lại. Đừng nhìn một bên mà thành thiển cận. Phải dung hợp, thấu đáo mọi khía cạnh thì sự tu tập mới thu hoạch được kết quả viên mãn, đúng với tinh thần trung đạo của Phật giáo. Còn mắc kẹt một bên, dù học Phật, tụng kinh Phật vẫn thuộc về tà đạo. Phải cởi mở sáng suốt để thực hiện kỳ được tinh thần Viên dung, Trung đạo của Phật giáo. Được vậy mới xứng đáng là một Phật tử chân chánh.

(Trích: Phật Giáo Trong Mạch Sống Dân Tộc)

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-19332_5-50_6-8_17-489_14-1_15-1/thai-do-sai-lam-cua-phat-tu-viet-nam-hien-tai.html

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Gói chay kiểu Mễ (Veggie Wrap) – Thanh Đức

duamontochanh 026

Món này do cô Thanh Đức làm cho khóa tu Niệm Phật ở chùa Giác Lâm vừa qua. Ai ăn cũng thấy ngon và lạ, cũng dễ làm nên DS chia sẻ để thực đơn chay của mình càng ngày càng phong phú. Cô TĐ làm món này vừa ăn lắm nên mình không cần phải chan thêm nước sốt.

Nguyên liệu:

  • Đậu hũ ướp gia vị chiên, xắt cọng 
  • Nấm portabella ướp gia vị nướng, xắt cọng
  • Cà chua, xắt cọng
  • Trái bơ, xắt cọng
  • Xà lách
  • Ngò
  • Bánh tortilla để gói (mua ở chợ Mỹ)

Cách làm:

Trải 1 cái bánh tortilla ra, trải xà lách lên, cho nấm, đậu hũ, cà chua, trái bơ, ngò vào. Gói như mình gói gỏi cuốn cho chặt. Nếu chưa ăn liền thì bao giấy nilông cho không bị khô. Khi ăn cắt xéo làm hai.

Mình có thể gói với nhân gì mà mình thích. Người Mễ gói với cơm và đậu hay rau củ nướng. Món gói này có bán ở nhiều nhà hàng, nếu phải ăn ở ngoài thì đây cũng là một trong những món chay cho mình chọn lựa.

Khóa tu hôm đó cũng có nhiều món chay rất ngon:

duamontochanh 027

Xà lách trộn với món gì mà DS chưa hỏi cách làm

duamontochanh 028

Mì xào chay

duamontochanh 029

Món kho chay

duamontochanh 030

Bánh nậm chay

duamontochanh 031

Bánh phồng chay

duamontochanh 032

Khoai môn xào

duamontochanh 033

Bánh canh chay

duamontochanh 037

Chúc các bạn làm được món gói chay thật ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Thân bệnh - Tâm bệnh - Nghiệp bệnh

Chúng ta người có trí không thể không tin Nhân Quả, người có trí không thể không tin lời Phật dạy.

Bệnh ( ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh , Lão , Bệnh , Tử )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa.

Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không  hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan.

Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :

1/- THÂN BỆNH ( 身 病 )

2/- TÂM BỆNH (心 病 )

3/- NGHIỆP BỆNH (業 病)

1/ VỀ THÂN BỆNH ( 身 病 ) :  Bệnh nào cũng có nguyên nhân của nó

101476297

- Thân bệnh thuộc về ngoại nhân( 外因) là  tác nhân gây nên từ bên ngoài của thân theo y học cổ truyền như sau  :

- Do ăn uống , ngủ nghỉ thất thường, lao động vất vả, do chấn thương. Đang trong lúc cơ thể suy nhược đột ngột thời tiết thay đổi làm cho cơ thể chưa kịp thích nghi mà sinh ra các chứng bệnh như :

1/- Phong ( )gồm có :

                        -Ngoại phong : là gió bên ngoài ,  chủ khí mùa xuân , thường cùng  với các khí 

                                                 khác như :  phong hàn ( cảm  lạnh ),  phong nhiệt ( cảm nóng ),

                                                 phong thấp ( cảm thấp do khí ẩm ướt ).

                       -Nội phong : tức là huyết hư sinh phong (血虛生風 ) nghĩa là máu không đủ 
                                           sinh ra các   chứng  đau nhức…

2/- Hàn  ( )gồm có :

                       - Ngoại hàn:  là cơ thể ảnh hưởng khí lạnh bên ngoài ,lạnh chủ khí của mùa

                              đông , hay làm ủng tắc  không ra mồ  hôi, thường có  phong hàn, hàn thấp.

                          -Nội hàn : do khí âm thịnh mà khí dương bị suy nên trong người luôn thấy lạnh.

3/-Thử ( ) : nắng chủ khí về mùa hạ có đặc tính làm sốt cao, thường có : thương thử

                         ( cảm nắng ), trúng thử ( trúng nắng ) …

4/-Thấp ( ) : độ ẩm thấp trong không khí,   thường có phong thấp, thấp  thử và hàn

                          thấp….

5/-Táo ( ): chủ khí của mùa thu, độ khô ráo của không khí, thường gây những bệnh sốt

                        cao, táo nhiệt (  nóng và khô ráo).

  6/-Hoả ( ): là hỏa nhiệt, đặc tính là nóng của các bệnh lệ khí, dịch khí, bệnh truyền nhiễm.

                      Thường có thấp nhiệt, phong nhiệt (khí nóng ), thử nhiệt (nắng nóng ).

Như vậy, Tùy theo mùa mà nhiễm tùy loại bệnh và cũng  tùy chứng :

Hàn () lạnh; Nhiệt () nóng; Hư () bệnh yếu lâu ngày; Thực () là bệnh mới phát; Biểu () bệnh còn bên ngoài; Lý () là bệnh đã nhập sâu vào trong .

2/ VỀ TÂM BỆNH (心 病 ):

about07

Tâm bệnh thuộc về tình chí, nội nhân (内因 ): là nguyên nhân bệnh từ bên trong theo y học cổ truyền như sau :

-  Hỉ :( hỷ thương tâm喜傷心) : Vui mừng quá hại đến tâm khí (心氣).

-  Nộ :  (nộ thương can 怒 傷 肝):  Giận  quá hại đến can khí (肝氣). .

-  Bi  (bi thương phế 悲傷 肺 ): sầu, muộn quá hại đến phế khí(肺氣). .

-  Ưu :(ưu thương tỳ 憂 傷 脾) :  lo lắng quá hại đến tỳ khí(脾氣). .

-  Khủng (khủng thương thận 恐傷 腎 ) : Sợ hãi quá  hại đến thận khí (肾氣)..

Nếu mắc phải 1 trong những tình chí như trên sẽ mang trong người về chứng thuộc về tâm bệnh, tâm bệnh thì xưa nay chưa thấy ai chữa bằng thuốc  mà dứt.

Ví dụ: Có một gia đình nọ sinh một người con vì cưng chìu quá, lớn lên nó theo bạn xấu cờ bạc rượu chè, trộm cắp, nợ nần…làm cho  cha mẹ bao nhiêu năm khổ tâm mà sinh ra nhiều bệnh, bỗng thời gian sau này người con gặp được bạn tốt hướng dẫn anh ta giác ngộ được Phật Pháp nên xả bỏ các thói hư tật xấu, chí thú làm ăn, tối đến đi chùa lễ Phật, lễ phép với người trên, khiêm nhường kẻ dưới,  khiến cho cha mẹ vui mừng, bệnh tật lâu nay bỗng tan biến đâu hết.

Cũng tương tự như thế, nên có chuyện kể rằng: khoảng 70 năm về trước ở vùng miền Tây sông nước có một gia đình điền chủ nọ, bà vợ ông mê xem hát tuồng, ở đâu có diễn tuồng là có mặt bà.

Một hôm bà đi xem hát, trong  vỡ tuồng  có 3 nhân vật : Một ông vua , 1 ông quan nịnh thần và 1 ông quan trung thần.

Ông quan trung thần lúc nào cũng xả thân vì nước vì dân nhưng kết cuộc vì nghe lời dèm pha, sàm tấu của  quan nịnh thần mà nhà vua đem ông quan trung thần ra chém chết.

Sau khi xem xong vỡ tuồng đó về nhà bà luôn tự nghĩ “Tại sao một người trung thần vì nước vì dân mà chết bi thảm như thế ?” Bà không chia sẻ cảm nghĩ với ai, một mình bà luôn thấy đời sao mà bất công đến thế ? Bà âm thầm  buồn bã rồi sinh ra bệnh trầm uất.

Bà ốm yếu xanh xao, bà bỏ ăn, mất ngủ trải qua bao nhiêu năm sinh ra  chứng trầm cảm, không nói chuyện với ai, bao nhiêu thầy giỏi được mời đến, tất cả những phương thuốc  hay, loại đắc nhất chồng con của bà điều lo cho bà cả, nhưng bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng.

Tất cả thầy bùa, thầy cúng điều được ông nhà mời đến nhưng rồi cũng không thuyên giảm chút nào cả vì cứ nghĩ bà bị ma ám.

Cuối cùng, một ông thầy Lang vườn ở cùng  xã , mà lâu nay gia đình bà cho là tầm thường không đáng mời thì nay vì sinh mạng của bà nên ông phải  mang lễ vật đến mời thỉnh.

Đến nơi xem xét bệnh nhân, ông Lang vườn tự nghĩ “Bà này bệnh cũng lâu, ăn uống, lao động thì không vất vả như người nghèo, thầy giỏi khắp nơi cũng đã mời đến mà không hết bệnh, chắc hẳn bà này có uẩn khúc gì đây ? ”

Nghĩ thế nên thầy Lang vườn vừa xem mạch vừa ân cần vấn bệnh:

-“ Thưa bà, tôi biết bà đang có một uẩn khúc gì đây ? Hoặc là chồng con của bà có gì không phải mà đã làm cho bà buồn, hoặc ai đó đã làm cho bà lo , bà giận ?”

Sau câu hỏi đó, bà như được gãi đúng chỗ ngứa, như ống khóa mở đúng chìa, nó mở được nỗi lòng của bà,  bà huyên thuyên kể lại nỗi uất ức của câu chuyện tuồng hát năm xưa đã khiến cho bà khổ đau, khiến cho bà uất giận.

            Gặp riêng ông chồng để trao đổi, bàn bạc, ông thầy lang vườn góp ý khuyên ông  nên bỏ tiền mời đoàn hát năm xưa về làng diễn lại tuồng đó cho bà cùng dân chúng xem miễn phí , nhưng phải hoán đổi phần cuối của tuồng hát như vầy:  …nhà vua  thức tỉnh không còn nghe lời xu nịnh của quan nịnh thần nữa, vua kết tội và lệnh đem quan nịnh thần ra chém, khen thưởng bỗng lộc cho vị quan trung thần.

Quả nhiên sau khi xem xong vỡ tuồng bà vui vẻ khỏe mạnh bình thường trở lại như xưa mà không tốn  một giọt thuốc nào cả.

3/ VỀ NGHIỆP BỆNH (業 病):

phongsanh

Nghiệp là trải qua thời gian đúc kết  từ hành động, lời nói, cảm nghĩ của  Thân-Khẩu-Ý mà thành Nghiệp.Nghiệp thì có thiện nghiệp và ác nghiệp, nhưng ở nội dung bài viết này đang đề cập đến nghiệp bệnh nên nghiêng nặng  về ác nghiệp. Bỡi có ác nghiệp mới sinh ra Nghiệp bệnh. Nghiệp thì có 3, gồm có:

-THÂN (thân nghiệp 身 業 ): những  việc làm của thân như :giết người và vật, trộm cắp,

                                                     tà  dâm…mà kết thành thân nghiệp

-KHẨU ( khẩu nghiệp 口業 ): miệng  nói lời dối gạt, nói hung ác, nói thêu dệt, nói 2

                                               chiều…mà kết thành khẩu nghiệp

( Ý nghiệp 意業): ý ham muốn nhiều, hay giận hờn, lại si mê …mà kết thành ý nghiệp.

Nghiệp bệnh ở những người vô minh chưa biết gì về Nhân Quả, cũng như người Phật tử phá giới.

Giới ( ) là ranh giới, là rào cản, thông báo cho chúng ta biết không được vượt qua, nếu cố tình vượt qua sẽ nguy hiểm đến tính mạng ( có nhiều ở các bãi tắm vùng  biển ).

Cũng như thế, Phật chế ra 5 giới (ngũ giới 五戒) cho hàng  Phật tử (佛子) để không phạm phải:

- Nhứt bất sát (一不剎)Thứ nhất không được giết hại mạng sống của chúng sanh.

- Nhị bất đạo (二不盜) Thứ hai không được trộm cắp, cướp giật.

- Tam bất tà dâm ( 三不邪婬) Thứ ba không được tà dâm.

- Tứ bất vọng ngữ (四不妄語) Thứ tư không được nói dối, nói lời ác khẩu, nói hai chiều.

- Ngũ bất ẩm tửu (五不飲酒) Thứ năm không được uống rượu hay các chất men say.

Nếu phạm phải 5 điều trên sẽ nguy hiểm cho đời sống hiện tại và sẽ chịu quả báo trong các đời vị lai.

“ Kẻ thù lớn nhất trong đời mình chính là mình” là 1 trong 14 điều Phật dạy ! Bỡi không ai tạo ra đau khổ cho mình, mà chính tự mình tạo ra hậu quả cho mình từ việc vô minh không biết hoặc biết mà phạm phải 5 điều trên:

- Ví như người sáng xỉn chiều say làm cho con người anh ta mất hết lý trí,khiến cho kẻ cười người chê, ai cũng sợ hãi xa lánh, và hậu quả anh ta mang chứng bệnh Xơ gan cổ trướng, ung thư gan mật mà chết ( giới thứ 5 ).

- Người thường nói dối, nói 2 chiều, nói lời độc ác làm chia rẽ mọi người, khiến cho người ta hai bên hiểu lầm nhau chia rẽ, thù hận nhau, cuối đời anh ta phải chịu quả báo ung thư miệng lưỡi mà chết ( giới thứ 4 ).

- Người đời thường nói câu “ 1 vợ thì ngủ giường lèo, 2 vợ thì ngủ chèo queo, 3 vợ……… thì xuống chuồng heo mà nằm !”. Câu nói nghe tức cười, nghe tưởng như đùa nhưng mà là sự thật. Chính tôi cũng đã thấy biết người đó một đời có rất nhiều vợ, nhiều  tình nhân, rất nhiều con cháu nhưng khi tuổi già phải sống lang thang xó chợ đầu đường bệnh tật đầy thân, không ai chăm dưỡng cuối cùng bỏ thây nơi đầu chợ. ( phạm giới thứ 3 )

- Vào thời còn trẻ, tôi có nghe kể: quê tôi có một người chuyên đi ăn trộm, mà hình như cha mẹ sinh ra ông là để làm nghề ăn trộm thì phải, ăn trộm rất tài tình, chưa từng bị người ta bắt gặp. Khác với người ta, 30 tết mà nhà ông không sắm sửa gì cả,  khuya đến ai nấy ngủ mê ông lẻn vào từng nhà mang bánh trái thịt thà về đầy nhà ông. ( giới thứ 2 )

Biết ông ăn trộm nhưng luật xưa  “Đạo quả tang, dâm quả tích” mới kết án , chứ không phải thời nay công an phải dùng nghiệp vụ khoa học điều tra đủ chứng  cứ mới kết tội, nên trong làng ai đó có mất trộm dù biết chắc ông đó lấy nhưng cũng  đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Từ nghề ăn trộm, ông tích  chứa rất nhiều tiền của, đến khi mang rương tiền ra để chuẩn bị xây nhà thì ôi thôi,  trong rương toàn là mối, một ổ mối đã phá nát hết rương tiền của ông, ông tiếc của nên lăn ra đổ bệnh, bệnh  năm này qua năm nọ, cầu sống không xong mà cầu chết cũng không chết được.

Năm tháng trôi qua từng cơn đau đớn quằn quại chịu không xiết , một hôm ông dùng dao lưỡi liềm ( câu liêm là dụng cụ cong cong để gặt lúa ở quê ) cứa gần đứt  cuốn họng ôngmáu ra lênh láng nhưng vẫn chưa chết, người nhà phát hiện mới dành con dao vức đi nhưng rồi sau đó ông cũng tiếp tục tự dùng tay móc cuống họng ra cho đến chết.

Khi đám tang ông, có rất ít người đến phúng điếu, đã thế mọi người còn phán một câu “ xưa nay ổng ăn của móc họng người ta, nay ông phải tự móc họng mà chết thôi !”.

Và câu chuyện còn lưu truyền đến ngày hôm nay ( cọp chết để da, người ta chết để tiếng)

Bệnh về Nghiệp nặng  nhất phải nói là nghiệp Sát ( giết người vì thù hằn,vì sân hận, hoặc vì những lý do khác…và giết vật để ăn thịt ) tất cả điều là tâm ác, sẽ có quả báo hiện đời này (hiện báo 現報) hoặc đời sau (hậu báo 後報) điều phải trả nghiệp,  cho đến trải qua nhiều đời nhiều kiếp oan oan tương báo ( 冤冤相後)với nhau. ( giới thứ nhất)

Thời nay mỗi ngày xem báo nhan nhản những tin tức mà  người ta trong tình cảm yêu đương, trong làm ăn, trong giao tiếp của xã hội… vì những chuyện không hài lòng nhau, từ xích mích nhỏ dẫn đến thù hằn, họ không ngần ngại sát hại nhau bằng nhiều cách, mà không hề biết đến 2 chữ Nhân Quả ( 因果 )

Xưa Khổng Tử có dạy:
善 有 善 報, 惡 有 惡 報
若 澴 不 報, 時 時 未 到
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo
Nhược hoàn bất báo, thời thời vị đáo
Nghĩa là :
Làm Thiện thì sẽ có Quả báo Thiện.
Làm ác thì sẽ có Quả báo Ác.
Giờ chưa thấy Quả Báo là vì chưa đến lúc.

Giới trẻ hiện nay yêu đương dễ dãi, xem việc nạo phá thai là chuyện bình thường, 1 viên thuốc ngừa thai ( cực mạnh, tác dụng cấp tốc ) nhưng họ có biết đâu sau khi ân ái (nếu gặp đúng ngày trứng rụng) trong các cô đã có 1 sanh linh bé nhỏ. Thế nên họ mang trọng tội giết người mà họ không hề hay biết.

Hậu quả tổn thương của nạo phá thai sẽ sanh ra những chứng bệnh phụ khoa nguy hiểm khôn lường, từ nhẹ dẫn đến nặng như ung thư tử cung, ung thư buồng trứng rồi di căn (mọc rễ ) qua đến gan, đến thận, đến tủy, đến xương….

Từ một cô gái khỏe mạnh, trẻ trung, xinh đẹp, diễm kiều, , má hồng môi thắm người lúc nào cũng phản phất hương thơm của son của phấn, nhưng sau một cơn bạo bệnh đã biến các cô trở nên đen điu, gầy đét,  từng hồi từng cơn đau vật vã, lúc bấy giờ trong người các cô  luôn tỏa ra các  mùi hôi thúi  từ  các khối u, các tế bào…

Dù nền y học hiện đại, thuốc men vượt bậc lại có những giáo sư, bác sĩ chuyên khoa ung thư hàng đầu thế giới nhưng cũng không chữa lành căn bệnh (nghiệp) như thế

Cuối cùng cũng không sống được bao lâu, họ chết trong hãi hùng, chết trong đau đớn, thân rời bỏ thế gian nhưng hồn cũng không tránh khỏi địa ngục. ( ngoại trừ người đã giác ngô, biết ăn năn sám hối thì quả báo nhẹ hơn, chứ không thể tránh )

Lịch sử Phật giáo Trung Hoa có ghi lại chuyện rằng:  tại Tỉnh Chiếc Giang có một vị Tăng tên Hàm Uyên ( 涵鸳 ) , vị Tăng  này tu hành đức hạnh rất tinh tấn chuyên cần , nhân có Phật sự nên sư phải ra ngoài.

Xong việc trên đường  khi trở về tình cờ Sư đi ngang qua quán thịt chó, không biết chủ quán đó họ ướp nướng bằng loại hương liệu gì mà mùi thơm không ai mà không muốn hít vào.

Và vị Tăng nọ cũng không tránh khỏi hít phải mùi thơm đó, nhưng khi sư giật mình nghĩ lại “Ta là người tu, không thể như thế này được !”,

Sư kinh hãi, sư  hối hả bước vội về chùa tắm rửa và lên thắp nhang đèn trước điện Phật sám hối, nhưng đến khuya  trong người sư bỗng nóng sốt hừng hực, qua ngày hôm sau sư càng sốt mê man, điều ngạc nhiên là trong khắp người sư nổi lên 18 cái khối u, mỗi khối u to như quả mận, toàn thân đau nhức hãi hùng, càng ngày 18 khối u càng to lớn và đau đớn hành hạ.

Tất cả những vị lương y giỏi nào cũng được lần lượt mời đến, nhưng đều lắc đầu không tìm ra nguyên nhân bệnh gì cả. Thời gian trôi qua dù vẫn uống  thuốc men nhưng có khi đỡ khi đau.

Một hôm nọ, vào một buổi chiều chập tối, bên hông chùa, sư bắt ghế ngồi tựa vách , trong thâm tâm rất đau buồn. Dưới ánh trăng non mờ Sư bỗng thấy có 1 đoàn  người từ xa đi đến, dụi dụi cặp mắt sư nhìn kỹ tất cả trong đoàn người này có thân mà không  có đầu . Ôi,  thật là khủng khiếp.

Khi đến gần, trong đoàn người có tiếng hỏi:

-“ Chào ông ! Ông còn nhớ 18 người chúng tôi không ?”

-“ Không ! Không ! Tôi không biết mấy người là ai cả !” Vừa sợ sệt, Sư vừa khỏa tay trả lời thế.

-“ Phải rồi, nhiều kiếp trôi qua rồi làm sao ông nhớ được, mà chúng tôi thì không thể quên ông. Tôi nói cho ông biết, kiếp xưa kia  ông là một vi quan tướng quân được lệnh vua cùng quân lính chúng tôi trấn ải một vùng biên cương.

Một hôm ông lệnh cho 20 người chúng tôi tuần tra vùng biên ải,  khi đi ngang qua ngôi  làng vùng sơn cước, trong nhóm chúng tôi có 2 người tự ý tách ra và phạm phải quân kỷ  là hiếp dâm 1 người phụ nữ.

Sau buổi tuần tra  trở về, thì người chồng phụ nữ đó đến gặp ông thưa kiện, là một vị quan tướng quân  nên ông tức giận đem 20 người lính chúng tôi  ra chém đầu hết . Chỉ có 2 người phạm quân kỷ mà ông chém cả 18 người chúng tôi hàm oan vô tội .

Đã trải qua bao nhiêu đời chúng tôi luôn tìm ông để đòi nợ, để báo mối thù xưa, nhưng vì bao nhiêu kiếp  qua ông tu hành  tịnh tấn nên chúng tôi không làm gì được ông.

Tháng vừa rồi ông khởi tâm tham ngửi mùi thịt chó nên cơ hội đó chúng tôi mới lọt vào được thân ông mà đòi nợ , thấy ông thành tâm sám hối chúng tôi cũng cảm động nhưng nghĩ đến việc ông giết oan chúng tôi từ kiếp xưa, nỗi uất hận nên không thể bỏ qua. Thôi thì ông cứ cố gắng tu hành đi, tạm thời 3 năm sau sẽ tính tiếp. !”

Nói xong 18 oan hồn biến mất, Sư hãi hùng chạy vội vào điện Phật quỳ lạy sám hối liên hồi, quả nhiên sau đó 18 khối u trong người của Sư không thuốc nhưng tự tiêu. Sau đó Sư tinh tấn tu hành,  nhưng cho đến 3 năm sau bịnh cũ tái phát trở lại nặng hơn rồi Sư cũng qua đời.

Thế mới biết, nghiệp sát tội rất nặng dù trải qua bao nhiêu đời rồi mà cũng không tránh oan oan tương báo, phải chịu trả quả nghiệp bệnh như thế.

Người tu học  Phật không ai mà không biết tích xưa, trong Pháp Từ Bi Thủy sám: chuyện 2 người tên Viên Án và Triệu Thố vì kết mối oan thù để rồi kiếp sau một người  trở thành ngài Ngộ Đạt Quốc sư cũng phải chịu nỗi đau đớn mụt ghẻ mặt người nơi đầu gối. may mà nhờ công đức tu hành, gặp Bồ tát Ca Nhã Ca cứu giúp, nếu không thì nghiệp kia cũng khó mà tránh.

Tuy là những chuyện đã xa xưa, chuyện quá khứ, nhưng luật nhân quả trả vay xưa nay vẫn là sự thật.

Rồi mới đây sự việc xảy ra vào năm 2012 câu chuyện người thật việc thật tại Đức Trọng Lâm Đồng làm rúng động hàng Phật tử khắp trong khắp đất nước Việt Nam và Phật tử trên thế giới.

Câu chuyện cậu thiếu niên Nguyễn văn Công trải qua 3 năm mỗi ngày được  thuê giết hại hàng trăm con gà, vịt, chó , mèo….kết cục phải trả một cái quả khi một khối ung  mặt người đau đớn phát ra trên khớp gối của cậu ta, trải qua bao nhiều năm đau khổ đi hết bệnh viện này, đến bệnh viện khác nhưng có vị bác sĩ nào, có loại thuốc nào ở thế gian mà chữa  được bịnh nghiệp ( sát sanh ) ?

Thế nên chúng ta người có trí không thể không tin Nhân Quả, người có trí không thể không tin lời Phật dạy.

Nhân Quả  không phải do Thượng Đế đặt ra.

Nhân Quả không phải do Phật sáng chế.

Nhân Quả là lẽ tự nhiên ! .

Hể gây Nhân là gặt Quả.

Bất kể anh là ai ? Theo tôn giáo nào ?

Gây nhân Thiện sẽ có quả báo Thiện.

Gây nhân Ác sẽ gặt quả báo ác.

Sát sanh ắt phải thường mạng !

Phật nào cứu được ? Phật nào dung túng kẻ ác nhân ?

Ngoại trừ người biết tin  theo lời Phật dạy : Bỏ ác làm lành.

諸惡莫作

衆善奉行

自凈其意

是諸佛敎

Chư  ác mạc tác.

Chúng thiện phụng hành.

Tự tịnh kỳ ý.

Thị chư Phật giáo.

Nghĩa là:

Các việc ác chớ làm

Những việc Thiện nên làm

Giữ ý mình trong sạch

Ấy là lời Phật dạy.

Tóm lại :

-Thân bệnh : dùng dược lý trị liệu (藥里治蓼 ).

-Tâm bệnh : dùng tâm lý trị liệu ( 心里治蓼 )

-Nghiệp bệnh dùng phước báo trị liệu (福報治蓼).

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Phật tử, lương y PHAN VĂN SANG

http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/nq-nb-lh/14221-than-benh-tam-benh-nghiep-benh.html

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Bánh ích lá gai – Diệu Minh

banhichlagai 095

Nhà có trồng nhiều lá gai lắm, giống này là của Gia Phương bên Món Chay Thanh Tịnh cho mấy năm về trước. Cây lá gai mọc cao nghìu nghịu lá nhiều quá chừng, mà chẳng có ai siêng để học cách làm. Cho đến một hôm có 1 Cô đến nhà thấy cây lá gai thích quá chừng, cô xin về làm giống và dạy luôn cách làm. Mẹ nghe dễ bèn ra tay. Làm hai lần rồi, lần nào cũng được sự ủng hộ tối đa của DS.

Công thức cho 20 cái bánh

Nguyên liệu:

1 sấp lá chuối để gói

1/2 chén mè rang

1/2 chén dầu để thoa lá

Bột:

1 pound bột nếp

1 rổ lá gai (nhiều thì  màu đậm và có mùi lá gai hơi nặng, nhà có nhiều nên tha hồ, nhưng DS nghĩ chừng 2 nạm tay là đủ rồi)

banhichlagai 101

2 chén nước

1 thỏi tròn lớn đường tán của Mễ  (khoảng 2 thẻ đường tán của mình)

Nhân:

1 pound đậu xanh cà vỏ, ngâm qua đêm

1 thỏi đường tán Mễ (khoảng 2 thẻ đường tán của mình)

1 chén nước cốt dừa

Có thể cho dừa cọng vào thay cho nước cốt dừa

Cách làm:

Bột:

1. Rửa lá gai cho sạch để ráo nước, lấy cọng cứng ra, cuộn lại xắt nhuyễn (xắt càng nhuyễn thì nhồi càng dễ)

banhichlagai 104

2. Cho lá gai vào nồi cho nước và đường vào nấu sôi cho tan đường và mềm lá gai, khoảng 15 phút, để nguội bớt

3. Cho bột vào nhồi cho đều

banhichlagai 040

banhichlagai 048

4. Chia ra làm 40 viên, cán vuông mỗi viên, cho vừa với miếng nhân

Nhân:

1. Hấp đậu cho chín khoảng 30 phút

2. Khi đậu còn nóng cho đường và nước cốt dừa vào, tán cho nhuyễn đều

banhichlagai 038

Đường tán mua của Mễ, nước cốt dừa tự làm rồi để đông đá

3. Cán đậu ra mâm vuông, cắt thành 20 miếng vuông

Gói:

1. Rửa lá cho thật sạch, lau khô, xé ra miếng lớn vừa với miếng bột, mình cần 40 miếng để gói 20 cái bánh.

2. Xếp 2 miếng lá theo hình chữ thập, thoa dầu thật nhiều vào lá, rải mè rang lên lá, để 1 miếng bột lên lá, cho 1 miếng nhân vào, xong cho 1 miếng bột nữa lên mặt, rải mè lên trên, gấp mí bột cho không thấy nhân, xong gói lại theo hình vuông.

3. Gói hết 20 cái bánh, cho vào chõ hấp 30 phút là bánh chín.

banhichlagai 109

Mình có thể làm bánh ích nhân mặn với nấm và đậu hũ hay với nhân gì mà mình thích. Cách làm bột lá gai kiểu này thấy đơn giản, có lần DS không biết, xay lá gai bằng máy xay sinh tố, làm cháy luôn cái máy. Vậy mới biết “1 đời ta 3 đời nó” là gì. Smile

Bánh ích lá gai là đặc sản của Bình Định, ở đây Mẹ chỉ làm theo cách dã chiến nhanh gọn với nguyên liệu đơn giản. Nếu quý bạn muốn làm bánh ích lá gai theo kiểu truyền thống của Bình Định thì có thể nghiên cứu thêm nhé. Chúc các bạn làm bánh ích lá gai thật ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.