Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Nấu chay: Chả thác lác chay chiên sốt cà – Tuệ Lan

photo (4)
Từ món làm bì từ bột mỳ căn của chị DS bữa trước TL "phăng" ra món này đây bà con ơi. Món chả thác lác này ăn dai và hấp dẫn lắm, mọi người cùng làm thử nhé:

Nguyên liệu

- 1 chén bột mỳ căn (tên tiếng Anh wheat gluten - mua tại tiệm bán nguyên phụ liệu làm bánh)
- 1 chén nước
- 1.5 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng cà phê tiêu sọ giã dập
- Ớt
- Rau thìa là (chia làm 2 phần, một phần bỏ vào bột, một phần nêm khi sốt cà)
- Cà chua
- Dầu ăn

Cách làm:

+ Chả Thác lác:
- Trộn muối + đường hòa vào chén nước
- Ớt bằm nhuyễn, thìa là cắt nhuyễn + tiêu sọ trộn đều với bột mỳ căn
- Hòa nước vào bột mỳ căn, vò cho đều để thấm hút hết nước, để bột nghỉ khoảng 30 phút
- Nắm thành cục tròn, dùng dao cắt mỏng thành từng lát
photo (3)

- Bắc chảo bỏ dầu chiên nhỏ lửa từng lát bột đã cắt. Bột nhanh chín và nở phồng y như chả thác lác thiệt vậy đóSmile 

photo (2)
- Cắt miếng vừa ăn để chuẩn bị sốt cà

+ Sốt cà:
- Cà chua bằm nhuyễn
- Sên cà với một chút dầu ăn cho tươm bột, nêm một chút bột nêm hoặc nước mắm chay
- Bỏ chả đã chiên vào sốt cùng với cà, có thể bỏ một chút nước sôi vào đun cùng
- Đun chả và cà chua khoảng 5 phút, nêm nếm cho vừa ăn, nêm rau thìa là, tắt bếp
- Trút ra đĩa rắc thêm tiêu dùng nóng rất ngon.

Hôm nay TL trộn nhiều bột, mới sốt cà một nửa, còn một nửa để ngăn đá, dự định khi mua được bạc hà sẽ nấu canh bún chả thác lác chay. Sẽ trình làng với mọi người sau nhé.

Chúc mọi người ngon miệng.
Tuệ Lan

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Thông báo: Khóa tu niệm Phật 2 ngày do ĐĐ Thích Minh Thành hướng dẫn – Chùa Phật Quang, 06/10/2012

image

Thông báo: Khóa tu An lạc 2 ngày do ĐĐ Thích Pháp Hòa thuyết giảng 08/12/2012

KHÓA TU HỌC LẦN 6

THƯ VIỆN TỊNH ĐỘ PHỔ HIỀN

3851 62nd Ave N # H

Pinellas Park,Fl 33781

727-776-0126 or 727-686-4631

KHÓA TU AN LẠC 2 NGÀY DO ĐẠI ĐỨC GIẢNG SƯ

THÍCH PHÁP HÒA THUYẾT GIẢNG

TẠI ĐỊA ĐIỂM : Hội Trường Khách Sạn Ocean Palms

5005 34th ST N

St.Pete, FL 33714

9:00 am Phật Tử Vân Tập và Điểm Tâm Sáng

9:30 am Khai Mạc Khóa Tu

10:00 am Pháp Thoại ( Đại Đức Giảng Sư Thích Pháp Hòa

12:30 pm Cơm Trưa Thân Mật

clip_image002

Ngày Thứ Bảy 12/8/2012 Nhằm Ngày 25-11-2012 Âm Lịch

2:30 pm Pháp Thoại (Đại Đức Giảng Sư Thích Pháp Hòa)

5:00 pm Tiểu Thực

6:00 pm Hỏi Đáp Phật Pháp

8:00 pm Hoàn Mãn Ngày Tu Học Thứ Bảy

Ngày Chủ Nhật 12/9/2012 Nhằm Ngày 26-11-2012 Âm Lịch

9:00 am Phật Tử Vân Tập và Điểm Tâm Sáng

10:00 am Pháp Thoại ( Đại Đức Giảng Sư Thích Pháp Hòa

12:30 pm Cơm Trưa Thân Mật

2:30 pm Pháp Thoại ( Đại Đức Giảng Sư Thích Pháp Hòa )

4:00 pm Hỏi Đáp Phật Pháp

5:30 pm Lễ Qui Y

6:00 pm Hoàn Mãn Khóa tu Học ( dùng tiểu thực

Xin Thông Báo

1 )Quí vị Nào muốn phát tâm Qui y Tam Bảo ,xin quí vị hoan hỷ lien lạc với ban tổ chức trước,để chúng con làm danh sách trình lên Thầy.

2) Nếu quí vị ở xa đến tham dự, xin vui lòng lien lạc đặc phòng trước với ban lễ tân,Giá phòng cho 2 giường từ 1-4 người là $45.00 (Đ/T khách sạn 727-851-9889 )

Mọi thắc mắc xin liên lạc

Thư Viện Tịnh Độ Phổ Hiền

727-776-0126 ( Quãng Môn)

727-686-4631 ( Thiện Hòa)

813-263-2360 (Minh Tôn)

Tampa bay lien lạc

813-785-6246 ( Kim Thoa )

813-514-3763 ( Man Ho )

813 – 549-9644 ( Quảng Kim Sa)

Kính Mời quí vị nhín chút thời gian đến tham dự ( xin có mặt dúng 9:00am giờ

Kính chúc Quí Vị Thân Tâm An lạc

Trân Trọng Kính Mời

THÔNG BÁO CHUYẾN HOẰNG PHÁP CỦA DIỆU ÂM ÚC CHÂU TẠI MỸ QUỐC ( FEB TO MAR 2013 )

A Di Đà Phật!

Kính gởi chư Hòa Thượng,Thượng Tọa ,Đại Đức Tăng Ni và các chư Liên Hữu đồng tu thân mến

Thể theo yêu cầu của các đạo tràng gần xa, muốn được thuyết giảng và tổ chức các cuộc tọa đàm, cộng tu phật thất , nói về pháp môn niêm Phật cũng như Phương Pháp Hộ Niệm cho người Vãng Sanh. Đây là một pháp môn rất cần thuyết cho mỗi hành giả của chúng ta. Từ trước đến giờ đạo tràng của chúng tôi cũng như những đạo tràng khác nói chung, đã từng đi hộ niệm nhưng đôi khi chúng ta mắc những sai lầm nhỏ, và những sơ sót mà chúng ta không biết đê nên tránh. Vì vậy một số Liên Hữu đồng tu và chúng tôi tha thiết cung thỉnh Cư Si Diệu Âm Úc Châu Hoan Hỷ quá hành về Mỹ Quốc dẫn dạy cho chúng ta. Vì lòng từ bi không ngại xa xôi Ngài đã hứa khả nhận lời

Con xin thay mặt cho các chư Liên Hữu Đồng Tu, kính thông báo đến tất cả các chùa các đạo tràng gần xa chuyến Hoằng Pháp của Diệu Âm tại Mỹ kể từ:

Feb 1 /2013 to Mar 15 /2013

Quí Chùa, Quí Đạo Tràng cùng các Ban Hộ Niệm nào muốn cung thỉnh Diệu Âm Úc Châu, xin chư vị Hoan Hỷ liên lạc sớm để chúng con tiện sắp xếp thời gian và đi lại cho phù hợp.

Mọi chi tiếc xin chư vị Đồng Tu liên lạc về :

THƯ VIỆN TỊNH ĐỘ PHỔ HIỀN

3851 62ND AVE N # H

PINELLAS PARK, FL 33781

727-776-0126 or 727-686-4631

QUẢNG MÔN or THIỆN HÒA

KÍNH TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO

clip_image002

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Nấu chay: Tìm hiểu về bông cỏ

Bông cỏ có nguồn gốc từ Đài Loan với tên là Aiyu. Aiyu được khám phá ra bởi một nhà buôn trà người Đài Loan. Một hôm khi uống nước từ con sông ở Chiayi, ông thấy có những miếng trong trong màu vàng nổi trên mặt nước. Ông bèn thử vài miếng thì cảm thấy rất đã khát. Nhìn lên phía trên con sông ông thấy có nhiều quả giống như quả xung tây (fig) to bằng quả xoài treo lủng lẳng trên dàn dây. Thì ra hạt của những quả này rơi xuống nước tạo thành chất keo trong, có thể làm món giải khát ngon mát. Từ đó món này trở nên thịnh hành và ông đặt tên cho nó là Aiyu, tên người con gái xinh đẹp của ông.

Trái Aiyu được hái khi chín nhưng vỏ chưa chuyển sang màu tím đậm. Sau đó được chẻ đôi lộn từ trong ra ngoài và đem phơi khô.  Aiyu được bán khô còn vỏ hay hạt được lấy ra bỏ vỏ.

Aiyu
bongco

Bên xứ Đài người ta cho hạt Aiyu vào túi vải vò trong thau nước, để đông lại rồi ăn với mật ong, nước chanh và nước đá gọi là Aiyu jelly hay ò-giô. Nghe nói bên Singapore cũng có món này với tên là ice jelly.

Aiyu2

Bên VN mình ngày xưa bông cỏ vò với chuối sứ, ăn với nước đường, hột lựu và dầu chuối.

BongCo2

Nguyên liệu:
  • 100 g bông cỏ
  • 1 muổng cà phê thạch cao
  • 1/4 lít nước lạnh (tương đương 18 chén nước)
  • 1 muổng cà phê hàng the
  • 1 trái chuối sứ chín mùi
Cách làm:

1. Cho 2 chén nước lạnh, chuối sứ, thạch cao và hàn the vào chung một túi vải, bóp cho nhuyển chuối, lọc lại cho kỷ.

2. 16 chén nước lạnh còn lại đổ vào thau, bông cỏ bỏ vào túi vải, nhúng bông cỏ vào thau nước lạnh, bóp bông cỏ cho đến khi hết nhớt thì thôi. Cho hổn hợp chuối sứ và nước bông cỏ vào chung lại với nhau, để độ 1/2 giờ bông cỏ sẻ đông lại.

Ở Mỹ chưa thấy bán hạt bông cỏ. Nếu nhờ người mua từ Đài Loan mang về chắc cũng không được vì đây là loại hạt, Mỹ không cho mang bất cứ hạt nào vào nước Mỹ cả. Hy vọng bên VN sẽ cho nhập Aiyu và biết đâu chừng xứ Việt sẽ trồng được Aiyu.

Chúc các bạn tìm được hạt bông cỏ để chúng ta cùng thưởng thức một món ngon của thời xa xưa.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương
http://en.wikipedia.org/wiki/Aiyu_jelly
http://www.wattpad.com/84019-ch%C3%A8-s%C6%B0%C6%A1ng-sa-h%E1%BB%99t-l%E1%BB%B1u

Truyện: Giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong - TKN Thích Nữ Giác Anh

DSC_0172

Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưởng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội PGVNTNHN tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang nghiêm thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo luận thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm. Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử là việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….

Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn - miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.

Chú Diệu Mãn thường lấy niệm Phật làm công phu tu hành. Ngày ngày, tháng tháng, năm năm… hai thời công phu sáng tối chú gìn giữ đều đặn. Ai làm gì thì làm, mặc người nói ra nói vào điều chi, thậm chí có ai chọc ghẹo, chú cũng hoan hỷ im lặng cười xòa.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cho đến một hôm, giữa buổi thọ trai, chú Diệu Mãn đắp y ra tác bạch với Hòa Thượng Bổn Sư và đại chúng, chú chấp tay cung kính thưa: “Bạch Hòa Thượng và đại chúng, con nay xin thành tâm đảnh lễ ân đức của Hòa Thượng và đại chúng đã trưởng dưỡng con cho đến ngày hôm nay, nay thời gian đã đến, con tác bạch xin Hòa Thượng cho phép cho về với Phật”. Đại chúng ngẩn ngơ nhưng bình thường thấy chú Diệu Mãn ngồ ngộ, nên tưởng hôm nay chắc chú ấy cũng giỡn chơi. Hòa Thượng dạy rằng: “Này Diệu Mãn, tiết trời lúc này đang mùa mưa, con về với Phật mùa này cũng ướt át lắm, thôi để 23 tết đưa ông Táo về trời, rồi con hãy đi luôn cho tiện.” Chú Diệu Mãn đáp: “Mô Phật, bạch Thầy, Thầy dạy như vậy, con xin vâng”.

Sau lần tác bạch ấy, đại chúng không nhắc gì thêm về việc ấy nữa. Cứ nghĩ tánh chú ngộ nghĩnh vậy mà. Chú Diệu Mãn trở lại công việc thường ngày, vẫn hoan hỷ, vẫn ngồ ngộ, vẫn quét chùa như ngày nào. Mọi người ai nấy dường như đã quên lời tác bạch của Chú Diệu Mãn hôm nao.

Thời gian thấm thoát trôi qua, đến ngày 23 tháng chạp gần Tết năm đó, giữa cái chộn rộn, xôn xao của những ngày cuối năm, quí huynh đệ đột nhiên thấy Chú Diệu Mãn thần sắc lạ hơn ngày thường, y áo chỉnh tề bước lên hậu Tổ, lễ Tổ xong rồi ngồi thế hoa sen chấp tay niệm Phật. Đại chúng ai nấy đều thấy lạ, và đâu đó trong tâm khảm của mỗi người đều cảm được một điều gì đó rất tôn nghiêm, rất kính cẩn. Tự dưng không ai còn khởi niệm đùa cợt trước thái độ của chú Diệu Mãn trong giờ phút ấy nữa. Chú thưa với đại chúng rằng : “Nhờ chư huynh đệ hoan hỷ thỉnh Hòa Thượng từ bi lên tụng cho Diệu Mãn thời Kinh tiếp dẫn”.

Quí Thầy hấp tấp chạy mau xuống thưa với Ôn Hòa Thượng, thỉnh Ôn lên hậu Tổ. Khi Ôn đã lên tới, chú Diệu Mãn chấp tay cung kính thưa: “Bạch Thầy, hồi trong năm con đã bạch Thầy cho con về với Phật, Thầy dạy lúc đó trời mưa quá không tiện đi, đợi cuối năm hãy đi. Nay đã là ngày 23 tháng Chạp, thời giờ đã đến. Con xin Thầy cùng đại chúng từ bi tụng Kinh tiếp dẫn cho con.”

Thời gian không gian lúc ấy dường như ngừng lại, mọi người từ Hòa Thượng xuống tất cả huynh đệ, tâm trạng ai ai cũng tràn đầy cảm xúc khó tả. Hòa Thượng xướng bản Kinh A Di Đà, đại chúng cùng hòa theo. Chú Diệu Mãn vẫn chấp tay an tọa nơi đó. Tụng xong bản Kinh, Hòa Thượng đến xem thì thấy Chú đã an tịnh ra đi tự lúc nào !

Chú Diệu Mãn đã an tường ra đi, ra đi biết trước giờ khắc. Ra đi giữa sự tiếp dẫn của Hòa Thượng Bổn Sư và các sư huynh, sư đệ. Ra đi giữa bổn nguyện trong Kinh A Di Đà, ra đi có định hướng. Ôi, Phật Pháp thật nhiệm mầu làm sao !

Chú Diệu Mãn ra đi nay đã hơn 70 năm, nếu đại chúng chưa đủ duyên lành, thì ngày nay tấm gương nhất tâm tu trì ấy, thế hệ mai sau đâu dễ gì được nghe Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể lại. Chúng con xin thành tâm cảm niệm ân đức Hòa Thượng đã kể lại những mẫu chuyện chuyên tu chuyên hành như vậy, để đàn hậu tấn chúng con càng thêm vững bước trên con đường chấm dứt sinh tử luân hồi.

Nhân đây, đàn hậu học xin thắp nén hương ghi lại công hạnh của một vị Hòa Thượng tiền bối khác nữa. Đó là Hòa Thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ (1858-1921), đệ tam Tổ chùa Tường Vân, cố đô Huế khi xưa. Sở dĩ chúng con ngày nay được nghe kể về Ngài bởi qua nhân duyên nghe pháp Thân Trung Ấn, do Ni sư Trí Hải giảng.

Cố Ni sư Trí Hải vốn là đệ tử thọ tam quy từ Hòa Thượng đệ nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết. Hòa Thượng Tịnh Khiết là đệ tử của Hòa Thượng Thanh Thái. Những vị đệ tử lớn của Ngài Thanh Thái thời bấy giờ là Hòa Thượng Tịnh Nhân, Hòa Thượng Tịnh Hạnh và Đệ nhất Tăng Thống Hòa Thượng Tịnh Khiết và nhiều vị khác.

Nhắc đến Huế, không ai không nhắc đến hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm, gắn liền với lịch sử tranh đấu cho Phật Giáo Việt Nam lừng danh thuở nào. Lịch sử ghi lại theo thời gian có thể kể đến là: Chùa Thiên Mụ (1601), Báo Quốc (1674), Từ Đàm (1683), Thuyền Tôn (1709), Từ Hiếu (1843), Diệu Đế (1844), Phước Thọ Am (1831), Tường Vân (1843), Trúc Lâm (1909) và hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ khác mang đậm nét văn hóa cổ truyền.

Theo lời Ni sư Trí Hải giảng, Hòa Thượng Thanh Thái vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, là một trong những bậc Thầy tôn nghiêm nổi tiếng thành Huế thời bấy giờ. Ngài là Hòa thượng trụ trì đời thứ ba của chùa Tường Vân. Uy danh của Hòa Thượng được hết cả thành nội Huế, từ Vua, quan, đức Từ Cung… cho đến dân chúng đều kính trọng nể vì. Hòa Thượng sinh năm 1858, viên tịch năm 1921, năm đó Ngài thọ tuế 63 tuổi.
Oai đức tu hành của Hòa Thượng Thanh Thái còn làm thế gian chấn động qua sự kiện Ngài đã “dự tri thời chí”, biết trước ngày giờ ra đi một cách tự tại.

Tết năm đó, năm 1921, Ngài tuyên bố với đại chúng từ trong Tết rằng “Mùng 4 Tết thì ta ra đi”. Cả đại chúng ai cũng giật mình. Vì lúc đó sức khoẻ Ngài vẫn rất tốt, không có biểu hiện gì của bệnh hoạn hay đau yếu, mệt mỏi. Hòa Thượng 63 tuổi, tuổi đó tuy không còn trẻ nhưng thế gian mấy ai cho đó là đã già !

Ngài tuyên bố như vậy xong, cả chùa ai cũng hoang mang, vừa lo, vừa nghi ngại, vừa sợ. Nghi vì không biết Hòa Thượng có nói thật không, lỡ không thật thì oai đức thanh danh của Hòa Thượng đâu còn nữa. Lúc đó, cả triều thần ai cũng biết tin đó. Vua, quan, hoàng hậu… ai cũng theo dõi tin tức từng ngày, chờ trông đến mùng 4 Tết. Vua cũng phái quân về trực ở chùa để theo dõi cái chết của Hòa Thượng.

Mùng 4 Tết đã đến, Hòa Thượng vẫn bình thường, những ngày trước đó, Hòa Thượng vẫn không có biểu hiện gì lạ. Sáng mùng 4, đại chúng vẫn thấy Hòa Thượng khỏe mạnh, vẫn đi dạo ngoài vườn như thường lệ. Lúc đó, tâm cảm mọi người chắc căng thẳng lắm !

Đến trưa mùng 4, chừng độ 11 giờ, Hòa Thượng bảo với đại chúng: “Các ông lên đánh chuông trống Bát Nhã cho Ta đi”. Đại chúng vừa hoang mang, vừa chần chừ. Chưa kịp biết phải làm sao thì Ngài nói tiếp “Các ông không đánh trống, Ta cũng đi”. Thế là Ngài lên đơn, an tọa xếp bằng, nhất tâm định tĩnh, thở một hơi nhẹ rồi thị tịch. Đại chúng thất kinh hồn vía, lập tức đánh chuông trống Bát Nhã tiễn Ngài về cõi Phật.

Chuyện còn kể rằng, gần chùa Tường Vân lúc đó có nhà ông thợ may, ông ấy là Phật tử. Trưa mùng 4 năm đó, ông thợ may bỗng thấy một đạo cầu vòng năm sắc thật đẹp, thật to, phóng ra từ đỉnh chùa Tường Vân. Ông thấy chuyện lạ, mau mau chạy vào chùa xem có chuyện gì. Vào đến chùa, ông đã nghe hồi chuông trống Bát Nhã gióng lên, hóa ra Hòa Thượng trụ trì Thanh Thái vừa mới viên tịch rồi.

Ngày nay, có dịp về thăm quê nhà, ra Huế, đảnh lễ Tháp Tổ nơi chùa Tường Vân, chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng 4 chữ “Lục tuần tọa hóa” (Độ tuổi 60, ngồi viên tịch) được khắc trên tháp của Ngài.

Cố ni sư Trí Hải kể lại câu chuyện này trong thời giảng về Thân Trung Ấm, năm 1993 tại Thiền viện Vạn Hạnh, Sài Gòn, Việt Nam.

Trong Thiền môn, các bậc Tổ đức thường khuyên chúng ta nên lấy việc điều phục tâm làm đầu. Tu Phật không gì khác hơn là tu tâm. Tâm là gốc rễ của sinh tử luân hồi, điều phục được tâm là điều phục dòng sinh tử, chứng ngộ cảnh giới giải thoát. Chư Tổ thường nhắc câu “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, âm Hán là “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện” (concentrate the mind on one thing, then you can success in all things). Cái rốt ráo của tu Phật là chấm dứt sinh tử luân hồi, và cái quí nhất của hành trì là đạt đến chỗ an định tâm một chỗ để làm nền tảng chứng nghiệm trí tuệ giải thoát. Đó cũng là cảnh giới “nhất tâm bất loạn” của người tu Tịnh Độ vậy.

Nhân mùa An Cư Kiết Đông năm nay tại trường hạ Vạn Hạnh thủ đô Canberra, chúng con kính nguyện tri ân Thầy Tổ, các bậc Trưởng lão trong Tăng già, các bậc Thiện hữu tri thức cùng ân sâu của tất cả chúng sanh đã tác thành giới thân huệ mạng cho chúng con đến ngày hôm nay. Kính nguyện quí Ngài, cùng hết thảy chúng sanh trong pháp giới sớm viên thành Phật đạo.

Kỷ niệm trường hạ Vạn Hạnh, Canberra, Úc châu 2012
TKN Thích Nữ Giác Anh

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Nấu chay: Đậu que – Cách nấu ngon và thành phần dinh dưỡng

stringbeans 003
Hôm qua trong sở có tiệc, DS thưởng thức được món đậu que thật là ngon. Đậu còn xanh chong, có vị thật béo và ngọt. DS nghĩ chắc là dùng nhiều bơ và đường. Nhưng khi hỏi cô làm món này thì DS rất ngạc nhiên, không ngờ nó dễ làm như vậy. Cô ấy mua đậu que trong bịch đã rửa sẵn ở chợ Mỹ. Đem về cho vô lò vi sóng (microwave) nấu 4 phút, rồi trộn dầu ô liu và muối biển vào sau khi nấu là xong. Để giữ nóng, cô cho vào nồi nấu chậm và vặn mức thấp (low). Nếu nấu ăn liền thì cô ấy nói giòn lắm, để trong nồi nấu chậm giữ ấm thì đậu mềm nhưng vẫn rất ngon. Thường thì người Mỹ ít ai thích đậu que, nhưng hôm đó lại ăn hết trơn. Còn có vài cọng DS lấy về làm mẫu. Một món đơn giản, dễ làm và bổ dưỡng như vầy mà lại là món chay đắt hàng!

Đậu que có chất chống oxy hoá cao (antioxidant), tốt cho tim mạch (cardiovascular), có khả năng chống viêm (anti-inflammatory). Ăn 1 cup (100 grams) đậu que là mình có được 20.3% lượng vitamin C trong ngày và lượng vitamin K là 18%, vitamin A 13.8%, manganese 11%, chất xơ 10.8%, folate 8.2%, vitamin B6 7%, molybdenum 6.6%, magnesium 6.2%, tryptophan 6.2%, potassium 6%, vitamin B2 5.8%, sắt 5.7%, vitamin B1 5.3%, phosphorus 3.8%, calcium 3.7%, đạm 3.6%, vitamin B3 3.6%, choline 3.6%, copper 3.5%, và omega-3 fats 2.9%.  (Theo whfoods)

Nấu đậu que ngon và dễ kiểu này thì mình có thể ăn đậu que thường xuyên hơn rồi.

Chúc các bạn làm được nhiều món ngon từ đậu que.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Sương

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Nấu chay: Bánh mì chiên áp chảo – DS & Kenny

banhmiapchao 012
banh mi 001
Hôm nay 2 cô cháu hợp tác làm bánh mì. Món bánh mì này làm lẹ cấp kỳ. DS đong nguyên liệu, Kenny nhồi bột và cán bột, DS chiên.  Chiên bằng dầu ô liu khói bay đầy nhà. Mai mốt chắc phải chiên bằng dầu canola cho chắc ăn. Mới đầu cán dầy định làm hamburger chay, nhưng Kenny nói cán mỏng ăn ngon hơn. Có cái khi chiên nó nở phồng lên như bánh tiêu, nhưng rồi lại xẹp xuống.

Nguyên liệu
  • 3 chén bột mì
banhmiapchao 016
  • 2 muỗng cà phê bột nở
banhmiapchao 015
  • 1.5 muỗng cà phê muối biển
  • 2 chén nước ấm (phỏng chừng)
  • dầu để chiên
Cách làm

1. Pha các thứ khô vào thau cho đều
2. Từ từ cho nước vào, nhồi thấy khô thì thêm nước, thấy ướt thì thêm bột
3. Nhồi cho đến khi bột không dính thau, vò tròn, đậy lại, ủ 10 phút
4. Cán miếng mỏng tròn
banhmiapchao 013
banhmiapchao 014
5. Bắc chảo phẳng đít lên bếp lửa vừa, cho 1 muỗng canh dầu vào cho nóng, cho bột vào chiên áp chảo, lật qua lật lại cho chín đều hai bên

6. Bánh mì này còn nóng ăn không hay dồn cải xà lách, đạm chay, cà chua, dưa leo, chang tương ngọt, ketchup, hay dressing vào cũng ngon. Nếu ăn với cà ri thì rất là đúng điệu món Ấn.

Ai làm món này cũng thành công hết nên khỏi cần phải chúc
Smile
Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Sương

Cách sống: Có Được An Lạc nhờ Bình An Nội Tại - Đức Dalai Lama

inner-peace 
Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn
Nantes, Pháp, 15 tháng Tám 2008
Alexander Berzin sao chép và hiệu đính sơ

Tinh Thần và Thể Xác Bất An

Hòa bình là sự quan tâm của mỗi người, cho dù họ sống ở phương Tây, phương Đông, Nam hay Bắc. Dù giàu hay nghèo, mọi người cần có sự quan tâm thật sự đối với hòa bình. Chúng ta đều là con người và vì thế, nói chung, chúng ta đều có cùng một mối quan tâm, đó là làm sao có được sự an lạc và đời sống hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều xứng đáng có một đời sống an lạc. Ở đây, ta đang bàn luận ở mức độ mà mọi người có cảm giác về “tôi” hay “tự ngã”, nhưng ta không thấu hiểu “ tôi” hay “tự ngã” là gì. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một cảm giác mạnh mẽ về “tôi”. Cảm giác ấy đưa đến sự khao khát hạnh phúc và không muốn khổ đau. Cùng với cảm giác này, ước muốn được hạnh phúc và thoát khổ tự động phát sinh. Dựa trên nền tảng này, chúng ta đều có quyền hưởng hạnh phúc.

Trong khi đó thì có nhiều điều bất toại nguyện và chướng ngại chực chờ xảy ra trong đời sống của chúng ta. Có hai phạm trù trong vấn đề này. Một phạm trù thuộc về đau đớn do những nguyên nhân thể chất, thí dụ bệnh tật và tuổi già. Chính tôi cũng đã có một vài kinh nghiệm về điều này – tôi gặp khó khăn trong việc nghe, thấy và đi lại. Những điều này sẵn sàng xảy ra. Phạm trù khác chủ yếu là ở cấp độ tinh thần. Nếu ở cấp độ vật chất, mọi việc đều thoải mái, xa hoa và đầy đủ, nhưng nếu chúng ta vẫn có sự căng thẳng và hoài nghi về chính mình, ta sẽ thấy cô đơn. Ta có sự ganh tỵ, sợ hãi và thù hận, rồi ta không được vui. Thế nên, dủ cho tình trạng vật chất ra sao, trên cấp độ tinh thần, chúng ta vẫn có thể khổ tâm.

Để có sự thoải mái về vật chất, đúng là ta có thể dùng tiền để giảm thiểu một vài nỗi khổ và mang lại sự thỏa mãn về vật chất. Tuy nhiên phương diện vật chất, kể cả quyền lực, tên tuổi và tiếng tăm, vẫn không có thể mang lại sự bình an nội tại cho chúng ta. Trên thực tế, đôi khi có quá nhiều tiền của và giàu sang chỉ tạo ra thêm nhiều lo lắng cho chính mình. Chúng ta có thể quá lo lắng về tên tuổi và danh vọng của mình, điều này đưa đến thái độ đạo đức giả, sự bất an và căng thẳng. Thế nên sự an lạc tinh thần không quá phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, mà vào cách ta suy nghĩ trong nội tâm.

Ta có thể thấy rằng có một số người tuy nghèo nàn, nhưng trên bình diện nội tâm, họ rất kiên cường và hạnh phúc. Trên thực tế, nếu ta cảm thấy thỏa mãn trong lòng, thì ta có thể chịu đựng bất cứ nỗi khổ, khó khăn vật chất nào và chuyển hóa chúng. Vì vậy, giữa nỗi khổ của thể xác và tinh thần, tôi nghĩ nỗi khổ tinh thần nghiêm trọng hơn. Lý do là vì sự an lạc tinh thần có thể xoa dịu khó khăn về vật chất, nhưng thỏa mãn vật chất không thể loại trừ nỗi khổ tinh thần.

Những rắc rối về mặt tinh thần và vấn đề của con người mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn những vấn đề này đối với thú vật. Ở phạm vi thể chất, có lẽ nỗi khổ của cả hai đều như nhau, nhưng khi nói đến con người, vì trí thông minh của mình, ta có những sự nghi ngờ, bất an và căng thẳng. Những điều này đưa đến chứng trầm cảm; và tất cả những sự việc này xảy ra chỉ vì trí thông minh siêu việt của chúng ta. Để ngăn chận điều này, ta cũng phải dùng trí thông minh của mình. Về mặt cảm thọ, ngay lúc vừa phát sinh, một số cảm xúc đã khiến cho ta mất sự an lạc. Trái lại, một số cảm xúc lại giúp cho ta mạnh mẽ hơn. Chúng là nền tảng của sức mạnh, tự tin, đưa chúng ta đến một tâm thức bình an, tĩnh lặng hơn.

Hai Phạm Trù của Cảm Xúc

Thế thì có hai phạm trù của cảm xúc. Một loại rất có hại cho tâm thức an lạc và đây là những cảm xúc tàn phá như giận dữ, thù hận. Chúng không chỉ hủy diệt sự an lạc của ta ngay trong khoảnh khắc này, mà chúng còn tạo ra rất nhiều tai hại cho cơ thể và lời nói của ta. Nói một cách khác, chúng ảnh hưởng đến hành động của ta. Chúng khiến ta gây ra tổn hại và vì thế, chúng là những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, những cảm xúc khác như lòng bi mẫn cho ta niềm an lạc và sức mạnh nội tâm. Ví dụ, chúng mang đến cho ta năng lực tha thứ. Ngay cả khi ta gặp rắc rối với ai vào một lúc nào đó, sự tha thứ cuối cùng sẽ hướng ta đến sự tĩnh lặng, để có được tâm an lạc. Thậm chí người mà chúng ta vô cùng tức giận có thể trở thành bạn thân của mình.

Hòa Bình Ngoại Tại

Khi ta nói đến hòa bình, ta phải đề cập đến những cảm xúc và bình an nội tại. Thế nên ta phải nhận diện những cảm xúc nào đem lại sự bình an nội tại. Tuy nhiên, trước hết, tôi muốn nói một vài điều về hòa bình ngoại tại.

Hòa bình bên ngoài không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của bạo động. Có lẽ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, rõ ràng là chúng ta có hòa bình, nhưng nền hòa bình ấy được căn cứ trên sự sợ hãi, lo ngại về sự hủy diệt hàng loạt của chiến tranh nguyên tử. Đôi bên đều sợ phía bên kia ném bom vào nước họ, thế nên, đây không phải là hòa bình thật sự. Nền hòa bình chân thật phải xuất phát từ sự bình an trong nội tâm. Mỗi khi có sự xung đột, tôi cảm thấy rằng chúng ta phải tìm một giải pháp an hòa và có nghĩa là ta cần có sự đối thoại. Thế nên hòa bình liên quan rất nhiều với sự nồng hậu và tôn trọng đời sống của người khác, tránh làm tổn hại cho tha nhân, với quan niệm rằng đời sống của người khác cũng thiêng liêng như của chính mình. Chúng ta cần tôn trọng điều này, và trên cơ sở ấy, nếu ta cũng có thể giúp đỡ người khác, thì ta nên nỗ lực hoạt động.

Khi chúng ta đối diện với khó khăn và ai đó ra tay giúp đỡ mình, dĩ nhiên chúng ta cảm kích điều ấy. Nếu người nào khác đang đau khổ và chúng ta chỉ cần mở rộng sự cảm thông giữa con người với nhau thôi, người ấy cũng sẽ cảm kích điều này và cảm thấy rất hạnh phúc. Thế thì nhờ có lòng bi mẫn và bình an nội tại mà tất cả mọi hành vi trở nên an hòa. Nếu ta có thể thiết lập được tâm bình an, thì ta cũng có thể đem lại hòa bình ngoại tại.

Là con người, chúng ta luôn luôn có những quan điểm khác nhau trong sự giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, căn cứ trên những khái niệm manh mẽ về “tôi” và “họ”, rồi thì thêm vào đó, chúng ta có những quan niệm về “quyền lợi của tôi” và “quyền lợi của bạn”. Trên căn bản ấy, thậm chí ta có thể lâm vào chiến tranh. Ta nghĩ rằng sự điêu tàn của kẻ thù sẽ mang lại chiến thắng cho mình. Thế nhưng, hiện nay lại có một thực tại mới. Chúng ta có một sự tương quan chặt chẽ với nhau về quan điểm sinh thái và kinh tế. Thế nên, những khái niệm về “chúng ta” và “họ” không còn thích hợp nữa. Những người mà ta xem như “họ”, bây giờ trở nên một thành phần của “chúng ta.” Vì vậy, nhân tố chính để phát triển sự bình an trong tâm thức là lòng bi mẫn, căn cứ trên sự thừa nhận rằng chúng ta là sáu tỷ người trên hành tinh này, và tất cả mọi người đều có quyền hưởng thụ sự an lạc hạnh phúc. Căn cứ vào điều này, chúng ta tiếp nhận mọi người một cách nghiêm chỉnh, và trên cơ sở ấy, ta có thể thiết lập một nền hòa bình ngoại tại.

Khởi Đầu ở Mức Độ Thấp

Thế thì vì hòa bình, chúng ta cần phải phát triển tâm an lạc cho chính mình, rồi cho gia đình của mình và tiếp đến, cho cộng đồng của mình. Thí dụ, ở Mễ Tây Cơ, một người bạn của tôi đã phát triển một “Vùng Hòa Bình” trong cộng đồng của ông ấy. Ông thiết lập điều này với sự thỏa hiệp của mọi người trong cộng đồng của ông. Mọi người đều đồng ý cố gắng tránh bạo động trong Vùng Hòa Bình này. Nếu họ phải đấu tranh hay bất đồng ý kiến, họ đều chấp thuận sẽ ra khỏi ranh giới của vùng ấy. Điều này rất tốt.

Việc đòi hỏi hòa bình cho thế giới là một việc khó khăn, mặc dù cuối cùng ở cấp độ hoàn cầu, đây là điều tốt nhất. Tuy nhiên, việc thực tiễn hơn là ta bắt đầu ngay bây giờ, ở một mức độ thấp với chính mình, với gia đình, cộng đồng, cấp quận và v.v… bằng cách thiết lập những khu vực như vùng hòa bình. Thế thì sự bình an nội tại liên quan đến lòng bi mẫn rất nhiều.

Thật ra mọi việc hiện nay đang thay đổi rất nhiều trên thế giới. Tôi nhớ vài năm trước đây, một người bạn người Đức của tôi, ông Friedrich von Weizsäcker đã quá cố, người mà tôi xem như một vị thầy của mình, đã nói với tôi rằng, khi ông còn trẻ, từ nhãn quan của mỗi một người Đức, họ xem người Pháp như kẻ thù, và từ nhãn quan của mỗi một người Pháp, thì người Đức là kẻ thù của họ. Nhưng sự việc giờ đây đã khác. Hiện nay, chúng ta đã có một lực lượng thống nhất, đó là Liên Hiệp Âu châu. Điều này tốt đẹp vô cùng. Trước đây, mỗi quốc gia, từ quan điểm của riêng họ, xem chủ quyền của mình vô cùng quý giá. Nhưng giờ đây đã có một thực tại mới ở Âu châu; quyền lợi chung trở nên quan trọng hơn quyền lợi riêng của một cá thể. Nếu kinh tế cải thiện, mỗi quốc gia thành viên đều hưởng lợi. Vì thế, hiện nay, điều quan trọng là mở rộng tư tưởng này đến sáu tỷ người trên hành tinh này. Chúng ta cần nghĩ đến mỗi người như thành viên của một gia đình nhân loại to lớn.

Tâm Bi như một Nhân Tố Sinh Học

Nói về lòng bi mẫn, tất cả những động vật có vú đều được sinh ra từ những bà mẹ và v.v... - sự phát triển của chúng tùy thuộc vào việc tiếp nhận sự thương yêu và chăm sóc của mẹ. Điều này là sự thật, ngoại trừ một vài chủng loại như rùa biển, bươm bướm, cá hồi, vì chúng chết sau khi đẻ trứng - những loài vật này có một chút ngoại lệ. Ví dụ về rùa biển. rùa mẹ đẻ trứng trên bờ biển và sau đó bỏ đi; thế nên sự sống còn của những con rùa con hoàn toàn tùy thuộc vào nỗ lực của riêng chúng.

Chúng không cần tình cảm của bà mẹ mà vẫn tồn tại. Vì vậy, tôi nói với một số thính chúng rằng ta sẽ có một cuộc thí nghiệm khoa học rất thú vị, khi một trứng rùa nở, ta để rùa con và rùa mẹ bên cạnh nhau để xem chúng có tình cảm với nhau hay không. Tôi không nghĩ là chúng sẽ bộc lộ tình cảm với nhau. Thiên nhiên đã tạo ra chúng như thế, nên chúng không cần có tình cảm giữa mẹ con. Nhưng đối với những động vật có vú, đặc biệt là con người, nếu không có sự chăm sóc của bà mẹ, thì tất cả chúng ta đều sẽ chết.

Việc chăm sóc một đứa bé đòi hỏi một số cảm xúc, đó là lòng bi mẫn, thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc. Các nhà khoa học nói rằng trong khoảng thời gian vài tuần lễ sau khi ra đời, sự tiếp xúc với người mẹ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển não bộ của đứa bé. Chúng ta để ý rằng những đứa bé sống trong một gia đình ấm cúng, đầy tình cảm và yêu thương, có khuynh hướng vui vẻ hơn. Thậm chí chúng khỏe mạnh hơn về mặt thể chất. Còn những đứa bé thiếu sự yêu thương, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ, có khuynh hướng gặp nhiều khó khăn.

Một số nhà khoa học đã từng làm các thí nghiệm bằng cách tách rời những con khỉ con khỏi mẹ chúng, và họ nhận xét rằng những con khỉ con ấy luôn luôn không được vui và hay đánh nhau. Chúng không nô đùa vui vẻ với nhau. Còn những khỉ con được giữ bên cạnh mẹ thì vui tươi và nô đùa vui vẻ với nhau. Và đặc biệt là trẻ con khi thiếu tình cảm lúc thơ ấu thì chúng có khuynh hướng trở nên lạnh lùng. Chúng gặp khó khăn trong việc biểu lộ tình cảm đối với người khác, và trong nhiều trường hợp, chúng trở nên hung bạo với người xung quanh. Vì thế mà tình cảm là một nhân tố sinh học, một nhân tố sinh học căn bản.

Hơn nữa, tôi nghĩ vì lòng bi và các cảm xúc liên hệ đến phạm vi sinh học vật lý của con người, theo một số nhà khoa học cho biết, nếu chúng ta có sự giận dữ, thù hằn và sợ hãi liên tục, điều này sẽ ăn mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta và nó trở nên yếu ớt hơn. Tuy nhiên, lòng từ bi thì hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn nhiễm của chúng ta.

Lấy một thí dụ khác nữa. Nếu chúng ta nhìn trên lãnh vực y học, nếu có sự tin tưởng giữa các y tá, bác sĩ và các bệnh nhân, thì đây là điều quan trọng đối với sự cải thiện sức khỏe của bệnh nhân. Thế thì nền tảng của sự tin tưởng là gì? Nếu về phía bác sĩ và y tá có một sự quan tâm chân thành và chăm sóc cho bệnh nhân sớm bình phục, thì người bệnh sẽ có sự tin tưởng. Trái lại, thậm chí khi bác sĩ là một nhà chuyên môn, nhưng nếu họ đối xử với bệnh nhân như những cái máy, thì người bệnh sẽ có rất ít tin tưởng. Có thể nếu bác sĩ có kinh nghiệm dồi dào, thì cũng có một sự tin tưởng nào đấy, nhưng nếu bác sĩ có lòng từ bi hơn, thì bệnh nhân sẽ có nhiều tin tưởng hơn nữa. Bệnh nhân sẽ có giấc ngủ tốt hơn và ít lo âu hơn. Nếu họ bị giao động ở một mức độ sâu hơn, thì tâm trí họ sẽ rối loạn và điều này ảnh hưởng đến sự bình phục sức khoẻ của họ.

Tuy nhiên, ta không thể tránh khỏi những nan đề trong cuộc sống. Ngài Tịch Thiên (Shantideva), một đạo sư vĩ đại của Phật giáo Ấn Độ, đã khuyên rằng khi đối diện với các vấn đề, chúng ta cần phải phân tích chúng. Nếu ta có thể vượt qua vấn đề bằng một phương pháp nào đó, thì ta không cần lo lắng và chỉ việc áp dụng phương pháp đó là xong. Nhưng nếu ta không thể giải quyết được vấn đề, thì cũng không cần phải lo lắng, vì việc này sẽ không có ích lợi gì cho ta cả. Suy tư về điều này là một việc hữu ích lớn. Ngay cả khi chúng ta có một vấn đề lớn, ta có thể làm cho nó nhỏ lại, nếu chúng ta suy nghĩ theo cách này.

Ngày nào chúng ta còn cần sự chăm sóc của người khác, ví dụ như khi ta là trẻ thơ, ta có được sự thương yêu và bi mẫn từ người lớn. Nhưng khi ta trở nên độc lập hơn khi đã trưởng thành, ta có khuynh hướng cho rằng, để đạt được ý muốn của mình thì sự gây hấn quan trọng hơn lòng bi mẫn. Nhưng tất cả sáu tỷ con người đều được sanh ra từ những bà mẹ. Mọi người có được hạnh phúc và toại nguyện nhờ sự chăm sóc bằng tình thương của mẹ, hay nếu không phải là mẹ, thì cũng là tình thương của ai đấy khi chúng ta là những đứa bé. Tuy nhiên, dần dần, những phẩm chất trở này nên ít ỏi hơn khi chúng ta lớn lên, rồi ta có khuynh hướng xung đột, vì sự bắt nạt xảy ra nhiều hơn, và chúng ta tạo ra nhiều vấn đề hơn.

Thấy Được Thực Tại là Điều Tất Yếu

Khi ta nổi giận và não bộ bị sự sân hận khống chế, một nhà khoa học ở Thụy Điển đã nói với tôi rằng, 90% sự biểu hiện của con người ghê gớm mà chúng ta đang giận hờn là một sự phóng chiếu tinh thần. Nói cách khác, 90% của sự tiêu cực là do tâm ta phóng chiếu mà ra. Điều này cũng tương tự như khi chúng ta có sự luyến ái và khát khao mạnh mẽ đối với một người nào đấy, thì ta thấy người này xinh xắn và đẹp đẽ 100%. Nhưng phần lớn của 100% ấy cũng là một sự phóng chiếu tinh thần, chứ ta không nhìn thấy thực tại. Vì vậy, thấy được thực tại là điều vô cùng quan trọng.

Còn một điểm quan trọng khác, đó là không ai muốn bị rắc rối, nhưng tại sao vấn đề lại phát sinh? Đó là vì sự ngây thơ, mê lầm và cách tiếp cận của chúng ta, vì ta không thấy được thực tại. Từ những quan điểm hạn hẹp của mình, ta không nhìn thấy toàn bộ bức tranh của thực tại. Chúng ta chỉ thấy hai chiều, nhưng như thế thì không đủ. Ta cần có khả năng thấy được sự vật trong ba, bốn hay sáu chiều. Trước tiên, chúng ta cần giữ tâm tĩnh lặng, để khảo sát sự việc một cách khách quan.

Ở đây cũng thế, sự khác nhau giữa các cảm xúc xây dựng và phá hoại là điều quan trọng để ta có thể thấu hiểu tất cả những điểm này. Khi chúng ta trưởng thành, dần dần, những nhân tố sinh học của tâm bi biến mất, nên chúng ta cần sự giáo dục và rèn luyện tâm bi để ủng hộ nó một lần nữa. Tuy nhiên, tâm bi thuộc về yếu tố sinh học thì có sự thiên vị, vì nó căn cứ trên sự tiếp nhận tình thương yêu của người khác. Tuy nhiên, nếu ta sử dụng điều này như nền tảng, rồi bổ sung thêm các yếu tố lý lẽ và khoa học từ sự khảo sát của mình, thì ta sẽ không chỉ duy trì bi tâm ở mức độ sinh học này, mà còn có thể làm cho nó tăng trưởng hơn nữa. Thế nên, với sự rèn luyện và giáo dục, tâm bi thiên vị hạn hẹp có thể trở thành lòng bi mẫn vô hạn không thiên vị, mở rộng cho sáu tỷ con người và hơn thế nữa.

Tầm Quan Trọng của Học Vấn

Học vấn là chìa khóa cho tất cả những điều nêu trên. Nền học vấn hiện đại chú ý đến sự phát triển của bộ não và trí tuệ, nhưng điều này không đủ. Ta còn cần phải phát triển sự nồng hậu trong hệ thống học vấn nữa. Ta cần áp dụng điều này, bắt đầu từ nhà trẻ cho đến trường đại học.

Ở Hoa Kỳ, một số nhà khoa học đã phát triển các chương trình giáo dục để rèn luyện thiếu nhi phát triển thêm lòng bi mẫn và chánh niệm. Điều này không nhắm vào việc giúp các em cải thiện những kiếp sống tương lai và đạt được niết bàn, mà vì lợi ích của đời sống hiện tại. Thậm chí trong vài trường đại học, đã có một vài chương trình giáo dục về việc phát triển tấm lòng nồng hậu và bi mẫn. Lòng bi mẫn không thiên vị này không chú trọng vào thái độ của người khác, mà chỉ đơn thuần vào việc họ đều là những con người. Tất cả chúng ta đều là một thành phần của sáu tỷ người trên hành tinh này, vì vậy, trên căn bản của yếu tố bình đẳng, mọi người đều xứng đáng với lòng bi mẫn của chúng ta.

Giải Trừ Vũ Khí Nội Tại và Ngoại Tại

Thế thì, để có được bình an nội tại và hòa bình thế giới, chúng ta cần có sự giải trừ quân bị bên trong lẫn bên ngoài. Điều này có nghĩa là ở phạm vi nội tại, ta phát triển lòng bi mẫn và dựa trên nền tảng ấy, cuối cùng, ta có thể giải trừ vũ khí ở mọi lãnh vực, ở tất cả các quốc gia, ở phạm vi ngoại tại. Điều này giống như có một lực lượng hợp nhất của Quân Đoàn Châu Âu Pháp – Đức thì thật là tốt đẹp. Nếu như ta có một lực lượng vũ trang hợp nhất cho toàn thể Liên Hiệp Âu châu, thì sẽ không có sự xung đột vũ trang giữa các thành viên nữa.

Một lần ở Brussels, có một cuộc họp của các nhà ngoại trưởng và tôi đã nói rằng trong tương lai, nếu trụ sở chính của Liên Hiệp Âu Châu được di chuyển xa hơn về phía Đông, ở một trong các nước Đông Âu, thí dụ như Ba Lan, thì sẽ có rất nhiều lợi ích. Dần dần, nó mở rộng để bao gồm cả nước Nga thì sẽ rất tốt, rồi cuối cùng thì nên di chuyển trụ sở chính của NATO đến Mạc Tư Khoa. Nếu điều này xảy ra, thì sẽ có hòa bình thật sự và không còn hiểm họa chiến tranh ở Âu châu nữa. Hiện nay, có một vài khó khăn giữa Nga và Georgia, nhưng chúng ta cần giữ sự hy vọng.

Trên cơ sở của một nền hòa bình mở rộng hơn, thì nền công nghiệp quân sự ở Pháp quốc chẳng hạn, cuối cùng có thể đóng cửa, và chúng ta có thể chuyển nền kinh tế sang các phương diện sản xuất nhiều hơn. Thay vì sản xuất xe thiết giáp, các nhà máy có thể được thay đổi để chế tạo xe ủi đất, thí dụ vậy!

Các quốc gia Phi châu cũng rất cần sự giúp đỡ của chúng ta. Khoảng cách giữa giàu và nghèo là một vấn nạn lớn, không chỉ trên bình diện toàn cầu, mà còn ở phạm vi quốc gia, khoảng cách giữa giàu và nghèo này thật vô cùng đáng sợ. Thí dụ như ở Pháp, có một sự tương phản lớn giữa người giàu và người nghèo. Thậm chí một số người còn phải đối diện với nạn đói. Nhưng tất cả chúng ta là con người và đều có những hy vọng, nhu cầu và khó khăn như nhau. Chúng ta cần quan tâm đến tất cả những điều này để phát triển hòa bình qua sự bình an nội tại.

http://www.berzinarchives.com/web/vi/archives/approaching_buddhism/world_today/achieving_peace_through_inner_peace.html

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Thông báo: Lễ Hội Tết Trung Thu 2012 – Chùa Giác Lâm 29/09/2012

tettrungthu

Trong mục đích khuyến khích bảo tồn văn hoá và tạo cơ hội cho các em nhi đồng vui chơi đón trăng rằm tháng 8 âm lịch, Chùa Giác Lâm, hằng năm thường tổ chức lễ hội Tết Trung Thu. Cũng trong tinh thần đó,

Lễ Hội Tết Trung Thu năm nay sẽ được tổ chức

tại khuôn viên Chùa Giác Lâm

Thứ Bảy ngày 29 tháng 9 năm 2012

từ 7:00 tối đến 10:00 đêm

Chương trình gồm có: Phát đèn cầy và lồng đèn cho các em nhi đồng, rước đèn, văn nghệ ca nhạc, thi tài năng, thi lồng đèn đẹp (lồng đèn tự chế và tự mua), thi thời trang quốc phục, tiệc trà bánh nhẹ. Chương trình hoàn toàn miễn phí. Để biết thêm chi tiết và ghi danh tham dự những cuộc thi, xin quí vị liên lạc: Trần Tuấn số (267) 344-9129.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Phật Pháp: Đạo Phật Ngày Nay - Nguyên thủy và đại thừa

IMG_0368Chánh điện chùa Ngưỡng Quan 

Vấn đề Phật giáo nguyên thủy thường được các học giả xem như là một vấn đề chính yếu của Phật học. Có người nói rằng chính Phật giáo nguyên thủy mới là Phật giáo còn ngoại giả đều là những thứ Phật giáo cải cách. Có người lại lựa chọn ra một bên những thứ mình ưa thích và gọi đó là nguyên thủy, và bên còn lại kia thì gọi là không nguyên thủy. 

Thực ra ta phải định nghĩa thế nào là Phật giáo nguyên thủy. Trước hết ta phải trở lại định nghĩa Phật giáo mà chúng tôi đã trình bày trong chương trước : Phật giáo là tất cả những sinh hoạt nào của con người nhằm biểu hiện những nguyên lý Phật học mà đức Phật và các thế hệ Phật tử kế tiếp đã thực chứng. Để thực hiện những nguyên lý ấy, mỗi thời đại, mỗi địa phương có những hình thái sinh hoạt khác nhau, để một mặt thích ứng với nhu cầu sinh hoạt của con người, một mặt biểu hiện được dòng sinh hoạt chính pháp. Cho nên Phật giáo nguyên thủy phải được định nghĩa là những hình thức sinh hoạt văn hóa trong xã hội Ấn Độ cách đây hai ngàn năm trăm năm nhằm mục đích thể hiện những nguyên lý Phật học để phụng sự cho con người của xã hội ấy. 

Trong xã hội và thời đại của đức Phật, những hình thức sinh hoạt văn hóa ấy đã được coi là rất thích hợp cho con người, đáp ứng được mọi nhu cầu trí tuệ, tình cảm, lý tưởng và giải thoát của con người; nói tóm lại đã thể hiện được những nguyên lý Phật học mà đức Phật đã chứng nghiệm. Nhưng các cơ cấu xã hội luôn luôn biến đổi theo luật vô thường : mỗi xã hội, mỗi thời đại đều có những nhu cầu sai biệt, và các sinh hoạt tâm lý, tình cảm và trí tuệ của con người trong xã hội đó cũng biến chuyển không ngừng. Cho nên, những hình thức sinh hoạt gọi là Phật giáo nguyên thủy không còn thích hợp nữa, hoặc ít ra không còn thích hợp một cách hoàn toàn nữa; do đó sự tạo dựng những hình thức sinh hoạt Phật giáo mới là một sự tất yếu, dĩ nhiên phải có, nếu người Phật tử không muốn cho Phật chủng (hạt giống đạo Phật) bị đoạn diệt. Vì vậy mà chúng ta thấy có Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Tích Lan, Phật giáo Ấn Độ... Các nền Phật giáo nầy có những sinh hoạt khác biệt về phương diện hình thức và cũng có khi cả về phương diện nội dung tư tưởng nữa, nhưng tất cả đều nhắm tới một mục đích là làm sống những nguyên lý Phật học trong đời sống nhân loại. 

Có người nói rằng Phật giáo Nam tông mà hiện thời đại biểu là phái Theravada là hình bóng bất biến của Phật giáo nguyên thủy. Nói như vậy là không hiểu gì về Phật giáo nguyên thủy cả. Làm sao mà những hình thức sinh hoạt văn hóa của một xã hội cách đây hai nghìn năm trăm năm lại có thể áp dụng thích nghi với những nhu yếu sinh hoạt của một xã hội mới hôm nay ? Phật giáo Tích Lan, Cam Bốt chẳng hạn, đã biến đổi rất nhiều trong nội dung cũng như ngoài hình thức. Ta cần thêm rằng phái Theravada chỉ là một trong nhiều học phái khác của Phật giáo Nam phương trong đó ta nên kể phái Sarvastivada, một học phái đã hưng thịnh trong suốt mười lăm thế kỷ ở Mathura, Gandhara và Kashmir. Điều đáng chú ý là con người phương Nam, nghĩa là con người những xứ nhiệt đới, bao giờ cũng thiên về sinh hoạt nội tâm hơn, và ít ưa hoạt động hơn người phương Bắc. Vì thế Phật giáo Nam phương có tính các nội hướng và bảo thủ hơn. Cho nên, một ít hình thức sinh hoạt nguyên thủy còn có thể bảo tồn được ở các xứ ấy. Và khi nhìn những hình thức kia người ta cứ tưởng lầm Phật giáo Nam phương là Phật giáo nguyên thủy. Kỳ thực trên dòng lịch sử truyền bá và sinh hoạt, không giờ khắc nào mà Phật giáo không chuyển biến. Không chuyển biến tức là không sinh tồn, bởi vì sinh tồn là chuyển biến vậy (sinh sinh chi vị dịch). Điều hệ trọng nhất là qua tất cả các sinh hoạt luôn luôn chuyển biến ấy của các nền Phật giáo, người ta đều có thể nhận thấy bản chất của đạo Phật : đó là những nguyên lý căn bản để tạo dựng nền sinh hoạt đạo pháp, là những căn nguyên khơi mở dòng sinh hoạt đạo pháp. 

Những nguyên lý căn bản ấy mới chính là bản chất của đạo Phật. Nghiên cứu Phật giáo nghĩa là cố đạt tới những nguyên lý ấy, những nguyên lý rất linh động ấy, chứ không phải là chép lại những hình thái sinh hoạt trong một giai đoạn, trong đó kể cả kinh điển, chữ nghĩa. Kinh điển chữ nghĩa cũng là để đối trị với căn bệnh của thời đại, của con người trong thời đại. Ta phải đi xuyên qua kinh điển để tìm những nguyên lý sinh hoạt kia. Kinh Trường A Hàm (tương đương với Dighanikaya, bản dịch của Pali Text Society) chẳng hạn đã nhắm nhiều tới mục đích chỉ vạch những kiến thức sai lạc của các nền tư tưởng học phái đương thời. Nếu Trường A Hàm được thuyết vào thế kỷ XX, thế nào ta cũng được đọc về những sai lạc căn bản của thuyết Mác xít, thuyết Hiện sinh và mọi tà thuyết khác hiện thời. Như thế kinh điển, cũng như giáo điều căn cứ trên kinhđiển, cũng như những hình thức sinh hoạt Phật giáo xây dựng trên các giáo điều ấy, đều chỉ là hình thức, là phương tiện biểu hiện cái nội dung quan trọng là bản chất Phật học, là những nguyên lý Phật học. Bản chất ấy, những nguyên lý ấy, ta thấy ở bất cứ một nền Phật giáo nào : ở Phật giáo Nam phương cũng như ở Phật giáo Bắc phương, ở Phật giáo Tây Tạng cũng như ở Phật giáo Nhật Bản, ở Phật giáo Không tông cũng như ở Phật giáo Hữu tông. Bản chất ấy là những hạt giống, hạt giống Bồ Đề. Các hạt giống ấy, tùy theo miếng đất ta gieo, sẽ mọc lên thành nhiều cây Bồ Đề khác nhau. Khí hậu màu mỡ, đất đai sẽ qui định những chỗ khác nhau ấy, nhưng bao giờ cây Bồ Đề cũng vẫn là cây Bồ Đề. Chứ không phải chỉ có một cây ấy, trồng ở thời đại ấy, trên miếng đất xã hội ấy mới được gọi là cây Bồ Đề. 

Huống nữa, đi sâu vào nội dung, ta thấy những danh từ Nam tông, Bắc tông, Đại thừa, Tiểu thừa chỉ gây những khái niệm hết sức tương đối. Ở Phật giáo Bắc phương người ta thấy có những tông phái Tiểu thừa, những kinhđiển Tiểu thừa, cũng như ở Phật giáo Nam phương người ta vẫn thấy tư tưởng Đại thừa và lối hành trì Đại thừa. Ở Cam Bốt chẳng hạn, vào khoảng năm 1360 của kỷ nguyên Phật giáo, tức là vào khoảng năm 800 của kỷ nguyên Tây lịch, giáo lý Đại thừa đã được phát đạt một thời. Kinh điển Pali và những sinh hoạt của Phật giáo Nam phương ngày xưa đã có hơn một lần truyền đến miền Bắc Việt Nam, nhưng có lẽ vì thủy thổ không thích hợp, nên những hạt giống kia không bắt rễ đâm chồi được. Những cố gắng hiện thời của Tăng sĩ Theravada ở Nam phần Việt Nam cũng chưa đạt đến những kết quả nào đáng kể, có lẽ vì Việt Nam từ lâu đã thuộc về khu vực văn hóa Bắc phương. 

Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, người Phật tử của Phật giáo Nam tông đã nhận thấy cần hướng nhiều hơn về những hoạt động nhập thế, cũng như người Phật tử của Phật giáo Bắc tông nhận thấy cần tăng cường năng lực sinh hoạt nội hướng để đủ chất liệu nuôi dưỡng những hoạt động nhập thế của mình. Như vậy ranh giới Bắc, Nam, Đại, Tiểu đang đi dần đến sự xóa bỏ, và Phật giáo chỉ là Phật giáo với tất cả những hình thái có thể phục vụ sự giải thoát con người về mọi mặt. 

Đứng về phương diện kinh điển, ta phải thấy rõ rằng tuy cả bốn bộ Tứ A Hàm của tạng kinh Bắc phương cũng như bốn bộ Nikaya của tạng kinh Ba lị đều là những kinhđiển căn bản của Phật giáo hiện giờ, nhưng tạng kinh Nam phương đã mang nặng màu sắc của nền văn học Abhidharma nhiều lắm. Nền văn học Abhidharma nhắm mục đích ghi chép nhận thức và quan điểm của học giả Nam tông, do đó bốn bộ Nikaya hiện thời đều được xem như là đã được chỉnh lý theo tinh thần Abhidharma. Vào buổi đầu của nền văn học Phật giáo Nam phương, chưa có sự phân biệt rõ rệt về giới hạnh kinh và luận. Có nhiều tác phẩm thuộc về luận (sastra) được sáng tác mô phỏng theo hình thức kinh (sutra). Qua kết quả của sự nghiên cứu ngày nay, ta có thể khám phá ra được nhiều kinh vốn chính là luận như kinh "Chúng tập" của Trường A Hàm, "Vệ đà tư tha" của Trung A Hàm... Nhưng không sao, những "kinh" ấy vẫn nói được các nguyên lý Phật học, tiếp tục khai thác những khu rừng tư tưởng đã được đức Phật khai mở khi Ngài còn tại thế. Bên Phật giáo Bắc tông, cũng có đại khái những hiện tượng như thế, nhưng ta phải công nhận với tinh thần cởi mở tự do, nền Phật giáo Bắc phương đã dám đi xa hơn, cho nên đã đạt tới những chân trời mới lạ hơn. Một bộ kinh như kinh Pháp Hoa chẳng hạn đã phản chiếu một giai đoạn sinh hoạt tư tưởng sáng rỡ và phản chiếu cả một xã hội Phật giáo hưng thịnh. Vậy nếu kinh Pháp Hoa nối được truyền thống tu chứng của đức Phật thì chính kinh Pháp Hoa đã nói được điều đức Phật muốn nói, thực hiện được điều đức Phật muốn làm. 
Giới Phật tử thường nói đến những Pháp ấn như "chư hạnh vô thường", "chư pháp vô ngã", "niết bàn tịch tĩnh" hay những nguyên lý căn bản như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo tức là những đặc chất của Phật giáo. Ở bất cứ một nền giáo lý nào, ở bất cứ một sinh hoạt chính pháp nào, những pháp ấn ấy, những nguyên lý ấy vẫn được xem như là căn bản. Lìa những đặc chất kia, phản bội những nguyên lý kia, mọi sinh hoạt mệnh danh là Phật giáo đều không phải là Phật giáo, mà là tà đạo. 

Như thế Phật giáo là tổng thể của mọi giáo lý, mọi sinh hoạt văn hóa hiện hữu của nhân loại trên khắp thế giới, không phân biệt thời gian, địa phương, miễn nhắm tới sự phục vụ con người bằng cách hướng dẫn con người sống đúng theo những nguyên lý căn bản của Phật học. Mong rằng một nhận thức như thế sẽ đưa chúng ta đến gần đạo Phật hơn và xóa bỏ những quan niệm hẹp hòi vướng bận hình thức, vướng bận chủ quan thiên lệch. Để tìm đến những nguyên lý Phật học, ta phải đi sâu vào mọi thực tại sinh hoạt của Phật giáo; qua các thực tại sinh hoạt khác biệt đó ta mới có đủ yếu tố để suy luận, để chứng nghiệm, để có một nhận thức đầy đủ. Một giọt nước có thể đủ để cho ta biết được thế nào là đại dương, nhưng chấp rằng giọt nước là đại dương, ấy là điều nên tránh vậy.

Kinh goi bai viet hay cua Thich Nhat Hanh de dang tren website.
Tran trong cam on.
Nga

Phật Pháp: Hai Mươi Điều Khó Làm Trong Cuộc Sống


20080313-climbing
Kinh Bốn Mươi Hai Chương – Chương 12: Phật dạy làm người có 20 điều khó:
01. Nghèo nàn bố thí là khó.
02. Giàu sang học đạo là khó.
03. Bỏ thân mạng quyết chết là khó.
04. Thấy được kinh Phật là khó.
05. Sanh vào thời có Phật là khó.
06. Nhẫn sắc, nhẫn dục là khó.
07. Thấy tốt không cầu là khó.
08. Bị nhục không tức là khó.
09. Có thế lực không dựa là khó.
10. Gặp việc vô tâm là khó.
11. Học rộng nghiên cứu sâu là khó.
12. Diệt trừ ngã mạn là khó.
13. Không khinh người chưa học là khó.
14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.
15. Không nói chuyện phải trái là khó.
16. Gặp được thiện tri thức là khó.
17. Thấy tánh học đạo là khó.
18. Tùy duyên hoá độ người là khó.
19. Thấy cảnh tâm bất động là khó.
20. Khéo biết phương tiện là khó.

LƯỢC GIẢI

Ở chương này, chúng ta tìm hiểu về cái khó theo Phật giáo. 20 cái khó trên chỉ là tập đại thành từ nhiều kinh khác nhau. “Khó” được nêu lên không mang một sắc thái nào của bi quan, chán chường mà chỉ nhằm khẳng định một số quy luật tất yếu của cuộc sống: Hễ mang thân phận con người thì phải cảm nhận nó và vượt qua nó. Ai vượt qua những chướng duyên, những cái nan hành sẽ trở nên siêu tuyệt và thù diệu. Chính như vậy, sự thành công hoặc thành tựu mới thật sự giá trị.

“Khó” ở đây không có nghĩa là làm không được. Khó được xem như là yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự vĩ đại của người vượt khó, thành công. Ở kinh hệ Đại thừa, điển hình là Kinh Đại Bửu Tích, quan niệm về cái khó cũng được đề cập tương tự:

“Dùng tâm đại bi hóa độ chúng sinh giúp họ an trụ Vô thượng Bồ đề, thật là việc khó. Thâm tín Tam Bảo là một việc khó. Thâm tín nhân quả thiện ác là một việc khó. Ngăn chặn sự bộc phát của tam độc là một việc khó. Xa lìa thân quyến, tu hạnh thiểu dục tri túc là một việc khó. Thân mặc cà sa, xuất gia chánh tín, xa lìa lửa dục là một việc khó. Thâm tín các pháp KHÔNG là một điều khó. Đắc nhu thuận nhẫn là một điều khó. Chứng ba giải thoát môn (không, vô tướng, vô nguyện) là một điều khó. Chứng đắc bốn quả sa môn là một việc khó.”[1]

Đối với Kinh Pháp Hoa, cái khó chỉ xoay quanh trục chánh pháp hoặc giáo nghĩa Pháp Hoa, nhằm khẳng định vị trí thâm sâu của kinh này:

“Pháp nhiệm mầu rất sâu
Khó thấy, khó hiểu được.”[2]

Hay “Kinh Pháp Hoa này có công năng đưa chúng sinh (hành giả) đạt đến nhất thiết trí; là giáo pháp mà tất cả thế gian đều oán ghét, “khó tin” trước chưa từng nói, nay mới phô diễn.”[3]

Một đoạn kinh khác, Đức Phật khẳng định vai trò của Pháp sư Pháp Hoa trong việc hoằng truyền mới thật sự gọi là khó, chứ cái lay trời chuyển đất, ẩn hóa vô song chưa phải là khó:

“Biên chép, thọ trì, tạm đọc, hỏi nghĩa thú Kinh Pháp Hoa mới thật là khó.”[4]

Thậm chí, Đức Phật còn khẳng định sự giải giảng kinh pháp khác làm cho hành giả đạt được A la hán cũng chưa phải là khó. Vì “Pháp Hoa là giáo nghĩa đệ nhất của tất cả chư Phật, lý thú thâm sâu hơn các giáo thuyết khác. Chư Phật đều thuyết vào thời sau cùng.”[5]

Riêng với Kinh Bốn Mươi Hai Chương này, khái niệm về cái khó bình dị và cụ thể hơn.

1.- Nghèo khổ bố thí là khó

Cái khó được nêu lên đầu tiên trong chuỗi dài 20 cái khó của kinh văn lại là sự bố thí của người nghèo khổ. Người nghèo khổ được định nghĩa là người thiếu thốn về sở hữu tài sản. Về vật chất, họ không đủ cơm ăn áo mặc. Còn bố thí là hình thức chuyển giao quyền sở hữu với tinh thần ban tặng tự nguyện, nó đòi hỏi người cho phải sung mãn, giàu có. Đằng này, dù thiếu thốn nhưng vẫn biết làm việc bố thí thì còn gì đáng khích lệ cho bằng.

Nhà Nho thường nói: “Bần cùng vô oán nan” (nghèo khó không oán là khó). Câu nói này chưa hàm súc đầy đủ ý nghĩa của cái gọi là khó như lời dạy của Đức Phật. Nghèo khổ mà biết bố thí, vừa bao hàm thái độ không trách oán, không đổ thừa, vừa nói lên được thái độ bao dung, độ lượng và hy sinh. Thật đúng là: “Nghèo của nhưng không nghèo lòng”.

Ngoài ra, ta còn hiểu được rằng người nghèo mà biết bố thí có sự cảm nhận nhân quả khá sâu sắc. Họ nhận được rằng sự nghèo khó, một phần ảnh hưởng nghiệp quá khứ bỏn sẻn, keo kiệt, và một phần ảnh hưởng nghiệp hiện tại sinh kế thiếu phương tiện, thiện xảo. Họ gieo bố thí cốt để tạo cơ sở thuận tiện ở tương lai, mà thông qua hành động thiện ích đó, hiện tại họ cảm thấy an lạc. Có lẽ vì nhận thức sâu sắc điều này, tôn giả Tu Bồ Đề chỉ thích đi khất thực hóa duyên ở những xóm làng nghèo khó (?) và ngay cả Trưởng giả Cấp Cô Độc thích bố thí, đến ngày khánh tận còn tiếc nuối không còn tài sản để tiếp tục hành thiện. Cũng như các vị học gia (đệ tam quả trở lên), sẵn sàng cúng dường tất cả sở hữu vật, mặc cho tận sản (theo bốn Hướng bỉ hối trong Tứ Phần Luật).

2.- Giàu sang học đạo là khó

Theo Đức Phật, một trong tám nạn mà chúng sinh kém phước phải hứng chịu là sinh ở vùng biên địa. Đời sống ở những nơi này thường thiếu thốn chật vật, cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng lạ lùng thay, Đức Phật lại dạy rằng chúng sinh ở Bắc Câu Lô Châu đáng lẽ phải sung sướng, nhưng vì quá đam mê dục lạc siêu nhân, không hướng tâm đến tu tập, sau khi phước hết, lại bị sa đọa, trầm luân miên viễn. Ở các cõi trời Dục giới cũng vậy, các thiên nhân ở thế giới này sống hưởng thụ các thiên lạc, thiên sắc, không còn tâm niệm tu tập, hướng thượng, nên cũng dễ sa đọa. Khi đã sa đọa, họ phải chịu khổ hơn con người. Cũng giống hai trường hợp ở thế giới cõi trời, ở thế giới con người, những kẻ giàu có vật chất ít khi nghĩ đến việc tu tập, trau dồi phạm hạnh, thoát ly. Họ đam mê, bận bịu ở những tài sản vật chất. Chính sự giàu có về vật sở hữu đã trói buộc họ trong cái vỏ “ngã ái” và “ngã si”. Họ cho vật chất là mục đích tối hậu của cuộc sống. Suốt ngày đua đòi, bon chen theo tài, sắc, danh, thực, thùy, hay sắc, thinh, hương, vị xúc, những thứ đam mê mà Đức Phật gọi là ngũ dục hạ liệt, chỉ có giá trị nhất thời. Trong kinh Đức Phật dạy, quả báo của những kẻ giàu sang, chạy theo ngũ dục lạc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ làm voi, ngựa cho nhà vua. Tuy được trang sức lộng lẫy, nhưng lại thiếu trí tuệ, yếu tố cần thiết cho con người và đạo giải thoát. Chính vì thế, giàu sang mà từ bỏ được tất cả để tầm cầu chân lý, học hỏi chánh pháp là một điều không phải ai cũng thực hiện được. Gương của Đức Phật và hoàng thân quốc thích của Ngài, gương của đại vương Ba Tư Nặc, Bình Sa Vương, A Xà Thế, Asoka… rất đáng để cho chúng ta suy gẫm lại vị trí cuộc đời của mình. Các ngài đã vượt qua cái khó, từ bỏ được, thì chúng ta cũng phải làm được đúng như lời dạy của Tổ Quy Sơn: “Bĩ ký trượng phu, ngã diệc nhĩ.”[6]

3.- Bỏ thân mạng vì lẽ phải là khó

Mạng sống con người là quý. Bởi thế cho nên, đã là con người tất nhiên ai cũng tham sống, sợ chết. Tâm lý ấy phổ biến đến đỗi nó trở thành bản năng tự vệ của con người khi đứng trước hiểm nguy, hay khi trực diện với vô thường. Hiểm nguy, vô thường, “những người khách không mời mà tới”, bị con người bằng mọi cách phản kháng quyết liệt để xua đuổi hầu bảo tồn sinh mạng.

Câu chuyện Thần chết và lão tiều phu (ngụ ngôn Pháp), đã biện chứng hùng hồn cho tâm lý ấy. Câu chuyện cho thấy rằng tuy cuộc đời chỉ dành cho lão tiều phu những khổ đau bức bách: thân xác thì già nua, kiếm ăn thì vất vả, lo toan thì nhiều mối (vợ con, sưu thuế, khách nợ) cùng cực đến nỗi lão đã phải “kêu gọi” thần chết đến “lôi đi cho đỡ một đời”. Thế mà khi thần chết hiện ra, lão đã chối phăng ngay lời thỉnh cầu vừa rồi của mình và nói dối là “Nhờ tay ngài đỡ củi lên vai”. Cho nên, câu kết của câu chuyện: “Thế mới hay bụng thế gian. Khổ mà sống còn hơn!” thật là ngắn gọn và hết sức ý nhị, sâu sắc, diễn tả được hết nội tâm phức tạp của con người: sợ những phũ phàng, khổ đau do cuộc đời mang đến, nhưng lại vô cùng tha thiết với cuộc đời khổ đau. Nắm bắt được cái mâu thuẫn nội tâm ấy, Đức Phật đã dạy “Chết vì lẽ phải” là một trong 20 việc khó làm nhất của con người.
Lẽ phải, đứng trên quan điểm Phật giáo mà phân tích thì nó là chân lý về vũ trụ quan, nhân sinh quan và đường lối hành xử thích hợp để cuộc sống con người được giải thoát khổ đau. Chết vì lẽ phải là thực hiện và bảo vệ chân lý trên bước đường hoằng hóa độ sinh.

Đứng về đời, nó có thể là sự hy sinh cao cả vì lẽ tồn vong của Tổ quốc, vì quyền lợi của một dân tộc.
Muốn hiểu hết ý nghĩa lời dạy của Đức Phật trước hết ta cần lược qua những tấm gương hy sinh cao cả vì Đạo, vì đời để xác minh rõ ràng chết vì lẽ phải là khó, nhưng không phải là không thể thực hiện được nếu con người biết nhận chân được lẽ phải. Đời người, cuối cùng rồi cũng phải kết thúc, nhưng nếu được kết thúc vì mục đích lợi tha hướng thượng sẽ mang ý nghĩa cao đẹp vô cùng.

Trong lịch sử Phật giáo, chúng ta hết sức khâm phục tôn giả Phú Lâu Na về tấm lòng chí thiết muốn đem ánh đạo vàng tới một vùng ngoại đạo ác độc khiến ngài đã bộc phát những lời đối đáp vượt qua được những vấn nạn của Đức Phật để được phép đến đó thuyết pháp.

Chúng ta cũng khâm phục biết bao đối với các Thánh tử đạo đã xả thân đấu tranh bất bạo động (vốn là đường lối đúng đắn và cao quý hiếm có của đạo Phật từ bi) để bảo vệ màu cờ Phật giáo. Và gần gũi với thế hệ chúng ta nhất là gương hy sinh của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Trong lịch sử đất nước ta, câu nói bất hủ của Trần Bình Trọng (một dũng tướng đời nhà Trần): “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc: đã đi vào lòng dân tộc vì nó nói lên một tâm hồn bất khuất, một ý chí quật cường, đồng thời là ngọn roi quất mạnh vào mặt bọn phong kiến phương Bắc đã có dã tâm xâm lược đất nước ta và đồng hóa dân tộc ta.

Rồi còn biết bao gương trung dũng, kiên cường bảo vệ Tổ quốc! Nếu bọn phong kiến phương Bắc còn khoe khoang: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”, thì người dân Giao Chỉ chúng ta lập tức bắt chúng phải phản tỉnh mà nghiền ngẫm nỗi nhục: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng”.

Tóm lại, đúng như lời dạy của Đức Phật: “Dám chết vì lẽ phải” là một điều khó làm vì bản tính con người vốn tham sống, sợ chết. Điều này cũng không đáng chê trách, vì mặt khác Đức Phật cũng dạy rằng: “Mạng sống con người là quý”. Cho nên, chúng ta trân trọng nó, bảo vệ nó, nhưng gặp đúng trường hợp đòi hỏi sự hy sinh mạng sống quý báu để phục vụ một lợi ích to tát hơn, một chân lý tuyệt mỹ hơn thì con người cần phải hy sinh cái Ta của mình đi.

Nếu có cái chết nặng tợ Thái Sơn thì cũng phải có cái chết nhẹ như lông hồng. Nếu không có sự uyển chuyển trong nhận thức, trong quan niệm của con người về cái chết thì qua 100 năm Pháp thuộc, làm sao chúng ta có thể tìm ra những tấm gương hy sinh cố thủ thành trì của một Nguyễn Tri Phương, một Hoàng Diệu hay thái độ ung dung ngạo nghễ của một Nguyễn Thái Học khi cùng 13 đồng chí bước lên đoạn đầu đài! Và còn nhiều, nhiều nữa nếu chúng ta xem qua tất cả những khúc phim lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả thế giới loài người, chúng ta sẽ thấy đâu đâu cũng vang dội những thiên anh hùng ca bất tận.

Cho nên, chúng ta phải hiểu rằng khi Đức Phật liệt sự hy sinh vì lẽ phải là một điều khó làm, điều đó không thể được giải thích là Đức Phật không muốn chúng ta làm hay suy nghĩ rằng chúng ta không bao giờ có khả năng làm được. Điều đó có nghĩa rằng nếu chúng ta thực hiện được điều khó đó, là chúng ta đã vượt thoát lên trên lòng vị kỷ để hướng tới một tình thương bao la cao quý hơn, chan hòa cho cả một cộng đồng. Từ đó, chúng ta dám xả thân bảo vệ chân lý, lợi ích của tuyệt đại đa số vậy.

4.- Hiểu được kinh Phật là khó

Kinh Phật ở đây chỉ chung cho Tam tạng thánh điển của Phật giáo. Nó thuộc về Pháp bảo, bao gồm Kinh, Luật, Luận và ngay cả những lời thuyết pháp của các pháp sư và các cư sĩ. Hiểu được kinh Phật là khó vì Pháp bảo của Phật thậm thâm vi diệu, có công năng chuyên chở hành giả đạt đến nơi an lạc. Pháp bảo là chân lý, là con đường độc lộ hướng đến giải thoát, và gần hơn là kiện toàn nhân bản, xây dựng hạnh phúc cho con người. Pháp của Đức Phật được Ngài định nghĩa là lợi ích thiết thực hiện tại, cũng là hải đăng, là kim chỉ nam cho cuộc sống chân thiện mỹ. “Hiểu được kinh Phật” còn bao hàm ý nghĩa: có thiện duyên nắm được phương tiện để nghe, để hiểu ý Phật, từ đó có chuyển biến tốt trên bước đường ngộ nhập tri kiến Phật.

Gặp được chánh pháp là bắt gặp được bản đồ chân lý, từ đó sự đạt đáo chân lý chẳng còn là bao. Chính ngay tôn giả Xá Lợi Phật nghe A la hán Mã Thắng (một trong năm anh em Kiều Trần Như) thuyết bài kệ: “Các pháp do duyên sinh. Các pháp do duyên diệt. Thầy tôi, đại sa môn, thường giảng dạy như vậy” mà ngộ lý nhân duyên, chứng sơ quả. Lục Tổ Huệ Năng nghe câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” mà tỏ ngộ tâm tông, và tôn giả Bàn Đặc nghiền ngẫm công án “tảo địa” mà chứng A la hán. Rồi đến các vị Độc giác Phật chứng đạo nhờ nghe tiếng pháp thinh trần và các vị A la hán nhờ nghe pháp Tứ đế mà chứng tứ quả. Tất cả đều do thấy kinh, nghe pháp mà thành tựu đạo quả. Tóm lại, hiểu được kinh Phật hẳn là một điều khó, nghĩa là quý báu.

5.- Sinh thời Phật, gặp Phật là khó

Đức Phật là con người giác ngộ, tỉnh thức đến tột độ. Ngài là con người nhân bản và hơn thế, vượt trên nhân bản. Ngài là vĩ nhân trên các vĩ nhân. Ngài là vô thượng sư, vô sư, đạo sư, là siêu tuyệt, cho nên, sinh thời Phật được gặp Phật là một phước duyên to lớn mà ít ai có được phước duyên này.
Kinh Pháp Hoa, Đức Phật cho biết rằng, Phật ra đời là nghìn năm một thuở: “Các Phật rất khó gặp. Nghìn năm mới một lần.”[7] Hay: “Thế Tôn rất ít có. Khó có thể gặp gỡ. Đủ vô lượng công đức, hay cứu độ chúng sinh.”[8] Hay: “Đức Phật khó gặp đặng, như hoa Linh thoại, như rùa một mắt gặp bọng cây nổi. Phải do phước đức sâu dày mới gặp được Như Lai.”[9]

Kinh Trung Bộ khẳng định, thấy Phật là vạn nan: “Thấy được bậc Chánh giác. Thật vạn nan, vạn nan. Bậc Chánh giác ra đời, thật thiên nan, vạn nan.”[10]

Cũng một cách diễn tả, Kinh Đại Bửu Tích nói: “Trong thiên hạ thật là lâu, là lâu mới có một Đức Như Lai ra đời.”[11]

Hay sự khẳng định chính xác: “Sự xuất hiện của một người là khó gặp, này các Tỳ kheo, là Đức Như Lai.”[12]

Sự phong phú, đa dạng khi diễn tả về sự xuất hiện của Đức Như Lai cũng như gặp Đức Như Lai là hy hữu, cũng chỉ xiển minh một chân lý duy nhất: “Sự xuất hiện của Như Lai đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì an lạc, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người.”[13]

Sự thị hiện của các Đức Phật đã hiếm, mà hữu duyên được gặp Phật lại càng hiếm hơn, vì nếu không đủ phước đức nhân duyên như “bà lão ở thành Đông” thì tuy sinh phùng thời mà đến chết vẫn chẳng thấy được Phật.

6.- Nhẫn được sắc dục là khó

Khái niệm nhẫn ở đây hoàn toàn mới mẻ và phong phú. Nhẫn không chỉ giới hạn ở sự chịu đựng những lời nhục mạ như nguyên ngữ Hán. Nhẫn còn có ý nghĩa sâu rộng hơn là không đam mê, không nhiễm đắm sắc và dục. Như chúng ta đã biết, sức công phá của sắc dục có thể làm băng hoại nhân cách của con người, làm sa đọa con người. Ở đây, nhẫn được sắc dục là chế ngự, thu thúc được lục căn, không để cho lục căn thao túng, mà ngược lại, ta chỉ huy nó theo ý muốn thiện của ta. Khống chế được sắc dục, con đường hướng thượng, phạm hạnh sẽ rộng mở và giải thoát sẽ lần khai. Quán triệt và thực hiện được nhẫn sắc dục, một vị Thiền sư đã diễn tả sở chứng của mình: “Văn thanh kiến sắc như thạch thượng tài hoa. Kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết.”[14] (Nghe tiếng thấy sắc chỉ như là hoa trồng trên đá (vô hiệu hóa). Thấy lợi thấy danh như mạt vàng vướng vào mắt).

Vì vậy, nhẫn sắc dục cũng chính là một trong các yếu tố quyết định sự giải thoát mọi chấp mắc. Nó vô hiệu hóa căn trần để thể nhập sự an tĩnh tuyệt đối. Do đó, nhẫn được sắc dục là một việc làm hy hữu.

7.- Thấy đẹp không ham cầu là khó

Đẹp là một trong các yếu tố của thẩm mỹ học. Đẹp theo quan niệm thông thường là những cái hợp nhãn, gây nhiều ấn tượng tốt cho người xem, người đọc. Căn cứ theo quan điểm triết học Phật giáo, đẹp là những giá trị mặc ước, tùy thuộc vào quan điểm của con người, của phong tục tập quán. Có những cái ở đây cho là đẹp nhưng ở một nơi khác thì lại phê chuẩn cho nó một giá trị mặc ước khác. Nhưng nhìn chung, cái đẹp, nó có giá trị nhất định theo giá trị mặc ước của nó. Và căn cứ vào giá trị mặc ước đó thì cái đẹp vẫn là cái quyến rũ, hấp lực con người theo cái nhìn hệ lụy của con người. Nhìn vào một bông hoa đẹp, mặc dù hoa vô tình, nhưng nó vẫn gây ấn tượng đam mê ở người ngắm. Bản thân của cái đẹp hiện hữu không tội lỗi gì cả, nhưng nếu con người nhìn nó với cái nhìn quyến luyến của chất ái thì cái đẹp trở thành sợi dây ràng buộc sự giải thoát con người.

Xúc đối trước một cảnh đẹp khả hỷ, khả ái người ngắm nhìn có một cái nhìn tuệ giác, biết nó là vô tính, sự hiện hữu của nó chỉ là một tập hợp duyên tụ tán, chính vì thế bản thân nó là một hữu kiện vô ngã, vô thường. Cái đẹp của nó chỉ tạm thời, mặc ước không phải là một giá trị cố định và miên viễn. Do đó, người nhìn nó thoát ly khỏi cái hệ lụy, đam mê. Nhìn nó với cái nhìn “như thị tri kiến” không mang theo, không gán cho nó một giá trị giả thiết nào cả. Cái nhìn như vậy là cái nhìn quán chiếu Bát nhã, đúng với bản chất của nó. Từ đó, người xúc đối cảnh hảo ý vẫn giữ thái độ thản nhiên, thanh thoát, không khởi ý tham cầu nó, chiếm hữu nó, không biến nó thành một ngã sở hữu. Mà biết nó hiện hữu như không hiện hữu, đẹp như không đẹp, không ái thủ - giải thoát.

8.- Bị nhục không sân là khó

Nhục là những hành vi lăng mạ người khác. Nó phát xuất từ tâm lý tật đố hoặc từ sự sôi sục của lòng sân hận. Nhục, nếu thể hiện bằng lời, là những lời ác ngữ, nguyền rủa, chửi thề độc địa làm cho người bị lăng mạ đau xót như cắt đứt gan ruột mình. Nếu thể hiện bằng thân tạo tác, đó là sự thiêu hủy hoặc sát thương đối tượng. Nếu thể hiện bằng ý, là sự ngấm ngầm hãm hại. Cả ba đều đem lại cho người khác tâm lý lo âu, sợ sệt.

Đứng trước cảnh bị người khác nhục mạ, người ta thường sân hận, giận dữ, đôi lúc phản kháng, ẩu đả. Chỉ có những ai thấu hiểu được sự đối đầu, đối kháng chỉ là giải pháp nhất thời, không chặn đứng được sự xung đột, khắc chế, mới có thể nhẫn nhịn sự nhục mạ theo tinh thần lời dạy: “Hận thù diệt hận thù, đời này không có được. Không hận, diệt hận thù, là định luật ngàn thu.”[15]

Quả thật vậy, xu thế mới của chính trường ngày nay, cũng lần bước tìm giải pháp hòa bình thế giới, xóa bỏ mọi hận thù, chiến tranh bằng những sách lược hoàn toàn phù hợp với lời dạy của Đức Phật. Vũ lực chiến tranh chỉ dẫn đến sự tiêu diệt lẫn nhau, không phải là giải pháp hòa giải tối ưu, “lửa nóng mà đổ thêm dầu” là hỏng việc. Nhà Nho cũng nói rằng “nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thủ tận” nghĩa là hai bên biết nhường nhịn lẫn nhau thì sự cừu địch sẽ chấm dứt. Cũng nên nhớ rằng ý nghĩa của lời dạy này cũng như kệ Pháp Cú được trưng dẫn ở trên là nhằm đề cao tinh thần hiếu hòa của hai bên đối địch. Nhường nhịn và hòa giải là giải pháp hợp lý nhất, tối ưu nhất. Hoàn toàn không có nghĩa dạy người ta bi quan, làm mềm nhũn ý chí quật khởi của con người. Chính vì giá trị của sự hòa giải, nhẫn nhịn lẫn nhau đem lại an lạc, hạnh phúc cho cả hai, nên Đức Phật dạy: “Bị nhục không sân là khó” là vì lý do này.

9.- Có thế lực không cậy uy là khó

Cái khó được nêu ở đây thật là một châm ngôn thâm thúy, đáng cho những nhà cầm cân nẩy mực, những người có quyền thế, có uy lực… suy nghĩ, nghiền ngẫm.

Thông thường, những người có quyền thế hay cậy thế ỷ quyền, ức hiếp kẻ cô thế, đơn độc. Trong văn học, nhất là dòng văn học hiện thực phê phán ở nước ta đã vẽ lại khá sinh động, sâu sắc, và rõ nét thái độ lẫn hành động áp bức, bất công của những tên quan lại cường hào bức hiếp dân lành. Đó là hậu quả của chế độ phong kiến với những quan niệm “sức mạnh là quyền hành” và “công lý là vua chúa”. Nhưng góc độ nguy hại nhất của sự cậy quyền ỷ thế lại hiện hữu nhiều nhất ở những chế độ độc tài và những con người độc đoán. Họ không biết lắng nghe tiếng kêu thảm thương của người bị đàn áp một cách bất công và vô tội vạ. Họ sống an nhiên trên sự thảm khốc của người khác. Từ đó, tội lỗi của họ cũng chồng chất cao dần theo thời gian trị vì, cai trị của họ. Những luật vua, phép nước hết sức phi lý, bất công, nhưng đã một thời khiến những người dân trong nước, hay người con trong gia đình, nghĩa là những kẻ “thấp cổ bé miệng” phải cắn răng chịu đựng những cơn sấm sét có thể giáng xuống bất cứ lúc nào: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cho nên, có thế lực mà không ỷ quyền cậy thế, không thị uy, tức tự chính mình đã kiến tạo cho mình nếp sống chánh mạng, chánh nghiệp, không gieo rắc ác nghiệp. Và người như vậy là người hữu ích cho nhân quần xã hội, là người biết hướng thiện, hướng thượng. Được vậy, quả thật là đáng quý.

10.- Đối cảnh vô tâm là khó

Theo Pháp Tướng Duy Thức học, cảnh là đối pháp của tâm. Cảnh là khách thể bị nhận thức, và tâm là chủ thể nhận thức. Tâm với ý nghĩa là ý thức phân biệt, hiểu biết cảnh là tâm ở đệ nhị sát na, đã có mặt của ý thức. Tâm ở đệ nhất sát na là trực giác (nói theo Freud), là nguyên kiến (nói theo triết học), là hiện lượng (nói theo Duy thức), nó như là một trạng thái yên lặng vô ký, chỉ hiện hữu chưa có phân tích. Đệ nhất sát na tâm này chúng ta gọi là Vô tâm.

Mặt khác chúng ta còn biết, vô tâm là thuật ngữ của Thiền tông Trung Quốc. Các vị Thiền sư đều ao ước sống thể đạt trạng thái vô tâm. Vô tâm không có nghĩa là mất tri giác, mà là một thứ tri giác viên mãn, không thiên kiến, trú chấp. Vì thế, vô tâm là cửa ngõ nhập đạo giải thoát, là cửa thiền: “Tìm trâu nên phỏng dấu. Học đạo quý Vô tâm. Dấu còn, tìm trâu được. Vô tâm, đạo dễ vào”. (Thiền sư Viên Chiếu). Theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thì vô tâm là trạng thái vô phân biệt của sáu thức khi xúc đối với sáu trần, và như vậy là giải thoát: “Nhãn kiến sắc thời bất nhiễm ư sắc. Nhĩ văn thinh thời bất nhiễm ư thinh. Thị danh vô tâm, diệc danh giải thoát” (Ngộ Tánh Luận). Và chúng ta cũng có thể hiểu vô tâm là vô niệm theo Lục Tổ: “Vô tâm tức vô niệm. Vô niệm, niệm tức chính. Hữu niệm, niệm thành tà” (Pháp Bảo Đàn). Như vậy, vô tâm là yếu tố tất yếu, là cửa ngõ quan trọng để trở về với bản tâm thanh tịnh. Do đó, muốn giải thoát, theo lời dạy này, chúng ta phải thường xuyên sống vô tâm, vô phân biệt.

11.- Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó

Trong chương 9 của kinh này, chúng ta đã khảo sát qua vị trí của sự học rộng, nghiên cứu nhiều như là điều không thể bỏ qua đối với người học đạo. Học rộng, nghiên cứu nhiều là tìm hiểu, lãnh hội, mổ xẻ vấn đề đến nơi đến chốn. Nó thuộc về vấn huệ (trí tuệ có được do tìm hiểu, tham vấn) hay văn huệ và tư huệ. Một nhà bác học mà thiếu đi hai yếu tố này hẳn không thể là bác học được. Một học sinh, sinh viên muốn đỗ đạt cao phải chăm chỉ mài kinh nấu sử. Cũng vậy, người học đạo giải thoát, tầm cầu chân lý Đức Phật không thể lơ là học thuật nội minh. Và trong công tác hoằng hóa, không thể thiếu kiến thức ngoại điển. Nhà Nho nói: “Học như hòa như đạo, bất học như cảo như thảo”. Phật giáo nhân gian nói: “Tu không học là tu mù”. Và Kinh Tăng Chi còn dạy: “Số ít là các chúng sinh học rộng và quán sát ý nghĩa các pháp.”[16]

Như vậy cũng đủ thấy sự học quý giá và lợi ích đến chừng nào! Chính nhờ sự học rộng nghiên cứu nhiều, người ta nhận chân đâu là chân lý, đâu là phi chân lý. Đâu là chính, đâu là tà. Đâu là con đường nên đi, đâu không nên đi. Học rộng nghiên cứu nhiều nghiễm nhiên trở thành kim chỉ nam hành động trong cuộc sống. Nó còn là tấm bản đồ, là hành trang cần thiết cho mọi lãnh vực trong cuộc sống. Do đó, chúng ta cần phải trau dồi kiến thức, nâng cao tính nhân văn và trí tuệ của mình hầu đem lại những thành công tốt đẹp như mong muốn.

12.- Trừ diệt ngã mạn là khó

Người ngã mạn là người đặt bản ngã của mình lên trên hết. Nó là biểu hiện của tâm hiếu thắng, kiêu ngạo, cống cao, thiếu nhã nhặn, nhún nhường, khiêm cung. Người ngã mạn thường song hành với các tâm lý định kiến, bảo thủ, độc đoán. Ngoài việc làm, quan điểm, cách nhìn… của họ ra, họ cho rằng không có một ai là đúng, là chân lý. Theo Duy Thức học, ngã mạn là một trong bốn tâm sở thuộc tính của Mạt na: chấp ngã thức. Chính vì yếu tố chấp mắc này, trói buộc sai sử chúng ta trong vòng tròn nghiệp nhân ái, thủ, hữu, triền miên sinh tử. Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật đưa ra ba dạng thức ngã mạn: “Ngã mạn tuổi trẻ, ngã mạn không bệnh và ngã mạn sự sống.”[17] Ngã mạn tuổi trẻ là thái độ chủ quan, lấn lướt bảo thủ sai lầm. Ngã mạn không bệnh là kiêu tứ (không bệnh dễ sinh kiêu tứ - Luận Bảo Vương Tam Muội) là ỷ cậy thân thể. Ngã mạn sự sống là cậy sống lâu mà làm việc bất thiện về tam nghiệp. Cả ba loại ngã mạn này đều làm cho con người đắm nhiễm, sa đọa vào các ác nghiệp: “Say sưa trong ngã mạn tuổi trẻ, ngã mạn không bệnh, ngã mạn sự sống, kẻ vô văn phàm phu sẽ làm ác về thân, làm ác về lời, và làm ác về ý. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung sa đọa ác thú.”[18]

Vì ngã mạn là chấp thủ, là cống cao, là chấp nhất, nên người lìa ngã mạn sẽ thoát ly mọi ràng buộc, hệ lụy: “Này các Tỳ kheo, ai đoạn trừ tâm ngã mạn, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho không còn hiện hữu lại, người ấy là bậc thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không còn bất cứ một hệ lụy nào.”[19]

Do đó, dứt trừ tâm ngã mạn không chỉ là việc khó làm mà còn là việc rất đáng trân trọng.

13.- Không khinh người chưa học là khó

Điều 11, Đức Phật dạy học rộng nghiên cứu nhiều là khó. Điều 12, Đức Phật dạy, cần phải đoạn trừ tâm ngã mạn. Phối hợp hai điều này chúng ta thấy nếu học rộng nghiên cứu nhiều mà có tâm ngã mạn thì sự học rộng nghiên cứu nhiều ấy chỉ bằng vô ích, vì người ấy chỉ là một học giả cao ngạo, chỉ thích chỉ trích, bình phẩm người khác mà không xây dựng đóng góp gì nhiều cho việc giáo dục. Nếu học rộng nghiên cứu nhiều mà không có tâm ngã mạn thì kiến thức đó sẽ được truyền bá rộng rãi, làm lợi lạc cho nhiều người, xã hội thật sự tiến bộ chỉ cần nhiều mẫu người này. Qua điều thứ 13 này, Đức Phật dạy không khinh người sơ học vị học là một điều khó. Lời dạy này còn hàm ý nói rằng kẻ tài cao thường có nhược điểm “mục hạ vô nhân” và khinh khi người ít học. Một điểm nữa là gián tiếp khuyên chúng ta càng học cao càng khiêm cung thì giá trị của ta càng lớn. Người ta thường nói tri thức mà không đạo đức là nguy hiểm hơn nhiều những kẻ ác độc. Ở câu nói này, chúng ta thấy tác hại ghê gớm của những thứ tri thức ác độc. Và bác học đa văn mà kiêu ngạo khinh thị mọi người cũng thuộc vào loại này.

Xuyên qua lời dạy của Đức Phật “không khinh người chưa học”, ta thấy tính nhân bản mở ra thật rộng lớn. Và lời dạy này cũng tương đồng với hạnh nguyện vô ngã, đề cao Phật tánh bình đẳng của Bồ Tát Thường Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa: “Tôi không dám khinh quý ngài, vì quý ngài đều sẽ thành Phật”. Như vậy, đây cũng là yếu tố Đại thừa của Kinh Bốn Mươi Hai Chương, phù hợp với hạnh nguyện Bồ Tát.

14.- Thực hành tâm bình đẳng là khó

Chỉ với Phật giáo, người ta mới tìm được chân giá trị của chủ trương bình đẳng. Bình đẳng quan Phật giáo bao gồm nhiều chiều kích, xô lệch mọi thiên kiến kỳ thị lâu đời của những quan niệm hủ tục xa xưa. Giá trị bình đẳng cao nhất trong Phật giáo là Phật tánh, ai cũng có khả năng trở thành con người tuệ giác viên mãn, thù thắng, và nói chung là cả muôn loài, ngoại trừ giống vô tình, vô thức.

Yếu chỉ mọi chúng sinh đều tiềm tàng một năng lực Phật chất đã thực sự khuynh đảo hệ thống các tôn giáo, học thuyết. Vị trí đạt được cuối cùng của sự toàn thiện là ngang nhau, lúc ấy không có sự thiên lệch nào, dù là thời gian thành tựu.

Bình đẳng quan thứ hai trong Phật giáo là chủ xướng nam nữ bình đẳng. Long Nữ 8 tuổi cũng thành Phật. Tiên nữ của Duy Ma Cật thuyết giảng Đại thừa cho ngài Xá Lợi Phật nghe và cụ thể nhất là mọi người nữ đều được gia nhập Tăng đoàn trở thành các Tỳ kheo ni với những quyền lợi ngang nhau như các Tỳ kheo tăng trong lịch sử Phật giáo xưa và nay.

Bình đẳng quan thứ ba trong Phật giáo vừa gắn liền với lịch sử thế giới là xóa bỏ giai cấp, phủ nhận mọi kỳ thị, phân chia, phân biệt giữa con người với con người và giữa con người với con vật. Theo Phật giáo, mọi con người phải có giá trị ngang nhau khi người ta hoàn thiện đạo đức. Chỉ có đạo đức mới phân định chính xác giá trị nhân phẩm con người. Giai cấp, địa vị, sự sang trọng, quyền uy, thế lực… tất cả những thứ này Đức Phật đều phủ nhận để đề cao bình đẳng.

Chỉ với ba quan điểm bình đẳng này cũng đủ chứng minh sự siêu việt của Phật giáo trong việc đề cao nhân bản và đem lại cho con người sự bình đẳng tuyệt đối. Do đó, thực hành bình đẳng là một điều vô cùng khó, nhất là đối với những người còn nặng ngã mạn, ngã ái, ngã kiến.

15.- Chẳng nói thị phi là khó

Trong ngũ giới của người tại gia, giới vọng ngữ là giới có nội dung cấm người Phật tử nói lời thị phi. Thị phi, đôi lúc ở một vài trường hợp cũng chính là lời đòn xóc (ly gián ngữ). Tác hại của nó là làm tan rã khối đoàn kết hoặc làm yếu đi sức mạnh của hiệp lực.

Nhà Nho thường dạy rằng: “Vô ích ngữ ngôn mạc vong thuyết. Bất can kỷ sự mạc lao tâm” (Chớ nói lời vô ích, chớ can thiệp chuyện người). Chính lời nói này dạy người ta cần phải thận trọng trong ngôn ngữ giao tiếp, không nên buông lời khêu gợi sự tranh chấp, đối địch lẫn nhau. Và khi đứng trước hiện tượng thị phi hay chính mình lại thị phi dư luận, để vô hiệu hóa nó, họ còn dạy con người phải có thái độ thản nhiên vượt lên trên sự luận bất chính, vì thị phi là điều khó tránh khỏi: “Thị phi chung nhật hữu, bất thính tự nhiên vô”. Rồi họ còn khẳng định kẻ nào mang thị phi đến, kẻ đó là thị phi: “Lai thuyết thị phi giả, tiện thị thị phi nhân”. Đối với Phật giáo, thị phi được cấm chỉ ở giới vọng ngữ và giới ly gián ngữ. Người Phật tử chân chính không bao giờ sử dụng ngôn ngữ mang tính bất thiện, không gieo rắc đau khổ đến với một ai, mà chỉ nên mang lại sự thiện ích và toàn mỹ cho mọi người. Như vậy, trên cơ bản, không thị phi là hoàn thiện nhân cách Phật tử, nhân cách con người chính họ. Nó là nền tảng hoàn thiện ngữ nghiệp, tạo ra từ ái ngữ, nhu nhuyến ngữ, ngôn ngữ hài hòa, lịch thiệp. Vì thế, không nói lời thị phi là một điều khó và cũng là một điều đáng quý trọng.

16.- Gặp được thiện tri thức là khó

Thiện tri thức là những người bạn lành, giúp ta nâng cao tri thức, tiếp cận giáo pháp, chân lý của Đức Phật. Ngoài ra, thiện tri thức còn được hiểu là những pháp môn, giáo lý, kinh điển Pháp bảo của Đức Phật thăng hoa nếp sống đạo đức cho ta.

Sở dĩ Đức Phật dạy rằng gặp thiện tri thức là khó, chính bởi hai lý do: 1/ Thân cận thiện tri thức, chúng ta sẽ tăng trưởng các thiện pháp, tổn giảm ác pháp, như Tổ Quy Sơn dạy: “Thân cận thiện tri thức như vu lộ trung hành, tuy bất thấp y, thời thời hữu nhuận”. Mà thiện pháp là chất liệu cơ bản tạo nên con người đạo đức, con người mô phạm. Và ác pháp là yếu tố sa đọa hóa con người, hạ liệt hóa con người. 2/ Thân cận thiện tri thức, chúng ta sẽ tăng trưởng những gì chưa tăng trưởng, sẽ nghe, sẽ học hỏi những gì chưa biết, sẽ trưởng thành trong pháp và luật của Như Lai.

Phản luận lại tiền đề trên chúng ta có một định lý đảo, “Thân cận ác tri thức là một điều dễ (vọng tình dị tập). Nhưng ai thân cận sẽ tăng trưởng quả ác, tổn giảm thiện pháp”. Như Tổ Quy Sơn dạy: “Ác tập ác giả, trưởng ác tri kiến” hay “gần mực thì đen, gần lọ thì dơ” (tục ngữ Việt Nam) hay: “Nếu bạn luôn sống với người què, hẳn một ngày kia, tự bạn sẽ tập đi khiễng”. (You always live with those who are lame you will yourself to limp – Tục ngữ La Tinh). Hay: “Khi con bồ câu kết hợp với những con quạ, bộ lông nó vẫn giữ nguyên màu trắng nhưng quả tim nó đã bắt đầu đen”. (When a dove begins to associate with cwows its teathers remain while but its heart grows black – Tục ngữ Đức).

Cả nguyên luận của Đức Phật và phản luận vừa liệt kê đều ngụ ý dạy rằng chúng ta cần phải nương tựa vào chánh pháp, vào Tam Bảo để thăng hoa đạo đức, thăng hoa giá trị chính mình và xa lìa các ác nhân, ác pháp, ác tà kiến.

17- Kiến tánh, học đạo là khó

Quan niệm về cái khó ở điều 17 này bao gồm hai phạm trù kiến tánh là khó và học đạo - điều kiện kiến tánh – là khó. Kiến tánh chỉ với thuật ngữ này, ta lại thấy, yếu tố Đại thừa Phật giáo, cụ thể là Thiền tông Trung Quốc được đề cập khá sinh động.

Dòng Thiền Bắc tông được truyền từ Tổ Ca Diếp là Sơ Tổ Ấn Độ đến Tổ Huệ Năng cũng là Tổ cuối cùng của dòng Thiền Ấn Hoa tại Trung Hoa đều chủ trương “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Yếu nghĩa của lập trường Thiền tông vốn không phải là kích bác văn tự ngôn ngữ mà là vượt lên trên hệ thống ngôn ngữ mặc ước, nhắm thẳng vào thực tại toàn diện, thực tại giải thoát chư tướng. Thiền tông vẫn sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong đối thoại thiền, trong thiền bổng, thiền bát nhưng là một thứ ngôn ngữ siêu ngôn ngữ, ngôn ngữ khai ngộ. Ngôn ngữ Thiền tông là ngôn ngữ đánh đổ thành trì chấp mắc và hướng ngoại. Do đó, bất lập văn tự là bất lập cái thứ văn tự chấp mắc chứ không hoàn toàn phủ định nó với ý nghĩa xua đuổi. Bởi lẽ “ngôn thuyết văn tự đều là tướng giải thoát.”[20]

Mặc dù, trên chủ trương giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, nhưng để kiến tánh, Thiền vẫn dùng phương tiện thể nhập. Một trong các cửa ngõ phương tiện đó là Học đạo. Học đạo còn được xem là văn tự Bát nhã, và quán chiếu Bát nhã để đạt đáo thực tướng Bát nhã, là Thiền. Và thực hiện được cửa ngõ, phương tiện này cũng thật là hy hữu.

18.- Tùy duyên hóa độ là khó

Một trong các công tác hàng đầu của tu sĩ Phật giáo là: “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bản hoài”. Người Tăng sĩ đánh đổi sự nghiệp thế tục bằng chánh nghiệp truyền đạo và lý tưởng, đời sống thế tục được thay bằng lý tưởng lợi tha. Nhưng để đạt được mục tiêu giáo dục này, đòi hỏi người truyền bá phải biết vận dụng sách lược một cách nhuần nhuyễn hợp lý hợp tình. Thiếu đi yếu tố quyết định này, sự hoằng pháp có thể dẫn đến thất bại. Ngay đến Đức Phật, khi thuyết pháp, Ngài cũng vận dụng tứ tất đàn. Khi thì đối trị, khi thì vi nhân, khi thì thế giới và khi thì sử dụng đệ nhất nghĩa. Tùy đối tượng, sự đối cơ sẽ được tiếp ứng. Đối cơ có thì khế lý mới hiện bày. Do đó, muốn có khế lý tất phải có khế cơ. Trong kinh, Đức Phật diễn tả sự khế cơ của Ngài như sau: “Người cầu Thanh văn thì thuyết pháp Tứ đế, vượt sinh lão bệnh tử, cứu cánh Niết bàn. Người cầu Độc giác thì thuyết 12 nhân duyên. Người cầu Bồ Tát thì thuyết Sáu ba la mật, để họ chứng đắc Vô thượng Bồ đề, thành tựu nhất thiết chủng trí.”[21] Ở Kinh Tăng Chi, Đức Phật khẳng định Ngài là bậc đạo sư thiện xảo đúng với danh hiệu Điều Ngự Trượng Phu: “Này tướng quân Siha, Như Lai người tùy cơ thiện xảo, là người an ủi. Như Lai thuyết pháp thiện xảo, thuyết pháp an ủi, Như Lai huấn luyện các đệ tử cũng vậy.”[22]
Vì thành tựu các kỹ năng hóa độ, có sư phạm trong hóa độ và giảng dạy, Đức Phật thành công lớn trong việc hoằng bá độ sinh. Các vị Thiền sư, đạo sư, chân tăng sau này cũng nhờ tùy duyên hóa độ mà làm rạng rỡ dòng Thích. Do đó, tùy duyên hóa độ là cần thiết, là khó thực hiện, là quý hiếm, là nền tảng của sự hoằng pháp, giáo dục.

19.- Thấy cảnh không động tâm là khó

Nội dung của điều khó này cũng tương tự với nội dung ở điều khó thứ 10. Nhưng vô tâm ở đây được đề cập với mức độ cao hơn, sâu hơn, khó thực hiện hơn. Vô tâm là bước thứ hai. Không động tâm là bước đầu để đạt đến vô tâm. Không thành tựu được “không động tâm” trước cảnh trần, trước những biến loạn tinh thần… thì không thể đạt được trạng thái vô tâm: giải thoát. Người tu đạo giải thoát phải từng bước huấn luyện tâm, không cho tâm dao động. Mọi tiếp cảnh, xúc đối phải được quan niệm tùy duyên nhưng bất biến, hiện tượng nhưng chân như. Việc đến thì làm, việc đi không lưu luyến. Khi làm cũng chánh niệm tỉnh giác, không trú trước: “Nhạn quá hàn đàm, nhạn khứ, đàm vô lưu ảnh. Phong lai xuy trúc, phong khứ, trúc bất lưu thanh. Thị cố, sự chí nhi tùy tâm khởi. Sự khứ nhi tùy tâm vong.”[23] Đó chính là trạng thái tâm như như bất động, tự tại giải thoát.

Cũng diễn tả về trạng thái tịch tĩnh của tâm vị hành giả, không động chuyển trước cảnh trần, Thiền sư Bàng Long Uẩn viết: “Đản tự vô tâm ư vạn vật. Hà phòng vạn vật thường vi nhiễu. Thiết ngưu bất phạ sư tử hống. Háp tợ mộc nhân khán hoa điểu. Hoa điểu phùng nhân diệc bất kinh. Mộc nhân thể bổn tự vô tình. Tâm cảnh như như chỉ giá dạng. Hà lự Bồ đề đạo bất thành”. Như thế cũng đủ thấy rằng không động tâm sẽ dẫn đến vô tâm. Vô tâm là gạch nối Bồ đề Niết bàn, là thể nhập như như bất động, là hiện hữu giải thoát.

Hiểu theo nghĩa khác, không động tâm là đối cảnh trong trạng thái Định, an tĩnh. Mà định là cơ năng phát sinh tuệ giác (nhân định phát tuệ), là nền tảng thành tựu tất cả thiện pháp (chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện). Thế nên, thấy cảnh không động tâm là khó, là siêu vĩ.

20.- Khéo biết phương tiện là khó

Quan niệm về cái khó cuối cùng này cũng ít nhiều liên quan đến nội dung điều 18. Điểm giống nhau giữa hai điều là cả hai cùng đề cập đến tính phương tiện, tính dược thảo, tính sách lược trong giáo hóa và giáo dục như là quan trọng hàng đầu. Điểm khác nhau ở hai điều là điều 20 này là điều kiện, là môi giới, là chất xúc tác để thành tựu điều 18. Có phương tiện thì người ta mới có tùy duyên hóa độ. Vận dụng nhuần nhuyễn phương tiện khế lý khế cơ thì tùy duyên hóa độ sẽ hoàn bị chu tất. Phương tiện và tùy duyên hóa độ là hai phần liên kết của một vấn đề hoằng pháp hay giáo dục.

Kinh Lohiccha của Nikaya, Đức Phật phê phán ba hạng đạo sư, giáo sư vì thiếu phương tiện sư phạm, thiếu những thao tác đối cơ, làm cho thính giả nghe pháp mà vẫn không đạt được lợi lạc.
Hạng thứ nhất, đã không thực chứng vấn đề lại còn truyền đạt vấn đề một cách tối nghĩa, khó hiểu, làm cho thính chúng hiểu lệch ý, thực hành sai.

Hạng thứ hai, tuy không thực chứng vấn đề, tuy truyền đạt rõ ràng chính xác, nhưng lại vụng về trong thực hành. Sự tri hành bất nhất làm người nghe bất mãn, sống trái diệu pháp.

Hạng thứ ba, tuy có quá trình thực tu thực chứng, nhưng truyền đạt kém, không linh động, làm cho thính chúng khó nắm bắt, thực hành tùy tiện, kết quả đi lạc lối.

Cả ba hạng đạo sư, giáo sư này đều bị Đức Phật chê trách vì thiếu phương tiện, không thiện xảo trong phương tiện.[24]

Khi xưa, ngài Xá Lợi Phất giao hai đệ tử hai pháp quán: một người quán sổ tức, một người quán bất tịnh. Một thời gian sau, hai đệ tử đều không đạt kết quả nên chán nản và có ý phản đạo. Nhờ gặp Đức Phật, Đức Phật hỏi lai lịch, biết ngài Xá Lợi Phất giao nhầm con nhà nhị tỳ quán hơi thở, con nhà thợ rèn quán bất tịnh. Đức Phật bảo hai người hoán đổi hai phép quán, chỉ một thời gian ngắn là cả hai đều thành công.

Do đó, công tác hoằng bá hay giáo dục vô cùng hệ trọng. Nó có thể dẫn đến ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho cả nhiều thế hệ. Truyền đạt một quan điểm lệch lạc, tà kiến, di hại đến hành vi, nếp nghĩ cho nhiều người, đem lại bất hạnh cho nhiều người, như Kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy: “Những ai thuyết giảng sai lạc ý nghĩa kinh điển, ý nghĩa chánh pháp, này các Tỳ kheo, những người ấy chịu trách nhiệm về bất hạnh cho đa số, không lợi ích an lạc cho đa số, đem lại đau khổ cho nhiều người, chất chứa nhiều vô phước, làm diệu pháp biến mất.”[25]

Và truyền đạt đúng với chánh pháp, đúng với chân lý thì tác hưởng của nó sẽ ngược lại. Nghĩa là đem lại an lạc hạnh phúc cho đa số. Chính vì vậy, người làm công tác văn hóa, giáo dục nói chung, phải hết sức cẩn trọng và biết lượng sức. Vì khéo biết phương tiện là khó.

***

Để tổng kết các quan niệm về cái khó ở chương này, chúng ta cần nắm năm điều. Một, khó là giá trị mặc ước, còn được hiểu với nghĩa là hy hữu, là quý hiếm, nghĩa là làm được những điều trên là hy hữu, là quý hiếm. Hai, khó, không có nghĩa là không thực hiện được. Mà khó là vì nó vượt lên trên các khái niệm cũng như những quy định thông thường. Ba, đề cập đến cái khó theo nội dung của kinh văn còn nhằm khẳng định một số nguyên lý mang tính quy luật như điều 1, 2, 3, 4, 8 v.v… Bốn, cái khái niệm khó ở đây vừa mang tính chất nhân văn, nhân bản vừa xiển dương tính nhân văn, nhân bản, vừa đưa ra nguyên đề để nhấn mạnh phản đề. Năm, khó, được nêu lên còn mang dấp dáng, những yếu tố thuật ngữ Đại thừa, Thiền tông Trung Quốc, khác hẳn với quan niệm giáo lý truyền thống của Nam tông như học đạo (điều 1, 10), vô tâm không động tâm (điều 10, 19), kiến tánh (điều 17), phương tiện và tùy duyên hóa độ (điều 18, 20).

http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-sach-dao-phat-ngay-nay/6397-Chuong-12-20-dieu-kho-cua-kiep-nguoi.html