I WISH ALL OF YOU A HAPPY, HEALTHY AND LUCKY NEW YEAR
Chúc mọi người một năm mới an vui hạnh phúc.
Ban ATC
Chả lụa thái miếng hình vuông hơi dày một chút.
Boa rô băm nhuyễn.
Phi thơm boa rô với 1/2 thìa súp dầu ăn, cho chả lụa vào. Nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm chay, 1/2 thìa súp nước tương 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa súp tương ớt, 1/3 bát nước sôi.
( Có thể bỏ tí xíu màu dừa cho có màu vàng đẹp.)
Kho chả trên lửa nhỏ, khi nước gần cạn, cho 1 thìa cà phê tiêu sọ vào, đảo đều, tắt bếp.
Xếp chả lụa kho ra đĩa, rắc 1/2 thìa cà phê tiêu xay lên.
Món này ăn với cơm nóng rất ngon .
Kim
Món này DS làm ăn khá hấp dẫn. Mình có thể ăn kèm với các món súp hay dầm với nước mắm gừng chay ăn với cơm. Hay là để vậy ăn chơi cũng ngon lắm. Làm vừa dễ mà vừa tiện nữa đó.
Nguyên liệu:
Bột áo:
Cách làm:
1. Rắc bột khoai vào miếng đậu hũ để chuẩn bị gói
2. Nhúng nước từng lá rong biển, làm cách này gói không bị bung và dính bột áo nhiều hơn
3. Cho 1 miếng đậu hũ vào gói
4. Trộn bột áo vào dĩa
5. Lăn đậu hũ đã gói qua bột cho bột áo hết nguyên cuốn đậu hũ
6. Chiên vàng là có thể dùng ngay
Chúc các bạn thành công.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Sương
Hôm nay DS bắt chước nấu món bún suông chay, thật ra là mì Hàn Quốc suông chay thì đúng hơn. Nhà có gì làm nấy nên cũng hơi dã chiến .
Nguyên liệu:
Suông chay:
Nước lèo:
Cách làm
1. Cho nguyện liệu suông chay vào cối, quết nhuyễn cho dai
2. Cho vào bao ni lông có cắt góc nhọn
3. Nặn vào dầu sôi chiên vàng
4. Vớt ra dĩa
5. Luộc mì
6. Nấu nước lèo.
7. Cho vào bún, cải cúc, suông chay vào tô. Chan nước lèo. Ăn với chanh, ớt và tiêu.
Chúc các bạn làm món bún suông chay thật ngon.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Sương
Vật liệu:
Chả suông:
Nước súp:
Thực hiện:
Chả suông:
Nước súp:
Ghi chú: Món này ăn với bún, giá sống, rau quế, rau cần tây.
http://anchaythoidaimoi.blogspot.com/2010/05/bun-suong-chay.html
Ba Mươi Lẻ Sáu Mươi Thừa – Lang Tan
Giáp Ngọ về đây tuyết phủ dầy
Nhớ ngày viễn xứ tựa mây bay ...
Ba mươi năm lẻ như tranh vẽ
Sáu chục tuổi thừa tựa quế cay
Trời trắng tuyết bay ta suy gẫm
Đất vàng gió cuốn trẻ hăng say
Quê hương đất rạng nhiều anh kiệt
Viễn xứ tuyết đầy lắm mỹ nhân
December 25, 2013
Nguyên liệu:
- 1 củ cà rốt, 1 củ su su, 10 cây nấm đông cô, 2 xấp bánh tráng để cuốn.
- 2 bìa đậu phụ non, các loại rau như: húng quế, húng thơm, húng lủi, xà lách, nước tương, ớt trái.
Cách chế biến:
- Cà rốt, su su gọt vỏ, rửa sạch. Nấm đông cô ngâm nước nóng cho nở, cắt bỏ cuống.
- Cho cà rốt, su su, nấm đông cô vào luộc vừa chín, vớt ra để nguội rồi thái sợi bằng đầu đũa.
- Đậu phụ chiên vàng bốn mặt, thái sợi vừa ăn.
- Các loại rau nhặt và rửa sạch, để ráo nước. (Mùa đông không có rau nhiều cho nên ở đây chỉ cuốn xà lách và rau mints thôi)
Làm mềm bánh tráng, cho các loại rau lên bên trên, tiếp đến xếp cà rốt, su su, nấm đông cô đã thái sợi lên. Sau cùng là đậu phụ, cuốn tròn lại. Ăn kèm món cuốn nảy là nước tương pha ớt hoặc chén nước mắm ớt tỏi tùy ý bạn.
Món này tuy đơn giản nhưng cũng không kém phần ngon miệng, các bạn hãy làm thử nhé.
Kim
Cách làm:
Bạn cần hủ tiếu tươi, hoặc hủ tiếu khô luộc chín, để ráo nước.
Đậu hủ chiên vàng, thái lát
Cần tây, cà-rốt, nấm loa kèn, ớt chuông đỏ, tất cả rửa sạch, thái lát.
Bắc chảo, xào rau với tí dầu.
Khi rau vừa mềm, cho đậu hủ vào.
Nêm gia vị: hạt nêm chay, nước tương, tiêu.
Cho hủ tiếu vào, đảo nhẹ tay và đều cho đến khi hủ tiếu nóng.
Nêm thêm nước tương nếu cần.
Tắt lửa và dọn ra đĩa, rắc thêm chút tiêu nếu thích. Ăn nóng.
Món hủ tiếu xào chay này thực hiện rất nhanh và đơn giản. Chúc các bạn ngon miệng với món hủ tiếu xào chay này nhé.
Kim Thuận
http://www.vietnamanchay.com/2011/08/bep-chay-thanh-nhe-hu-tieu-xao-chay.html
Đây là món ăn chay, làm cực nhanh và đơn giản, ăn nhiều cũng không sợ lên cân mà còn tốt cho sức khỏe, phù hợp nhất cho những phụ nữ bận rộn và không có nhiều thời gian nội trợ.
Nguyên liệu
1. Sơ chế
- Nấm rửa sạch, để ráo, xé sợi to. Thơm cắt miếng. Củ nghệ vắt lấy nước.
- Nấm rơm ngâm rửa sạch, để ráo. Lá boaro cắt xéo. Ớt sừng cắt thành sợi.
2. Xào nấm
- Phi thơm 2M sả băm, cho nấm bào ngư, nấm rơm vào xào, cho nước nghệ tươi, nêm 1M 2m đường, 1M nước tương LISA, 1/2 m bột ngọt AJI-NO-MOTO®, cho nước nghệ tươi và thơm vào đảo nhanh tay, tắt lửa, thêm ớt sợi, lá boaro và rắc tiêu lên trên.
3. Cách dùng
- Dùng nóng với cơm trắng.
Mách nhỏ
- Không nên chọn nấm quá to khi xào sẽ bị dai. Nên chọn loại nhỏ, màu trắng mịn.
- Nghệ tươi sẽ làm món ăn thơm ngon hơn và màu sắc đẹp.
http://monngonmoingay.com/thuc-don/522-Nam-bao-ngu-xao-sa-ot.html
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
Cậu bé Ryan lật giở từng trang sách cũ về Hollywood và đọc vanh vách tên các nhân vật nổi tiếng mà bé gọi là “bạn bè” mình, như nữ minh tinh lừng danh Rita Hayworth. Bé cũng có thể nhớ được từng chi tiết vụn vặt nhất về những thước phim đen trắng cổ điển của thời kỳ hoàng kim và kể rành rọt cả những bí mật hậu trường vào thời kỳ đó. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu Ryan không phải là một cậu nhóc mới 5 tuổi.
Ryan pointed to the picture of Marty Martyn and said he’d found himself. Source: Supplied
Theo tờ News Australia, mẹ bé, bà Cyndi, vốn không bao giờ tin vào những chuyện tái sinh hoang đường. Bà đã vô cùng bối rối khi nhận ra con trai có những ký ức về một cuộc sống mà cậu bé tin là ở kiếp trước.
Từ sau khi con trai có biểu hiện lạ lùng, Cyndi đã mượn thêm những cuốn sách cũ viết về Hollywood để kiểm chứng hiện tượng bí ẩn này, đồng thời hy vọng Ryan sẽ nhớ ra thêm những ký ức từ kiếp trước. Bé Ryan khiến mẹ sửng sốt khi chỉ vào một bức hình được chụp vào năm 1932 trong bộ phim Night After Night và reo lên: “Mẹ, đây chính là con. Con đã tìm thấy mình”. Cậu bé sau đó mô tả chi tiết một cảnh phim với tủ chứa đầy súng đạn. Cyndi đã thức suốt đêm xem lại bộ phim đó trên Youtube và khẳng định chắc chắn có một cảnh phim giống hệt như mô tả của bé.
Bà mẹ đã viết thư cho Tucker B Jim, tác giả những cuốn sách nói về tiền kiếp, để nhờ sự giúp đỡ từ người am hiểu lĩnh vực này. Tác giả Tucker và các cộng sự đã tìm kiếm những bức ảnh để lần ra người đàn ông trong kiếp trước của Ryan. Tên anh là Marty Martyn, một nhân vật quan trọng ở Hollywood, người từng sống ở Los Angeles và qua đời vì căn bệnh ung thư vào năm 1963, hơn 50 năm trước khi Ryan được sinh ra.
Cậu bé Ryan nói rằng người đàn ông có tên Marty muốn “trở về” để chuộc lỗi, bởi kiếp trước anh ta đã quá tham công tiếc việc, không dành đủ thời gian cho gia đình vì không nhận thức được rằng tình cảm mới là điều đáng trân trọng nhất.
Ngoài ra, Ryan còn miêu tả thêm những chi tiết khác về cuộc sống trong tiền kiếp. Những câu chuyện này đều được nhóm của Tucker kiểm nghiệm và chứng minh là có thật. Đó là ký ức về những chị em gái (Marty có 2 chị gái) và người mẹ có mái tóc xoăn màu hạt dẻ, về khoảng thời gian làm vũ công tại Broadway, về căn biệt thự có hồ bơi lớn tại Los Angeles và những cuộc hẹn với các cô nàng xinh đẹp trên bãi biển.
Ryan còn biết rằng, kiếp trước mình chết trong một căn phòng với rất nhiều con số trên cửa, và sự thật trùng khớp đáng ngạc nhiên khi Marty qua đời vì ung thư trong một phòng ở bệnh viện vào năm 1963. Thỉnh thoảng cậu bé Ryan lại khóc vì nuối tiếc thời vàng son của mình nhưng cũng cho biết cảm giác mệt mỏi với những ký ức đó. Có lúc Ryan nói với mẹ: “Mẹ ơi, con chỉ muốn là chính con chứ không phải là con của kiếp trước”.
Ông Tucker tin rằng, những ký ức về tiền kiếp được biểu hiện mạnh nhất ở trẻ nhỏ bởi tâm trí các em chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện tại. Nhưng ông cũng nhấn mạnh về khả năng huyền bí khác hẳn của Ryan so với những trường hợp từng điều tra. Cậu bé này biết bà ngoại mình có một người con mất ngay sau khi chào đời, điều mà ngay cả mẹ bé cũng chưa bao giờ biết. Ryan còn có thể dự đoán ai sẽ là giáo viên của mình, hoặc biết người gọi điện tới ngay trước khi nhấc máy.
Theo ông, hầu hết trẻ em được nghiên cứu không biểu lộ một khả năng nào đặc biệt ngoài những điều về kiếp trước của mình. Ryan dường như có thêm khả năng tiếp cận thông tin mà mình chưa biết thông qua những hoạt động bất thường trong não bộ.
Trong cuốn sách mới “Return to life”, tác giả Tucker đã ghi lại những câu chuyện kinh ngạc về trường hợp trẻ em “đầu thai” trên thế giới. Trong đó có "thần đồng golf" 3 tuổi, cậu bé cho rằng mình chính là tay golf nổi tiếng thập kỷ 30 Bobby Jones tái sinh. Hay em bé 2 tuổi bất ngờ nhớ lại ký ức về trận chiến Iwo Jima (thế chiến thứ II) trong một lần cùng bố thăm bảo tàng máy bay. Và có cả Ryan, cậu bé 5 tuổi đến từ Oklahoma.
Thu Hiền
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/cau-be-5-tuoi-ke-chuyen-tien-kiep-2921322.html
1. Nấm hương, nấm mèo xắt nhuyễn, ướp gia vị, đậu hũ, củ năng vắt ráo
2. Cà chua 1 trái bằm nhuyễn, cà chua còn lại cắt làm đôi
3. Phi hành bô rô, cho các nguyên liệu khác vào
4. Đậu hũ tán nhuyễn, cho hỗn hợp nấm vào xào với cà chua
5. Làm xốt với cà chua bằm nhuyễn, sau đó cho cà chua nhồi vào
Theo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A-Di-Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó là Phật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh.
Trong kinh Đại Bổn A-Di-Đà, đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni dạy cho các đệ tử biết về sự tích về đức Phật A-Di-Đà rằng, về đời quá khứ lâu xa về trước ở nước Diệu Hỷ có vị quốc vương tên là Kiều-Thi-Ca. Bấy giờ có đức Phật tại thế hiệu là Thế-Tự-Tại Vương Như Lai vì nhà vua mà thuyết pháp. Vua nghe xong liền giác ngộ, khước từ ngôi vua xuất gia làm tỳ-kheo hiệu là Pháp Tạng.
Một hôm, Pháp Tạng tỳ-kheo đảnh lễ Phật, quỳ xuống chấp tay cầu Phật Thế-Tự-Tại Vương chứng minh 48 lời phát nguyện của Ngài. Do nguyện lực ấy, sau này trãi qua nhiều kiếp tu hành, Ngài viên thành lời nguyện và thành Phật hiệu là A-Di-Đà, có nghĩa rằng vị Phật có Ánh Sáng Vô Lượng, Thọ Mạng Vô Lượng, và Công Đức Vô Lượng. Đức Phật đó và dân chúng của Ngài sống lâu vô lượng, chỉ hưởng điều an lạc, và có nhiều công đức chẳng thể nghĩ bàn.
Tuy rằng, Đức Phật A-Di-Đà là một vị Phật giáo chủ thế giới Tây-Phương Cực-Lạc, nhưng vì Ngài thương xót chúng sanh ở cõi Ta-Bà nên thường thị hiện giáng sinh đó đây để tủy duyên cứu độ. Những ai đã có duyên với Ngài phát lòng tha thiết tu học và niệm danh hiệu của Ngài thì họ đều được sớm thoát vòng sinh tử luân hồi khổ não. Có một lần, Đức Phật A-Di-Đà thị hiện vào đời nhà Đường bên Trung Hoa làm một vị Hòa-Thượng tên là Thiện Đạo. Đại Sư hoằng dương Tịnh Độ, dạy người chuyên niệm Phật cầu hóa sanh về cõi Tây-Phương Cực-Lạc, và Ngài cũng là vị Tổ thứ II trong Tịnh Độ Tông. Một lần khác cũng vào đời nhà Đường, Ngài hiện thân làm một vị Đại-sư tên là Pháp Chiếu, mở ra “Ngũ Hội Đạo-Tràng” độ người về Cực Lạc, sau được suy tôn làm vị Tổ Thứ IV của Tịnh Độ.
Thù đặc nhất là câu chuyện giáng sinh của đức Phật A-Di-Đà vào đời nhà Tống, Trung Hoa, Ngài thị hiện làm một vị danh Tăng khác tên là Vĩnh-Minh Thiền Sư, suốt thông tông giáo, triệt ngộ Thiền-cơ, nhưng tận lực hoằng dương Tịnh-Độ, là vị Tổ thứ VI của Tịnh Độ Tông.
Câu chuyện như thế này: nhằm thời vua Việt Vương, nhân vua đến chùa lễ Phật và tham vấn Phật Pháp. Vua hỏi Vĩnh Minh Đại-sư rằng:
- Bạch Tôn-Đức, thời nay có bậc chân-tăng nào khác ngoài Ngài nữa không?
Vĩnh-Minh Đại-Sư đáp:
- Có! Hòa-Thượng Hành-Tu, vị có đôi tai dài, người ấy chính là Phật Định Quang ứng thân.
Vua nao nức liền tìm đến Hòa-Thượng Hành-Tu cung kính đảnh lễ và lớn tiếng tôn xưng Hòa-Thượng là Đức Định Quang Như Lai tái thế.
Hòa-Thượng Hành-Tu nghe vậy liền bảo Vua rằng:
- Vĩnh-Minh Đại-Sư thật khéo nhiều lời thì thôi! Ông ấy cũng chính là Đức Phật A-Di-Đà ứng-thân đó.
Nói xong, Hòa Thượng Hành Tu liền nhắm mắt thâu thần nhập tịch ngay trên bản-tọa.
Vua Việt Vương cả kinh sợ kính phục, và trong lòng rất vui vội vã liền trở lại chùa Ngài Vĩnh-Minh để gạn hỏi và hy vọng có thêm cơ may thân cận lễ bái cúng dường Vĩnh-Minh Đại-Sư học đạo.
Về đến cổng chùa thì hay tin Tăng chúng báo:
-Vĩnh-Minh Đại-Sư cũng đã thị hiện nhập Niết-bàn!
Vừa để lộ tông tích hóa độ chúng sanh thì các Ngài bèn nhập tịch liền, đó là điểm yếu mật của chư Phật. Do đó, người đương thời truyền khẩu nhau rằng Vĩnh-Minh Đại-Sư chính là Phật A-Di-Đà ứng hóa, và từ đó hàng Tăng, Tục mới lấy ngày sinh-nhật của Đại-Sư là ngày 17 Tháng 11 Âm lịch để làm lễ vía (kỷ niệm) cúng dường kính mừng Đức Phật A-Di-Đà thị hiện GIÁNG SINH.
Thích Tuệ Uy cẩn soạn
Khoai mỡ ở dưới Florida mang về mình đem nấu canh với chân nấm đông cô. Nấm đông cô khô ngâm qua đêm, rửa lại cho sạch, cắt lấy chân nấm, giã chân nấm bằng chày đâm tiêu cho mềm. Xong mình đem chiên cho vàng. Chắt dầu ra chén để dành rửa mủ mít. Rồi nêm đường muối, cho nước vào nấu cho sôi. Khoai mỡ rửa sạch, chẻ 2 theo chiều dài. Lấy muỗng nạo vào nồi nước sôi. Làm khoai mỡ nhớ đeo bao tay không thôi bị ngứa lắm.
Mít cũng của bạn ở Florida cho mang về. Mình xẻ ra, gỡ lấy múi ăn, còn các phần khác để dành kho. Ngon lắm! Cùi mít, xơ mít, hột mít đều kho được. Gỡ múi mít xong, lạng bỏ gai, cắt từng miếng đem chiên. Chiên đậu hũ và nấm đông cô. Gọt vỏ hột mít. Cho tất cả vào nồi lớn, cho đường, muối và molasses vào nồi rồi chế nước cho ngập các nguyên liệu trong nồi. Nấu sôi, xong bớt lửa còn riu riu, kho 2 tiếng cho thấm, nước rút xuống còn phân nửa là được.
Trái mít này dầy cơm, mỏng vỏ, ít xơ, nhỏ hột, có vị hơi chua chua, không ngọt gắt như các loại mít khác, rất là ngon, ăn ngoài không biết ngán!
Cóc ăn với muối ớt. Ớt bột Hàn Quốc rắc vô có màu đẹp nhưng không cay
Củ sắn cũng ăn với muối ớt, ghiền luôn đó
Chúc các bạn nhiều bữa cơm chay ngon.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Sương
Mấy ngày qua, rất đông người dân miền Tây đổ xô về xã vùng sâu Vĩnh Chánh (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) để xem con heo lạ. Câu chuyện bắt đầu từ những giấc mộng kỳ quặc của vợ chồng anh Võ Thành Đẫm (tên thường gọi là Út (43 tuổi) và chị Dương Thị Chơn ở ấp Đông An, xã Vĩnh Chánh. Anh Đẫm kể, đêm đó anh nằm chiêm bao thấy Cha anh báo mộng. Ông là Võ Văn Minh, đã chết cách nay 8 năm, khi 78 tuổi, do bệnh tai biến. Trong giấc mơ đầu tiên vào đêm 21/10/2013, ba anh Đẫm hiện về, kêu:
“Út ơi! Ba chết rồi, đầu thai thành con heo ở xóm ngoài. Trước mũi “của ba” có 2 lằn rạch xuống, đó chính là… râu của ba. Còn ở đùi sau có 1 cái đém đen. Khi nào tới chuồng, thì ba nhảy lên mừng con”.
Sáng ra, anh Đẫm đem giấc mộng kể cho vợ nghe, thì bị vợ kêu là mê tín, không tin. 6 ngày sau, anh Đẫm lại được cha báo mộng y hệt lần trước. Anh cũng không nghĩ nhiều tới giấc mơ bởi cả ngày phải lo làm thuê kiếm sống. Nhà anh thuộc diện hộ nghèo, có 2 đứa con lại bị thiểu năng. 20 ngày sau khi cha báo mộng lần thứ 2, anh Đẫm lại tiếp tục thấy ba về báo mộng. Ổng nói:
“Sao ba báo cho con 2 lần mà con không đi tìm ba? Ba buồn, ba bỏ ăn nên bị người ta… đè ra chích thuốc”.
Vài ngày sau thì ba tui về báo mộng lần cuối. Ổng nói:
"Sao mầy lo nhậu say xỉn hoài mà không đi tìm ba?"
Rồi đêm 22/11, ba tui lại về báo mộng cho bà xã tui. Ổng nói:
“Vợ thằng Út ơi! Đi tìm ba đi. Ba khổ lắm, ba trông đợi lắm!”
Nghe vậy, bà xã khuyên kêu tui đi kiếm con heo. Nhưng tui nói bà đi thì đi, tui bận đi làm mướn. Sáng hôm sau thì tui đi làm hồ và vợ tui thì âm thầm đi tìm… “ông già”, anh Đẫm kể. Sáng 23/11, vợ anh Đẫm bơi xuồng đi tới cái xóm có nhiều người nuôi heo. Khi vợ anh dò hỏi về chuồng heo như được bố chồng mô tả trong giấc mơ, một người dân tại đây đã chỉ tới chuồng nuôi heo của chị Lê Mỹ Hạnh. Trình bày xong với chủ nhà, vợ anh Đẫm liền đi ngay ra chuồng và bất ngờ thấy trong bầy có 1 con heo hình thù y như ông già tả trong giấc chiêm bao. Bà xã tui kể lại sự tình và hỏi mua con heo đó, thì người ta chịu bán với giá 2,5 triệu đồng. Con heo nặng chừng 30kg và là dạng heo bò, có lông màu vàng và nhiều đốm đen. Một điều hết sức lạ là khi gặp bà xã thì con heo liền mừng, nó nhảy lên đưa 2 chân trước. Rồi 2 lỗ tai nó ngoắc ngoắc. Khi đưa con heo lên xe chở về nhà thì nó ngồi êm ru như người ta ngồi xe vậy - Anh Đẫm nói. Chừng 2h sau khi con heo được chở về nhà anh Đẫm, nhiều người kéo tới xem. Khi đem heo thả trước sân thì nó không dám vô nhà. Anh Đẫm ngẫm nghĩ có lẽ là mình quên trình Cửu huyền thất Tổ nên đốt nhang cúng. Cúng xong, anh ra sân nói:
“Ba ơi, con trình Cửu huyền rồi, ba vô đi”. Lập tức con heo phóng lên cửa và chạy tuốt ra sau buồng. Lúc người ta tới coi đông quá, tui nói:
“Ba ơi, ra chào bà con đi” thì ổng chạy ra ủi ủi vô giò nhiều người. Hễ tui kêu ổng đi đâu là ổng đi đó! - Anh Đẫm kể lại.
Bà Phan Thị Sữa - Nhà ở thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn), nghe tin nên đến coi. Bà khẳng định chuyện anh Đẫm thả con heo ra sân nhưng con heo không chịu vào nhà. Sau khi thấy anh Đẫm cúng vái thì kêu con heo liền chạy vô nhà. Chính bà cũng lấy làm lạ về chuyện này nhưng không lý giải được. Anh Đẫm đinh ninh con heo chính là cha mình hóa kiếp, nên anh không dám mua cám cho ăn. Ngày mới đem heo về nhà, anh nấu cháo tàu hũ thì heo ăn chỉ 1 chén là ngưng. Mấy ngày sau, anh ngồi chơi, tiện tay thẩy bánh tây ra sân thử thì con heo chạy tới ăn ngấu nghiến.
“Một ngày ổng ăn hết 1kg bánh. Rồi tui pha nước trà đường cho ổng uống. Trong chiêm bao, Cha tui kêu khi bắt ổng về thì cầu nguyện 3 ngày, rồi giết ổng đi, để ổng siêu thoát. Nhưng con heo là… Cha tui nên tui đâu lỡ giết. Công an xã biết chuyện mời vợ chồng tui lên làm cam kết, không được tuyên truyền mê tín dị đoan và kêu tui phải dời con heo đi chỗ khác. Sáng nay tui đã chở con heo đi gởi chỗ khác rồi” - Ngày 27/11, anh Đẫm chia sẻ với PV.
Câu chuyện ly kỳ về con heo lạ lan nhanh. Dân từ các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, TP.HCM… kéo đến nhà anh Đẫm coi heo cả ngày lẫn đêm.
“Họ còn đồn rằng con heo của tui biết nói, biết hút thuốc lá như con người. Nhưng tui khẳng định hoàn toàn không có chuyện đó. Chỉ vợ chồng tui nằm mộng rồi đi tìm được con heo y như vậy nên tin đó là ba tui thôi. Chứ tui thấy hình dạng con heo bình thường. Chỉ có cử chỉ và hành động hơi lạ, là tui kêu gì làm nấy thôi. Khi tui giăng mùng cho heo ngủ thì cả đêm nó không đái, ỉa gì trong nhà” - Anh Đẫm bộc bạch. Những ngày qua, vợ chồng chủ nhà đi làm thuê, rào kín cửa nên nhiều người thất vọng, đứng lóng ngóng ngoài cửa rào. Trong nhà chỉ còn Võ Thành Đảm (26 tuổi, con trai anh Đẩm) chăm lo cho con heo. Đảm giải thích:
"Không phải là heo mà là “ông nội” đầu thai, tôi mua hộp cơm này về cho ổng ăn nè. Tôi không chỉ cho ổng ăn cơm, mà còn cho uống nước trà, ăn bánh nữa. Mấy món này lúc còn sống ổng thích lắm. Bây giờ đầu thai rồi vẫn… thích ăn" - Vừa nói xong, Đảm đổ hộp cơm vào thau nhôm rồi kêu con heo ra ăn như để chứng minh lời anh nói là đúng.
Bà Phạm Thị Cúc (68 tuổi, mẹ ruột chị Hạnh - người chủ con heo đã bán cho anh Đẫm) kể:
“Con Hạnh nuôi heo nái để đẻ rồi bắt con nuôi lớn, dành bán heo thịt. Hồi đó tới giờ nó không bán heo con. Nhưng hơn 3 tháng trước, trong bầy heo 7 con vừa đẻ thì có 1 con lạ. Nó cứ hay nằm buồn buồn. Thấy vậy, con Hạnh mới sợ nó bệnh nên kêu thú y tới chích thuốc. Khi nó nặng gần 30kg thì tường của cái chuồng cao hơn 1 thước mà heo cứ phóng ra ngoài, nên con Hạnh ghét. Con Hạnh nói, mặc kệ mầy, mầy phóng ra cho muỗi cắn chết luôn. Vậy rồi cứ tới khuya thì con Hạnh thấy nó phóng vô chuồng trở lại. Trong khi cả bầy thì 6 con kia không con nào phóng ra được. Thấy con heo lạ, nên con Hạnh gọi nó là… cóc tinh. Trong đời tui mới thấy con heo lạ như vậy”.
Trụ trì Chùa Phước Ân gần nhà anh Đẫm - Thích Nữ Như Hoa cho biết, bà có nghe chuyện con heo ở nhà anh Đẫm. Anh Đẫm cũng từng tới nhờ nhà chùa cầu siêu cho con heo, nhưng nhà chùa chưa tới. Theo Kinh Phật nói về Luật Nhân - Quả thì những ai ở đời này ăn ở thiếu đạo đức, tạo sát nghiệp thì đời sau sẽ đầu thai thành những con súc vật!
(Tổng hợp theo Vĩnh Sơn - Tuổi trẻ & Đời sống và báo Zing)
I). Nhân duyên
Khi đức Phật đi giáo hóa đến ngự tại động Thất Diệp thuộc núi Kỳ xà Quật gần thành La Duyệt, một hôm con một Trưởng giả tên Thiện Sinh, sáng sớm tắm rửa xong, ra khỏi thành vào vườn cây, dùng hương lễ lạy sáu phương. Lúc ấy, đức Phật đang ở tại động Thất Diệp, Ngài quán sát chúng sinh, thấy vậy, Ngài liền đến chỗ ấy (bằng thần thông) ngay khi Thiện Sinh vừa lễ lạy xong; khi gặp, Ngài nói với thanh niên rằng:
- Này con của Trưởng giả, tên gì? Vì sao sáng sớm đã đến vườn này lễ lạy các phương như thế?
Khi đó, Thiện Sinh thưa:
- Tên con là Thiện Sinh. Con lễ lạy do cha con trước khi qua đời có dặn rằng: “Nếu con có muốn lễ bái, trước hết phải tắm rửa sạch sẽ, sau đó dùng hương lễ lạy sáu phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới”. Con không hiểu ý nghĩa, nhưng vì con vâng theo lời dạy của cha con, nên thường đến đây lễ bái.
Đức Phật bảo:
- Có tên của những phương này, chứ không phải không có; trong pháp Hiền thánh của Ta, có đầy đủ ý nghĩa, không phải lễ sáu phương mà đầy đủ cung kính đâu.
Thiện Sinh thưa:
- Cúi xin Ngài hãy vì con nói cách thức lễ sáu phương của pháp Hiền thánh.
Đức Phật bảo:
- Hãy lắng nghe, hãy chú ý nghe, suy gẫm, ghi nhớ về vấn đề này, Ta sẽ nói cho.
- Thưa vâng, con đang muốn nghe.
II). Pháp Hiền thánh cho Phật tử:
Đức Phật giảng dạy:
- Nếu người nào biết bốn nghiệp: Sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối là làm ác; nếu người nào biết bốn chỗ tham dục, sân hận, ganh ghét, tà kiến là ác hạnh. Người ấy không làm ác, tránh ác hạnh, kính lễ sáu phương, chẳng những đời này được phúc lành, đời sống vững chãi, mà đời sau hưởng quả báo tốt đẹp vô cùng; người ấy được bậc trí khen ngợi, danh dự ngày thêm lớn như mặt trăng ngày rằm tròn sáng; còn người không biết tránh bốn nghiệp làm ác, bốn hạnh ác, dù có lễ lạy sáu phương thế nào đi nữa, cũng vẫn tổn giảm như mặt trăng cuối tháng.
1). Sáu nghiệp tổn hại
Lại nữa, nếu người nào có sáu nghiệp tổn hại là:
1- Đam mê rượu chè sẽ sinh bệnh, hay gây gỗ, tiếng xấu đồn xa, trí tuệ giảm, gia sản tiêu mòn.
2- Người nào ham mê cờ bạc, gia tài không thể giữ được.
3- Người nào say mê kỹ nữ, tiền của tiêu tán.
4- Người làm bạn với người ác dễ sinh khinh lờn, dụ người nhà khác mưu lợi về mình.
5- Người nào phóng đãng không giữ được của cải, không giữ được thân mình, thường sinh dối trá.
6- Người nào lười biếng không chịu làm việc, sản nghiệp không bền.
Ngược lại: biết tránh sáu nghiệp tổn hại của cải, gọi là người biết sống. Khi tránh xa sáu nghiệp mất mát tài sản như thế, được người trí khen ngợi.
2). Bốn hạng oan gia
Đức Phật dạy tiếp:
- Này Thiện Sinh, có bốn hạng thân cận oan gia nên biết rõ, nên tránh, đó là:
1- Hạng kính sợ (uý phục) là hạng người trước cho sau đoạt lại, cho ít lấy lại nhiều, vì sợ nên làm quen, vì lợi nên làm thân.
2- Hạng môi mép (mỹ ngôn) là hạng người lành ác đều thuận theo, tránh xa khi thấy người khác gặp nạn, âm thầm săn đón lúc thấy có lợi, bài xích chê bai khi thấy bất lợi cho mình.
3- Hạng giả vờ kính thuận là hạng người trước dối trá, sau dối trá, hiện tại dối trá; thấy có một tí lỗi đã vội tránh xa, thấy có lợi thì săn đón thân thích.
4- Hạng bạn ác là hạng chỉ là bạn lúc uống rượu, đánh bạc, du hí, dâm dật, mưu đồ việc ác.
3). Bốn hạng nên thân cận
Ngược lại, có bốn hạng người nên thân cận, nên gặp, đó là:
1- Hạng người tự biết tránh xa làm xằng bậy, ngăn cản khi thấy người khác làm ác, chỉ bày cho người những điều ngay thẳng, có lòng giúp đỡ, cứu hộ người.
2- Hạng người có lòng thương xót, là người vui mừng khi thấy người khác được lợi, lo buồn khi thấy người gặp nạn, khen ngợi khi thấy người có đức tính tốt, ngăn cản khi thấy người khác nói ác.
3- Hạng làm lợi ích người, không cho người khác phóng dật, bê tha, buômg thả để khỏi hao tài tốn của, nói năng khiến người khác không sợ hãi.
4- Hạng người đồng sự là người không nề gian khổ cực nhọc vì người khác, không tiếc của vì người khác, khuyên bảo người khi ở chỗ vắng, giúp người khỏi sự lo lắng.
III). Ý nghĩa lễ sáu phương:
Đức Phật giảng tiếp: Phải biết rõ sáu phương là những gì? Đó là:
1). Phương Đông là cha mẹ.
Bổn phận làm con: phải kính thuận với cha mẹ, gánh vác công việc cho cha mẹ, cung phụng hiếu dưỡng, không để cha mẹ lo lắng thiếu thốn; khi làm điều gì phải thưa với cha mẹ biết, cha mẹ làm điều gì không được chống báng, cha mẹ làm việc lành không được ngăn cản.
Ngược lại: bổn phận làm cha mẹ, phải ngăn cản không cho con nghe điều ác, không cho con làm điều ác, chỉ dạy con làm điều lành. Tạo cho con làm nghề chính đáng. Thương con thắm thiết, đối xử bình đẳng giữa các con, tùy thời cung cấp sự cần thiết của con. Tạo cơ hội thuận lợi cho con thành người chân chính.
Nếu con kính thuận cha mẹ, cha mẹ thương yêu thắm thiết con cái như thế, phương Đông sẽ được yên ổn tốt đẹp, không còn gì đáng lo ngại nữa.
2). Phương Nam là thầy dạy.
Học trò kính trọng thầy dạy, tôn trọng quý trọng thầy, học hỏi, chăm chỉ nết na nghe lời thầy; không phá phách, không chống đối, ghi nhớ kỹ không quên những điều thầy dạy bảo, chăm sóc giúp đỡ khi thầy cần đến.
Đối với thầy phải dạy có phương pháp (sư phạm), làm cho học trò hiểu được lời dạy; dạy những điều mới lạ chưa biết, làm sáng tỏ điều hiểu biết của học trò. Bậc thầy phải: giới thiệu bạn lành bạn tốt cho học trò của mình, đem hết sự hiểu biết cuả mình truyền dạy lại không giấu giếm; bậc thầy còn phải công bằng, đạo đức, làm gương tốt, không lươn lẹo, không bất công thiên vị.
Nếu học trò kính trọng cung phụng thầy, nết na chăm chỉ học hành; bậc thầy thương yêu dạy bảo đúng với nhiệm vụ làm thầy, phương Nam được yên ổn không còn lo sợ nữa.
3). Phương Tây là vợ chồng.
Chồng đối với vợ phải nhã nhặn thanh tao, oai nghiêm đĩnh đạc, ăn mặc đúng lúc tùy thời, nói năng phải đạo; không tỏ vẻ khinh vợ, giao phó việc nhà, trung thành với vợ, và vui vẻ với quyến thuộc của vợ.
Vợ đối với chồng nói lời hoà nhã, thức ngủ tuỳ thời, kính nhường tuỳ thuận, vui vẻ dịu hiền, nói năng khiêm cung; giữ gìn của cải và siêng năng làm tròn phận sự trong nhà, vui vẻ với quyến thuộc của chồng, và trung thành với chồng.
Nếu vợ chồng: lấy lễ nghĩa đối với nhau, đồng thuận như thế, phương Tây được yên ổn, không còn lo sợ.
4). Phương Bắc là anh em, bà con, bạn bè.
Làm người phải lấy sự giúp đỡ lẫn nhau, từ tiền bạc, đến công sức; nói lời nhu hòa xây dựng, làm việc lợi ích cho nhau; chung làm chung hưởng, không hề dối trá khinh khi. Ngoài ra, anh em, bà con, bạn bè còn phải bảo vệ bao bọc lẫn nhau, can ngăn phung phí hao tài tốn của. Tùy thời khuyên bảo lẫn nhau, khen ngợi việc làm lành; quảng đại, khoan hồng, sẵn sàng làm việc phải cho nhau. Thấy ai có việc liền ra tay giúp đỡ, không đợi cầu khẩn.
Ngược lại, anh em, bà con, bạn bè được giúp đỡ có bổn phận hết lòng gìn giữ cho khỏi hao tổn tài sản. Bảo vệ lại lúc cô đơn, hoặc sa ngã khủng hoảng, và luôn luôn nhã nhặn khiêm tốn.
Nếu anh em bà con bạn bè với nhau biết thân giao kính thuận như thế, phương Bắc được yên ổn, không còn lo sợ.
5). Phương Dưới là người dưới quyền, người giúp việc, làm công:
Người trên, người cai trị, người chủ chỉ bảo phân công tùy khả năng mà giao công việc thích hợp, đúng lúc cho ăn, tùy thời thưởng công lao. Khi bệnh cho dưỡng sức, thuốc thang điều trị đầy đủ; không bắt làm qúa sức, qúa giờ; ân cần hỏi han giúp đỡ khi gia đình người làm, cấp dưới gặp hoạn nạn.
Ngược lại, người làm, kẻ dưới phải làm việc đúng giờ, phụng sự đầy đủ, làm việc cẩn trọng có thứ tự; không tham lam, của không cho không được lấy, khen ngợi công đức người chủ, bậc trên; không nói xấu sau lưng mà phải giữ gìn danh giá cho chủ, cấp trên, không phá hoại tài vật của chủ.
Nếu: chủ cấp trên đối với người làm cấp dưới, và người làm cấp dưới đối với chủ cấp trên được như thế, phương Dưới được ổn cố, không còn lo sợ.
6). Phương Trên là bậc trưởng thượng, bậc tu hành:
Phàm là người phải biết tôn kính các bậc trưởng thượng, các bậc tu hành đức độ. Phải biết nói điều thiện, biết làm điều thiện, đúng thời cung kính, đúng thời bố thí, nói năng lễ độ kính trọng.
Ngược lại: bậc trưởng thượng, bậc tu hành phải dạy bảo điều lành, dạy giữ tâm lành, ngăn cản không cho làm ác. Dạy điều lành chưa từng được nghe, làm cho hiểu điều đã nghe chưa hiểu. Hết lòng thương mến, chỉ bảo điều hay lẽ phải.
Nếu: mọi người đều làm được như thế, phương Trên được yên ổn, không có điều gì lo sợ nữa; này Thiện Sinh, như thế mới đầy đủ ý nghĩa lễ sáu phương.
Bấy giờ, Thiện Sinh chắp tay cúi đầu vái và nói:
- Thưa đức Thế Tôn, hay quá, thật phúc đức cho con biết bao, thật quá sự tưởng tượng mong ước của con; Ngài đã dẫn giải lời dạy đầy đủ về lễ sáu phương, lại dạy pháp Hiền thánh chưa từng được nghe, khiến con như người bị té ngã vập mặt xuống đất được nâng dậy. Những gì che đậy bưng bít không thấy được mở ra thấy rõ ràng, như người đang mê được tỉnh ngộ, như trong nhà tối mù mịt được thắp ngọn đèn sáng thấy hết mọi vật. Đức Thế Tôn cũng như thế, Ngài dùng vô số phương tiện khai thị (mở mắt) cho kẻ phàm phu ngu muội như con, vì con làm mà không hiểu nghĩa lễ sáu phương là như thế nào. Nay con đã hiểu ngọn ngành, con xin hứa ghi nhớ và thực hành tất cả những điều Ngài dạy. Con xin được quy y Ngài, quy y giáo pháp của Ngài, và quy y đại chúng Tăng đoàn của Ngài kể từ ngày hôm nay cho đến hết đời.
Kết luận: Chúng ta thấy lời giảng dạy của đức Phật rõ ràng minh bạch như mặt trời giữa buổi trưa, không một gợn mây, sáng trưng, đức độ toàn vẹn. Đây không phải chỉ cho hàng Phật tử, mà cho toàn thể nhân loại học hỏi, noi theo, và áp dụng vậy.
IV). Trau dồi kiến thức bằng Ngũ Minh
Ngoài ra, người Phật tử còn phải trau dồi trí tuệ một cách chu đáo bằng “Ngũ minh” là năm trí tuệ trong sáng, đó là:
1). Y Phương Minh (Trí tuệ về Y Học): Người Phật tử nên học về phương pháp chữa bệnh, chữa cả về thân bệnh và tâm bệnh; chữa bệnh về tinh thần là cần thiết, nhưng những phương thuốc chữa thân bênh không phải là không quan trọng. Người Phật tử nên học về thuốc để có thể thực hành công tác xã hội, rất thích hợp cho lòng Từ Bi; nếu là thầy thuốc hay Bác sĩ, người Phật tử đã có trong tay một phương tiện hành đạo quan trọng. Đem sự an ủi đến cho người bệnh, đó là thể hiện một phần nào tinh thần cứu tế, cứu đời tích cực.
2). Công Xảo Minh (Trí tuệ về công nghệ, kỹ thuật, khoa học): Người Phật tử cần học tập công nghệ, kỹ thuật cao, để có phương tiện hành đạo rộng lớn. Cần phải có đủ điều kiện kinh tế để cứu giúp người nghèo đói tật nguyền, người Phật tử dùng phương tiện công xảo kỹ thuật để phục vụ con người, chứ không phải dùng nó để gây đau khổ cho con người và các loài sinh vật.
3). Nhân Minh: Đây là “Luận lý học” của Phật giáo. Người Phật tử cần phải học phương pháp luận lý, học lập thuyết vững vàng, dựa trên giáo lý một cách rõ rang; luận lý này chủ trương lập thuyết bằng “Nhân”, tức là bằng cách suy cứu đến “lý do”. Lập luận có “thuận”, có “nghịch”, và phải có đầy đủ ba thành phần, đó là:
1- Tôn: Là chủ trương của mình.
2- Nhân: Là lý do thành lập chủ trương ấy.
3- Dụ: Là sự kiện đem ra để chứng minh.
Thí dụ: - Chủ trương (Tôn): Em A bị đói.
- Lý do (Nhân) : Em A không ăn.
- Sự kiện chứng minh (Dụ): Phàm ai không ăn đều bị đói.
Phàm ai không ăn đều bị đói, em A không ăn nên em A bị đói. Đây là lập luận “thuận” (Đồng dụ), trái lại:
Phàm ai ăn đều không bị đói, em B, em C, D v.v… ăn, nên đều không bị đói, đây là lập luận “nghịch” (Dị dụ).
Chúng ta thấy “Luận lý nhân minh” giống nhưng tinh vi và đầy đủ hơn “Luận lý học hình thức” (Syllogism), vì nó có đầy đủ tính cách diễn dịch và quy nạp (Diễn dịch: Do một nguyên lý chung mà suy đoán ra những sự thực riêng. Quy nạp: Suy luận từ sự thực riêng mà suy cứu ra nguyên tắc chung).
Ba phần phải có liên lạc mật thiết với nhau: Chủ trương (Tôn) và Lý do (Nhân) phải thuận với nhau; biết “Nhân Minh” kỹ càng, có thể phán đoán “Chân, Ngụy” dễ dàng, không bị mắc kẹt vào các câu hỏi khó và giải đáp được dễ dàng.
4). Thanh Minh (Ngôn ngữ học): Đây là môn học về văn tự, tiếng nói, văn học. Người Phật tử không những có kiến thức về ngôn ngữ mẹ đẻ, hiểu giáo lý, biết trước tác, diễn giảng; người Phật tử còn phải học hỏi ngoại ngữ nữa, để phiên dịch, trao đổi văn hóa với các nước khác.
5). Nội Minh (Nội điển Kinh sách): Người Phật tử cần phải có kiến thức về Nội Kinh điển Phật giáo: Nghiên cứu Kinh sách đầy đủ, rồi đem giáo pháp truyền lại cho người khác và thực hành.
Người Phật tử không nên để tình trạng “mê tín dị đoan” lẫn vào đạo, mà nhiều người lầm tưởng đó là của Phật giáo; người Phật tử phải hiểu rõ Kinh điển của Phật giáo một cách tường tận để ngăn chặn những sai lầm như vàng mã, đồng bóng, cúng sao cúng hạn, dời mồ coi mả, giết hại sinh vật để cúng ma vái quỷ v.v...
Nên nhớ, sự thờ cúng Tổ Tiên, Ông Bà chỉ là tượng trưng sự tưởng nhớ các bậc tiền nhân sinh thành; các vị đã có công gây dựng tiền đồ cho thế hệ về sau. Chúng ta thờ cúng để tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ, biết ơn, và noi theo v.v…. Chúng ta không thể lễ lạy van vái để xin ban ân huệ này nọ được. Sự thờ cúng Tổ tiên không khéo biết có thể rơi vào mê tín mà chúng ta không biết không hay; đó là ý nghĩa của việc thờ cúng Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ v.v…. mà người Phật tử cần phải biết rõ.
Tóm lại, người Phật tử nào đạt được “Ngũ Minh” nhiều chừng nào, người ấy có trí tuệ đức độ nhiều chừng ấy, và đạt gần quả vị giải thoát hơn.,.
Ấn tượng về Đặng Thị Hương là một cô gái nhỏ nhắn với đôi mắt to, sáng cùng tác phong rất nhanh nhẹn và chuyên nghiệp, đặc biệt chưa từng thấy ai lại mê học đến vậy.
Hương trong nhận giải thưởng Sinh viên Quốc tế xuất sắc của Thủ hiến bang Victoria. (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Hương chụp cùng các sinh viên quốc tế ứng cử cho giải thưởng của Victoria.
Khó có thể tưởng tượng cô sinh viên trường Box Hill, vừa nhận giải thưởng kép ‘Sinh viên Quốc tế của Năm bang Victoria’ và ‘Giải thưởng của Thủ hiến dành cho Sinh viên Quốc tế của Năm’, từng phải nghỉ học năm lớp 7, đi làm giúp việc từ nhỏ và có thời gian dài phải tự mưu sinh trên đường phố.
Những năm tháng cơ cực
Quê ở Vĩnh Phúc, nhà có 3 anh em, sống với mẹ đơn thân. Năm lớp 7, gia đình quá khó khăn, là con gái lớn, Hương phải nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng, nhường cho anh trai và em gái tiếp tục được đi học.
Rồi biến cố ập đến, mẹ Hương bị suy thận, cách duy nhất để giúp gia đình là Hương phải ra Hà Nội kiếm sống.
Công việc đầu tiên của cô bé 13 tuổi, cao 1m30, nặng 27 cân lúc đấy là chăm sóc một em bé mới 4 tháng tuổi và làm việc nhà với mức lương là 150 nghìn đồng một tháng.
“Đến bây giờ Hương vẫn phải cảm ơn cô chú đầu tiên đã cho làm giúp việc và đã tin tưởng giao con cho một đứa trẻ như thế để đi làm suốt ngày,” Hương nói.
5 năm ở Hà Nội, làm ‘ôsin’ từ nhà này sang nhà khác, rồi đủ các công việc chân tay từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
Dù vất vả, có một ước mơ không bao giờ tắt trong cô gái nhỏ bé này là được tiếp tục đi học. Những năm tháng mưu sinh càng khiến Hương hiểu chỉ có học mới thay đổi được cuộc sống của mình.
Thế là, Hương thuyết phục gia đình chủ nhà cho sáng làm việc và đi học bổ túc vào buổi tối, tự mình trang trải tiền học phí. Cứ tưởng chăm chỉ làm việc, Hương sẽ được đi học. Nhưng chỉ hơn một năm chủ nhà không hài lòng khi thấy Hương dành thời gian cho việc học nhiều hơn và bất ngờ đuổi Hương khỏi nhà trong một chiều đông lạnh giá.
Không có việc làm, không có chỗ ở, và việc đi học của Hương bấy giờ là khá phi lý vì “tốt nghiệp đại học còn không xin được việc làm, nói gì đến học bổ túc lớp 8, lớp 9” nhưng Hương vẫn quyết tâm không về quê và làm hết sức để có thể tiếp tục học hết trung học.
Hương tìm được một cô chủ nhà tại khu xóm liều cho ở nhờ dưới gầm cầu thang, chỉ kê vừa đủ một chiếc giường gấp, gẫy chân, và đổi lại 3 giờ sáng mỗi ngày Hương đi chở rau về cho cô ra chợ bán.
Vay được bạn 50 nghìn cùng với anh trai mượn cho 150 nghìn làm vốn, Hương quyết định tự mở một gánh xôi bán ở lề đường tại một cổng trường tiểu học.
“Tiền không đủ mua đồ nghề, cô chủ nhà cho Hương mượn một cái nồi rất bé và vì thế Hương phải dậy từ 2 giờ sáng để được nấu vài mẻ xôi đủ một thúng cho sáng bán,” Hương kể.
Sáng bán xôi, chiều bán bánh khoai, bánh chuối, cuối tuần học sinh nghỉ Hương đi lau nhà thuê, bán hàng rong trên phố. Ngày nào Hương cũng chỉ ngủ khoảng 2 tiếng.
Vừa đi học, vừa đi làm để trang trải cuộc sống và gửi tiền về quê giúp mẹ nhưng Hương vẫn quyết bám trụ Hà Nội, không dám kể cho mẹ nghe những nỗi nhọc nhằn của mình bởi không muốn mẹ lo lắng và có thể theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo dạy văn.
Không họ hàng thân thích, không bạn bè thân thiết, không phải lúc nào cũng gặp được người tốt, từng bị lừa hết tiền trong khi đi tìm việc làm... khiến Hương có cái nhìn khá bi quan về cuộc sống và khó lòng tin tưởng bất kỳ ai.
“Khi nhớ về những năm tháng ấy, tôi vẫn còn cảm thấy rất sợ hãi. Thời gian ấy đã hình thành trong tôi tính tự ti, bị người ta coi thường, mắng mỏ, những uất ức phải giữ hết trong lòng, không biết chia sẻ cùng ai, tất cả khiến tôi trưởng thành quá sớm.”
“Thế nhưng tôi vẫn cám ơn những người mà mình từng chung sống bởi nhờ họ mà tôi rút ra được nhiều bài học cuộc sống và càng quyết tâm đi học trở lại.”
KOTO - bước ngoặc cuộc đời
“Hương biết đến KOTO vào năm 2006. Lúc đó, Hương cũng không hiểu rõ KOTO là gì, chỉ biết là vào được KOTO thì mình sẽ có chỗ ở an toàn hơn để học hết lớp 12.”
18 tháng tại KOTO, Hương có cơ hội được học tiếng Anh, học ngành nghề khách sạn, vừa học vừa làm. Ngày ở KOTO, đêm vẫn đến trường bổ túc văn hóa, Hương bắt đầu mơ đến cánh cửa đại học.
“Thời gian đầu ở KOTO, Hương ít nói chuyện với mọi người vì bản thân cũng tự ti. Nhờ có anh Jimmy (Jimmy Phạm – người sáng lập ra tổ chức KOTO) động viên và hướng dẫn, Hương dần hòa nhập và bắt đầu nắm bắt những cơ hội tại KOTO. Nơi đây thật sự đã trở thành gia đình của Hương.”
Sau khi tốt nghiệp khóa học ở KOTO, Hương vừa đi làm toàn thời gian ở đây, vừa đi dạy thêm tiếng Anh bên ngoài, làm việc ở quán cà phê vào cuối tuần, dịch thuật... và tham gia khóa học tiếng Anh IELTS để tìm học bổng du học.
Nhờ sự hướng dẫn của Jimmy Phạm cũng như sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, cuối cùng Hương đã được 2 trường ở Úc cấp học bổng, trong đó có trường nghề Box Hill ở bang Victoria với khóa học 1 năm về Quản trị Kinh doanh.
Khó khăn nơi đất Úc
“Những ngày đầu đến Úc, Hương rất nhớ nhà. Hương cũng không nghĩ là mình nhớ nhà nhiều đến như vậy vì bản thân vốn đã sống xa nhà từ nhỏ. Rồi lại thường xuyên bị bệnh, nằm suốt ngày trong giường, không quen nhiều người, chỉ biết đi học và đi làm. Nói chung là cảm giác khá hụt hẫng”.
“Vào lớp học thì bị choáng bởi môi trường học hoàn toàn khác. Lớp học có 30 người thì chỉ có 4 là du học sinh, mà Hương lại khá lớn tuổi. Mặc dù tiếng Anh không tệ nhưng nhiều lúc không hiểu thầy cô nói gì, chưa kể các môn học về tài chính, kế toán trong khi bản thân không được đào tạo bài bản về ngành này khi còn ở Việt Nam, rồi các kỹ năng về máy tính để làm báo cáo... Hương bắt đầu cảm thấy hoảng loạn và không biết làm thế nào để có thể ‘đấu’ lại các bạn trong lớp.”
Hương chỉ bắt đầu lấy lại tinh thần khi cô giáo giao bài tập viết thư. Sau khi đọc xong lá thư của Hương, cô giáo nhận xét “chưa từng thấy một du học sinh nào viết thư tốt như thế”. Chính nhờ lời động viên này mà Hương ‘xốc’ lại được tinh thần và thấy mình không đến nỗi tệ.
Sau 6 tháng đầu vất vả hòa nhập, Hương dần tham gia nhiều hơn các hội thảo, các hoạt động sinh viên, đi chơi nhiều hơn, kết bạn và gặp gỡ nhiều người hơn.
Cơ hội và ước mơ thành hiện thực
Với thành tích học tập xuất sắc, Hương tiếp tục nhận học bổng thứ hai của trường Box Hill về thương mại.
Năm 2013, lần đầu tiên bang Victoria tổ chức trao giải thưởng cho sinh viên quốc tế có thành tích học tập tốt cũng như có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng. Và Hương may mắn là sinh viên Việt Nam đầu tiên đại diện cho khoảng 117 ngàn sinh viên quốc tế đang theo học tại bang Victoria, Úc nhận giải thưởng cho bậc cao đẳng và đại học. Hương cũng vượt qua hai sinh viên xuất sắc khác nhận được giải thưởng đặc biệt của Thủ hiến bang Victoria.
Nhận giải thưởng kép này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Hương vì khoản tiền thưởng 20 nghìn đô Úc sẽ biến ước mơ theo học cử nhân của Hương thành hiện thực.
Hương dự định chuyển tiếp sang năm cuối Cử nhân Kinh doanh ở Đại học RMIT sau khi hoàn thành khóa học thương mại ở Box Hill vào cuối năm sau.
“Nghĩ về chặng đường đã qua, nhiều khi Hương có cảm giác như mình đã sống cả một cuộc đời. Hành trình mười mấy năm qua khá thú vị dù rằng vất vả vô cùng và Hương nghĩ mình sẽ có một câu chuyện thú vị để kể lại cho con.”
“Hương đã học hỏi được rất nhiều, luôn tự hào vì mình được sinh ra trong đói nghèo nên luôn quý giá những cơ hội có được và tận dụng nó hết mình.”
“Hương luôn biết ơn mẹ rất nhiều, dù mẹ rất cực khổ nhưng chưa bao giờ bỏ con. Những khi khó khăn tưởng chừng không vượt qua được, Hương nghĩ về mẹ và mẹ là động lực lớn nhất.”
“Và cuối cùng, không có gì là không thể, nếu mình thật sự muốn làm và muốn thay đổi.”
Lili Tu & Anh Vu