Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Các bài thuốc từ rau diếp cá - Lương y Huyên Thảo

120617afamilyskraudiepca_40a80

Khi bị côn trùng chui vào tai, có thể đuổi chúng ra bằng cách giã nát rau diếp, vắt lấy nước cốt, nhỏ từng giọt vào lỗ tai. Để chữa mụn nhọt sưng đau, hãy lấy rau diếp giã nát, đắp vào chỗ bị nhọt, thay ngày 2-3 lần.

Theo Đông y, rau diếp tính lạnh, vị đắng ngọt, có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, được dùng để chữa tiểu tiện bất lợi, niệu huyết, âm hộ sưng đau... Dưới đây là một số ứng dụng khác:

- Chữa bí tiểu tiện: Lấy mầm và ngọn rau diếp, giã nát như hồ, nặn thành bánh, đắp lên rốn, sẽ rất hiệu nghiệm.

- Chữa tiểu tiện ra máu: Lấy rau diếp giã nát, đắp lên rốn.

- Điều trị trĩ lở loét, đại tiện xuất huyết: Dùng một trong 3 bài thuốc sau:

+ Rau diếp rửa sạch, ngâm kỹ trong nước muối, làm món rau sống ăn hằng ngày, không hạn chế liều lượng, có tác dụng nhuận tràng, chỉ huyết.

+ Nước ép rau diếp, nước ép ngó sen mỗi thứ 50 ml, thêm chút mật ong, uống ngày 2 lần, liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.

+ Trường hợp trĩ lở loét, có thể nhổ 2-3 cây rau diếp, rửa sạch, sắc nước, ngâm và rửa chỗ bị bệnh, có tác dụng sát trùng và giảm đau.

- Chữa âm hộ sưng đau: Hạt diếp 30 g, giã dập, cho vào 1 bát nước, đun sôi trong 5 phút rồi uống khi còn nóng.

Lưu ý: Theo sách Bản thảo diễn nghĩa, nếu ăn rau diếp nhiều quá thì mắt có thể bị mờ. Còn theo sách Điền Nam bảo thảo, người bị đau mắt không được dùng rau diếp.

Lương y Huyên Thảo, NNVN

http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_251.htm

Chữ Tu Trong Đạo Phật – HT Thích Thiện Siêu

4immeasurables

http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhism/bs-s15.htm

Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng. Nước mắt ngập tràn cả đại thiên thế giới, mà vẫn còn dâng lên mãi nếu lòng tham lam dục vọng nơi mỗi cá nhân cũng như đoàn thể-không được vùi dập vào phần nào; hành vi xấu xa độc ác, ích kỷ hại người không được sang bằng và tiêu diệt do lòng từ bi rộng lớn biết nghĩ đến mình, đến người theo công lý và chính đạo. Chúng ta chỉ ngó ngay vào cảnh tượng ngày nay cùng thấy rõ đó là biển nước mắt đau thương bởi cơn cuồng vọng của loài người gây tạo. Thế nên chúng ta tin chắc rằng tất cả đau khổ chỉ có một con đường ra là mọi người biết nhìn nhau bằng cặp mắt từ bi, hay nói một cách khác là người biết tu theo đạo chính đáng giác ngộ.

Xưa nay các bậc thánh nhân, các vị đã giác ngộ như chư Phật, Bồ tát, không vị nào mà không trãi qua con đường ấy; cho đến khi dạy người, dạy đời cũng chú trọng ở điều đó. Vậy bất luận người nào ở trong xã hội cũng cần lấy tu làm gốc, nếu không tự mình đã hư hỏng, mình đã làm tổn hại cho mình, thì mong giúp ích cho ai nửa?

Đời còn như thế, huống chi đạo Phật, một đạo chú trọng mục đích tự giác giác tha, tự lợi lợi tha hơn cả mà lại không quan tâm đền sự tu sao được. Phật dạy trong kinh Lăng Nghiêm rằng:" Như tuy lịch kiếp, ức trì Như Lai bí mật diệu nghiêm, bất như nhứt nhựt tu vô lậu nghiệp". Đại ý nói tuy nhiều kiếp học rộng nghe nhiều nhớ hết tất cả pháp môn của hằng sa chư Phật chỉ dạy, chẳng bằng một ngay chuyên tu nghiệp vô lậu xuất thế. Ấy là lời Phật khuyến cáo Tôn giả A Nan mà cũng là khuyến cáo cái tai hại không tu của chúng ta vậy. Nếu chỉ học mà không tu thì khác nào như người thuộc lòng tấm bản đồ rồi ngồi lỳ một chỗ, chẳng đến đâu được cả.

Thế thì biết tu là một điều cần yếu. Nhưng hiện nay, nhiều người trong hàng Phật tử chúng ta, cũng như một số đông ở ngoài vẫn còn ôm mối nghi ngờ sai lạc. Có người nghĩ rằng tu là một việc làm quá khó, phải xa gia đình, xã hội để ép mình trong một khuôn khổ hẹp hòi, bít mắt bưng tai trước mọi hoàn cảnh, vứt bỏ bao nhiêu ước mong khoái lạc mà tu hành ủy mị, hàng ngày nghĩ tưởng đến việc gì xa xăm huyền ảo, ỷ lại thần quyền để cầu mong tương lai trường sanh, bất tử hay hưởng quả phúc đời đời. Tu như vậy phỏng có ích lợi gì cho ai? Giả sử tu như vậy mà thành thánh, thành thần, hưởng quả phúc thì lối tu chỉ thích hợp với hạng người thiếu nghị lực, hạng ông lão bà già! Hạng người thứ hai thì trái lại, họ nghĩ rằng tu là một việc rất hay, là nền tảng cho nhân tâm thuần hậu, cho hòa bình an lạc, vững bền; song khi nào hòa bình đã lan khắp, sinh hoạt được mới có thì giờ nghĩ đến việc tu dưỡng; chứ nhằm lúc đao binh loạn lạc, đói khác tung hoành, chính là lúc phải ra sức dẹp loạn an dân, nổ lực làm lụng để vãn hồi sự no ấm, đợi bao giờ tâm thần ổn định mới lo đến chuyện tu. Những điều nghi hoặc đối với sự tu vẫn còn nhiều nữa, song tóm lại cũng không ngoài hai điều vừa kể trên. Cũng vì nghĩ như vậy, mà bây giờ hễ nghe nói chữ tu thì người ta tưởng tượng ngay một hình dáng yếu hèn, một việc làm quái dị lạc hậu, không phải thời.

Xét kỷ hai lối tưởng đó nhiều phần không đúng, song không sai mấy đối với hạng người mệnh danh là tu, mà kỳ thật áp dụng lắm điều không chính đáng! Nếu bây giờ muốn bổ cứu những khuyết điểm trên đây để làm nhiều lợi ích thiết thực cho khỏi phụ lòng tin Phật của chúng ta, thì tưởng cũng nên cùng nhau tìm hiểu rõ chữ" Tu" trong đạo Phật, trước để khỏi cái nạn xưng càn một khi mình không tu chi cả, sau để khỏi bị e ngại bởi những lời mỉa mai nông cạn có thể làm trở ngại bước đường tu tập chính đáng của chúng ta. Lẽ dĩ nhiên là ở đây chúng ta chỉ hiểu chữ " Tu" trong đạo Phật, chứ ngoài lối tu của đạo Phật ra, trên xã hội này còn bao nhiêu lối tu khác; mà tiếc vì phạm vi bài này không cho phép chúng tôi đem ra bàn cãi, chỉ có thể nói đại khái rằng các lối tu ấy đều chưa diệt tận nguồn gốc thống khổ, nên chưa phải là phương pháp đưa người đến chỗ giải thoát an vui chơn thật.

Thế nào là nghĩa chữ " Tu" trong đạo Phật? Định nghĩa một cách tóm tắt thì tu nghĩa là sửa. Xấu xa sửa lại cho tốt đẹp, tà vạy sửa lại cho chính đáng, độc ác sửa lại cho hiền lành, mê mờ sửa lại cho sáng suốt??.. Như người ta thường nói ngọc có dũa mài mới thành đồ hữu dụng, người có học tập mới trở nên người hay, ấy đều là cắt nghĩa chữ " Tu"vậy. Có nhiều người hay nói: " Phật tức tâm, tâm tức Phật, tôi chỉ tu cái tâm cũng đủ". Mới nghe qua tưởng như hợp lý, song xét kỷ thì đó chỉ là câu nói bướng bỉnh để từ chối việc tu hành mà thôi. Nếu thử hỏi lại tâm vì sao phải tu và tu bằng cách nào, thì ít ai trả lời được. Thậm chí có người khi đã biết đạo cũng như khi chưa biết đạo, cứ giữ nguyên tánh xấu xa cố cựu, không chút gì đổi mới hay lo.

Đã đành rằng " Tâm tức Phật", nhưng hiện nào còn làm chúng sinh thì quyết chắc tâm của ta còn mê lầm, vọng tưởng ích kỷ, biếng lười, chưa được như tâm Phật: sáng suốt, chân thật, rộng rãi, từ bi. Đứng về phương diện sự tướng sai biệt thì ta và Phật hai đàng mê ngộ, khổ vui khác nhau như trời và vực, không thể nói suông mà mong được giải thoát. Trái lại cần phải thành thật cố gắng kiểm điểm lại mình, nghiệm xét nơi mình để thấy rõ cái gì xấu xa, cái gì tà vạy, cái gì độc ác, cái gì mê lầm mà lần lần sửa đổi tu hành cho đến khi hoàn toàn viên mãn. Trong lúc tu hành ấy, hễ sửa được bao nhiêu điều hư quấy, tức là diệt được bấy nhiêu nguyên nhân thống khổ, sự khổ sẽ tách dần ra mà sự an vui lần hồi phát hiện, bao giờ hoàn toàn thanh tịnh ấy là chứng đủ bốn đức Thường, lạc, ngã, tịnh; không bị điều chi làm hệ lụy. Cho nên kinh có câu:" Nhược năng chuyển vật, tức đồng Như Lai". Như Lai hay Phật là vị đã chuyển được mọi vật, bên trong không bị tánh tình ô nhiễm làm mờ tối, và bên ngoài không bị hoàn cảnh sắc, thanh, danh lợi quyến rủ chi phối. Tự mình làm chủ mình, làm chủ hoàn cảnh.

Nếu bây chúng ta muốn được an vui, thì phải tự chủ; mà muốn được tự chủ thì cần nương theo Phật pháp để sửa đổi hành vi, tánh tình, quan niệm hẹp hòi sai lạc đã lâu đời lâu kiếp bám chắc nơi chúng ta. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều độc ác của hành động và lời nói. Thân thường hay sát hại, trộm cắp, dâm ô: miệng thường hay nói dối, dèm pha, nịnh hót v... v ấy là hành vi có hại mà ít ai tránh khỏi. Nếu chúng nó được bồi đắp, lan rộng ra hoài thì nhân loại chúng sanh càng bị xô mau đến chỗ tiêu diệt. Hãy xem như một nghiệp sát, mấy năm lại đây không nơi nào là không do nghiệp sát gieo họa gớm ghê, làm cho sự sống, một điều mật thiết quan trọng hơn cả của mọi vật, không còn chút gì bảo đảm. Đã bao giờ như ngày nay, toàn nhân loại chỉ sống trong hồi hộp lo âu, nơm nớp sợ hãi khi thấy mạng mình nhẹ hơn cát bụi bên vệ đường, không phút nào yên tâm với bàn tay tàn nhẫn của nghiệp sát đang hung hăng chực chờ dọa nạt. Vậy là chưa kể đến tai nạn các hành vi trộm cướp, nói dối v.. v cũng gieo họa ghê gớm không kém.

Nếu ai nấy cũng nhận chân sâu sắc các hành vi ác độc kể trên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau khổ giữa người và mình- vì gieo nhân sát hại thì hoặc cách này hay cách khác cũng phải gặt lấy kết quả bị sát hại; để sửa đổi, tu hành diệt trừ dần đi mới có ngày sống an toàn trong hòa vui thân mật được. Đã sửa đổi hành vi cũng phải sửa đổi tánh tình, vì tánh tình xấu xa mới thật nguy hại nhiều hơn. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ là những tâm tánh xấu xa cố cựu của chúng sinh.

Vẫn biết đã có thân thì ai lại không tham muốn sống còn, nhưng lắm người vì chất chứa lòng tham vô đáy, điều gì hay ho đều muốn thu góp về phần mình, chỉ muốn đời sống của mình được vinh quang sung sướng, đầy đủ, quý trọng hơn hết thảy mọi người, nên dù việc gì đê hèn hay độc ác mà hễ đưa lại lợi lộc về mình thì không bao giờ từ chối, mặc ai thiếu thốn, khổ não, kêu la, cũng không hề đoái nghĩ! Thậm chí xem tiền tài, danh vọng hơn trăm, ngàn, ức triệu tánh mạng sanh linh đồng loại chỉ vì tham chút lợi danh mà làm cho đời sống nhân loại bị điêu đứng, niệm tham lam vô hình mà tai hại không phải ít, ở trong gia đình có một kẻ tham- tham ăn chẳng hạn- thì sự sống của gia đình mất sự hòa thuận; đến giữa xã hội hễ lòng tham nảy nở mạnh mẽ ở đâu thì ở đấy không sao tránh khỏi cảnh tình xô xát thảm mục thương tâm; vì đã tham tất nhiên có sân, đã sân thì tất nhiên tranh giành xâu xé..

Than ôi! Một tánh tham đã làm cho ai nấy cháy ruột nung gan, huống còn thêm bao nhiêu tánh xấu xa khác nữa. Song, muốn sửa đổi tâm tánh xấu xa một cách dễ dàng đến tận gốc thì đồng thời phải sửa đổi quan niệm hẹp hòi ích kỷ.

Tất cả mọi vật đều sanh sanh, hóa hóa trên một bản thể chung cùng hòa hợp, không có sự vật nào được tồn tại ra ngoài bản thể chung cùng ấy. Chính chúng ta cũng phải nhờ sự liên quan hỗ trợ tất cả mà có ra. Vậy mà chúng sanh mê mờ, tự phân biệt, tưởng tượng chấp riêng một cái Ta, xây ranh giới mà chắn ngang giữa mình và mọi người, mọi vật; luôn luôn đặt cái Ta ra trước, lên trên, lấy cái ta làm định chuẩn cho mọi hành động, nói năng, suy nghĩ. Bởi vậy nên thường bị hẹp hòi, sai lầm, khổ sở. Suy rộng ra nào vinh nào nhục, nào thị nào phi, không có gì là tuyệt đối. Cái vinh của người này là cái nhục của người kia, cái vinh của người kia tức là cái nhục của người này. Ở đời cũng lắm chuyện để cho ta thấy rõ trường đời là nơi đấu tranh nhỏ hẹp ở trong sự phê phán xây nắn của cái Ta hẹp hòi giả dối. Vậy cần phải mở mang trí tuệ thật rộng rãi, phá lần quan niệm sai lầm chấp có bản ngã mới thấy đời rất rộng rãi để khoan hòa đối với mọi loài, mọi vật.

Như vừa nói ở trên, đó là sửa đổi hành vi hung ác, sửa đổi tánh tình xấu xa, sửa đổi quan niệm chấp có cái Ta hẹp hòi, ấy là nói về ngăn ngừa cái xấu, diệt trừ cái xấu, đừng để cho nó đâm chồi mọc nhánh ra hoài. Tu như vầy có thể cho là lối tu tiêu cực hơn là phát huy cái tốt, khuếch trương cái tốt, làm cho cái tốt càng ngày càng rộng rãi lớn lao. Hiện tiền nơi chúng ta không những có rất nhiều điều tà vạy ô nhiễm, mà cũng có rất nhiều điều hay, cần nên bồi đắp, tu dưỡng; như bố thí, nhẫn nại, khoan hòa, sáng suốt, bình đẳng, xét ra chẳng ai không có, nếu biết cố gắng vun bồi thì không việc lợi ích gì mà chúng ta không làm được.

Tóm lại hai phương diện tu hành trên, một đàng lo diệt trừ cái tánh hại người hại mình, một đàng lo cái tánh lợi mình, lợi người. Đã nhận thấy lòng tham lam có hại mà lo diệt bớt lòng tham là tu, diệt trừ lòng giận là tu, diệt trừ lòng kiêu mạn, ích kỷ là tu. Trái lại nhận thấy bố thí là hay, chăm làm bố thí là tu, từ bi cứu vật là tu, khoan hòa rộng rãi là tu. Cho đến bất luận gì hành động tốt đẹp, có nhiều lợi ích cho người mà cố gắng quên mình để thực hành theo cũng đều gọi là tu cả. Tu như vậy đâu có phải là hẹp hòi hay nhu nhược, tu như vậy đâu phải là việc riêng của một nhóm người nào hay của một thời đại nào, chỉ vì có nhiều người chưa hiểu chữ " Tu" có một phạm vi rộng rãi đó, nên tưởng rằng tu là việc chuyên môn của người tu sĩ, của kẻ chán đời, ẩn dật, hay của hạng môn đồ đạo này hoặc đạo khác mà thôi, ngoài ra không liên quan với đại đa số người còn đang lăn lộn, chống chọi, hoạt động sống với đời sống không xa thực tế hơn. Ôi, đâu biết rằng cái quan niệm sai lầm ấykhông khác nào cái quan niệm của mấy người tưởng phép vệ sinh là phạm vi chuyên môn của mấy ông thầy thuốc, hay của mấy người đã mắc bệnh truyền nhiễm.

Đành rằng phương diện điều trị thân xác có nhiều điều ngóc ngách khó khăn mà thầy thuốc phải gia công tầm cứu, phải cần cho mình một hoàn cảnh sạch sẽ hợp vệ sinh hơn, nhưng trong hạng người không phải thầy thuốc mà không cần biết vệ sinh, tự do ăn nhớp ở nhúa thì không chỉ tai hại cho mình, còn lây sang mọi người xung quanh, khiến họ phải sống chung trong một cảnh ngộ nguy hiểm. Phương diện trị thân xác đã vậy,thì phương diện cải tạo tinh thần không kém chi. Muốn diệt hết bao nhiêu tâm niệm xấu xa còn lại, và phát huy tất cả tâm niệm tốt đẹp rộng rãi thêm lên lại càng rất khó, nếu không phải là người có quyết tâm với much đích ấy, nếu không có một hoàn cảnh thuận tiện cho sự tu hành thì khó mong kết quả hoàn toàn. Bởi vậy trong đạo Phật các vị tăng già, các hàng tu sĩ phải xuất gia để bớt ngoại duyên phiền nhiễu, phải ở nơi nhàn tịch mới thấy rõ nguồn gốc sâu xa của tội lỗi mà gội rửa tiêu trừ. Nhưng nếu hiểu thêm rằng không phải là chỉ mấy vị ấy mới tu được, mấy vị ấy mới cần tu, mà tất cả các hạng người ở vào địa vị nào trong thời loạn cũng như thời bình, đều có thể tu, đều cần nên tu cả; nếu không tu tức là tự do để cho thói tham lam, bóc lột, ích kỷ hại người đứng lên làm chủ, gây tai ương không bờ không bến.

Vậy ta có nên xem chuyện tu là việc ngoài phận sự của mình không? Ta có thể không nhận rõ nghĩa chữ "Tu" được không? Hãy nên nhận chân cho rõ, xem đó là một phương châm của đời sống ngay thật thà mà không trao đưa cho ai cả, chỉ tự mình gắng thực hành lấy và khuyên lơn người khác biết mà thực hành, để cùng nhau xây dựng nên một cảnh sống yên vui bền vững tạo cảnh Cực Lạc giữa Ta bà này. Nếu được như vậy tức là đã hiểu đã thực hành đúng nghĩa chữ " Tu" trong đạo Phật.

http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/chutu/index-unicode.html

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Sữa Hemp

220px-Hemp-Non-Dairy-Milk

Tuần qua đi thăm Dì Năm, được Dì Năm cho thưởng thức sữa Hemp. Dì Năm bị dị ứng với nhiều thứ lắm, nhưng khi uống sữa Hemp thì không có bị dị ứng mà trái lại thấy khoẻ hẳn lên. Sữa Hemp có mùi vị tương tự như sữa gạo hay sữa hạnh nhân. Người ta có cho thêm vani nên thơm lắm.

Sữa Hemp có chứa nhiều axit béo omega. Axit béo omega giúp tăng chức năng miễn dịch, ngũ tạng và não, còn giúp khoẻ da và móng.

1 ly 8 oz sữa Hemp có chứa các chất dinh dưỡng sau:

• 900mg axit béo Omega-3
• 2800mg axit béo Omega-6
• Tất cả 10 axit amin cần thiết
• 4 gram protein
• 46% RDA của canxi
• 0% Cholesterol
• Kali
• Phốt pho
• Riboflavin
• Vitamin A
• Vitamin E
• Vitamin B12
• Folic Acid
• Vitamin D
• Magnesium
•Iron (sắt)
•Zinc (kẽm)

Nutritional Benefits Hemp Milk

Mình cũng có thể làm sữa Hemp ở nhà. Hạt Hemp có bán ở chợ Whole Foods. Xay 1 cốc hạt Hemp không vỏ với 5 hay 6 cốc nước bằng máy xay sinh tố. Nếu muốn sữa đặc thì bớt nước lại. Mình có thể cho thêm chất ngọt và vani, hay pha với cà phê… Có thể lượt bỏ xác hay uống luôn xác cũng được.

Sữa Hemp là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho người thuần chay hay cho những ai bị dị ứng với sữa bò. Dùng sữa Hemp thay cho sữa bò thì mình đở áy náy cho các bà mẹ bò luôn bị máy hút sữa hoành hành.

Chúc các bạn thành công với sữa Hemp.

Nam Mô A Di Đà Phật

Diệu Sương

Tài liệu tham khảo: http://vegetarianandhealth.blogspot.com/2013/06/nutritional-benefits-of-hemp-milk.html

Tôi khỏi ho nhờ mẹo dùng rau diếp cá đun nước gạo

(Cách chữ bệnh) - Nghĩ lại những năm tháng tuổi thơ với hàng loạt trận ho dai dẳng, tâm trí tôi lại trở nên bấn loạn. Nhà tôi kín gió, mẹ lại chỉ có mình tôi nên chẳng bao giờ để tôi bị lạnh. Vậy mà chẳng hiểu sao, những cơn ho đã xuất hiện ngay khi tôi hai tuổi. Mẹ đưa tôi đi khám bác sỹ và nhận được kết luận tôi viêm phổi.

Vậy là xin nghỉ việc, mẹ cho tôi nhập viện rồi cho tôi uống thuốc, đưa tôi đi tiêm theo đúng liệu trình điều trị của bác sỹ. Bệnh tôi có giảm nhưng chỉ hai tuần sau lại đâu vào đấy. Từ đó, hết lần này đến lần khác, mẹ đã đưa tôi đi gõ cửa biết bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu thầy thuốc đông, tây y đủ cả mà chẳng bao giờ bệnh dứt hẳn.

Còn nhớ, hồi mới đi học mầm non, có nhiều lần ngứa họng, cô giáo cứ đút cơm vào miệng là tôi lại lên cơn ho, cơm văng tung tóe khắp nơi làm cô bực mình khó chịu. Có bữa, vì ho quá nên tôi đành nhịn đói vì không thể nuốt cơm.

Đến chiều mẹ đón, cô giáo than phiền với mẹ, mẹ tôi lại ứa nước mắt. Thương con, mẹ không đưa tôi đi mẫu giáo nữa mà gửi sang nhà bà ngoại, cứ đến giờ ăn cơm lại về nhà kèm cho tôi ăn.

Nhiều lúc ho, làm mẹ phải lúi húi dọn dẹp, lòng tôi lại quặn đau vì thương mẹ. Mãi sau này lớn lên, khi tôi có thể tự lo cho mình, mẹ mới bớt vất vả. Nhưng ánh mắt mẹ vẫn luôn buồn bã mỗi lần nghe thấy tiếng ho của tôi trong đêm.

Uống quá nhiều thuốc làm tôi sợ hãi, nên tôi tìm đến chanh muối, mật ong vỏ quất, bổ phế... đủ cả mà cũng chỉ làm dịu cổ họng chứ không dứt ho. Người tôi gầy gò, da tôi xanh xao cũng vì ho. Tôi ngại đi chơi nhiều, ngại tiếp xúc nhiều cũng vì ho. Và vì ho, tôi luôn thấy cuộc sống của mình chán ngắt xám xịt.

Mãi cho tới khi tôi chuẩn bị thi vào đại học, phép màu mới tìm đến. Tình cờ trong một lần đi chợ, gặp trời mưa rào, mẹ tôi tranh thủ trú mưa cùng mấy người đi chợ. Bỗng có một người phụ nữ trung tuổi bước đến, không ngớt lời hỏi nơi bán rau diếp cá ở đâu. Hỏi ra mới biết, cô ấy muốn mua để chữa bệnh ho cho chồng mà tìm mãi ở chợ không được. Vậy là nhờ có cơn mưa, mẹ tôi đã hỏi được phương thuốc chữa ho gia truyền mấy đời nhà cô gái.

images682884_rau_diep_ca_rau_giap_ca_shu

Cũng chẳng biết có hiệu nghiệm như lời cô gái kia nói thật không, nhưng có bệnh thì cầu tứ phương, nên mẹ tôi cũng tìm mua diếp cá về thử làm thành canh chữa ho cho tôi với hi vọng mong manh.

Mỗi ngày, mẹ mua 2 lạng rau diếp cá rồi về sửa sạch. Sau đó, mẹ chắt lấy nước vo gạo, đổ đầy cái xoong nhỏ chừng bằng một bát ô tô, rồi thả diếp cá vào đun sôi 15 phút thì bắc ra đưa tôi uống.

images682885_nuoc_vo_gao

Tôi chúa ghét cái vị tanh của diếp cá, hơn nữa đã dùng đủ mọi thuốc mà chả khỏi nên lúc đầu cứ dùng dằng mãi chẳng chịu uống. Mẹ ép mãi tôi mới nghe theo. Rất may là ngược lại với suy nghĩ của tôi, thứ canh này không khó uống chút nào, khi kết hợp với nước gạo, vị tanh của diếp cá dường như bay đi hết.

Vậy là đều đặn cứ ngày hai lần, tôi đều uống nước gạo diếp cá. Và kỳ lạ thay, cho đến khi uống đến ngày thứ ba thì những cơn ho của tôi đã nhẹ hơn hẳn, tôi bắt đầu ngủ ngon hơn. Đến hết ngày thứ bảy thì những cơn ho đã dứt hẳn. May mắn nhất là sau đó một năm, hai năm, ba năm,... tôi vẫn không bị tái phát những cơn ho nặng nữa. Đời tôi như bước sang một trang mới. Tôi ăn tốt hơn, ngủ nhiều hơn nên càng lúc càng nhuận sắc. Nhìn tôi, ánh mắt mẹ không khỏi ánh lên niềm hạnh phúc vô bờ...

Kể từ đó đến nay, hễ cứ biết ai bị ho, tôi đều phổ biến cho họ cách chữa ho vừa hiệu nghiệm, nhẹ nhàng lại vừa không hề tốn kém này. Những người ho nặng như tôi sau khi kiên trì uống đều đã khỏi, còn những người chớm ho hầu như chỉ uống từ một đến hai bát rau diếp nấu cùng nước vo gạo là đã khỏi...

Tôi đang hạnh phúc chờ từng ngày để đón con trai đầu lòng ra đời. Và tôi hoàn toàn tin tưởng, với bài thuốc này, con tôi sẽ có một tuổi thơ khỏe mạnh, hạnh phúc.

Trang Vy (Yên Bái)

http://phunutoday.vn/suc-khoe/cach-chua-benh/201205/Toi-khoi-ho-nho-meo-dung-rau-diep-ca-dun-nuoc-gao-2151981/#

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Nước rau diếp cá – Kenny C.

nuoc rau diep ca

Mùa hè rau diếp cá mọc nhiều quá trời ăn không hết, Kenny không biết ăn rau diếp cá, vì có mùi hơi khó chịu, nên đã nảy ra ý kiến là xay rau diếp cá uống, nước diếp cá có vị hơi chua chua một tí, ngon lắm. Các bạn hãy thử xay uống một lần xem sao, chắc hẳn bạn sẽ thích.

Nguyên liệu:

Diếp cá

Nước

Đường (định lượng tùy theo khẩu vị của bạn)

Thực hiện:

Diếp cá rửa qua nhiều lần  cho thật sạch, ngắt bỏ bớt cọng cứng, để rau lên rổ cho ráo nước.

Cho 1 chai nước lọc (hoặc nước đun sôi để nguội) vào máy xay sinh tố, sau đó bỏ từ từ rau diếp cá vào xay tùy theo bạn thích uống loãng hay đặc mà cho lượng nước  và rau, xay thật mịn, lọc qua rây lấy nước bỏ xác. Phần nước diếp cá, bạn  cho vào bình sạch, để vào tủ lạnh.

Khi uống  rót ra ly, thêm đá lạnh, dùng lạnh, có thể cho thêm tí đường quậy đều cho đường tan trước khi uống.

Ngoài ra bạn có thể xay chung với đậu xanh (đậu xanh đã xát vỏ đem hấp chín đậu mới cho vào xay nha). Uống rất mát giải nhiệt ngày nóng.

Chúc các bạn làm được nhiều món nước mát ngon cho những ngày nắng nóng.

Kenny

Thư để lại cho các con – Tôn Vận Tuyền

Lời nói đầu

TonVanTuyen1Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 - 15/2 /2006), một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology).

Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Bộ Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc , trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International,Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)...

Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan.

Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quỵ do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 , ông qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi. Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi (GS Nguyễn Lân Dũng - NV ) xin phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:

KIẾP SAU (NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU ".... Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:

Các con thân mến, viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ cha là mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2. Không có người nào mà không thể thay thế  hay tồn tại mãi với mình được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên, nếu ta càng trân biết quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

4. Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.

5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỹ điều nầy!

6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nữa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế , nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì là miễn phí cả.

9. Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân trọng và hãy quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

Hồng Phúc ( sưu tầm )

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Rau thơm bài thuốc – Tổng hợp

Các loại rau này nghe quen thuộc, duy chỉ có đinh lăng là DS không biết. Mùa hè vườn sau nhà có rau răm, diếp cá, húng quế, húng cây, húng lũi, kinh giới, tía tô, sả… Ăn rau thơm vừa ngon miệng vừa có vị thuốc nữa, thích quá đi thôi!

1. Rau răm 

rau răm

Còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục... Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

2. Thì là (thìa là)

thi là

Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

3. Rau mùi (ngò rí)

ngò rí
Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.

Xuất hiện rất nhiều trong các món canh và là gia vị dùng để trang trí chủ chốt trong nhiều món ăn từ truyền thống đến hiện đại. Lá ngò mỏng manh này lại chứa hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột. Hàm lượng canxi, sắt cao hơn cả các loại rau khác. Ngoài ra còn có các loại Vitamin B1, B2, B6, B12, C, E và các chất khoáng như kẽm, ma-nhê, đồng…có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị những bệnh liên quan đến tiêu hoá, như kiết lị, tiểu tiện, mụn nhọt, lên sở, thiếu sữa, mất sữa, cảm mạo, nhức xương… Khi dùng loại gia vị này thường người ta dùng tươi để ăn sống hoặc sắc uống.

4. Mùi tàu

mùi tàu

Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...

5. Húng chanh

húng chanh

Còn gọi là cây rau tần dày lá. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

Dân gian vẫn sử dụng loại rau này như một loại rau sống trong các bữa ăn hàng ngày vì nó có vị chua the, thơm hăng. Vì có chứa một lượng tinh dầu nên húng quế còn có tác dụng trị các chứng ho bổ phế, giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm mùa lạnh… Khi dùng, hái lá tươi đem hấp chín hoặc giã nát lấy nước. Cũng có thể đun sôi với một số loại khác như sả, tía tô, rau răm, hẹ, mật ong, kinh giới… để đun lấy nước xông giúp ra mồ hôi để giải cảm. Trong một vài trường hợp húng chanh còn được dùng để chữa rắn cắn, ong đốt, hen suyễn…

6.Húng quế

húng quế

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

7. Bạc hà (húng cây)

húng cây

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

8. Sả (cỏ chanh)

sả

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..

9. Tía tô

tía tô

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.

Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.

10. Rau diếp cá

rau diếp cá

Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.

Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.

11. Lá lốt

lá lốt

Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.

Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau rang, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…

12. Đinh lăng

đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các song alpha, beta và giảm tỉ lệ song delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

13. Lá sung

lá sung

Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật.
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa

14. Cây kinh giới

kinh giới

Cây kinh giới có tác dụng “đánh bay” căng thẳng, bạn có thể thấm một ít tinh dầu kinh giới bằng miếng bông rồi hít thật sâu. Ngoài ra, kinh giới còn có tác dụng giảm huyết áp và là thứ gia vị không thể thiếu trong một số món ăn ngon.

15. Húng lũi

hung-lui

Trong húng lũi có chứa hợp chất perillyl, có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da…

- Húng lũi là làm dịu đi những cồn cào khó chịu ở dạ dày. Cho dù chỉ cần vài lá bỏ vào tách trà nóng hoặc vài cọng húng lũi cũng đủ làm chén cơm thêm phần hương vị thì húng lũi đều có khả năng phát huy tối đa công dụng. Do một loại hương liệu có trong lá húng lũi, loại hương liệu này sẽ kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia vào quá trình tiêu hóa, làm cho những tuyến này tiết ra những men (enzymes) tiêu hóa.

- Húng lũi còn giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm đi sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lũi cũng có công trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp do khả năng làm “nguội” và làm dịu cổ họng, mũi, các ống hô hấp…

Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy húng lũi có khả năng phòng chống ung thư do trong húng lũi có chứa một loại hợp chất gọi là perillyl, chất này có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da… Nước ép húng lũi là loại nước vệ sinh da mặt tuyệt hảo. Tinh dầu húng lũi còn chống lở chốc, đặc tính này còn được áp dụng chữa trị những vết cắn của côn trùng như muỗi, ong…

- Húng lũi còn có một đặc tính  khác là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho do có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn sống bám ở răng, lưỡi…

Hiện nay, người ta dùng húng lũi vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm (kem, rượu, bia…), mỹ phẩm, dược phẩm. Ngành công nghiệp thuốc lá cũng ăn theo. Hóa chất nổi tiếng có trong húng lũi là menthol. Các nhà sản xuất thuốc lá đã đưa menthol vào thuốc lá để đem lại vị the và hương thơm. Đã có những khuyến cáo rằng phụ nữ hút nhiều thuốc lá có nhiều menthol càng khó có khả năng sinh nở, đàn ông hút nhiều thuốc lá có menthol sẽ dễ bị bất lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc rằng menthol có phải là đồng phạm với khói thuốc lá hay không.

http://forum.bacsi.com/chua-benh-khong-dung-thuoc/gia-vi-bai-thuoc-42761.html

http://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/Suc-khoe-360/13-loai-rau-thom-chua-benh-ba-noi-tro-nen-biet/302699.gd

http://www.baomoi.com/7-loai-tinh-dau-giup-ban-giai-toa-lo-au-phien-muon/138/9137650.epi

http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/rau-hung-lui-va-nhung-cong-dung/

Đức Phật thành đạo theo giáo lý Tây Tạng

Phật không phải là một vị thần, một nhà tiên tri hay một thiên sứ. Ngài chỉ là một con người bình thường nhưng đã nhờ vào những cố gắng tự thân, mở toang mọi tiềm năng của chính mình và trực tiếp nhận thức được bản chất thật của thực tại.

Craig Hamilton - Parker - Trần Khiết Bách dịch

Hơn năm trăm năm trước Tây lịch vào đêm trăng tròn đầu tiên của tháng Vesakha theo lịch Ấn Độ, Ngài Siddhartha Gautama ngồi xếp bằng theo thế kiết già dưới gốc một cây Bồ-đề bên bờ sông Niranjana ở Ấn Độ, tại một nơi sau này nổi tiếng với cái tên Bodhgaya. Thề không đứng dậy cho đến khi thấy được con đường mà Ngài vẫn khát khao tìm kiếm, Siddhartha vào sâu trong trạng thái thiền định. Khi đêm đã tàn, Ngài càng lúc càng tiến sâu hơn vào bản chất của thực tại cho đến tận lúc cuối cùng, Ngài đã thành tựu đầy đủ sự nhận thức toàn triệt và trực tiếp về chân lý. Khi ngôi sao mai vừa mọc ở phía Đông, sự giác ngộ của Ngài đã hoàn toàn viên mãn và không gì lay chuyển được. Siddhartha đã trở thành Phật, từ Sanskrit là Buddha, có nghĩa là một người hoàn toàn giác ngộ. Chúng ta cũng nên biết rằng người Tây Tạng gọi Ngài là Shakyamuni, cái tên có nghĩa là ‘bậc thánh của dòng Shakya’.

Phật không phải là một vị thần, một nhà tiên tri hay một thiên sứ. Ngài chỉ là một con người bình thường nhưng đã nhờ vào những cố gắng tự thân, mở toang mọi tiềm năng của chính mình và trực tiếp nhận thức được bản chất thật của thực tại.

Toàn thể truyền thống Phật giáo hiện hữu là để chứng nghiệm và chia sẻ cái nhận thức sâu xa đó với mọi người.

Mặc dù sự thành đạo của Đức Phật chỉ diễn ra trong khoảng thời gian của một đêm, cuộc chiến đấu về tâm linh nhằm đạt tới mục đích đó đã trải qua nhiều năm cố gắng vất vả không ngừng nghỉ. Phật tử tin rằng không chỉ trong kiếp sống hiện tại lúc bấy giờ, mà còn ở vô số kiếp sống trước đó nữa, Đức Phật đã chuẩn bị nền tảng cho cái nhìn thấu suốt của Ngài về thực tại. Truyền thống Tây Tạng kể rằng trong vô số kiếp về trước, một tiền thân của Đức Phật đã sinh ra trong một thân bò ở địa ngục và được thắng đôi để kéo một chiếc xe. Ngài cảm thấy thương hại cho con bò yếu ớt được thắng đôi với mình nên đã nói với thằng Alan cai quản cõi Dama rằng Ngài sẵn lòng kéo cỗ xe một mình. Thằng Alan nổi giận giết Ngài bằng một chiếc đinh ba; ngay lúc ấy, thần thức của Ngài được thúc đẩy bởi lòng từ đã tái sanh vào cõi trời Tam thập tam. Tại đó, Ngài lại tiếp tục tích tụ công đức trải qua vô số kiếp.

Sách đã giải thích Ngài Siddhartha rời bỏ ngôi vị thái tử và sống cuộc đời khổ hạnh như thế nào. Tuy nhiên, Ngài đã thấy khổ hạnh không phải là con đường thích hợp để rồi tự đảm nhận cuộc truy cầu chân lý của chính mình.

Trích 2:

Mặc dù việc từ bỏ con đường khổ hạnh có vẻ như là một thất bại, thật ra đó là một chiến thắng vĩ đại của Siddhartha. Ngài đã vượt qua được cái khuynh hướng rất con người là luôn luôn tìm cách phủ nhận rằng mình đã nhằm lẫn. Siddhartha đã buông bỏ tất cả những gì đã đạt được trong quá trình tu khổ hạnh, trừ ra việc Ngài đã chuẩn bị để vạch ra con đường của riêng mình trong khao khát truy cầu chân lý. Ngài không kể gì đến việc bị mất tất cả đệ tử, Ngài cũng chẳng ngại phải bắt đầu lại từ ban đầu, thay vào đó, Ngài thú nhận mình đã nhầm lẫn, và tiếp tục cuộc truy vấn của chính mình.

Cuối cùng, sau năm giấc mơ có tính cách điềm báo và ngay trong đêm đã nhận thực phẩm, Siddhartha ngồi dưới một gốc cây tại Bodhgaya và trải qua một đêm trong thiền định. Ngài phát nguyện thực hiện một cố gắng cuối cùng và thề sẽ không rời khỏi chỗ cho đến khi thành tựu sự truy cầu của mình về giác ngộ. Nghệ thuật Tây Tạng mô tả khoảnh khắc ấy với hình ảnh bậc Đại sĩ sắp thành Phật ngồi trên một đống cỏ busa ngay bên dưới những cành tỏa rộng của một cây sung cổ thụ thiêng liêng mà về sau này gọi là cây Bồ-đề hay cây giác ngộ. Chung quanh Ngài ở khắp cả các phương hướng là hàng ngàn quỷ dữ thở ra những ngọn lửa đầy đe dọa cùng những hình hài kỳ dị. Có những tướng quỷ bắn cung, cầm tên, hay đập vỡ cả những quả núi. Huyền thoại kể rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phải đối đầu với Ma vương ( một thuật ngữ Phật giáo nhằm nhân cách hóa sự vô thường và cái chết, thường được gọi là quỷ) cùng với những đạo quân của kẻ này. Ma vương khuyến dụ Đức Phật với hy vọng Ngài sẽ từ bỏ sự truy cầu của mình.

Đó là một biểu tượng về những khó khăn mà mọi cá nhân đều sẽ gặp phải trên con đường đi đến sự giác ngộ. Những sự cám dỗ ấy biểu tượng cho sự sợ hãi, sự nghi ngờ, và lòng khát khao trở lại với những lạc thú và mục đích trần tục. Nhưng Đức Phật đã chẳng hề chú ý tới cuộc trình diễn của chúng ma; và, coi mọi sự chỉ là những ảo tưởng của ma thuật, Ngài chẳng hề tỏ ra sợ hãi đạo quân ma. Bậc Đại sĩ sắp thành Phật ấy đã tích tụ đủ công đức và uy lực để chiến thắng mọi cám dỗ. Khi những mũi tên, và cả những mũi tên lửa nữa, chạm phải hào quang của Ngài, chúng lập tức biến thành hoa và rơi lả tả xuống mặt đất. Đức Phật vẫn tiếp tục thiền định niêm mật. Bấy giờ Ma vương đổi chiến thuật và cố gắng mơn trớn Đức Phật. Ma vương triệu tập một bầy ma nữ ra lệnh cho họ múa những điệu múa hết sức khêu gợi. Nhưng Đức Phật vẫn tiếp tục thiền định: không một điều gì có thể thuyết phục Ngài rời bỏ con đường đã chọn. Cuối cùng, Ma vương đành chấp nhận Phật một mình dưới gốc cây Bồ-đề.

Những cám dỗ đối với Đức Phật

Nhiều kinh văn thuật lại chi tiết câu chuyện này; kể lại việc Ma vương cố gắng dụ dỗ Đức Phật tiếp nhận nhiệm vụ thái tử của mình như thế nào, việc Đức Phật đánh tan các đạo quân ma rồi làm chúng sợ hãi bằng lưỡi gươm rực lửa như thế nào; chúng ta được đọc những truyền thuyết về việc Ngài đặt tay xuống đất gọi thần đất Prithivi lên để làm chứng cho Ngài như thế nào. Truyền thống Yamantaka của Tây Tạng cho rằng Ngài đã chiến thắng ma quân bằng cách xuất hiện trong những thân Yamantaka nửa đen nửa đỏ; cũng có những kinh văn Tây Tạng khác kể lại câu chuyện rằng Đức Phật bỏ lại nhục thân bên bờ sông Niranjana rồi hiện Pháp thân vào cõi trời Akanisha, ở đó Ngài nhập Đại thủ ấn của cõi Kim cương. Hiển nhiên, những câu chuyện đó chỉ là những cách thần bí nhằm thể hiện điều đã xảy ra. Sự thật là Đức Phật ngồi một mình dưới cây Bồ-đề và chẳng hề có ai chứng kiến điều gì đã thật sự diễn ra. Những câu chuyện ấy, cũng như chuyện Chúa Jesus bị cám dỗ trên đỉnh núi, chỉ là những biểu tượng thể hiện các tầng bậc của sự giác ngộ và những trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ có ngày phải tự mình vượt qua.

Siddhartha đạt tới sự giác ngộ

Sau bốn mươi chín ngày thiền định niêm mật, Siddhartha đã đạt tới sự giác ngộ cuối cùng như là kết quả của việc vị thái tử đi tu khổ hạnh đã trở thành Đức Phật – Thế Tôn. Sự nhận thức của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về chân lý tối hậu của thực tại tuyệt đối đã khai mở theo những tầng bậc giống như một đóa sen nở dần từng lớp lớp tràng hoa. Bậc đầu tiên là một loại suy tưởng an tịnh và buông bỏ, ở đó hành giả thấy vui và an bình nhưng mới chỉ là sự từ bỏ ý thức thường ngày (Ly sanh hỷ lạc). Ở bậc kế tiếp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở nên không còn vướng mắc với những dao động của tâm thức và tư tưởng được chuyển hóa để tiến vào một trạng thái an lạc và vui sướng sâu sắc hơn (Định sanh hỷ lạc). Ở bậc thứ ba, Ngài đạt tới một niềm vui sướng trong trẻo hơn nữa (Ly hỷ diệu lạc) cho đến khi Ngài tiến vào bậc thứ tư và là bậc cuối của tầng ý thức, tại đó, niềm  vui cũng nhạt dần, chỉ để lại một dòng tâm thức hết sức an lạc và trong trẻo đến mức có thể trực tiếp cảm nhận được thực tại (Xả niệm thanh tịnh).

Bốn tầng khai mở của ý thức này đã chuẩn bị để Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhận thức được những tầng vô thức. Bậc đầu của sự nhận thức đó xảy ra vào canh một (từ 6 giờ đến 10 giờ tối) khi Ngài tự nhiên nhớ lại được tất cả những kiếp quá khứ, điều mà các Phật tử gọi là Túc mạng minh. Ngài nhớ lại hàng chục ngàn những kiếp quá khứ như thể đã sống lại toàn thể những kiếp sống ấy đến từng chi tiết. Mọi người đều có những ký ức chi tiết ấy nhưng chúng bị tắt nghẽn ở đâu đó trong tâm thức mình. Chúng ta có thể chứng kiến những người khi bị thôi miên thuật lại chi tiết cuộc đời của ho. Đôi khi họ nêu ra những sự kiện mà chúng ta có thể kiểm chứng qua những ghi nhận của công chúng. Lại nữa, một lần khi tôi quỳ dưới chân vị thầy của mình, ngài Sai Baba, ở Ấn Độ, tôi đã thấy cuộc đời quá khứ của tôi lướt qua trước mặt mình như một cuộn phim quay nhanh. Sự thật là mọi người đều có thể đạt tới những trạng thái xuất thần mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như những vị trước Ngài và sau Ngài đã tiết lộ cho chúng ta. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ là một con người. Một số Phật tử cho biết một vài kiếp trước của Ngài được kể lại trong tập truyện Jataka thuộc hệ kinh điển Pali. Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật của thời đại này, thời Kali Yuga (thời đại suy đồi theo kinh điển Bà-la-môn); trước Ngài đã có Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha); và bậc Đại giác ngộ của thời đại tiếp theo là Đức Phật Di Lặc (Maitreya Buddha). Có những vị khi đạt tới sự giác ngộ thì dời khỏi dòng sinh tử và không cần phải tái sinh. Tuy nhiên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã quyết định trở lại trong dòng sống để dạy loài người về chân lý giải thoát, như Phật Nhiên Đăng đã từng quyết định như vậy; cũng như Đức Phật Di Lặc sẽ quyết định như vậy trong những thế kỷ sắp tới.

files.php

Lòng từ của Đức Phật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tràn đầy từ tâm khi Ngài chứng kiến chúng sinh vị trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi không bao giờ dừng nghỉ. Khi trời đêm tiến vào canh hai (từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng hôm sau), Ngài đã đạt tới một nhận thức thấu suốt khác, được người Phật tử gọi là Thiên nhãn minh. Năng lực về sự cảm nhận và sự thấy biết siêu việt của Ngài mở rộng đến mức Ngài thấy biết trực tiếp về mọi kích thước và cõi giới đang tồn tại. Ngài thấy không những thế giới của loài người với những chúng sanh luân chuyển trong nhân giới, thiên giới và địa ngục mà Ngài còn thấy được tất cả những cõi giới của A-tu-la, ngạ quỷ, súc sanh. Trong tất cả những cõi giới ấy, Ngài thấy tất cả chúng sanh tự gây nên những đau khổ cho chính mình bởi những hành vi của chính mình. Người Thiên Chúa giáo cũng nhận thức được những điều tương tụ trong lời dạy của Jesus, “Người gieo gì thì người gặt nấy”.

Trong Phật giáo, định luật nhân quả này được gọi là nghiệp. Luật cân bằng nghiệp cũng được giải thích trong những kinh văn của Ấn Độ giáo. Trong sự vận hành của luật tắc tự nhiên, bởi tư tưởng và hành động, mỗi chúng sinh đều là kẻ đúc khuôn cho phần số của chính mình. Bất kỳ hành động nào mà con người đưa vào chuyển động cũng đều đáp trả lại cho kẻ đó như điểm khởi đầu của hành động ấy giống như một chu kỳ của các sự kiện. Đó chính là công lý tối hậu và nghiệp của một người đi theo người đó từ kiếp này sang kiếp khác cho đến khi đã trả đủ hoặc đã được chuyển hóa về mặt tâm thức. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thấy rõ những luật vĩnh cửu ấy phơi bày ra và cảm thấy thương hại cho tất cả chúng sanh phải trôi nổi mãi mãi trong cái tiến trình lòng vòng ấy mà không biết tại sao cũng như chẳng biết thế nào để thoát ra.

Vào canh ba (từ 2 giờ đến 6 giờ sáng), Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt tới nhận thức tuyệt đối và sự giác ngộ tuyệt đối. Đối với Ngài, nghiệp đã mất đối tượng của nó, vì nó cũng giống như Pháp, là luật Tuyệt đối. Sự giác ngộ mà Ngài đã chứng đắc không thể nói đươc bằng ngôn ngữ vì điều đó vượt ngoài ngôn ngữ, hình thể, hoặc ngay cả tư tưởng nữa. Pháp có thể biết được, nhưng không bao giờ được bày tỏ một cách trọn vẹn, ngay cả bỏi chính Đức Phật. Sự giác ngộ bao gồm một sự an lạc toàn hảo, sự vui sướng trong trẻo và một sự hiểu biết không thể bị lay chuyển khi bạn có được trải nghiệm về chân lý tuyệt đối. Đó là niềm vui vô hạn, niềm an lạc vô hạn và lòng từ vô hạn.

Thời điểm chọc thủng hoàn toàn màn vô minh trùng hợp với thời khắc mặt trời mọc vào lúc 6 giờ sáng. Siddhartha đã đánh tan mọi lưc lượng của Ma vương, đã thấy được xuyên qua cái ngã đầy ảo tưởng và đã diệt sạch mọi cấu uế trong tâm thức. Cuộc chiến đấu đã hoàn toàn kết thúc; Ngài đã nhận biết được sự an lạc tối thượng, mãi mãi; giống như mặt trời Ngài vừa thấy đang mọc lên ở chân trời buổi sáng, Ngài đã hoàn toàn tỉnh thức từ đêm tối của tâm hồn. Không chỉ nhìn thoáng qua Chân lý, Ngài đã thực sự trở thành một với Chân lý. Bây giờ Ngài thực sự là một vị Phật.

Giác ngộ là gì?

Sự giác ngộ được mô tả một cách rõ rệt nhất như là một trạng thái hiện hữu hơn là một sự nhận thức thấu suốt vào bản thể. Từ quan điểm của sự minh triết, đó là sự nhận biết thấu suốt trực tiếp về bản chất của thực tại và về Chân lý. Đó không phải là một sự hiểu biết có tính cách trí thức mà là một sự hòa nhập làm một với chân lý. Với sự giác ngộ, đã diễn ra sự giải phóng khỏi vô minh, lo âu, buồn phiền, và mọi bất hạnh. Và, có thể được coi như một phần thưởng, chúng ta trải nghiệm một trạng thái xuất thần của sự hiện hữu thuần khiết. Trạng thái này là một khả năng thực tế đối với bất kỳ ai đã được sinhra trong thân người. Được biết đến như sự “giải thoát tâm hồn”, Phật tử thuộc mọi hệ phái đều truy cầu cùng một mục đích này. Phật giáo gọi cái trạng thái không thể mô tả đó, vượt ngoài hiện hữu và không hiện hữu, nơi mà mọi tham ái, vô minh, đau khổ đều bị tận diệt, là Niết-bàn. Trạng thái này có thể đạt được cả trong cuộc sống này lẫn sau khi chết.

Từ Niết-bàn có nghĩa đen là tắt ngấm, tượng trưng cho ngọn lửa tham, sân, và si đã bị dập tắt. Trước hết, Niết-bàn là sự chấm dứt, là sự kết thúc của chu kỳ luân hồi và là sự giải thoát tối hậu của mọi đau khổ. Khái niệm này thật khó để người phương Tây nắm bắt, vì thoạt nghe, nó có vẻ giống như việc tiêu diệt tất cả những gì chúng ta coi là quý giá. Điều đó có vẻ như nói rằng chúng ta tự tiêu diệt để chúng ta thoát khỏi đau khổ; kẻ cam tâm tự tử trong hành động gần với sự ích kỷ nhất.

Những điều mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mô tả cũng giống như kinh nghiệm huyền bí mà loài người đã từng mô tả ở mọi thời đại và ở mọi nền văn hóa. Chẳng hạn, triết gia Hy Lạp thuộc trường phái tân Plato lâ Plotinus đã trải nghiệm một sự hợp nhất của linh hồn mình với Thượng đế. Ông ta giảng rằng mọi sự là toàn thể mà mọi sự cũng là một. Nhiều triết gia phương Tây khác lập luận rằng điều mà chúng ta gọi là “tôi” không phải là cái “tôi” chân thật, và ở những thời điểm nào đó, chúng ta có thể có được một cái nhìn thoáng qua về một cái “tôi” vĩ đại hơn. Một số nhà huyền học gọi cái Vô hạn, Bản thể, hay Vũ trụ là Thượng đế hay Linh hồn Vũ trụ. Nhưng ý tưởng tương tự như quan điểm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể được thấy trong các triết thuyết của Descartes, Spinoza, Locke, Berkeley, Kant, và Kierkegaard. Đặc biệt, sự thành tựu vĩ đại của Schopenhauer (1788 – 1860) nằm trong sự nhận thức của ông về phẩm giá nội tại của lương tâm nhân loại mà ông cho là đứng trên mọi thần linh, và là nguồn gốc của mọi sự, một chân lý được Schopenhauer phát hiện độc lập. Cũng vậy, nhà huyền học Thiên Chúa giáo Angelus Silesius (1624 – 1677) đã so sánh sự hợp nhất với cái vô tận như là một giọt nước trở thành một với đại dương, “Mỗi giọt nước trở thành biển cả khi nó chảy ra biển, hệt như cuối cùng các linh hồn thăng hoa và trở thành Thượng đế”.

Sự mô tả bằng thi ca về sự thành đạo của Đức Phật

Tập sử thi Ánh sáng Á châu của Edwin Arnold nhắm tới việc trình bày cuộc đời của Đức Phật như được hiểu bởi một người Phật tử phương Nam, cũng mô tả sự thành đạo theo cùng một cách tương tự:

Vào Niết-bàn, Ngài là một Đời Sống.

Nhưng cùng lúc Ngài không sống.

Mà lạ thay, Ngài đang ngừng hiện hữu.

Om, mani padme hum!

Giọt sương mai trượt vào biển quang minh!

Tương tự, tập thánh thư của Ấn Độ giáo Upanishads mô tả Atma (Tiểu ngã), được coi là thực tại thiêng liêng của một con người, hiện hữu bên trên và bên ngoài cả thân, tâm, và trí. Thành phần tinh túy đó có thể hòa nhập với Brahman (Đại ngã, hay Linh hồn Vũ trụ tối thượng), là kết quả của sự tự nhận thức hoặc tương đương với sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vị thánh Ấn Độ giáo hiện tại, ngài Sai Baba, nói, “Người mà lúc nào cũng khuất phục được tính vị kỷ, chiến thắng lòng ham muốn và lợi ích của riêng mình, tiêu diệt được mọi tinh khí và những xung động dã man cũng như từ bỏ được cái thiên hướng tự nhiên coi thân xác là tự ngã, người ấy rõ ràng đang đi trên con đường của giáo pháp. Người ấy biết rằng mục tiêu của giáo pháp là sự hòa nhập của sóng vào biển cả, sự hòa nhập của tự ngã vào siêu ngã” (Trích Dharma Vahini, trang 4) và, “Chúng ta chỉ là cái bóng của Ý thức Tối thượng, và về cơ bản, chúng ta không là một cá nhân, mà chính là Ý thức Tối thượng ấy”.

Những ý tưởng như vậy luôn luôn nằm ở trung tâm của nền huyền học phương Đông, và Phật giáo có thể rất khó để người phương Tây nắm bắt. Trong Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo, nhà huyền học nhấn mạnh rằng sự hòa nhập của ông ta là sự hòa nhập với một Thượng đế mang tính cách con người. Mặc dù Thượng đế hiện diện trong thiên giới và trong linh hồn con người, Ngài cũng siêu vượt thế giới ấy. Tuy nhiên trong các tôn giáo phương Đông, có sự nhấn mạnh rằng kinh nghiệm huyền bí là một sự hợp nhất toàn thể với Thượng đế. Đạo Phật không tin vào một vị Thượng đế sáng tạo độc lập, nhưng như chúng ta có thể thấy, Chân lý mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hé lộ cho chúng ta, về bản chất, cũng giống với những gì là cốt lõi của hầu hết những tôn giáo và triết lý khác.

Trích từ The Timeless Wisdom of the Tibetans (Trí tuệ vượt thời gian của người Tây Tạng) của Craig Hamilton-Parker.

Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 130

http://www.daophatngaynay.com/vn/duc-phat/thanh-dao/9692-Duc-Phat-thanh-dao-theo-giao-ly-Tay-Tang.html

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Cháo kê ăn với nước tương kho quẹt

ke 005

Buổi sáng ăn cơm kê. Cơm kê nấu theo tỉ lệ 2 phần kê, 5 phần nước.  Ăn cơm kê sao không ngon bằng cơm quinoa nên còn bao  nhiêu cơm kê DS đem đi nấu cháo hết, cháo kê ăn với nước tương kho quẹt thì lại rất là ngon. Mai mốt sẽ nấu cháo kê hoài hoài luôn Smile. Nấu cháo từ cơm kê nên mau lắm, không đầy 30 phút. Cháo ra nhừ mịn, ăn hết nguyên nồi Smile.

khoquet 002

Nước tương kho quẹt bằng nồi đất: http://www.amthucchay.org/2012/12/nuoc-tuong-kho-quet-bang-noi-at.html

Dinh dưỡng của kê (millet) có ở đây: http://www.amthucchay.org/2012/11/nhieu-ieu-ve-ke-millet-va-che-ke-millet.html

Chúc các bạn nấu được nhiều món với hạt kê.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam

question-mark

Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã. Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau : Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị... , nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn.

Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữadấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.

Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung). May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.

A. LUẬT BẰNG TRẮC

Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.

1. Luật lập láy

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả.

Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).

Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.

Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...

3. Luật bằng

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).

Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: chữ mạnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. CHỮ HÁN VIỆT

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ:

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.

Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

"Dân Là Vận Mệnh Nước"

để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.

C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

1. Trạng từ (adverb)

Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.

Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.

Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia

Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...

Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

Nước Mỹ, A phú Hãn,...

Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ

Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.

Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

D. KẾT LUẬN

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.

Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.

CAO CHÁNH CƯƠNG

Trích tài liệu khóa Tu nghiệp Sư phạm 1991 Của các Trung tâm Việt ngữ Miền Nam

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Bánh mì vò viên xốt cà – Diệu Minh

photo(7)

Mẹ làm món này, xong chép công thức thật cẩn thận, sau đó nhờ cháu Jennifer chụp hình, chụp luôn cả công thức và gởi cho DS. Thanks Jennifer, great job!

Vật liệu:

photo(6)

Bắp, cà rốt, nấm king oyster, đậu hũ và bột mì căn

  • Cà chua
  • Cà rốt
  • Bắp
  • Đậu hũ
  • Bột mì căn
  • Nấm đông cô
  • Nấm trắng hay nấm nào cũng được

Gia vị:

  • Đường
  • Muối
  • Tiêu
  • Ớt bầm
  • Tai vị
  • Gừng bầm
  • Dầu ô liu
  • Dầu canola để chiên

Thực hiện:

photo(5)

Cà rốt xay, tai vị, gừng, ớt xay, nấm đông cô, nấm king oyster, cà chua, đậu hũ, bắp xay và bột mì căn

Vò viên:

1. Ngâm nước muối nấm, rửa cho sạch, vắt ráo nước.

2. Cho nấm đông cô vô máy xay nát nhưng không nhuyễn lắm.

3. Xắt mỏng nấm trắng, bắc chảo lên cho nóng, để 2 muỗng canh dầu ô liu chờ nóng, cho tai vị và gừng  vào khử cho vàng thơm. Cho nấm đông cô xào vàng, cộng 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường cho thấm, rồi cho ra chén để nguội.

4. Tới nấm đông cô cũng làm như vậy.

5. Cho bắp, cà rốt vào máy xay chung cho nhuyễn, xong cho đậu hủ vào xay cho đều.

6. Trộn hỗn hợp bắp cà rốt đậu hũ với nấm đã xào, thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, trộn đều.

7. Rắc bộp mì căn vào, trộn đều, chừng nào thấy vò viên được là đủ bột mì căn.

8. Đậy lại chờ 2, 3 tiếng cho bột nở.

9. Sau đó vò viên, xắp vô khuôn, đem đi hấp khoảng 15 phút, xong để nguội

10. Bắc chảo lên chiên cho vàng, sắp ra dĩa. Chờ làm cà xốt.

Xốt cà:

1. Cà chua, xắt nhỏ.

2. Bắc chảo lên bếp cho nóng, cho gừng và tai vị vào khử cho thơm.

3. Cho cà chua vào xào, nêm 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 trái ớt hiểm bầm, xào cho đều. Thêm 1/2 chén nước. Nêm cho vừa ăn rồi chan lên vò viên.

Thưởng thức:

Bánh mì nướng giòn, xẻ ra, cho vò viên sốt cà vào, thêm ngò và đồ chua, cải xà lách là ăn được rồi.

Chúc các bạn làm được món bánh mì vò viên xốt cà thật ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Minh

Chữ khổ trong đạo Phật

Four-Noble-Truths

Nhiều người khi đề cập đến Phật giáo thường gán cho hai chữ bi quan, yếm thế. Theo quan niệm của họ, Phật giáo chỉ dành riêng cho những người già cả, không thích hợp với tuổi trẻ là tuổi hăng say hoạt động: đạo Phật chỉ là một triết thuyết bi quan; những người theo đạo Phật là những kẻ chán đời, chỉ biết than vãn, tìm lãng quên sự thế qua câu kinh tiếng kệ; qua nhãn quan Phật giáo đâu đâu cũng thấy toàn cảnh khổ. Sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, mong muốn không được là khổ, trái ý nghịch lòng là khổ. Họ lý luận rằng, nếu đầu óc luôn luôn chứa đựng ý niệm khổ, thì con người sinh ra chán nản, tiêu cực và lười biếng...

Trước khi nhận định lại những thành kiến hẹp hòi và có tính cách phiến diện trên, chúng ta thử tìm hiểu xem thế nào là bi quan? Thế nào là lạc quan?

Chúng ta đưa ra một thí dụ cụ thể để hiểu rõ các danh từ có tính trừu tượng này.

Một bệnh nhân đang quằn quại, đau đớn trên giường bệnh. Thân nhân mời các vị thầy thuốc đến chữa trị.

- Vị thầy thuốc thứ nhất nhìn con bệnh rồi lắc đầu:

"Bệnh quá hiểm nghèo chắc không qua khỏi, chữa chạy cũng vô ích".

- Vị thầy thuốc thứ hai nhìn con bệnh kết luận:

"Ồ không can gì, bệnh quá nhẹ, không cần thuốc vẫn khỏi".

- Vị thầy thuốc thứ ba cầm lấy tay bệnh nhân chẩn mạch, tìm hiểu bệnh nhân đã lâm bệnh trong trường hợp nào, bệnh tình ra sao, nguyên nhân của căn bệnh và diễn tiến của bệnh trạng, rồi kê đơn cho thuốc.

- Vị thứ nhất quá bi quan, vị thứ hai quá lạc quan và vị thứ ba phán đoán theo thực trạng của bệnh nhân, không bi quan cũng không lạc quan.

Đức Phật là vị lương y, khi thấy căn bệnh khổ của chúng sanh, chỉ có một tâm nguyện duy nhất là tìm ra nguyên nhân và phương thuốc để điều trị căn bệnh ấy hầu giúp họ thoát khỏi những cơn đau đớn quằn quại của bệnh khổ. Đó không phải là thái độ bi quan, mà dám đối diện với sự thật để tìm cách cứu chữa.

Thật ra chữ khổ trong đạo Phật không chỉ có nghĩa là đớn đau rên siết. Khổ tuy được dịch từ thuật ngữ Pāli dukkha, chân lý đầu tiên trong Tứ Diệu Đế, nhưng ít khi được hiểu một cách đầy đủ chính xác. Vì dịch dukkha là khổ cho nên nhiều người cho rằng Phật giáo chủ trương đời chỉ là bể khổ. Lối phiên dịch và giải thích này rất sai lạc, đã gây ra ngộ nhận Phật giáo là bi quan yếm thế.

Thực ra, khổ chỉ là một trong nhiều nghĩa của dukkha, như bất toàn, hư dối, giả tạo, bất an, tạm bợ, trống rỗng, vô nghĩa, bất toại, không đáng tầm cầu, không nên bám víu, không nên tin cậy v.v. Rất khó tìm ra một chữ thích hợp để dịch trọn nghĩa từ dukkha. Khi nói đến dukkha Đức Phật không phủ nhận có hạnh phúc trong cuộc sống này. Ngài công nhận có nhiều loại hạnh phúc tinh thần và vật chất như hạnh phúc của thỏa mãn giác quan, hạnh phúc của đời sống gia đình thuận hoà hiếu thảo, hạnh phúc của sự thành đạt, hạnh phúc của lòng từ thiện vị tha v.v. và cao hơn nữa là hạnh phúc của đời sống độc cư thiền tịnh, hạnh phúc của sự thoát khỏi ràng buộc, hạnh phúc của đời sống nhẹ nhàng thanh thản, an nhiên tự tại v.v. Ngay cả những hạnh phúc trên cõi trời Dục giới, những cảnh thiền hữu sắc, vô sắc với tâm an lạc, thuần tịnh cũng không nằm ngoài dukkha. Bởi vì chúng đều là đối tượng của sự đổi thay, bất toàn, tạm bợ... không nên tầm cầu, không nên bám víu... Nghĩa là tất cả hạnh phúc nào thuộc về thế gian đều nằm trong dukkha. Như vậy, dukkha không chỉ có khổ mà còn bao hàm cả lạc và hỷ trong tam giới.

Đứng trước bệnh khổ ấy của nhân loại, chúng sinh, Đức Phật đã quán chiếu với trí tuệ để thấy ra nguyên nhân của bệnh khổ và tìm phương giúp chúng sinh thoát khỏi căn bệnh mãn tính đã đeo đẳng họ từ vô lượng kiếp. Đó chính là chân lý Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã giác ngộ dưới cội Bồ-đề trong đêm thành đạo.

Sau khi chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, tức là thấu triệt chân tánh của vạn pháp, Ngài đã cùng hàng Thanh Văn đệ tử tích cực đem chân lý ấy giáo hóa cho đời, đem lại an lạc cho nhiều người. Tùy căn cơ trình độ của mỗi người, Ngài chỉ dạy những cách hành đạo riêng, nhưng chung quy vẫn đưa đến một mục tiêu duy nhất là thoát khỏi khổ đau. Ngài luôn chỉ cho mọi người thấy rằng: đây là khổ, đây là nhân sanh khổ, đây là sự diệt khổ và đây là con đường diệt khổ.

Chúng ta có thể nói tám muôn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật chỉ nhằm mục tiêu "thoát khỏi vô minh ái dục, phiền não khổ đau". Bệnh khổ của chúng sinh không sao kể xiết, nhưng cái khổ trọng đại nhất của chúng sinh là còn trầm luân trong vòng sanh tử.

Có thân tất phải có khổ. Nhưng thật ra cái khổ của thân không đáng kể, chính vì chấp rằng thân này của ta, hay nói một cách khác là ngã chấp, mới đem lại khổ đau thật sự. Nói đến ngã chấp chúng ta phải nói đến nguyên nhân sâu xa của nó là vô minh hay cụ thể là tà kiến. Khi tâm còn tối mê, không sáng suốt thì vẫn còn tạo nghiệp bất thiện, và phải tái sanh để chịu quả. Bậc Thánh nhân không sợ quả mà chỉ sợ nhân, diệt được gốc rễ của nhân phiền não, thì diệt được khổ. Diệt khổ là diệt ngay cái nhân khiến cho những bất thiện pháp dấy khởi. Khi bất thiện pháp không còn đủ sức khuấy động, khi đã diệt trừ được nguồn gốc sinh khổ, lúc ấy chắc chắn sẽ được thoát khỏi khổ đau.

Phương pháp diệt khổ của đạo Phật có rất nhiều nhưng tựu trung có thể tóm tắt vào ba điểm chính yếu sau đây:

- Ngăn ngừa những bất thiện pháp biểu hiện qua thân khẩu bên ngoài.

- Chế ngự những bất thiện pháp khởi động trong tâm.

- Diệt trừ phiền não ngủ ngầm sâu kín trong vô thức mà chính yếu là vô minh, vì vô minh là đầu mối mọi khổ đau của chúng sinh.

Muốn ngăn ngừa ác pháp không cho điều động thân khẩu chúng ta cần phải giữ giới. Muốn chế ngự những bất thiện pháp làm khuấy động tâm chúng ta cần tu tập thiền định. Muốn diệt tận phiền não ngủ ngầm nhất là vô minh chúng ta cần phải thực hành thiền tuệ vipassanā.

Tóm lại, khổ mà Đức Phật đề cập trong khổ đế là cái khổ do vô minh ái dục tạo ra, nên muốn hết khổ thì phải diệt tận vô minh ái dục. Phương pháp hữu hiệu nhất để diệt trừ vô minh ái dục là thực hành Bát Chánh Đạo. Như vậy, Đạo Phật không những đã tìm ra nguyên nhân căn bệnh của chúng sanh mà còn có cả một kho tàng linh phương, diệu dược để chữa trị bệnh khổ cho chúng sanh. Đó là thái độ sáng suốt, trầm tĩnh, tích cực, vị tha, dám đối diện với sự thật để giải quyết tận gốc, chứ không bi quan yếm thế hay giả vờ lạc quan để tự đánh lừa mình.

FourTruthsEightfoldPath

https://sites.google.com/site/paliviet2554/home/ty-khuu-khanh-hy/02-con-dhuong-hanh-phuc/23-32-chu-kho-trong-dao-phat