Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Cậu bé và con chó nhỏ

Một cậu bé xuất hiện trước cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”

Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con!”

Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”

Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy có một chú bị tụt lại sau khá xa.
Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”

Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.
Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu”.

Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra, ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần 50 xu được không ạ?”

“Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó”, người chủ cửa hàng khuyên. “Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.”

Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó.”

Dan Clark

Chuyện tiếp theo...

Cậu bé, với chiếc chân trái phải mang khung thép trong suốt bốn tháng qua, về đến nhà, trên tay ôm một chú cún con. Chú cún này bị tật ở xương hông, nên chỉ có thể đi được những bước khập khiễng.

Việc cậu bé chọn mua một chú cún bị tật khiến bố mẹ cậu vừa ngạc nhiên, vừa xót xa vì thương cảm. Nhưng điều khiến họ ngạc nhiên hơn nữa, đó là từ ngày có người bạn mới, cậu bé như trở thành một con người khác, lúc nào cũng tươi vui, tràn đầy hy vọng.

Ngay từ ngày đầu tiên đón chú cún về nhà, cậu bé đã cùng mẹ đến gặp bác sĩ thú y để tìm ra cách chữa trị tốt nhất cho cún con. Bác sĩ khuyên rằng, nếu cậu bé chịu khó xoa bóp, kéo căng chân cún đều đặn mỗi sáng và dắt chú đi dạo ít nhất một dặm mỗi ngày thì các cơ xung quanh chiếc hông bị vẹo của cún con sẽ dần trở nên mạnh khỏe. Cơ may trở lại bình thường của cún con là hoàn toàn có thể và tùy thuộc rất nhiều ở cậu bé.

Mặc dù chú cún cứ rên rỉ khó chịu mỗi lần cậu bé xoa bóp chân cho chú, và dù cậu luôn cảm thấy chân trái đau nhức mỗi khi dẫn cún đi dạo, nhưng trong suốt hai tháng trời, cả hai đã nghiêm túc tập luyện theo chế độ phục hồi dành riêng cho họ. Vào tháng thứ ba, cả hai đã có thể đi được ba dặm mỗi sáng trước khi cậu bé đến trường mà không hề cảm thấy đau chân tí nào.

Vào một sáng thứ bảy, khi cả hai đang trên đường trở về sau buổi tập như thường lệ, thì bất thình lình, một chú mèo nhảy ra khỏi bụi cây bên đường khiến cún con hết sức hoảng hốt. Chú nhảy chồm lên, giật tung dây xích ra khỏi cổ rồi phóng như tên bắn ra giữa dòng xe cộ. Cún con va phải một chiếc ô tô, bị hất tung lên vệ đường. May mắn thay, chú chó vẫn còn thoi thóp thở. Ghì chặt người bạn nhỏ yêu thương vào lòng, cậu bé đi nhanh về nhà, không để ý thấy khung thép bên chân trái của mình đã boong ra tự lúc nào.

Mẹ cậu tất tả đưa chú chó đến viện thú y. Trong khi cậu bé đang lo lắng chờ đợi bên ngoài, mẹ cậu ôm cậu vào lòng, nghẹn ngào nói trong nước mắt:

- Con không để ý thấy điều gì ư? Con đã có thể đi lại bình thường được rồi đấy!

- Sao lại như vậy được hả mẹ? - Cậu bé ngạc nhiên.

- Con trai của mẹ, con bị viêm tủy xương - Người mẹ giải thích. - Căn bệnh này khiến chân con ngày càng yếu, nhưng nó không thực sự là một căn bệnh nan y nếu con quyết tâm vượt qua nỗi đau đớn và tích cực tập luyện hàng ngày. Con biết điều ấy, nhưng con lại không tin vào chính mình. Con luôn chống cự không để bố mẹ giúp con điều trị, cả bố và mẹ cũng thực sự không biết mình nên làm gì nữa. Nhưng chú cún con đã làm thay đổi mọi thứ. Kỳ diệu thay, khi con giúp chú chó, con cũng đang tự giúp chính mình để trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn.

Ngay lúc đó, cánh cửa phòng mổ hé mở. Bác sĩ thú y bước ra tươi cười thông báo:

- Cháu có thể yên tâm, chú chó của cháu sẽ sớm khỏe lại thôi!

Chuyện xảy ra ngày hôm đó đã để lại trong cậu bé một bài học sâu sắc, đó là khi cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận được; lúc quên mình là lúc chúng ta tạo nên những điều kỳ diệu của cuộc sống.

http://hon-viet.co.uk/CauBeVaConChoNho.htm

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Bánh mỳ hấp nhân chay – Tuệ Lan

IMG_5335

Bánh mỳ cũ xài không hết đừng bỏ uổng nha các bạn, món này dùng bánh mỳ cũ cỡ 2 ngày thì càng ngon, hihi.

Nguyên liệu:

- Bánh mỳ cũ

- Nhân chay tùy hỉ có gì làm đó, TL làm gồm: nấm mèo, củ sắn và chân nấm đông cô

- Rau xà lách/rau thơm ăn kèm

- Đồ chua

- Hành lá

- Tiêu, dầu ăn, bột nêm

Chế biến:

- Bánh mỳ cắt lát mỏng chừng 1.5cm, hấp trong xửng từ 4-6 phút

- Rau củ làm nhân cắt hột lựu xào với dầu ăn, nêm bột nêm cho vừa ăn và nhớ bỏ nhiều tiêu

- Pha nước mắm chay chua ngọt

- Hành lá cắt nhuyễn phi với dầu cho thơm

- Cà rốt/củ cải bào sợi ngâm với dấm

Bánh mỳ sau khi hấp múc từng muỗng nhân đã xào rải đều lên mặt, ăn kèm với rau sống/rau xà lách, nước mắm chua ngọt và đồ chua, bỏ chút dầu hành lên cho thêm phần hấp dẫn.

Bánh mỳ hấp là món ăn xế rất tuyệt với.

Chúc các bạn ngon miệng.

Tuệ Lan

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Sinh tố rau bó xôi (Spinach smoothie) - Kim

713367372

1 trái  chuối 
4 trái strawberry
2 cups baby spinach, 1 hũ yogurt
1 cup sữa tươi hay nước lọc cũng được

Bỏ tất cả nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố, xay khoảng 2-3 phút hay đến khi mịn là được. Đổ sinh tố ra ly và thưởng thức. 
Spinach có rất nhiều vitamin và rất  tốt cho sức khoẻ.

Chúc các bạn uống sinh tố an vui  Smile

Kim

Mời xem diễu hành cực hay - The Ohio State University Marching Band

image

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Thơ: Mai tôi đi (Tomorrow I’m going)

Mai tôi đi

***

Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả,
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...

Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...

Tomorrow I'm going

***

Tomorrow I'm going...It's no big a deal,
It happens all the time, like fallen leaves in the park
Like flowers driven by winds onto the sidewalk,
These are minor matters in the turbulent waters of life...

Death is hovering over my deathbed,
Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace
While my breathing is going to cease
And I'm lying, waiting to bid farewell.

These last dying moments...I wouldn't care less..
The hot and cold months on this planet.
No matter I'm rich or full of glory,
At the end I still return to dust and ashes ...

My finite existence decisively comes to an end
And enters the yin and yang borderlands
I won't be bewildered at the frontier's gate
Earthly realm is on this side, the other an unimaginable and unknown fate

I only wish my soul is always at peace,
Traveling lightly, I quicken my pace
Leaving behind those who push and pull,
While I finish my journey on earth's face...

My eyes are already closed....please don't shed tears of sympathy
Please, no flower wreaths, no offerings, nor condolences,
No videotaping, no picture taking for memories.
That would only bring stresses and strains to the surviving...

A quick look behind and life is just like a dream
I arrived naked and I'm leaving with empty hands
Many ups and downs, happy and sad moments piled high,
Now they're all cleared up...I'm stepping on board, the boat has arrived...

If you miss me...Please silently pray,
And consider a life has been liberated,
Be calm, relaxed, and gay,
I go first, you follow behind, we'll meet again...

Translated by Wissai
August 14, 2013

Roberto Wissai/NKBa'

Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng,
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên, Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,
Chuyện bé nhỏ giữa giòng đời động loạn...
Tomorrow I'm going...It's no big a deal,
It happens all the time, like fallen leaves in the park
Like flowers driven by winds onto the sidewalk,
These are minor matters in the turbulent waters of life...
Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.
Death is hovering over my deathbed,
Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace
While my breathing is going to cease
And I'm lying, waiting to bid farewell.
Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...
These last dying moments...I wouldn't care less..
The hot and cold months on this planet.
No matter I'm rich or full of glory,
At the end I still return to dust and ashes ...
Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,
Để đi vào ranh giới của âm dương,
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...
My finite existence decisively comes to an end
And enters the yin and yang borderlands
I won't be bewildered at the frontier's gate
Earthly realm is on this side, the other an unimaginable and unknown fate
Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả, Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...
I only wish my soul is always at peace,
Traveling lightly, I quicken my pace
Leaving behind those who push and pull,
While I finish my journey on earth's face...
Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...
My eyes are already closed....please don't shed tears of sympathy
Please, no flower wreaths, no offerings, nor condolences,
No videotaping, no picture taking for memories. That would only bring stresses and strains to the surviving...
Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,
Đến trần truồng và đi vẫn tay không.
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...
A quick look behind and life is just like a dream
I arrived naked and I'm leaving with empty hands
Many ups and downs, happy and sad moments piled high,
Now they're all cleared up...I'm stepping on board, the boat has arrived...
Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện,
Nên xem như giải thoát một kiếp người,
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...
If you miss me...Please silently pray,
And consider a life has been liberated,
Be calm, relaxed, and gay,
I go first, you follow behind, we'll meet again...

good-bye-quotes-and-sayings

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Xúc xích chay xào ớt chuông - Kim

image

- 1 quả ớt chuông xanh, 1 quả ớt chuông đỏ.

- 1 củ hành tây, 6 cây xúc xích, hạt nêm, đường, boa rô bằm, tiêu bột.

- Ớt chuông, hành tây rửa sạch, thái thành lát vừa ăn. Chần sơ các nguyên liệu qua nước sôi để loại bỏ mùi hăng, nồng của ớt và hành.

- Xúc xích thái lát xéo, phi thơm boa rô cho xúc xích vào đảo đều.

th

- Khi xúc xích vừa săn lại thì cho ớt, hành tây vào xào đều. Nêm tí muối và tí bột nêm chay cho vừa ăn.

- Dọn món ăn ra đĩa, rắc lên ít tiêu bột rồi dùng với cơm trắng.

Kim

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Dò cháo quẩy - Trí Thức Trẻ

Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 28

Với cách làm quẩy này bạn mất thời gian hơn đi mua nhưng lại đảm bảo vệ sinh và giúp bạn an tâm hơn khi ăn ngoài hàng!

Chuẩn bị nguyên liệu sau:

- 200g bột mỳ

- 108g nước lạnh

- 3 muỗng canh dầu lạc (khoảng 45ml)

- Một chút muối

- 2,5 muỗng cà phê bột nở (baking powder), tương ứng với khoảng 12.5g, đây là thành phần quan trọng nhất để làm món quẩy giòn.

Hướng dẫn cách làm chi tiết:

Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 4

Rây 200g bột ra thố trộn lớn.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 6

Thêm 12,5g bột nở, 45ml dầu đậu phộng và một chút muối.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 8

Từ từ đổ 110ml nước lạnh, vừa đổ vừa trộn đều.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 10

Nhào bột bằng tay để bột đạt độ mịn đồng nhất, quá trình này mất khoảng 3 phút. Đặt bột trở lại bát, dùng bao nylon bọc kín, để ở nhiệt độ tự nhiên từ 28 – 32 độ C trong khoảng 1 giờ. Ở khâu này, độ nở, độ mềm của bột hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng men nở, cũng như tùy nhiệt độ tự nhiên, nếu trời nóng gắt, thời gian bột nở sẽ sớm hơn khi tiết trời dịu mát.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 12

Lấy bột ra khỏi bát, đặt lên mặt phẳng có lót sẵn giấy nướng cho khỏi dính. Dùng nắm đấm tay ấn bẹp bột, sau đó nhấc bột lên, gấp bột lại, tiếp tục ấn bẹp. Lặp lại thao tác này liên tục trong 5 phút.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 14

Đặt bột vào một túi nylon, đẩy hết không khí bên trong ra, sau đó xoắn chặt miệng túi lại. Đặt bột vào ngăn đá tủ lạnh (khoảng 4 độ C) qua đêm.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 16

Lấy bột ra khỏi tủ lạnh, để bột ở nhiệt độ phòng trong 45 phút cho bột mềm trở lại. Quết một lớp dầu lạc lên mặt thớt khô sạch. Vừa lăn, vừa kéo dài khối bột thành một dải dài khoảng 30cm.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 18

Sau đó cán mỏng bột thành hình chữ nhật có chiều ngang 8 -10cm (độ dài vẫn là 30cm), độ dày khoảng 0.5cm.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 20

Bây giờ bạn phải chuẩn bị chảo rán. Để rán quẩy, bạn có thể dùng chảo nhỏ (nhưng không quá nhỏ so với chiều dài của quẩy để không làm quẩy bị biến dạng) và sâu lòng. Nếu không bạn dùng một chiếc nồi nhỏ cũng được. Ở đây, chiếc nồi sử dụng có đường kính 24cm. Lượng dầu trong nồi đạt độ sâu từ 3 – 4cm là thích hợp. Sau khi đổ dầu vào thì bắt đầu đun nóng. Có một kinh nghiệm mách nhỏ bạn là phải để lửa ở độ cho dầu sôi nhưng không bốc khói.

Cắt miếng bột thành 2 đoạn cỡ 1.5 – 2cm theo chiều rộng, xếp chồng hai miếng lên nhau, dùng que xiên hoặc sống dao ấn nhẹ theo chiều dọc cho đoạn bột trên lún xuống và dính vào đoạn dưới.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 22

Dùng hai tay cầm hai đầu quẩy, từ từ kéo dài cho đến khi gần đạt với đường kính của chảo/ nồi, kết thúc bằng thao tác xoắn nhẹ hai đầu.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 23

Nhẹ nhàng thả quẩy vào chảo dầu, ban đầu bánh sẽ chìm xuống đáy nhưng bột nhanh chóng nở phồng và quẩy nổi lên trên mặt dầu, lượng dầu nhiều nên bạn dễ dàng dùng đũa lật bánh khi thấy quẩy ngả vàng. Thời gian này bạn cần phải liên tục lật quẩy bằng đũa để quẩy được vàng đều các mặt.

Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 24

Canh cho đến khi bột nở hết cỡ, quẩy vàng ươm thì bạn có thể gắp ra, để vào đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu hoặc vỉ thưa.

Mách nhỏ: Chiên bánh bằng mỡ nước là một chi tiết quan trọng làm cho vị bánh khác hẳn nếu dùng dầu thực vật thay cho mỡ nước. Mỡ nước có độ nóng rất cao, bánh chiên dễ giòn xốp và thơm vị béo mạnh hơn là dùng dầu thực vật. Tùy sở thích mà chị em nội trợ dùng dầu thực vật thay cho mỡ nước nhé!

Thành phẩm:

Chiếc quẩy nóng hổi đạt chuẩn khi vỏ ngoài vàng giòn, bên trong mềm sắc tráng, hơi dai dai và có kích thước lớn hơn gấp nhiều lần trước khi chiên. Hai lớp bánh dính hẳn vào nhau nhưng cũng dễ dứt ra. Nếu trong quá trình chế biến, bạn gặp một vài vấn đề nhỏ, chẳng hạn như ở khâu cán bột, khi kéo dài ra mà thấy bột không giãn mà lại đứt là bột nhồi bị khô, thiếu nước. Lúc này bạn phải thêm nước và nhồi bột kỹ chút nữa nhé! Còn nếu thấy bánh không nở xốp ở dạng gần như có rất nhiều bọng khí bên trong thì nghĩa là bột ủ chưa tới, lần tới rút kinh nghiệm chờ thêm chút nữa nhé!

Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 26

Với cách tự làm quẩy này bạn mất thời gian hơn đi mua nhưng lại đảm bảo vệ sinh và giúp bạn an tâm hơn khi ăn ngoài hàng, không ngại dầu cũ hay sử dụng chất hóa học… Với món quẩy nóng giòn, bữa sáng của gia đình bạn sẽ thêm phần hấp dẫn khi dùng kèm với các món cháo. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể bọc kín quẩy sau khi chiên giòn và lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Ít nhất thì bạn cũng có thể sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày đấy!

Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 27

Cái giòn của quẩy chìm trong từng miếng cháo hay phở nóng hổi, thơm phức khiến người ăn cảm thấy rất thích miệng. Dạ dày ngày mới của bạn đảm bảo sẽ được lấp đầy, chắc nịch cho mà xem.

Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh! 28

Chúc cả nhà thành công và ngon miệng với cách làm quẩy này nhé!

Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Dầu Cháo Quẩy – Tổng hợp

ATC: Cùng một ngày mà có hai người giới thiệu món Dầu Cháo Quẩy. DS đăng bài này trước, ngày mai sẽ đăng cách làm kia sau. Dầu cháo quẩy ăn với cháo trắng hình như là đúng điệu nhất. Người Hoa thì ăn với sữa đậu nành nóng. DS thích ăn với cháo chay, bánh cuốn chay, bánh bò hay là ăn quẩy không cũng ngon lắm. Bài giới thiệu của Phan Cẩm Thượng, cách làm của cherryblossoms83 và công thức theo SDA. Mời các bạn cùng nghiên cứu.

image

Vài trăm năm nay, người Việt đã ăn “Dầu cháo quẩy,” nhưng chẳng bao giờ hỏi xuất xứ của nó và coi nó gần như một loại bánh ăn với cháo, mì, bún, phở. Một thứ cứng và ròn không mặn, cũng không ngọt, có vẻ tương phản với các món nấu có nước kia. Ăn với món nước có thể dùng bánh đa nướng như cháo Thanh Hóa, nhưng thế nào cũng không bẳng quẩy Tầu.

Vào thời Tống, bộ tộc Kim ở phương Bắc liên tục quấy rối Trung Hoa. Biết Nhạc Phi là một vị tướng tài ba có khả năng chống được xâm lược, quân Kim bèn mua chuộc tể tướng nhà Tống là Tần Cối ám hại Nhạc Phi. Nhạc Phi chết, người Trung Hoa mất nước, căm giận Tần Cối vô cùng, bèn đúc tượng hai vợ chồng Tần Cối quỳ trước mộ Nhạc Phi. Như thế chưa hả, người ta bèn nặn ra một thứ bánh bột mì cái ngắn cái dài gọi là hai con quỷ, tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối, rán trong dầu (giống như hình phạt quẳng vào vạc dầu) rồi đem chiên (rán) cho hả dạ, gọi là "Dầu thiên quỷ," nói theo tiếng Quảng Đông là “Dầu cháo quẩy.” Dầu cháo quẩy ra đời từ đấy và trở thành món ăn kèm với cháo loãng không thể thiếu, nhưng ý nghĩa của nó cũng dần bị lãng quên.

Chiên quẩy là một nghệ thuật, mà cho đến nay người Việt vẫn không tài nào học được. Quẩy Tầu ròn tan, ruột gần như rỗng, các màng kết ngang nên làm cho nó cứng. Bí quyết nằm ở chỗ ủ bột theo thời tiết từng ngày. Và ngay cả người Tầu cũng thường ủ hỏng bột. Lúc đó họ phải cậy đến một chuyên gia đi chữa cho từng chậu bột, như bác sĩ đi khám bệnh vậy. Khi người Tầu phần đông đi khỏi Việt Nam họ mang theo cả bí quyết lạc rang, táo dầm, chí ma phu, ma thầy cố và dầu cháo quẩy. Người Việt cũng thường ăn quẩy, bèn tự chiên lấy. Quẩy Việt vừa to, vừa dầy, vừa nhẽo nhẹt chỉ như một thứ bánh bột mì chiên vụng. Sau 10 năm cải tiến, quẩy Việt đã ngon, ròn hơn, nhưng vẫn phải dùng nhiều bột và kết màng dọc. Nhưng người Việt vẫn còn chưa biết đến một tuyệt chiêu về quẩy nữa, đó là loại quẩy mềm, thường to như cái bánh mì, bên ngoài vàng nhưng bên trong trắng đặc, rất mềm và thơm ngon vô cùng. Một tô cháo thì chỉ cần một chiếc quẩy mềm là đủ. Còn cháo phải nấu thế nào nữa chứ? Không chỉ đơn thuần là một thứ gạo ninh nhừ với nhiều nước!

Theo Phan Cẩm Thượng

Theo cherryblossoms83

Vật Liệu
- 2 cup bột mì all purpose
- 1 tsp muối
- 1 cup nước ấm (khoảng 110 độ F)
- 3 tsp đường
- 2.5 tsp yeast
- 4.5 tsp baking powder
- 1 tbsp high gluten flour (optional)

Cách Làm
- Nước ấm 110 độ F, hòa tan 1 tsp đường và 2.5 tsp yeast cho đều, để ở chỗ ấm khoảng 15 phút cho yeast nổi (hỗn hợp sẽ nổi bọt như khi ủ bánh bò hấp)
- Trộn 2 tsp đường với hỗn hợp yeast cho đều
- Trộn đều muối + baking powder với bột cho đều xong rây vào thau đựng yeast trộn đều (theo cách làm trong video clip ở trên)
- Nếu có máy Kitchen Aid stand mixer có thể dùng doug hook để trộn bột, càng lâu thì càng ngon vì sẽ dai hơn.
- Nếu không có máy thì nhồi bột theo cách chỉ dẫn trong video clip ở trên.
- Sau khi đã nhồi và ủ bột 4 tiếng như chỉ dẫn trong video clip, đem bột ra cán và cắt từng miếng nhỏ. Xếp 2 miếng chồng lên nhau, dùng một que nhỏ nhúng nước đặt lên giữa miếng bột, nhấn mạnh cho hai miếng bột dính với nhau (giống như trong video clip), kéo dài miếng bột, thả vào chảo dầu nóng vừa đúng độ, chiên vàng.
- Chảo cần nhiều dầu và nóng mới thả bột dầu cháo quẩy dọc theo thành chảo vào chiên. Để lửa ở độ cho dầu sôi nhưng không bốc khói. Nhưng nếu dầu nóng quá, bánh sẽ không nở.
- Phải chiên lâu, mỗi chiếc bánh khoảng 10 phút thì bánh mới vàng.

Lưu ý
- Thời gian ủ bột có thể lâu hay mau tùy theo nhiệt độ khi ủ.
- Khi cán bột, nếu thấy bột không giãn khi kéo dài ra mà lại đứt khúc là bột nhồi bị khô, thiếu nước.
- Thỉnh thoảng dùng đũa hất nhẹ để trở mặt miếng dầu cháo quẩy. Nhớ là chỉ hất chứ không kẹp đũa để tránh bột bị xẹp
- Khi chiên thấy bánh không nở xốp, gần như rỗng ruột là bột ủ chưa đủ lâu, chưa nở đúng mức

Theo SDA

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Thầy

4754221753_fe347a7c44

Có người nhiều phước báu thì tìm ra ngay người Thầy tâm linh của mình từ lúc còn rất nhỏ, có người thì phải đi lòng vòng mất quá nhiều thời gian, có người lại quá bất hạnh mãi đến khi tóc đã bạc, hay nhắm mắt rồi mới biết đến Phật pháp thì đã quá muộn rồi.

Có lẽ không ở đâu trên thế giới chữ Thầy lại có nhiều danh từ  như ở Việt Nam.

Thầy : có nhiều vùng miền ở vùng thôn quê phía Bắc gọi Thầy là Cha (Cha đẻ) ; Thầy dạy chữ (Thầy giáo); Thầy thuốc (Bác sĩ) ; Thầy dạy nghề (truyền nghề) ; Thầy Tâm Linh (các vị tu sĩ) và có cả thầy bói, thầy cúng, thầy phong thủy …

Và đã là con người, trong một kiếp người có lẽ không ai là chưa gặp một người Thầy nào bao giờ cả, kể cả những người chưa bao giờ cắp sách đến trường hay không một lần biết gọi nhưng vẫn có Thầy và gặp Thầy đấy. Bạn cứ ngẫm mà xem !

Là người Việt Nam cứ mỗi độ đông về hay ở phương Nam không có mùa đông đi nữa thì cứ đến tháng 11 hàng năm người người ai cũng nhớ về một người Thầy nào đó của mình cho dù người Thầy ấy hiền từ, nhân hậu, dữ dằn hay là Thầy ‘’máy chém’’* hay một người Thầy khó tính, khắt khe, nghiêm khắc… với trò của mình thì kỷ niệm vui buồn ấy cũng ùa về một thời để mà nhớ.

Nghĩ suy về chữ Thầy thì đúng là Thầy chỉ là một cái nghề, nhưng là ngành nghề đặc biệt, một nghề đòi hỏi hội tụ của nhiều yếu tố tính nhân văn để làm nghề hơn những ngành nghề khác, đó là nghề nhà giáo (dạy chữ, dạy nghề), nghề Thầy thuốc( cứu người), đó là những ngành nghề cao quí nhất, được  mọi người  tôn vinh.

Rất nhiều người, cứ nghĩ rằng trong mỗi đời người chỉ cần học, cần gặp và có  hai người Thầy ấy( Thầy giáo, thầy thuốc) ở bên đã là đủ lắm rồi, cuộc đời mình đã chắc chắn đủ lông cánh bay xa, bay cao và phía trước là cả một bầu trời ngập tràn hạnh phúc.

Nhưng cuộc đời đâu có đơn giản thế, mong muốn của con người là vô cùng tận không ai ít muốn, biết đủ cả. Vì vậy mà người có quyền lực cao nhất là  vua của một nước rồi vẫn chưa đủ, lại muốn làm vua của nhiều nước khác và tham vọng đến bá chủ của thiên hạ. Người giầu rồi thì cứ muốn giầu thêm nữa, thêm nữa ; ai cũng muốn mình là chủ sở hữu của người này, người kia, của đất nước này, của món đồ kia. v.v…

Chính vì vậy mà trên thế giới từ khi con người có mặt ở hành tinh này không bao giờ thôi bớt xung đột  và ham muốn, dẫn tới chiến tranh tàn khốc, không bao giờ bớt ngừng khai thác tài nguyên, thiên nhiên của trái đất một cách không khoa học và thiếu khôn ngoan dẫn đến trái đất bị  thương nghiêm trọng.

Con người sinh sống trong một thời đại mà khoa học đang ở mức tột đỉnh, sự tiện ích của các sản phẩm khoa học mang đến cho loài người trong một thập niên  qua  là vô cùng to lớn mà không ai có thể phủ nhận. Nhưng bên cạnh đó thì tính nhân văn trong mỗi con người trên khắp thế giới lại đang bị xói mòn và tan chảy theo tỉ lệ ngược lại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc con người ngày càng khổ đau hơn, Chủ nghĩa hưởng thụ và sống thực dụng, sống nhanh đang làm cho lòng thương cảm của con người bị chai lỳ đi, trơ ra trước nỗi bất hạnh của nhân loại. Ta thản nhiên đi, thản nhiên bước qua, ta rụt tay vào  trước  tiếng kêu cứu và bàn tay đang đưa ra van xin ta cứu giúp của đồng loại.

Những người có quyền lực, có nhiều tiền trong tay cũng không hề tìm được hạnh phúc hay được an ổn, bất an luôn rình rập, nói chi đến người nghèo khổ, bệnh tật. Nỗi khổ niềm đau cứ bủa vây ta, giam nhốt ta mà không sao thoát ra được.

     Chỉ khi đó, có nhiều người còn đủ tỉnh táo, mới hốt hoảng đi tìm một người Thầy đó là người Thầy tâm linh, những người Thầy đã và đang đưa chân lý Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo của đức Phật, đế hướng dẫn cho con người thoát khỏi và vượt qua vòng tục lụy mà 2600 năm trước đức Phật đã nhận thấy.

Nhưng không phải ai cũng tìm được những người Thầy chân chính, những người Thầy tâm linh để cho ta nương tựa, để mang Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo để ta đi, để ta vượt qua được những bế tắc, nghịch cảnh hay tư vấn cho ta những phương thức thực tập để ta vượt qua được nỗi khổ niềm đau, để ta đứng dậy đi tiếp và đi vững chắc trên bước đường đời đang chờ ta ở phía trước.

Có người  nhiều phước báu thì tìm ra ngay người Thầy tâm linh của mình từ lúc còn rất nhỏ, có người thì phải đi lòng vòng mất quá nhiều thời gian,  có người lại quá bất hạnh mãi đến khi tóc đã bạc, hay nhắm mắt rồi mới biết đến Phật pháp thì đã quá muộn rồi.

Quan niệm về những người Thầy tâm linh trong thập niên đầu thế kỷ 21 cũng phải cần thay đổi : điều kiện cần và đủ để trở thành một người Thầy tâm linh trong một thế giới toàn cầu này thì phải có trình độ hơn những người mà họ muốn được nghe hướng dẫn. Thầy tâm linh giờ đây không chỉ là gõ mõ, thuộc kinh là đủ và chỉ biết  dừng lại ở lời khuyên người tìm đến bằng những câu quen thuộc ‘’ Con về chịu khó niệm Phật, đừng làm việc ác, chịu khó làm lành… ‘’như vậy vẫn chưa đủ so với những gì mà thế hệ trẻ bây giờ đang đòi hỏi, đang muốn khám phá, đang muốn tìm tòi, đang muốn lựa chọn cho mình một con đường, một tôn giáo vượt trội so với các tôn giáo khác về logic khoa học, để nương tựa trong một thế giới mà mọi sự thay đổi đang  diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

Để đạo Phật hòa nhập với cuộc sống và thu hút giới trẻ, giới trí thức đến với đạo Phật. Có rất nhiều Thầy ngày đêm không biết mệt mỏi, trau dồi kiến thức tu học để có trí tuệ  hơn hẳn người cần được tư vấn, giúp đỡ  một cái đầu để trở thành một người Thầy tâm linh đúng nghĩa, đồng thời phải tu tâm, giữ mình trong sạch như người đời nghĩ tưởng : tu sĩ phải là một người rất chuẩn mực về đạo đức thì mới xứng đáng làm người Thầy tâm linh.

Để làm một Thầy giáo, một Thầy thuốc  chân chính đã khó làm một người Thầy tâm linh còn khó gấp vạn lần. Với chỉ một chữ Thầy mà đức Phật đã dạy phải kính Thầy như kính Phật, kính Pháp.

Nhân ngày 20/11 Ngày nhà Giáo Việt Nam tất cả những ai đã nhận Phật làm Thầy điều đó cũng có nghĩa là đã nhận các vị tu sĩ (những người xuất gia) làm Thầy thì hãy cùng chắp tay kính lạy các Thầy với tất cả tấm lòng biết ơn và  ngàn lần xin cám ơn Thầy, người Thầy tâm linh của chúng con.

                               *Thầy "máy chém" thầy giáo cho học sinh rớt môn học nhiều nhất.

Sài Gòn   tháng  11  năm 2013

Giác Hạnh Hoa

http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/su-kien-van-de/14324-thay.html

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Cà tím xào tương miso – Tuệ Lan

IMG_5309

Nguyên liệu:

  • 2 trái cà tím cỡ vừa, lựa trái thuôn dài, bóng đều thì cà sẽ non, ít hột.
  • 1 muổng cà phê gừng bằm nhuyễn.
  • 1.5 muỗng cà phê tương miso (hòa chung với 2  muỗi canh nước lạnh cho thành hỗn hợp sền sệt)
  • 1 trái ớt.
  • 1 nhúm lá húng quế.
  • Dầu ăn, tiêu, chút mè trắng đã rang vàng

Thực hiện:

- Cà tím bổ dọc trái, cắt chéo từng lát mỏng chừng 5mm, ngâm vào chậu nước pha chút muối để cà không bị thâm.

- Bắc chảo lên bếp đợi nóng, bỏ chút dầu ăn, bỏ gừng bằm vào khử cho thơm.

- Bỏ cà vào chảo đảo đều tay, bỏ tương miso đã pha với nước, nhớ bỏ từ từ vì độ mặn của các loại tương sẽ khác nhau, lạt chút dễ điều chỉnh hơn. Cho một chút nước sôi vào để cà có nước dễ dẫn nhiệt mau chín và tương miso thấm đều vào cà hơn. Không cần phải nêm thêm gia vị vì tương đã đủ mặn, có thể nêm thêm chút đường cho vừa khẩu vị.

- Tắt bếp, nêm ớt, rau húng quế cắt nhuyễn, mè trắng và tiêu.

- Dùng với cơm trắng khá bắt.

IMG_5304

Cà tím xào tương miso mang lại hương vị mới, khác với cà tím nướng hoặc cà tím xào dầu hào.

Vậy là chúng ta có thêm món chay mới, thay đổi khẩu vị để các bữa cơm chay ngày càng phong phú phải không các bạn?

Tuệ Lan

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Cơm gạo lứt 12 loại và khóa tu niệm Phật tại chùa Giác Lâm 11/2013

12gaolut 029

Gạo này là do một người bạn Đạo gởi tặng, rất quý, nơi DS ở không thấy có bán. Nghe nói bạn ấy nhờ 1 người bạn mua từ Cali. Hôm qua, 16/11/2013, DS nấu đem vô cho đại chúng trong khóa tu niệm Phật thưởng thức. Bạn của DS dạy DS nấu theo kiểu này dễ lắm. Mọi người đều khen ngon. Hạt cơm nở mềm dẻo, ăn nghe lụp bụp rất là thú vị. Cơm nấu xong DS úp ra cái dĩa để dùng nồi nấu đợt hai. Cơm trông giống cái bánh bông lan sô cô la quá hén Smile

Nguyên liệu:

12gaolut 030

  • 5 chén gạo lứt 12 loại
  • 7 chén nước

Cách nấu:

1. Tối vo gạo cho sạch

2. Lường nước cho vô nồi nấu cơm điện (thứ nồi nấu được 10 chén) ngâm qua đêm

3. Sáng dậy bấm nút

4. Mùi thơm bay bát ngát cả nhà, 1 tiếng sau là cơm chín ngon lành

5. Chú ý mình chỉ nấu 5 chén cho nồi nấu được 10 chén thôi nhé vì sợ nó trào ra tùm lum, và nếu nấu nhiều quá cơm sẽ không đủ hơi, không chín. Nếu muốn nấu nhiều thì trút cơm ra, nấu tiếp. Ở đây, DS ngâm gạo trong 2 tô riêng. Nấu 1 lần, rồi trút ra nấu lần nữa.

Các món ăn trong khóa tu hôm nay thật là phong phú mời các bạn thưởng thức nhé:

12gaolut 036

Bơ gơ chay

12gaolut 037

12gaolut 039

1 loại nui, xào 2 kiểu khác nhau

12gaolut 040

Bún xào

12gaolut 041

Mì xào

12gaolut 043

Cải ngọt xào nấm

12gaolut 044

Bắp cải xào

12gaolut 038

Dưa cải xào

12gaolut 042

Măng kho thập cẩm

12gaolut 045

Cháo bạch quả

Có ẩm thực rồi thì phải có pháp thực, chứ không thôi mang tiếng mình đi tu mà chỉ toàn là đi… ăn. Smile

Mấy tháng nay Ni Sư giảng về 37 Phẩm Trợ Đạo:

I. Tứ niệm xứ

II. Tứ chánh cần

III. Tứ như ý túc

IV. Ngũ căn

V. Ngũ lực

VI. Thất bồ đề phần

VII. Bát chánh đạo

I. Tứ niệm xứ: bốn điều ghi nhớ, quán xét

  1. Quán thân bất tịnh
  2. Quán tâm vô thường
  3. Quán pháp vô ngã
  4. Quán thọ thì khổ

II. Tứ chánh cần: 4 pháp siêng năng tinh tấn

  1. Ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh
  2. Dứt trừ các điều ác đã phát sanh
  3. Phát lộ các điều lành chưa phát sanh
  4. Phát triển các điều lành đã phát sanh

III. Tứ như ý túc: bốn phương tiện giúp được như ý

  1. Dục như ý túc
  2. Tinh tấn như ý túc
  3. Nhất tâm như ý túc
  4. Quán như ý túc

IV. Ngũ căn: căn là cội gốc

  1. Tín
  2. Tấn
  3. Niệm
  4. Định
  5. Huệ

V. Ngũ lực: sức mạnh do tu ngũ căn

  1. Tín
  2. Tấn
  3. Niệm
  4. Định
  5. Huệ

VI. Thất bồ đề phần

  1. Trạch pháp giác chi
  2. Tinh tấn giác chi
  3. Hỷ giác chi
  4. Khinh an giác chi
  5. Niệm giác chi
  6. Định giác chi
  7. Xả giác chi

VII. Bát chánh đạo

  1. Chánh kiến
  2. Chánh tư duy
  3. Chánh ngữ
  4. Chánh nghiệp
  5. Chánh mạng
  6. Chánh tinh tấn
  7. Chánh niệm
  8. Chánh định

Còn tiếp…

http://www.lotuspro.net/niemphat37.htm

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Hải Triều Âm Cảnh Sách

htacanhsach0 001

htacanhsach 001

Kỷ niệm Thầy (Sư Bà Hải Triều Âm) cho 4.2.ÂL (2006)

Từ bỏ tham sân si

Không chiều theo sân giận(chấp nhận và cảm thông) tâm sẽ an tịnh bình an. Thánh nhân tuyên bố: thế là việc cần làm đã làm xong. Với chúng ta việc này còn xa lắm. Nhưng hành trình ngàn dậm phải bắt đầu bằng bước đầu tiên.

Hãy tha lỗi, đừng nuôi dưỡng 1 phiền não nào.  Đừng bận lòng đến 1 trái ý nào. Đời sống ngắn ngủi. Rồi ai cũng chết, chúng ta sống chẳng được bao lâu nên cần sống tốt đẹp.

Bệnh tật là cơ hội phát triển đức nhẫn nại. Dù không nói được miệng vẫn gắng tươi cười, tâm vẫn quyết định từ bi. Bằng cách này giúp cho mọi người an vui trong hiện tại. Vui vẻ chấp nhận bệnh tật thì cuối cùng sẽ vui vẻ ra đi.

Hiểu rõ thế gian vô thường, ta thấy được chân lý của cuộc đời. Biết ơn lòng tốt của mọi người, ta thương yêu cha mẹ sâu đậm hơn. Khiêm tốn kiên nhẫn, quý trọng, hòa hợp với mọi người chung quanh.

Thân nằm bệnh, tâm vẫn giữ chánh niệm bằng hơi thở. Hoặc rải từ bi bằng cách niệm niệm nguyện cho tất cả chúng sanh an vui. Người trí tuệ chịu cơn đau của bệnh hoạn như vậy là đang đi con đường về Niết Bàn ngày mai.

Cố gắng giữ sự tha thứ làm hàng đầu. Nước mắt cùng mặn. Máu cùng đỏ. Đang cùng ở trong vô minh luân hồi. Nên từ bi thông cảm để huynh đệ cùng an vui.

Con bò cạp bị rớt trong nước. Một người đưa tay vớt, bị nó kẹp. Loay hoay thế nào bò cạp lại bị rớt xuống nước. Người lại vớt, lại bị kẹp. Làm sao ngu thế? Đã bị kẹp mà còn vớt? – Thưa bản chất của bò cạp là kẹp. Bản chất của người là cứu vớt. Từ bi dù bị đáp bằng tệ bạc vẫn tha thứ không phiền trách. Nhưng từ nay sáng suốt hơn, dùng cành lá để cứu vớt. Không bị kẹp, sẽ còn cứu giúp bò cạp vào những dịp khác.

Cố gắng vun bồi Từ Bi thì tông phái, mầu da, chủng tộc v.v. đâu có thể phân chia. Thành kiến, ích kỷ, sợ hãi… sẽ tiêu tan. Từ bi hàn gắn các vết thương cho dù chưa hoàn toàn. Ta vẫn hài lòng vui vẻ vì ta đã cố gắng.

Không gì quý hơn là vâng lời Phật dạy: giữ tâm trong sạch từ bi. Giữ giới sát sanh, tôn trọng sanh mạng, yêu mến và bảo vệ sự sống./.

Đây là bài viết bằng tay của Sư Bà Hải Triều Âm.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Hạt dẻ và củ sen kho chay – Tuệ Lan

IMG_5299

Nguyên liệu:

  • 250 gr hạt dẻ tươi

IMG_5295

  • 250 gr củ sen
  • 5 cái nấm đông cô.
  • 5 tai hoa hồi.
  • Ớt, tiêu, gừng, tỏi (nếu không kiêng), nước tương, dầu hào chay, đường nâu và dầu ăn.

Thực hiện:

- Hạt dẻ luộc khoảng 10 phút, gỡ vỏ.

- Củ sen gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, luộc 5 phút.

- Nấm đông cô ngâm nước rửa sạch nhiều lần, cắt miếng vừa ăn.

- Gừng/tỏi/ớt bằm nhuyễn.

- Bắc chảo dầu nóng bỏ gừng/tỏi/ớt vô xào cho thơm. Bỏ tiếp hoa hồi, củ sen xào. Nêm chút nước tương, đảo khoảng 3 phút bỏ hạt dẻ vào xào, nêm chút nước tương, dầu hào chay, tiêu, đường. Bỏ chút nước nóng vừa sâm sấp mặt. Đun nhỏ lửa khoảng 20 phút hoặc đến khi củ sen mềm. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Tắt bếp rắc tiêu dùng nóng với cơm trắng.

Thành phẩm có mầu nâu tự nhiên của dầu hào, nước tương và đường nâu quyện lại. Củ sen mềm, hạt dẻ và nấm đông cô thấm gia vị. Mùi thơm của hoa hồi, gừng và tiêu giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.

Chúc các bạn ngon miệng với món kho này.

Tuệ Lan

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Không có Chánh ngữ sẽ không có những điều tốt điều lành

NPT - Nói là một nghệ thuật và cũng là một cách tu qua sự quán sát chọn lời và lắng nghe. Còn Chánh ngữ không phải là sự chỉ dẫn cho tất cả những điều tốt điều lành, nhưng không có Chánh ngữ thì không có tất cả những điều tốt điều lành được tồn tại.

Học Phật nên biết

Chánh kiến và chánh tín

Cuộc sống hằng ngày với con đường Bát Chánh Đạo

Con người sinh ra vốn không hoàn hảo và ai ai cũng có sai sót, lầm lỗi, không trừ một ai.Do đó trong cuộc sống, đôi khi có nhiều điều đã nói ra, làm cho người ta tự trách mình tại sao mình lại nói những lới nói sai như thế đó.

Từ những lỗi lầm gây ra trong lời nói đã làm cho con người ý thức được cái giá trị hay đẹp cao cả đáng quý của nó để giúp cho mình tự kiểm soát được tâm ý của chính mình. Từ đó sữa đổi bản thân và góp phần tô bồi cho cuộc sống xã hội thêm tươi đẹp hơn.

Sai lầm 
tiếp nối sai lầm không chỉ là cách để hối hận, ăn năn hay sám hối trong lời nói bằng hai chữxin lỗi và xin lỗi, mà còn là cách để nhắc nhở về những điều tốt điều lành mà người ta thường tự trách mình hay quên không làm.

Trong tinh thần Phật học làm chủ lời nói không có phải là chủ đề mới lạ, nhưng những thói quen, đã học, đã hiểu, đã biết về chánh ngữ, đã thường hay bị quên thực hành. Do đó cho dù con người có rút tỉa hàng nhiều kinh nghiệm, từng trãi trong cuộc sống, từ nhỏ cho đến lúc bạc đầu vẫn còn có những sai lầm.

Chánh ngữ không phải là sự chỉ dẫn cho tất cả những điều tốt điều lành, nhưng không có Chánh ngữ thì không có tất cả những điều tốt điều lành được tồn tại.

Chánh ngữ là những cách ăn nói, xử thế, nhã nhặn, thành thực, chân thành và cũng là một trong những nền tảng căn bản để xây dựng con người.

Chánh ngữ là chữ Đức Phật dùng làm việc giáo dục nhân bản để giúp con người tự rèn luyện để trở thành một con người sống phù hợp với những nghi thức trong xã hội về mặt tinh thần cũng như thể xác.

Chánh ngữ trong tiếng Phạn gọi là samyag-vāk và viết theo mẫu devanāgarī: सम्यग् - वाक्hay सम्यग्वाक् là cách viết theo nguyên tắc nối âm của chữ Phạn.

Chánh ngữ thuộc nhóm Giới (tiếng Phạn: शील śīla, có động từ gốc là √ शील् śīl, có nghĩa: phục vụ, thực hành, quy luật, kỷ cương ) trong Bát Chánh Đạo.

Chánh ngữ có nghĩa là lời nói đúng xa lìa lời nói hư dối, một lời nói ra không làm cho tan vỡ, hạnh phúc gia đình, không làm cho mọi người nghi ngờ lẫn nhau, một lời nói để lợi cho mình và cho người, một lời nói ra người nghe hoan hỷ, một lời nói có ích lợi làm cho tâm người nghe được an tịnh, một lời nói thành thật ngay thẳng, bình đẳng, hòa nhã, rõ ràng, giản dị, khuyến tấn, một lời nói hợp thời và đúng lúc, hợp tình và hợp lý, mang đến cho người nghe cảm giác thương yêu, Từ, Bi, Hỷ, Xả. Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành.

Lời nói là sự biểu hiện của tâm tư và ý nghĩ, nếu không cẩn trọng, thiếu suy nghĩ, thì lời nói dễ làm cho người khác đau khổ, mà đôi khi chính mình cũng cảm thấy ăn năng hối hận, vì nói lời bất cẩn của mình mà gây ra tai họa.

Bản chất của lời nói tùy thuộc vào những nội dung khác nhau của tâm thức. Nếu tâm có nhiều giận hờn, bức xúc… thì lời nói sẽ mang sắc thái nặng nề, hung dữ. Còn nếu tâm ta thanh tịnh thì lời nói sẽ dễ nghe, trong âm điệu hài hòa. Nói là một nghệ thuật và cũng là một cách tu qua sự quán sát chọn lời và lắng nghe.

Trên phương diện so sánh, Tư duy thì có tìm hiểu và suy xét, còn Ngôn ngữ thì có lời nói và sự phân tích, chứng minh, hay diễn tả mà còn gọi là luận. Như vậy Ngôn được hiểu như Tìm hiểu của Tư và Luận được hiểu như Duy.

Từ điểm này cho thấy tám yếu tố của Bát Chánh Đạo, dù có sự phân chia chúng ra thành những nhóm khác nhau, nhưng chúng vẫn có sự liên quan mật thiết với nhau.

Kết qủa cho thấy rằng: Càng thực tập Chánh tư duy, thì càng tạo điều kiện để giúp cho những mầm móng của Chánh kiến khác được nẩy nở và tăng trưởng thêm. Chánh kiến là nguồn nuôi dưỡng của Chánh tư duy.

Nhờ sự phát triển của Chánh kiến và Chánh tư duy mà Chánh ngữ được biểu hiện rõ ràng. Do đó khi lời nói gây ra đau khổ thì phải biết đó là sự nhìn thấy chưa rõ ràng và việc suy nghĩ chưa đúng.

Trong tương giao giữa mọi người, Chánh ngữ là phương pháp để thu phục nhân tâm hay cách xử thế qua cách nhìn đúng, nghĩ đúng bằng lời nói. Thí dụ như: Làm cách nào để khuyên bảo người khác, khi biết họ làm sai, nói sai, hay nghĩ sai? Nói cách nào để khỏi làm mất lòng người nghe? Chỉ có Chánh ngữ và Chánh ngữ.

Ngôn ngữ là chữ viết và tiếng nói để giúp cho con người, hiểu biết, trao đổi thông tin văn hóa, tạo điều luật ngăn ngừa những tội ác và xây dựng nền tảng văn minh cho nhau trong xã hội. Tất cả hạnh phúc trên đời đều bắt đầu từ lời nói của con người và đừng bao giờ mong người khác nói lời dễ nghe, trong khi chính mình chưa làm được như vậy.

Muốn thấy được đạo, tức là muốn cuộc sống được an lạc hạnh phúc, thì hãy tập làm Người biết cách nói đúng đắn, bằng những lời nói cao quý, hữu dụng, đầy đủ ý nghĩa sâu sắc, ghi lại ở trong phần giới của Đức Phật đã đề ra. Hiểu được như vậy, hành được như vậy, chính là Người tu theo Chánh ngữ.

Lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng không những đối với đời sống hạnh phúc của mỗi cá nhân mà còn có thể định đoạt được cả sự an nguy của xã hội. Chính vì thế mà Đức Phật đã đưa Chánh Ngữ vào Bát Chánh Đạo.

Trong kinh Lời Nói (Tăng Chi 5.198), có ghi:

Đức Phật giảng 5 yếu tố của một lời nói thiện lành như sau:

"Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ khưu, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những bậc Hiền trí chỉ trích. Thế nào là năm? Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời đem đến lợi ích, nói với từ tâm".

1) Nói đúng thời: có khi một lời chân thật nhưng không được phát biểu đúng lúc thì thành ra vô ích hoặc làm cho người khác bực mình. Người thiện trí phải tế nhị để áp dụng lời nói của mình đúng chỗ, đúng lúc.

2) Nói đúng sự thật: bậc thiện tri thức nói một lời phải dựa trên sự thật, không ngụy biện, không lừa dối.

3) Nói lời nhu hoà: lời nói cần phải dịu dàng, lễ phép, tạo không khí hòa hợp.

4) Nói lời đem đến lợi ích: lời nói phải có mục đích và ý nghĩa của nó, dù là lời chân thật nhưng không có mục đích đem lại lợi ích cho ai, thì đó cũng chỉ là lời nói nhảm, vô dụng.

5) Nói lời với từ tâm: lời nói phải phát xuất từ tấm lòng thương yêu, cẩn trọng.

Trong kinh số 58, Trung Bộ, có ghi:

Vương tử Vô Úy hỏi Đức Phật rằng có thể nào lời nói của Ngài làm phật ý người khác hay không. Ngài trả lời:

Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.

Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.

Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói..

Kính bút

TS Huệ Dân

http://nguoiphattu.com/mobile/news.php?id=36246/Khong-co-Chanh-ngu-se-khong-co-nhung-dieu-tot-dieu-lanh

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Ăn Chay, Phóng Sanh - Ấn Quang Đại Sư

phongsanh

Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.

1. Bệnh dịch, tai nạn, bệnh nan y đều từ nghiệp sát hại.

Kiếp vận của thế giới ngày nay, chúng ta đang chịu nhiều tai họa đều do ác nghiệp quá khứ gây ra, dẫn đến cảm thọ quả khổ hiện tại.

Trong các ác nghiệp chỉ có sát sinh là nặng nhất.

Do nghiệp sát buộc chặt dẫn đến xảy ra nhân họa chiến tranh và những thiên tai lụt lội, hạn hán, đói khát, bệnh dịch, gió bão, động đất, sóng thần, nước dâng v.v… đều liên tục giáng xuống con người.

Mọi người phải biết tai họa chiến tranh đều do nghiệp sát đời trước chiêu cảm.

Bệnh nan y đều do nghiệp sát sinh đời trước mà đời này phải chịu.

Mọi người đừng tạo nghiệp sát hại, đã tạo nghiệp sát rồi thì nhất định phải chịu quả báo sát hại.

2. Kết nghiệp sát hại là do ăn thịt rất là thê thảm.

Kết nghiệp sát, chỉ vì ăn thịt mà gây ra thảm cảnh.

Tai họa ăn thịt vô cùng khốc liệt, không những hại đời này mà còn liên lụy đến nhiều đời sau.

Những tai họa chiến tranh, giặc cướp, lụt lội, hạn hán, tật bệnh liên miên đều do sát sinh ăn thịt mà ra.

Vì do sát sinh nên gây ra những thiên tai như thời tiết thay đổi thất thường, cho đến lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, sâu rầy phá hoại mùa màng là kết quả của nghiệp sát hại; lại còn xảy ra nhân họa hai bên đánh nhau. Xét kỹ nguyên do của các tai họa này thì đều nhân đời trước sát sinh ăn thịt mà chiêu cảm nên.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật tương lai. Mọi người nên nghĩ cách cứu giúp, che chở còn sợ không kịp, huống gì để thỏa mãn bao tử của mình mà đi giết hại thân mạng chúng sinh khác?

Mỗi ngày chúng ta ăn thịt, tức là mỗi ngày sát sinh. Nếu không giết hại nhất định không có thịt .

Người ăn thịt, tuy mình không giết hại con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.

Chúng ta giết các loài chúng sinh để thỏa mãn bao tử của mình. Lẽ nào thú vật là cây, đá, không biết đau đớn, không muốn sống, bằng lòng để người giết chết ăn thịt? Bạn đã giết nó để ăn thịt thì đời sau nhất định nó sẽ giết lại bạn để ăn thịt. Một đời người ăn không biết bao nhiêu là sinh linh. Cớ gì đem tiền mua tai họa (ăn thịt thì mắc nợ sát hại, nên nói là mua họa).

Người đời ăn thịt đã thành thói quen, nên biết bất kỳ thịt gì cũng đều có chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh. Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè.

3. Đạo Phật giải quyết nghiệp sát bằng cách niệm Phật, không sát sinh, ăn chay, phóng sinh.

Xã hội ngày nay đang luôn chịu nhiều tai hoạ, nên khi tai họa ập đến thì không cách gì tránh kịp. Nếu thường ngày chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định được Phật từ bi che chở, gặp dữ hóa lành, tai nạn không còn, cũng được tiêu trừ nghiệp chướng, trí tuệ sáng suốt, chướng ngại không còn, phước đức càng tăng trưởng.

Muốn diệt nghiệp sát quá khứ và hiện tại, chúng ta phải ăn chay không sát sinh, lại chí thành niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định tiêu trừ nhanh chóng, lại được tăng trưởng công đức và trồng căn lành.

Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp. Nếu mọi người làm theo lời dạy trong Văn sao Gia ngôn lục mà chí thành niệm Phật Di-đà và bồ-tát Quán Thế Âm thì chắc chắn sẽ được các ngài âm thầm gia hộ chuyển tai nạn có thành không; chuyển nặng thành nhẹ. Nếu người nào không chịu nghe theo, không chịu niệm Phật thì phải chịu tai ương.

Các bậc Đại thánh Đại hiền đều dạy không sát sinh mà phóng sinh là cứu vãn tai họa sát hại để bồi dưỡng quả phước, chấm dứt chiến tranh là nền tảng sống an vui lâu dài.

Các tai họa bất ngờ như bệnh dịch, lũ lụt, hạn hán v.v…luôn xảy ra liên tục. Người không sát sinh mà phóng sinh thì rất ít gặp tai họa. Người biết bảo vệ mạng sống là tự giữ mình. Người không sát sinh thì thoát được các tai nạn như sét đánh, quỷ thần hại, giặc cướp giết và báo thù tàn hại nhau ở đời tương lai. Một cửa ải ăn thịt, ăn chay này chính là cái gốc đoạ lạc hay siêu thoát và thiên hạ thái bình hay loạn lạc.

Nếu người nào muốn sống lâu, an lạc, không gặp tai họa bất ngờ thì nên không sát sinh, ăn chay là diệu pháp bậc nhất thoát khỏi thiên tai, nhân họa.

Chúng ta phải ra sức đề xướng không sát sinh, ăn chay làm giải pháp căn bản.

Xưa nay, tôi đề xướng sự lý như giữ giới sát, phóng sinh, nhân quả, báo ứng v.v… để mong cứu vãn thiên tai và nhân họa.

Mọi người muốn cầu trong nhà mình bình yên, thân tâm mạnh khỏe, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc thì hãy giữ giới sát, phóng sinh, ăn chay và niệm Phật, nếu cầu thì sẽ được.

Việc phóng sinh vốn là gợi mở thiện tâm của con người hiện tại và vị lai, vì mong mọi người giữ giới sát, ăn chay làm cho khắp chúng sinh đều được an vui, hưởng trọn tuổi thọ. Gần thì dừng được nhân sát sinh, xa thì diệt được quả sát sinh, nhỏ thì tâm chúng ta hoàn toàn thuần nhân từ, lớn thì dừng được chiến tranh trên thế giới. Mọi người đừng cho là việc không cần gấp mà cứ thản nhiên.

http://daophatcuukho.com/an-chay-phong-sanh-niem-phat-va-dut-tru-nghiep-sat-hai.html

How to help Typhoon Haiyan survivors (Làm sao để giúp nạn nhân siêu bão Haiyan)

ATC: Miếng khi đói bằng gói khi no. Lá lành đùm lá rách. Bầu ơi thương lấy bí cùng…  Bài viết này cho mình thông tin khá đầy đủ những nơi đang thực hiện việc cứu trợ. Các bạn có thể giúp những nạn nhân kém may mắn bằng check hay credit card.

DS chọn:

Hội Từ Tế Phật Giáo: Buddhist Tzu Chi Foundation: http://www.us.tzuchi.org/us/en/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=138&Itemid=397&lang=en

Hội từ thiện Do Thái: American Jewish Joint Distribution Committee, website: https://secure3.convio.net/jdc/site/Donation2?idb=2137527652&df_id=2741&2741.donation=completed&idb=2137527652.

Xin mọi người mở rộng lòng từ bi và xin cầu nguyện cho những nạn nhân xấu số.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Đây là bài viết của Christopher Dawson và Jennifer Grubb, CNN

updated 5:44 AM EST, Mon November 11, 2013

A woman mourns her dead son at a chapel in the aftermath of Super Typhoon Haiyan in Tacloban, eastern island of Leyte on November 9, 2013.

A woman mourns her dead son at a chapel in the aftermath of Super Typhoon Haiyan in Tacloban, eastern island of Leyte on November 9, 2013.

STORY HIGHLIGHTS

  • Relief organizations are accessing needs, but there are ways to help now
  • Typhoon Haiyan left utter devastation and thousands of casualties in the Philippines
  • As the storm targets Vietnam, aid may be needed there

(CNN) -- The stories coming out of the Philippines are unimaginable. Rushing water and wind tearing children away from their parents' arms. A death toll that may be over 10,000. A city of 200,000 in which no buildings appear to have survived intact.

One of the most intense typhoons on record, Haiyan (locally known as Yolanda) left catastrophic destruction behind.

If you're looking for someone missing in the Philippines, or if you have information about someone there, Google.org has launched the Typhoon Yolanda Person Finder. A Google crisis map has also been added to detail evacuation centers and areas designated for relief.

Charities and nongovernmental organizations (NGOs) from around the world are responding to this disaster. Many are detailed below with how they're providing aid and how you can help them make a difference.

Emergency support

The Philippine Red Cross (PRC) has deployed rescue and relief teams to evaluate the damage in the areas devastated by Typhoon Haiyan. You can donate to the Philippine Red Cross by selecting the Supertyphoon Yolanda campaign on their donation page. The International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies (IFRC) and Red Cross networks from around the world are supporting the Philippine Red Cross. Many have created specific funds for this disaster, including the American Red Cross, Canadian Red Cross and the British Red Cross.

The American Jewish Joint Distribution Committee (JDC) is working with local authorities, the Filipino Jewish community and their global partners to assist in providing for survivors' immediate needs. You can support their efforts online or by phone at 1-212-687-6200.

CARE's emergency response teams are coordinating with local partners in the Philippines to provide food, water, shelter and health care for those in need. Their teams in Vietnam are preparing for the potential need there as Typhoon Haiyan continues its devastation. You can support CARE's efforts on their website, or by phone at 1-800-521-2273 within the United States or +1-404-681-2252 outside the U.S.

Catholic Relief Services, the official international humanitarian agency of the Catholic community in the U.S., is on the ground helping with water purification, shelter materials and essential living supplies. You can donate to the organization's efforts online or you can call 1-877-435-7277. You can also type in your phone number on the website and a representative will call you back to take your donation.

Convoy of Hope's Global Disaster Response Team has shipping containers full of food and supplies on the way to the Philippines. The organization is preparing more supplies to be sent like canned goods, hygiene kits and water filtration units. You can visit Convoy of Hope's website to donate funds to their efforts or call 1-417-823-8998.

Mercy Corps is preparing to deliver food, water, temporary shelter and other basic supplies to devastated areas throughout the Philippines. You can support the organization by donating through their website, PayPal, or by calling 1-888-747-7440.

Oxfam America aid teams are on the ground in northern Cebu, northern and eastern Samar and Leyte, in the Eastern Visayas region in the Philippines. They're working to provide immediate access to water and sanitation materials. You can support this effort by donating online to their Typhoon Haiyan Relief and Recovery Fund, or by phone at 1-800-776-9326.

Adventist Development and Relief Agency's (ADRA) emergency response team is working in Manila and in the province of Bohol to provide food, emergency relief and medical aid to those in need. They have launched an emergency appeal that you can support online or by phone at 1-800-424-2372.

Teams from Plan are also on the ground responding to the needs of children and their families: their priorities are vulnerable youngsters and communities in rural locations. You can support their appeal on their website.

Food and water

The World Food Programme was already providing emergency food assistance in the Philippines following the October earthquake. With these emergency food stocks stretched thin, they're now mobilizing additional supplies and are flying in 40 tons of fortified biscuits in the coming days. Additional food supplies are needed. You can help these efforts by donating online or by calling 1-202-747-0722 domestically or +39-06-65131 for international calls.

Samaritan's Purse has sent disaster relief specialists, including water and nutrition experts, to the Philippines to deliver immediate aid. They have launched the Philippines Emergency Relief fund for this disaster, which you can support online or by phone at 1-828-262-1980.

World Vision is responding in the Philippines by first providing emergency food and clean water. They will also work to create child-friendly spaces and help families rebuild from this disaster. They have launched a Philippines Disaster Response Fund that you can support online or by calling 1-888-511-6443.

Action Against Hunger is on the ground providing drinking water and survival kits containing buckets, soap and chlorine tablets. They're also working to distribute sanitation equipment to prevent outbreaks of waterborne diseases. They're requesting assistance and you can help by donating online or by calling 1-877-777-1420.

Shelter

ShelterBox was already in the Philippines providing shelter after the 7.2 earthquake that hit Bohol on October 15. They are now expanding their operations to provide tents and essential equipment for families left homeless after Typhoon Haiyan. You can support their work in the Philippines either online or by calling 1-941-907-6036.

Habitat for Humanity is already providing help to 30,000 families with shelter repair kits to rebuild their damaged homes. You can support this work by donating from the Philippines to their Re-Build Philippines Fund or from the U.S. by contributing to their Disaster Response Fund. You can also make a donation by phone at 1-800-HABITAT.

Architecture for Humanity is mobilizing to assist with post-disaster reconstruction and the organization's working with local architects to identify the most critical rebuilding needs. You can support their Super Typhoon Haiyan Response online, by calling 1-415-963-3511 or by texting REBUILD to 85944 to make a $10 donation from your mobile phone.

Medical assistance

Americares has an emergency shipment on the way to the Philippines with enough medical aid for 20,000 survivors, including antibiotics, wound care supplies and pain relievers. You can support Americares with an online donation or by calling 1-800-486-4357.

International Medical Corps has pre-positioned medical supplies and their team is on the ground coordinating with their partners in the Philippines to distribute and provide medical aid. You can support their Typhoon Haiyan Emergency Response fund online or by calling 1-800-481-4462.

More than 1.5 tons of emergency medicine and medical supplies are en route to the Philippines from Direct Relief. The supplies include antibiotics, pain relievers, nutritional supplements, antifungal medications, wound dressings and chronic disease medicines. You can call in your donation by dialing 1-805-964-4767 or you can go online to support the organization.

Helping children

The U.S. Fund for UNICEF is helping children and their families in the Philippines receive shelter, clean water, nutrition and vaccines. Their emergency response can be supported online or by calling 1-800-367-5437. You can also donate directly to UNICEF in the Philippines here.

Save the Children is offering disaster relief support for children in the Philippines, Laos and Vietnam after Typhoon Haiyan. You can support their Philippines Annual Monsoon and Typhoon Children in Emergency Fund online. You can also donate by phone at 1-800-728-3843.

Emergency response teams from ChildFund International prepositioned supplies, including emergency kits and tents, and made arrangements with local suppliers to access food and non-food relief supplies. The organization is also preparing to setup child- centered spaces where kids can feel safe. Donate to ChildFund online to help children cope and recover confidence after this disaster.

http://www.cnn.com/2013/11/09/world/iyw-how-to-help-typhoon-haiyan/index.html

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Tàu Hũ Xoắn Ốc - Hồng-Vân Vũ

ATC: Món đậu hũ xoắn ốc này do chị Quảng Nhẫn giới thiệu. Chị ấy đã thử và ăn rất ngon nên chia sẻ với trang nhà ATC để mọi người cùng được ăn chay ngon. Chúc các bạn thành công và nhớ chia sẻ nhiều món ngon nhé.

Tàu hũ hay đậu hũ là một thức ăn không thể thiếu cho người ăn chay. Hầu như món chay nào cũng có tàu hũ cả. Người ăn chay đã tìm đủ cách chế biến tàu hũ: chiên xào hấp kho cùng với các thức ăn khác như rau củ hoặc tự mình ên. Tàu hủ có thể được để nguyên miếng, cắt nhỏ, xay nhuyễn, ...

Nhưng có một món mà mới nhìn vào, bạn sẽ không biết được món ấy làm từ vật liệu nào, trừ khi bạn đọc tên món ấy: Tàu Hũ Xoắn Ốc. Món này gồm những khoanh tàu hũ trông thật ngộ, có hình dáng như những con ốc, không khỏi gây hiếu kỳ cho người sắp được thưởng thức món này. Thực khách phải tự hỏi: Làm cách nào vậy? Thật ra thực hiện món này không khó khăn gì. Nhìn một lần là biết làm ngay, còn đọc bài này rồi làm lại thì không biết bạn có nắm được ý người viết không, thôi thì bạn cứ làm thử đi, nếu có thắc mắc thì chạy đến lớp nấu chay của hội Từ Bi Phụng Sự kiếm cô Hồng Vân nhé.

Vật liệu:

Để làm món này bạn cần có những vật liệu sau:

-1 bìa tàu hũ cứng mua ở các lò tàu hũ Việt Nam như Đông Phương hay Thanh Sơn

-10 lá rong biển, loại dùng quấn sushi

-Hỗn hợp bột ướp: 1 muỗng canh muối biển, trộn với 1 muỗng canh bột nêm (nhớ mua đúng hiệu Nhật) và 1 muỗng cà phê tiêu xay.

- Dầu ăn để chiên

-1 chai xịt nước

Cách bảo quản đậu hũ:

Đậu hũ mua từ các lò đậu hũ Việt Nam rất mau bị thiu, mặc dù để trong tủ lạnh nhưng sau chừng 3 ngày là có mùi chua và lên nhớt. Cho nên chúng ta nên luộc đậu hũ trong nước muối ngay khi mua về: Pha 1 muỗng cà phê muối trong nồi nước đủ để ngập miếng tàu hũ. Luộc trong 5 phút rồi vớt ra để nguội. Sau đó bọc nylon hay bỏ vô hộp nhựa cất tủ lạnh. Với phương pháp diệt trùng này, bạn có thể giữ miếng tàu hũ tươi tới cả 2 tuần.

Còn đối với đậu hũ chiên rồi, bạn cũng nên luộc như trên để rửa sạch dầu chiên vì dầu chiên ở tiệm đã dùng chiên trong thời gian rất lâu, ăn không tốt; và luộc cũng để diệt trùng.

Cách làm tàu hũ xoắn ốc:

-Miếng đậu hũ đã nguội. Bạn dùng con dao bản mỏng, cắt thành 10 lát. A, cái này hơi khó. Bạn nên cắt chầm chậm, ấn con dao xuống hơn là khứa. Sau khi cắt được 7 lát thì sẽ khó dựng miếng tàu hũ đứng thẳng. Bạn để nó nằm xuống và lạng ngang.

-Sau đó xát hỗn hợp muối nói trên lên tàu hũ. Bạn xát muối lên một mặt thôi. Để khoảng 15 phút cho muối ngấm vô tàu hũ.

-Giai đoạn 3 là quấn với rong biển. Bạn xịt một ít nước lên lá rong biển để nó mềm cho dễ cuốn.

-Để lát tàu hũ nằm xéo trên miếng rong biển. Gấp 2 bên vô rồi cuốn từ từ và hơi hơi chặt tay thôi, quá chặt sẽ làm rách rong biển đó.

-Bạn có thể quấn thêm 1/2 miếng rong biển ở chung quanh cái cuộn vừa mới làm để bảo đảm cuộn không bung ra.

-Cuộn hết 10 cái rồi bạn cắt mỗi cuộn làm 4 khoanh. Lúc này miếng tàu hũ rõ ràng là có hình hai lớp xoắn ốc: tàu hũ mầu trắng và rong biển mầu xanh lá cây đậm, rất đẹp.

-Cho dầu vào chảo, đợi nóng.

-Cho tàu hũ xoắn ốc vào dầu nóng (ngập 1/2 thôi) chiên vàng 2 bên.

Món này ăn không như vậy như món ăn khai vị hoặc bỏ vào bún riêu giả làm ốc hay bún chả cá chay thì thấy cũng có lý lắm.

http://www.viendongdaily.com/tau-hu-xoan-oc-5X3sTDwU.html