Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Lý thuyết và thực tế

Chah_03

Thiền sư Ajahn Chah - Thiện Nhựt và Bình Anson dịch

Đức Phật dạy về tâm và các tâm sở, nhưng không phải để cho chúng ta bám chặt lấy các ý niệm đó. Ý định duy nhất của Ngài là giúp chúng ta nhận chân ra được chúng (tâm và tâm sở) đều vô thường, bất toại nguyện và vô ngã.

Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc. Cho dù chúng ta học về các hiện tượng vật lý hay tâm linh, tâm (citta) và các tâm sở (cetasika), chỉ khi nào chúng ta lấy sự giải thoát khỏi mọi phiền não làm mục đích tối hậu thì chúng ta mới đi đúng con đường, không có gì ít hơn thế. Khổ não có nguyên nhân và điều kiện đã gây nên sự hiện hữu của nó.

Xin hãy hiểu thật rõ ràng rằng khi tâm được tĩnh lặng, thì đó là tình trạng tự nhiên, bình thường của tâm. Hễ tâm vừa khởi động lên, tức thì nó trở nên bị điều kiện hóa. Khi tâm bị sự vật nào thu hút, thì tâm ấy bị điều kiện hóa. Khi sự hiềm ghét khởi lên, tâm bị điều kiện hóa. Ý muốn di chuyển từ nơi này đến nơi khác, cũng khởi lên do sự điều kiện hóa. Nếu sự hay biết của chúng ta không theo kịp các sự biến chuyển lay động của tâm linh, thì tâm tư sẽ đuổi theo các sự biến chuyển đó và do đó mà bị điều kiện hóa vì chúng. Khi nào tâm chuyển động, vào lúc đó, tâm ấy trở thành một thực tại qui ước.

Cho nên Đức Phật dạy chúng ta phải nên quán chiếu các sự biến chuyển lay động đó của tâm. Mỗi khi tâm di động, nó trở nên bất ổn và vô thường (anicca), bất toại nguyện (dukkha, khổ não), và không thể lấy đó làm một tự ngã được (anattā, vô ngã). Vô thường, khổ, vô ngã là ba đặc tính phổ quát của tất cả các pháp hữu vi. Đức Phật dạy chúng ta phải quan sát và quán chiếu các biến động của tâm.

Đối với Lý Duyên Sinh (paticca samuppāda), ta cũng nên học tập như thế: vô minh (avijja) là nguyên nhân và điều kiện khởi sinh các hành nghiệp; các hành là nhân và duyên khởi sinh các thức (viññāna); các thức là nhân và duyên khởi sinh danh (nāma) và sắc (rūpa); v.v... như ta đã từng học trong kinh điển. Đức Phật đã tách riêng ra từng mấu chốt trong chuỗi dài mười hai nhân duyên để chúng ta dễ học. Đây là sự mô tả chính xác về thực tại. Nhưng khi tiến trình các sự kiện ấy thật sự diễn ra trong đời sống, các nhà học giả không có đủ khả năng để theo dõi đúng vào lúc chúng xảy ra. Cũng như ta đang từ trên ngọn cây cao bị rơi xuống đất. Chúng ta không biết rõ được khi rơi xuống, chúng ta đã xuyên qua bao nhiêu cành lá . Cùng thế ấy, khi tâm bất thần va chạm vào một đối tượng, nếu có sự thỏa thích trong đó, thì tâm liền bám theo và tạo trạng thái vui vẻ. Tâm ấy chỉ biết đến sự vui vẻ đó mà không thể biết đến chuỗi dài các nhân duyên đưa đến trạng thái vui vẻ ấy. Tiến trình các sự kiện đã xảy ra đúng với những gì được mô tả trong lý thuyết, nhưng đồng thời nó vượt quá giới hạn của lý thuyết đó.

Không có gì cụ thể rõ ràng khi nói: "Đây là vô minh. Đây là những hành nghiệp, và đó là thức,..." Tiến trình nhân duyên không cho các học giả có cơ hội để đọc ra một danh sách các sự kiện khi chúng xảy ra. Mặc dù Đức Phật đã phân tích tỉ mỉ và giải thích rõ ràng các chập tâm, nhưng đối với tôi, tiến trình đó giống với sự kiện từ trên cây bị rơi xuống. Khi chúng ta rớt phịch xuống đất rồi, chúng ta không kịp phỏng tính đã té cao từ bao nhiêu mét nữa. Điều mà chúng ta biết chắc là thân ta đã chạm mặt đất, và đau quá!

Tâm cũng như thế ấy. Khi tâm rơi vào một sự việc nào đó, điều mà chúng ta hay biết được là nỗi đau đớn. Sự thống khổ, đau đớn, ưu sầu, và chán nản đó đã từ đâu mà đến đây? Chúng không đến từ lý thuyết trong sách vở. Không thấy có chỗ nào đã viết rõ các chi tiết của nỗi thống khổ chúng ta. Sự đau khổ của chúng ta không liên quan chính xác với lý thuyết, nhưng cả hai, sự đau khổ và lý thuyết, lại cùng đi chung một con đường. Sự nghiên cứu qua sách vở không thể theo kịp với thực tại được. Vì lẽ đó, Đức Phật đã dạy cần phải đào luyện sự hiểu biết thật rõ ràng về chính chúng ta. Bất cứ điều gì khởi sinh lên, điều đó đều khởi sinh trong sự hay biết đó. Khi sự hay biết này, đã hay biết được đúng với sự thật, thì tâm và các tâm sở được nhận ra rõ ràng rằng chúng không phải là của ta. Một cách rốt ráo, tất cả những hiện tượng đó cần phải được dẹp bỏ qua và vứt đi như rác rến. Chúng ta chớ nên bám níu vào và gán cho chúng một ý nghĩa nào cả.

Lý thuyết và thực tế

Đức Phật dạy về tâm và các tâm sở, nhưng không phải để cho chúng ta bám chặt lấy các ý niệm đó. Ý định duy nhất của Ngài là giúp chúng ta nhận chân ra được chúng (tâm và tâm sở) đều vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Rồi thì hãy buông bỏ chúng, gạt chúng qua một bên. Hãy hay biết và hiểu rõ chúng khi chúng khởi sinh. Tâm này đã bị điều kiện hóa từ lâu. Tâm ấy đã được tập tành và chịu sự điều kiện hóa để quay cuồng và xa rời khỏi tình trạng của sự hay biết thuần tịnh. Khi tâm ấy quay cuồng, nó tạo nên các hiện tượng bị điều kiện hóa, rồi các hiện tượng ấy trở lại ảnh hưởng đến tâm thêm nữa, khiến cho sự biến chuyển cứ tiếp tục mãi. Tiến trình đó khởi sinh các điều thiện, điều ác, và các sự vật khác nữa dưới ánh mặt trời này. Đức Phật dạy ta phải nên từ bỏ chúng hết đi. Tuy nhiên, ngay buổi đầu, các bạn còn phải tập làm quen với lý thuyết, rồi mới có thể buông bỏ nó vào một giai đoạn sau. Đó là một tiến trình tự nhiên. Tâm chỉ là như thế đó. Các tâm sở cũng chỉ là như thế đó.

Hãy lấy một thí dụ, về Bát Chánh Đạo chẳng hạn. Khi trí tuệ (paññā, bát nhã) quán sát sự vật một cách đứng đắn với minh quán, Chánh Kiến khởi lên và đưa đến Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, và các chi kế tiếp. Điều này có liên hệ đến các tình trạng tâm lý đã khởi lên từ giác niệm thuần tịnh. Giác niệm đó cũng như một ngọn đèn soi sáng trong đêm tối cho con đường phía trước. Nếu sự hiểu biết đúng đắn, nghĩa là phù hợp với chân lý, nó sẽ tỏa lan và soi chiếu cho mỗi bước đi khác trên đường Bát Chánh.

Bất cứ điều gì mà chúng ta thể nghiệm, điều ấy cũng khởi lên trong phạm vi của sự hiểu biết này. Sự hiểu biết không thể có nếu tâm không hiện hữu. Tất cả là những hiện tượng của tâm. Như Đức Phật có nói, tâm chỉ giản dị là tâm. Tâm không phải là một chúng sinh, không phải là một người, một tự ngã, hoặc là chính bạn. Tâm không phải là chúng ta, cũng không phải là chúng nó. Pháp (Dhamma) chỉ giản dị là Pháp. Nó là một tiến trình tự nhiên, vô ngã. Nó không thuộc về chúng ta, hay bất cứ ai khác. Nó không phải là một vật. Bất cứ những gì mà một cá nhân thể nghiệm đều rơi vào trong năm loại căn bản này (khandas, năm uẩn): sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Đức Phật dạy chúng ta nên buông bỏ chúng hết.

Sự quán chiếu cũng tựa như một thanh gỗ. Minh quán (Vipassanā) ở đầu này của thanh gỗ, còn An chỉ (Samatha) thì ở đầu kia. Khi chúng ta cầm thanh gỗ lên, có phải một đầu hay là hai đầu cùng được nâng lên? Dĩ nhiên, khi cầm thanh gỗ lên thì hai đầu đều được cất lên cả. Đầu nào là minh quán, và đầu nào là an chỉ? Chỗ nào là minh quán tận cùng và chỗ nào là an chỉ bắt đầu? Cả hai đều là tâm cả. Khi tâm trở nên an tịnh, thì sự an định sẽ khởi lên ngay bước đầu từ nơi tịch tĩnh, an chỉ (samatha). Chúng ta gom và hợp nhất tâm lại trong những trạng thái an định (samādhi). Tuy nhiên, khi sự an bình và ổn cố của samādhi phai nhạt dần, khổ sở sẽ khởi lên thay thế. Tại sao vậy? Bởi vì sự an bình do thiền an chỉ đưa đến vẫn còn căn cứ trên sự bám níu. Sự bám níu này có thể là một nguyên nhân gây ra đau khổ. Tịch tĩnh còn chưa phải là bước cuối của con đường. Đức Phật đã nhìn thấy điều đó, do chính kinh nghiệm của Ngài, sự an định của tâm như thế vẫn còn chưa phải là cứu cánh. Các nguyên nhân nằm bên dưới tiến trình của sự hiện hữu (bhava) vẫn chưa được đoạn diệt (nirodha). Các điều kiện của sự tái sinh vẫn còn đó. Công tác tâm linh của Ngài vẫn chưa đạt đến mức toàn hão. Tại sao? Bởi vì vẫn còn khổ não. Do đó, căn cứ trên sự an định của tịch tĩnh, Ngài tiếp tục quán chiếu, điều tra, và phân tích bản chất hữu vi của thực tại cho đến khi Ngài đã giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc, ngay cả sự ràng buộc vào tịch tĩnh. Tịch tĩnh vẫn còn là một phần của thế giới hữu vi và thực tại ước định. Bám vào loại an định đó là bám vào thực tại ước định, và cho đến khi nào chúng ta còn bám vào đó, chúng ta vẫn còn sa lầy trong hiện hữu và tái sinh. Hân hoan trong sự an định của tịch tĩnh sẽ đưa đến hiện hữu và tái sinh kế tiếp. Một khi tâm bất an và chao động đã lắng dịu xuống rồi, con người thường hay bám níu vào sự yên tịnh tiếp theo đó.

Thế nên Đức Phật mới quan sát các nguyên nhân và điều kiện nằm bên dưới sự hiện hữu và tái sinh. Cho đến khi nào Ngài còn chưa thấm nhập hoàn toàn vào vấn đề và hiểu rõ ràng được Chân Lý, Ngài vẫn tiếp tục thẩm sát càng lúc càng thâm sâu hơn, với một tâm tư an định, chiếu rọi vào tất cả mọi sự vật, an lành hay xáo động, mỗi khi chúng khởi sinh lên. Ngài tiếp tục thẩm sát cho đến khi Ngài thấy thật rõ ràng, minh bạch rằng, muôn pháp khi khởi lên hiện hữu thì cũng tựa như một hòn sắt nóng đang nung đỏ. Năm uẩn (sắc, thọ tưởng, hành, thức) của chúng sinh là hòn sắt nóng đỏ. Khi một hòn sắt nung nóng đỏ, còn có chỗ nào cho ta cầm mà không bị phỏng tay chăng? Có chỗ nào nơi hòn sắt nóng đỏ đó còn dịu mát chăng? Thử sờ vào bên trên, bên dưới hoặc hai bên hông mà thấy được một chỗ còn nguội lạnh chăng? Không thể được. Hòn sắt nung đỏ đã hoàn toàn nóng cháy. Chúng ta không thể nào bám vào sự an tịnh. Nếu tự đồng hóa với sự an tịnh đó, rồi phỏng đoán rằng cũng có kẻ đang được yên ổn và tịch tĩnh, đó là vô tình củng cố thêm ý nghĩ sai lầm rằng có một linh hồn riêng biệt, một tự ngã độc lập. Ý tưởng về tự ngã chỉ là một phần của thực tại qui ước. Khi nghĩ rằng, "Tôi bình yên, Tôi xao động, Tôi tốt, Tôi xấu, Tôi sung sướng, Tôi đau buồn", chúng ta càng bị vướng vào hiện hữu và tái sinh. Lại càng thêm khổ sở. Khi hạnh phúc tàn phai, chúng ta đau khổ. Khi sự khổ sở biến mất, chúng ta có hạnh phúc trở lại. Vướng mãi trong vòng lẩn quẩn đó, ta trồi lên thụt xuống triền miên giữa thiên đường và điạ ngục.

Trước khi giác ngộ, Đức Phật nhận thấy điều này trong chính tâm của Ngài. Ngài biết rõ rằng các điều kiện của sự hiện hữu và tái sinh vẫn chưa tận diệt hết. Công tác của Ngài vẫn chưa hoàn tất. Chú tâm vào tính duyên sinh của cuộc đời, Ngài quán chiếu: "Do nguyên nhân này mà có sự sinh; do sự sinh này mà có sự chết, và tất cả các sự biến chuyển này đến và đi." Thế là Đức Phật nắm lấy các chủ đề đó để quán chiếu hầu thông hiểu Sự Thật về năm uẩn. Tất cả mọi sự vật tâm linh hay vật chất, mọi sự việc được quan niệm hay suy tư đến, đều do duyên sinh, không có một ngoại lệ nào. Một khi Ngài đã hiểu rõ như thế, Ngài dạy chúng ta nên đặt chúng xuống. Một khi Ngài đã hiểu rõ như thế, Ngài dạy chúng ta nên buông bỏ chúng hết. Ngài khuyến khích mọi người nên thông hiểu cho phù hợp với Chân Lý. Nếu không như thế, chúng ta sẽ khổ sở. Chúng ta không đủ khả năng để vứt bỏ các sự vật đó. Tuy nhiên, một khi chúng ta thấy rõ Sự Thật về vấn đề đó, chúng ta sẽ nhìn nhận rằng các sự vật đó làm mê hoặc chúng ta. Như Đức Phật có nói, "Tâm không có thực chất, nó không phải một vật nào cả."

Tâm không phải sinh ra là thuộc về một ai. Tâm không chết đi như bất cứ ai. Tâm ấy tự do, chiếu sáng rạng ngời, và không vướng mắc vào bất cứ vấn đề nào cả. Lý do các vấn đề khó khăn khởi lên là vì tâm ấy bị che mờ bởi các sự vật bị điều kiện hóa, bị vẩn đục vì quan niệm sai lầm về tự ngã. Bởi thế, Đức Phật dạy ta phải nên quan sát tâm ấy. Ngay tại buổi đầu, đã có gì ở đấy? Thực sự, không có gì cả. Tâm ấy không khởi lên cùng với các pháp hữu vi, và tâm ấy cũng không diệt mất theo các pháp hữu vi đó. Khi gặp một sự việc gì thiện lành, tâm ấy không thay đổi để trở thành thiện lành theo. Khi gặp một sự việc xấu ác, tâm ấy cũng không xấu ác theo. Tâm ấy như thế đó, khi có sự minh quán nhìn rõ ràng vào bản thể của chính mình. Có sự thông hiểu rằng đây vốn là một tình trạng vô thực chất.

Trí tuệ minh quán của Đức Phật nhìn thấy muôn pháp đều vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Ngài muốn mọi người chúng ta phải thông hiểu hoàn toàn theo đường lối đó. Do đó, sự "hay biết" đã biết thật phù hợp với Chân Lý. Khi sự "hay biết" đó biết đến niềm an lạc hay nỗi sầu bi, thì nó vẫn giữ được sự thản nhiên, bất động. Tình cảm an lạc là một hình thức của sự sinh ra. Khuynh hướng trở nên buồn bã là một hình thức của sự chết đi. Khi có sự chết, tất sẽ có sự sinh; và những gì sinh ra rồi sẽ chết đi. Khởi sinh rồi tận diệt, cứ mãi vướng vào vòng lẩn quẩn của sự hiện hữu. Một khi tâm tư của hành giả đã đạt đến tình trạng hiểu biết như thế đó, thì không còn sót lại chút nghi ngờ nào về sự trở thành và tái sinh nữa cả. Không còn cần phải hỏi lại ai nữa cả.

Đức Phật thẩm sát đầy đủ hết tất cả các pháp hữu vi và đã buông bỏ được chúng. Năm uẩn cũng được buông bỏ, và sự "hay biết" chỉ đơn thuần là một quan sát viên vô tư. Nếu Ngài thể nghiệm điều chi tích cực, Ngài không vì thế mà trở thành tích cực. Ngài chỉ đơn thuần quan sát và tỉnh giác. Nếu Ngài thể nghiệm điều chi tiêu cực, Ngài không hề trở thành tiêu cực. Và tại sao lại như vậy? Bởi vì tâm tư Ngài đã giải thoát khỏi các nhân duyên ấy. Ngài đã thấm nhập vào Chân Lý. Nhân duyên đưa đến tái sinh không còn hiện hữu nữa. Đó là sự "hay biết" chắc chắn và đáng tin cậy. Đó là một tâm tư thật sự hoàn toàn an định. Đó là những gì không hề được sinh ra, không già lão, không bệnh hoạn, và không hề chết đi. Đó cũng không phải là nguyên nhân hoặc hậu quả, cũng không tùy thuộc vào nhân và quả; hoàn toàn độc lập đối với tiến trình duyên sinh. Các nguyên nhân bấy giờ đã chấm dứt, và không còn sót lại một duyên nào nữa. Tâm tư ấy vượt qua sự sinh và sự chết, vượt qua an lạc lẫn ưu bi, cả thiện lẫn ác. Còn có thể nói gì hơn nữa? Nó vượt qua mọi giới hạn của ngôn từ để mô tả nó. Tất cả các điều kiện hỗ trợ đã chấm dứt, và nỗ lực nào để mô tả nó cũng sẽ chỉ đưa đến sự bám thủ. Ngôn từ được dùng bấy giờ chỉ trở thành một tràng lý thuyết của tâm tư mà thôi.

Các mô tả lý thuyết về tâm và cách vận hành của tâm tuy chính xác nhưng Đức Phật lại xem loại hiểu biết đó tương đối vô dụng. Chúng ta dùng trí thức để hiểu biết một điều gì, rồi tin tưởng vào đó, nhưng đấy không có chút ích lợi thực sự nào. Kiến thức đó không đưa đến an định. Sự hiểu biết của Đức Phật đưa đến sự buông bỏ. Kết quả là sự từ khước. Bởi vì chính cái tâm đã dẫn ta nhúng tay vào cả hai, điều phải và điều trái. Nếu khá khôn ngoan, chúng ta sẽ chọn điều phải. Nếu quá khờ khạo, chúng ta sẽ dính dấp đến điều quấy. Tâm ấy là tâm thế gian, và đức Thế tôn đã dùng các sư vật của thế gian này để quan sát chính thế gian đó. Biết được rõ ràng thế gian này đúng như thật nó là như thế, Ngài được tôn xưng là bậc "Thế gian giải", nghĩa là bậc đã hiểu được thế gian này rất rõ ràng và minh bạch.

Trở lại với vấn đề an chỉ (samatha) và minh quán (vipassanā), điều quan trọng nhất là phải phát triển các trạng thái đó ngay trong chính tâm của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta thật sự phát triển chúng nơi ta thì chúng ta mới hiểu biết rõ thực sự chúng là như thế nào. Chúng ta cố tìm học những gì trong sách vở nói về các yếu tố của tâm, nhưng loại kiến thức trí năng này lại không có ích lợi chi cho việc cắt đứt hẳn các ham muốn vị kỷ, sân hận và si mê. Chúng ta nghiên cứu lý thuyết về tham, sân, si, giản dị chỉ mô tả các đặc tính khác nhau của các lậu hoặc tinh thần đó: "Ham muốn ích kỷ có nghĩa là như thế này; giận hờn mang ý nghĩa như thế kia; si mê được định nghĩa như thế nọ." Khi chỉ hiểu biết chúng qua các đặc tính lý thuyết đó, chúng ta có thể thuyết giảng về chúng, nhưng chỉ trên bình diện này thôi. Chúng ta thông minh và hiểu biết như thế, nhưng khi các lậu hoặc đó thực sự khởi lên trong tâm chúng ta, chúng có hoàn toàn giống hệt như trong lý thuyết không? Thí dụ như, khi chúng ta gặp phải việc gì bất như ý, chúng ta có phản ứng chống lại và trở nên cau có chăng? Chúng ta có bám chặt lấy nó không? Hay là chúng ta buông bỏ, cho qua đi? Nếu sự hiềm ghét nổi lên và chúng ta thấy được như thế, chúng ta có còn ôm ấp sự hiềm ghét đó mãi chăng? Hoặc là khi chúng ta đã nhận diện rõ ra sự hiềm ghét rồi, chúng ta có lập tức buông bỏ nó không? Nếu tự xét mình khi có điều không vừa ý mà nổi lên sự hiềm ghét và cố giữ sự hiềm ghét đó mãi, tốt hơn là ta nên quay về học tập lại nữa. Bởi vì sự cố chấp đó không phải là thái độ đúng đắn. Sự thực tập vẫn chưa được hoàn hảo. Hễ khi đã hoàn hảo rồi thì tự nhiên có sự buông bỏ xảy ra. Các bạn hãy nhìn lại sự việc dưới ánh sáng này.

Chúng ta phải thành thực nhìn sâu vào chính tâm của chúng ta, nếu chúng ta muốn thể nghiệm được các lợi lạc của sự thực tập. Cố gắng mô tả các tình trạng tâm lý, qua các tâm sở khác nhau và các đặc tính của chúng, chưa phải là sự thực tập đầy đủ. Còn nhiều việc khác cần làm hơn thế nữa. Nếu cần học tập các điều ấy, bạn hãy tìm hiểu chúng một cách tuyệt đối, với sự sáng tỏ rõ ràng và sự hiểu biết thâm sâu. Thiếu sự trong sáng của minh quán, làm sao ta hoàn tất được việc học tập? Chúng ta không bao giờ học tập cho xong cả.

*

Thực tập Chánh Pháp vì thế mà quan trọng vô cùng. Khi tôi thực hành, đó là tôi đang học tập. Tôi không biết gì về các tâm sở, các yếu tố tâm lý của tâm cả. Tôi chỉ quan sát phẩm chất của sự hiểu biết. Nếu một tư tưởng khởi lên, tôi liền tự hỏi tại sao. Nếu một ý hờn giận nổi lên, tôi tự hỏi tại sao. Nếu một ý yêu thương sinh ra, tôi tự hỏi tại sao. Đó là phương cách mà tôi theo. Cho dù có đặt tên các ý đó là tư tưởng, là tâm sở, là yếu tố tâm lý, là gì gì đi nữa, thì cũng đã có sao? Chỉ cần đi thật sâu vào điểm đó cho đến khi nào các cảm xúc thương hay ghét đó hoàn toàn biến mất khỏi tâm. Khi tôi có đủ khả năng để chận dừng sự yêu hay ghét, trong bất cứ trường hợp nào, tôi mới có thể vượt thoát khỏi sự đau khổ. Rồi thì đâu cần việc gì xảy ra thêm; tâm và trí đã được giải thoát và thoải mái. Không có gì còn lưu lại. Tất cả đều dừng đứng lại.

Xin hãy thực tập như thế. Nếu có ai muốn thuyết giảng về lý thuyết, thì đó là việc của họ. Nhưng dù có tranh luận đến bao nhiêu đi nữa, thì sự thực tập cũng chỉ gom lại ở một điểm duy nhất tại đây. Khi sự việc nào khởi lên, thì nó khởi lên ngay tại đây. Dù nhiều hay ít, nó cũng bắt nguồn từ ngay nơi đây. Khi nó chấm dứt, sự chấm dứt cũng xảy ra ngay tại đây. Còn chỗ nào khác nữa sao? Đức Phật gọi điểm tại đây là sự "hiểu biết". Khi sự "hiểu biết" đó biết được sự vật chính xác, phù hợp với Chân Lý, thì chúng ta thông hiểu được ý nghĩa của tâm. Sự vật luôn luôn lừa gạt không ngừng. Khi ta học tập về chúng, chúng luôn dối gạt ta. Tôi còn phải nói cách nào nữa đây? Mặc dù bạn biết chúng, bạn vẫn bị mê hoặc vì chúng, ngay tại nơi bạn biết đến chúng. Đấy là thực trạng. Vấn đề là như thế này: ý định của Đức Phật không phải là muốn ta biết các sự vật được gọi tên gì. Mục đích giáo pháp của Ngài là dạy ta hãy suy gẫm để tìm ra con đường giúp chúng ta thoát ra khỏi các ràng buộc của vạn pháp, xuyên qua sự truy tầm các nguyên nhân sâu xa nằm ẩn bên dưới.

Nguồn: Buddhanet

Đậu Hũ Kho Tương – Kim thực hiện

Món này do Kim chia sẻ. Trông rất ngon, nguyên liệu cũng dễ tìm. Hy vọng các bạn sẽ làm được. Cám ơn Kim đã góp món. 

 DauHuKhoTuong

Nguyên liệu

Chả lụa chay (nếu không có chả lụa chay thì cắt đậu hũ thay thế cho chả lụa cũng được)

ChaLuaChay

1 hộp đậu hũ

Nasoya-Tofu

Đạm chay

Vegetable Protein 
Gia vị ướp đậu hũ

1 muỗng cà phê đường
1/2 muỗng cà phê muối
1 muỗng canh nước tương
1 muỗng cà phê bột nêm chay
1/4 muỗng cà phê tiêu

Gia vị nêm nếm

1 muỗng canh dầu ăn
Boa rô (Leek)
Gừng thái sợi
1 muỗng cà phê đường
1 chút xíu muối
3 muỗng canh tương hột
1 chút xíu nước tương hột
TuongHot
1 muỗng canh nước tương
1 muỗng cà phê dầu mè
1/2 lon nước coco (soda nước dừa)
1 chút xíu nước súp chay 1/2 muỗng cà phê hắc xì dầu
1/2 muỗng bột nêm chay
1 chút tiêu

Cách làm
1. Cắt boa rô phần gốc thái ra để phi cho thơm, còn phần lá thì rải trên mặt cho đẹp.
2. Chả lụa chay thái hột lựu.
3. Đạm chay ngâm nước ấm cho nở rồi rửa cho sạch, để ráo.
4. Đậu hũ đem chiên, xong thái miếng vuông không quá lớn hoặc quá nhỏ.
5. Cho đậu hũ vào tô ướp gia vị.
6. Xốc lên cho đậu hũ thấm gia vị, để khoảng 15-30 phút.
7. Bắc chảo lên bếp cho 1 muỗng canh dầu ăn, phi boa rô và gừng thái sợi cho thơm, cho đạm chay  và chả lụa chay vào xào, đảo cho đều.
8. Nêm gia vị: Cho một muỗng cà phê đường, chút xíu muối, cho tương hột vào khoảng 3 muỗng canh, múc chút xíu nước tương hột vô luôn. Cho vào 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê dầu mè, nửa lon nước coco, và một chút nước soup chay, 1/2 muỗng cà phê hắc xì dầu, và 1/2 muỗng bột nêm chay.
Cho đậu hũ vào, nhẹ tay đảo đều, cho gia vị thấm vào, cho một ít ớt vào. Khi nước sắp cạn, cho lá boa rô vào, rắc chút tiêu.

Chúc các bạn nấu được nhiều món chay ngon.

Kim

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Ôc đảo tự thân - Chương 9: Giao Tiếp Với Người

ayya-khemaokPHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM THANH TỊNH
Tác Giả: Ni Sư Ayya Khema - Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Dịch từ bản tiếng Anh: Be An Island The Buddhist Practice of Inner Peace
Wisdom Publications 1999
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2010

Hòa Nhập Vào Cuộc Sống

   Tìm sự vắng lặng cho tâm, thay vì giao tiếp với người khác, đem lại cho ta nhiều ích lợi hơn.  Đức Phật đã nhiều lần nhắc đến chánh ngữ: trong Bát Chánh đạo, trong năm giới và cả trong Kinh Phúc Đức Tối Thắng (Mahamangala-The Great Blessing).  Nói lời tử tế, hòa nhã cũng đưọc nhắc đến trong các kinh Phật khác.  Trong bài Luận về Sự Hòa hợp (Exposition of Nonconflict), Đức Phật cũng chỉ cho ta thấy rằng lời nói có thể tạo sự chia rẽ, nếu không đưọc sử dụng đúng.

   Nhiều người lầm nghĩ rằng vì họ hoạt bát, biết cách ăn nói, thì họ biết thế nào là chánh ngữ.  Thật ra chánh ngữ là một nghệ thuật cần phải học hỏi.  Lời nói tùy thuộc vào quá trình suy tư và cả các phản ứng tâm lý.  Khi đang ở trong trạng thái giận dữ, ta khó mà sử dụng đưọc chánh ngữ.  Nếu chúng ta muốn tỏ ra quan trọng -một khía cạnh tâm lý của ngã tưởng- lời nói của ta sẽ đầy tự mãn.  Vì thế ta cần phải kiểm soát không chỉ ý mà còn cả thọ nữa.  Chỉ có bậc Giác Ngộ hoàn toàn, bậc A-la-hán mới có thể luôn làm chủ lời nói, luôn sử dụng chánh ngữ.   Nhưng điều đó không cản trở ta thực hành, và học sử dụng chánh ngữ càng nhiều càng tốt.

   Không nên nói lời tâng bốc, ngọt ngào quá đáng.  Những lời nói đó là tà ngữ, nhưng nhiều người vẫn quen sử dụng chúng.  Họ luôn tán đồng, ủng hộ một cách thái quá.  Nhưng dầu họ có cố tỏ ra tử tế, lời nói họ vẫn không chân thật.

   Một điều thú vị về ngôn ngữ, cần đưọc nhắc ở đây, là dầu ngôn ngữ là phương tiện chính yếu ta sử dụng trong giao tiếp, nó chỉ đóng góp khoảng bảy phần trăm trong việc giao tế giữa con người với nhau.  Dữ kiện này đưọc một phụ nữ phụ trách về các hội thảo giao tế tiết lộ  -chuyện chúng ta cần những hội thảo như thế cũng cho ta biết rất nhiều về chính bản thân mình.  Công việc của người này rất ăn khách.  Có lẽ vì con người không biết cách giao tế, nói chuyện với nhau -đặc biệt là những người sống gần bên nhau.  Có rất nhiều điều đã xảy ra ở ngoài phạm vi của bảy phần trăm ngôn ngữ.  Vì chín mươi ba phần trăm còn lại không thuộc về ngôn ngữ, do đó ta còn cần phải cẩn trọng hơn về ý và các cảm xúc của mình.  Chúng ta không thể che giấu hay coi chúng như là bí mật của riêng mình.  Chúng ta thường nghĩ rằng mình muốn nghĩ hay cảm xúc thế nào cũng đưọc, vì không ai biết đưọc, nếu ta không nói với họ.  Điều đó hoàn toàn không chính xác.

   Tư tưởng, tình cảm chúng ta cũng dễ bị người khác nhận biết nếu có chú tâm.  Người ta thường suy đoán tình cảm ẩn giấu sau lời nói.  Vì thế mà thường đưa đến những sự hiểu lầm.  Có người nói điều gì đó, và nghĩ rằng mình không có ẩn ý gì, nhưng người nghe thì cảm nhận tình cảm gì đó ở đằng sau câu nói, nên hiểu câu nói hoàn toàn khác.  Dĩ nhiên là người nghe có thể trao đổi với người nói để tránh sự hiểm lầm.  Nhưng thường người ta không chất vấn, mà chỉ giữ sự hiểu lầm, rồi sinh ra hiềm khích, lạt lẻo tình cảm, ghét bỏ nhau.  

   Tình cảm sâu kín của ta cũng có thể đưọc biểu lộ qua cử chỉ.  Nếu để tâm, ta có thể hiểu đưọc nhiều thứ qua thái độ, nét mặt, giọng nói của người khác.  Trái lại ngôn ngữ và cách diễn tả bằng ngôn ngữ thì hạn chế hơn nhiều.  Chúng ta có thể đọc một tờ báo bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nếu ta biết đưọc khoảng hơn ngàn từ vựng.  Không nhiều lắm.  Và trong ngôn ngữ hằng ngày, ta cũng sử dụng chỉ từng ấy từ ngữ.  Chúng ta không đưọc khéo léo lắm trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách thâm sâu.

   Lời nói, tình cảm,  cử chỉ định hình sự liên hệ giữa con người với nhau.  Khi sống chung trong một cộng đồng, ta không nên chỉ liên hệ với một số ít người, mà nên liên hệ với tất cả mọi người.  Nếu ta chỉ chọn lựa một vài người mà ta nghĩ dễ liên hệ, gắn bó vàø mặc kệ những người khác, thì đó không phải là sống hòa hợp với cộng đồng, với chúng.  Một cộng đồng phải bao gồm tất cả mọi người, và mỗi thành viên phải có bổn phận,  có quyền đưọc liên hệ với tất cả mọi người.

   Chúng ta phải làm sao để cuộc sống chung đụng ít sinh ra những hiểu lầm, để sự chung sống đó mang lại thoải mái cho nhau?  Một trong những đức tính đó đã đưọc nhắc đến trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta) đó là 'dễ cho người ta trao đổi, nói chuyện'.  Điều đó có nghĩa là phải sẳn sàng từ bỏ quan điểm của mình, để chia sẻ quan điểm của người khác.  Biết sẳn sàng nhận lổi, biết nói lời xin lổi một cách chân thành.  Ta không đáp trả lại khi ai đó nói lời xúc chạm đến ta, mà thật sự lắng nghe điều họ nói.  Vì điều nói và điều nghe nhiều khi không giống nhau.  Nghe và lắng nghe cũng là hai vấn đề khác nhau.  Lắng nghe giúp ta biết rõ những gì đang xảy ra.  Tự phác họa ra trong đầu những ý kiến, quan điểm riêng của mình là lổi lầm nghiêm trọng nhất mà ta thường mắc phải, khi ta nghĩ rằng ta đang lắng nghe, và nhất là khi ta tự cho mình là kẻ biết lắng nghe.  Biết lắng nghe có nghĩa là hoàn toàn không có ngã chấp, biết cảm thông với tất cả những gì ta lắng nghe.  Đó là một nghệ thuật, một khả năng cũng giống như nói vậy.  Nó đòi hỏi ta phải hoàn toàn chú tâm vào người nói.  Chỉ chăm chú lắng nghe những gì đã đưọc nói ra, mà không thêm thắt gì vào đó, không suy nghĩ thêm về điều gì, đó là một biểu hiện của lòng nhiệt tâm.  Đó cũng là lòng từ bi.  Nếu lời ta nói không phát xuất từ tâm từ, ta rất dễ bị hiểu lầm.

   Trong bài Luận về Sự Hòa Hợp như đã nói ở trên, Đức Phật cũng khuyên chúng ta không đưọc đề cao thái quá, cũng không đưọc hạ xuống tận cùng;  cả hai đều là lời nói không chân thật.  Thí dụ, nếu chỉ có một ngàn rưởi người đến dự một buổi lễ nào đó, nhưng ta lại nói là có mười lăm ngàn, để tăng thêm sự quan trọng của mình, là ta đã không thành thật.  Nói phóng đại như vậy có vẻ quá đáng, nhưng thực tế thì con người thường nói đủ những chuyện trên trời dưới đất.  Thí dụ, tôi có thể bóp méo sự thật bằng cách nói: "Không bao giờ bạn chào hỏi tôi trước".  Cũng có thể bạn không hay chào hỏi tôi, nhưng nói 'không bao giờ' thì có lẽ không đúng sự thực.  Vì thế ta cần suy nghĩ trước khi nói.  Khi chúng ta nói không suy nghĩ, ta ít khi đúng, mà sai thì hẳn nhiều hơn. Ta không nên để điều đó xảy ra.  Ta không thiếu thì giờ để suy nghĩ, cân nhắc.

   Cũng có khi ta cần nhắc nhở người khác về việc họ nên làm hay không nên làm.  Thí dụ như: 'Tôi không thể ngủ khi cửa sổ để mở', hay 'Bạn đừng đạp lên chân tôi'.  Nói những điều đó không có gì là sai, nhưng ta cần bình tĩnh, không nên nói theo phản ứng.  Trước hết ta cần phát khởi tâm hỉ xả.  Khi đã bình tĩnh trở lại, ta nên nhớ đến những điểm tốt của người mà ta định khiển trách, khi chúng ta đã cảm thấy tự tại, ta có thể nói điều mình nghĩ.  Cần phải đánh thức từ tâm, vì nếu trong lời nói của ta không phản ảnh đưọc từ tâm, thì có nghĩa là ta chưa biết giao tế, đối thoại với người .  Chúng ta sẽ khiến cho người nghe hiểu lầm, chống đối ta hay ít nhất cũng lúng túng, khó xử.  Khi lới nói của ta gây bất mãn cho người nghe, là ta đã làm vết thương đau đến hai lần.  

   Có một công thức rất hữu dụng trong bài Luận về Sự Hòa Hợp:  'Nếu bạn nói điều gì có thể gây đau khổ, mà không đúng sự thật, thì không nên nói.  Nếu bạn muốn nói điều gì hữu ích, mà không đúng sự thật, thì cũng không nên nói.  Nếu bạn muốn nói điều gì đó có thể gây đau khổ, nhưng đúng với sự thật, thì cũng đừng nên nói.  Nếu bạn nói điều gì đem lại lợi ích, và đúng với sự thật, thì hãy đợi đúng lúc mới nói'.  Đúng lúc có thể là mười phút, mười ngày hay mười tháng sau đó.

   Có những lúc bạn cảm thấy hay mơ hồ cảm thấy người khác đang thay đổi, chuyển hóa tốt hơn.  Thì có lẽ không cần nên nói điều gì cả.  Ai cũng có lổi lầm, không thể nói hết những điều ấy - có lẽ ta sẽ chẳng bao giờ hết chuyện.  Có lúc ta cũng cần nói lên điều này, điều nọ, nhưng thường thì cũng không cần phải nói gì cả, vì mọi thứ đều sẽ phải đổi thay.  Lời nói chân thật, lợi ích cho người không cần phải là những lời tán thán, khen ngợi họ, nhưng tất cả đều phải là những lời chứa đựng từ bi.  Có lẽ thời điểm tốt nhất để khuyên nhủ, dạy dổ là lúc chúng ta hoàn toàn bình tĩnh, người kia cũng không ở trong trạng thái bất ổn, và họ sẳn sàng để nghe ta.  Nếu ta đang cơn nóng giận, thì không phải lúc rồi.  Đó là sự quán sát cẩn thận và lời nói có chánh niệm.  Nếu không thực tập những khả năng này, thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều lầm lổi trong khi giao tiếp với mọi người.  Chúng ta không thể sống bừa, sống đại, mà phải sống một cách chánh niệm, phải giữ thân, khẩu và ý suốt ngày.  Nhưng đôi khi chúng ta không thể 'lên lịch' mỗi khi nói; lời nói của ta có nội dung và thời điểm của riêng nó.  Quan trọng là phải nhớ tà ngữ là gì, và chúng ta đã lãng phí biết bao thời gian để bàn chuyện này, chuyện nọ.  Nếu để ý, ta sẽ thấy rằng, ngoại trừ lúc ngủ, và những lúc chú tâm, chánh niệm, thời gian còn lại, mười lăm, mười sáu tiếng mỗi ngày là để trao đổi, trò chuyện.  Vậy tại sao ta không khéo léo hơn khi nói năng?

   Nghệ thuật giao tiếp không phải dễ học như ta tưởng.  Cư xử tế nhị chỉ là một phần của nó.  Ngay khi chúng ta muốn khen ngợi, tán thán ai đó, ta cũng cần phải xét xem động lực nào thúc đẩy ta làm như thế.  Ta thật sự muốn khen ngợi người khác hay đang đưa ta lên?  Ta cần phải biết làm thế nào là khéo léo nhất.  Nếu chúng ta thật lòng muốn khen ngợi người khác thì không sao.  Nhưng nếu thật sự là ta muốn đề cao mình, thì ta nên chừa bỏ tánh đó, nên xét lại động lực chính của các hành động của ta.  Nếu ta không thực hành lời nói có chánh niệm, ta dễ buông ra lời nói thiếu suy nghĩ, theo bản năng, nhất là khi ta đang căng thẳng, không đưọc bình tĩnh.  Vì thế, không thể coi thường lời nói.

   Mỗi tối khi lên giường, thay vì suy nghĩ về những khó khăn hay sung sướng vật chất, hãy nghĩ về những cái thiện, cái ác ta đã tạo tác trong ngày.  Lời nói của ta có đem lại lợi ích gì không?  Hay cả ngày ta bị năm uẩn làm chủ?  Tham sân, si, mạn nghi, trạo cữ, hôn trầm có dấy khởi không?  Chúng ta đã làm gì để chúng không thể tác động đến ta?  Làm thế nào để ta có thể mang từ, bi, hỉ xả đến cho người khác?  Mỗi tối ta nên làm một bảng liệt kê nhu thế.  Nếu trong ngày, ta đã nói điều gì khiến ta giờ phải hối tiếc, đó là vì ta thiếu chủ tâm, chánh niệm.  Làm vậy không phải để tự trách mình, mà chỉ để nhận biết đưọc những thiếu sót của mình.  

   "Nhận biết, không buộc tội, và thay đổi" -với công thức có vẻ sáo mòn, cũ kỷ nhưng xác thực này, ta soi rọi tâm, và chuyển hóa tâm.  Vào buổi tối, sau một ngày đầy hoạt động, ta có thể thấy đôi khi lời nói của ta không chân thực, không ích lợi cho ai.  Ta có thể chấp nhận điều đó với thái độ xả bỏ, nhưng quyết tâm phải sửa đổi để ngày mai làm tốt hơn.

   Không bao giờ đưọc quên xét lại động lực hành động của mình.  Người làm thiện không phải có thể thực hiện điều thiện ở khắp mọi nơi.  Mà trước hết tánh thiện phải xuất phát từ tim ta.  Rồi tâm từ, tâm thánh thiện mới có thể xuất phát từ đó.  Vì nếu trong ta không có những điều tốt ấy, thì làm sao ta ban phát cho người khác.  Nếu tim ta tràn đầy tình thương trong sạch, điều đó sẽ phản ảnh ra ngoài, và lời nói không còn giữ vai trò quan trọng nữa.  Lời nói không phải đong đo bằng số lượng, mà là tình cảm ở đằng sau đó.  Nếu không luôn xem xét lại động lực của lời nói, ta thường dễ mắc lổi.  Rồi chúng sẽ ám ảnh tâm trí ta, khiến việc hành thiền của ta bị ảnh hưởng.  Vậy thì ai là nạn nhân?  Chính chúng ta là kẻ lãnh hậu quả của lời nói sai của mình, chứ không phải ai khác.

   Lời nói quan trọng đến nổi, khi La Hầu La chỉ mới bảy tuổi, Đức Phật đã giảng cho La Hầu La nghe về lời nói.  Đó là lúc Đức Phật vừa trở lại nhà sau khi chứng đắc.  Và cũng là lần đầu tiên Ngài gặp lại con trai nhỏ của mình.  Đức Phật đã giảng rất kỹ với con về hậu quả của việc nói dối.  Đức Phật nhấn mạnh rằng tà ngữ sẽ khiến ta mất tất cả mọi thành quả tâm linh.

   Sở dĩ Đức Phật phải thuyết giảng nhiều về lời nói, vì chúng sanh thường mắc phải lổi lầm trong lời nói.  Lời nói của họ thường thiếu sự thân mật, ấm áp, không phải vì những điều họ nói, mà chính là vì tình cảm trong lòng họ.  Đức Phật dạy ta cách đối trị là hãy khởi tâm yêu thương đồng loại không có điều kiện, một tình thương không phải chỉ dành cho người dễ thương. Chỉ có bậc A-la-hán, kẻ đã hoàn toàn Giác Ngộ- là người có thể hoàn toàn dễ thương.  Ngoài ra, ai cũng có tánh xấu nào đó.  Không ích lợi gì để chỉ nghĩ đến những tánh xấu của tha nhân; tánh xấu cần đưọc để ý đến là tánh xấu của chính bản thân mình.  Mọi tánh xấu đều giống nhau, cái khác là số lượng.

   Tà ngữ không chỉ là lời chưởi mắng; mà có thể là lời không tử tế, lời châm chích, lời tự cao, tự đại.  Tất cả đều là tà ngữ.  Bằng cách luôn tự xét mình, ta có thể diệt bỏ chúng, để thanh tịnh hóa tâm.

   Chánh ngữ có nghĩa là không nói dối, không nói sau lưng người, không nói lời ác hay chưởi rủa người, không thóc mách, không nói chuyện vô ích, không xúi người này chống báng người khác.  Trừ khi ta có năng khiếu đặc biệt về ngôn ngữ, còn lại ta cần phải trao dồi lời nói sao cho có hiệu quả, mà không xảy ra những điều bất như ý, nếu không, chứng tỏ là ta chưa hiểu đưọc những lời dạy của Đức Phật về lời nói.  Những điều dạy này của Đức Phật rất quan trọng cho tất cả chúng ta.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-8065_5-50_6-1_17-543_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

Cơm chay hai món với đạm khô chay – Diệu Sương

DSC_0139

Đó là canh chua dưa cải và đạm chay kho tiêu. Món nào mà DS làm được thì các bạn cũng làm được và bảo đảm là làm ngon hơn Smile.  Nấu ăn chay thật sự là không có khó và tốn công như mình nghĩ. Chỉ cần mình thay đổi thói quen ăn cho dễ dãi một chút là được. Cuộc sống không có phức tạp như mình nghĩ, chỉ cần thay đổi cách sống giản dị là được.

Canh chua dưa cải này DS nấu với dưa cải còn dư hôm Tết (dưa cải chua mình ăn không hết thì đem nấu canh chua, nấu canh chua mà ăn không hết thì mình… chịu thua Smile). DS lấy cái nồi cho nước vào nấu, cho dưa cải vào, cho thơm xắt cọng vào, cho đạm chay khô vào (nếu không có đạm chay khô thì mình thả đậu hũ vô), xắt lát nấm đông cô thả vô, xắt cà rốt cho có màu đẹp đẹp thả vô). Xong mình cho nước me vào, nêm nếm cho vừa ăn. Rồi cho rau thơm, ớt vào là có ngay 1 nồi canh chua chay.

DSC_0125

DS nấu canh chua với đạm chay này đây

Còn đạm chay kho tiêu thì DS ngâm đạm chay khô với dung dịch nước tương đường cho mềm, xong cho chút nước lã vào kho nhỏ lửa cho cạn nước, rồi thêm tiêu.

DSC_0120

DS kho tiêu với đạm chay này

Đây là bài tập của DS, hôm nay DS nộp bài, ai có chấm điểm thì xin cho DS trên điểm trung bình Smile.

Chúc các bạn nấu được nhiều món chay đơn giản mà ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Chúng ta là những cứu tinh của chính mình

Chết Trong An BìnhMột hôm một người trẻ tuổi lại gần Ðức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Ðức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La Môn cử hành những nghi thức này, nhưng Ðức Phật lại còn mạnh hơn họ nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đàng”.

Ðức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Ðức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Ðức Phật bảo. Ðức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Ðức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đã nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.

Rồi Ðức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.” Người trẻ tuổi nhìn Ðức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Ðiều đó ngược lại với quy luật tự nhiên.”

Ðức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.

Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể thành khác được.”

Người trẻ tuổi hiểu rõ. Anh thay đổi quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đòi hỏi cái không thể được.

Nụ cười của Ðức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.

Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ gì của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.

Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm niệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Ðợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn. Có một chút gì đó có thể làm được.

(Trích từ sách Chết trong an bình – Tỳ Kheo Visuddhacara)

http://phathoc.net/thu-vien/doi-song-xa-hoi/doi-song/7AC601_chet_trong_an_binh.aspx

Món ăn đẹp da từ cà rốt và cải xoong

Cà rốt có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu, làm tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Cải xoong làm đẹp nhan sắc, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu...

Cà rốt là một loại rau được coi là có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh. Trong cà rốt chứa nhiều muối khoáng như K, Ca, P, Fe, Cu, Mg, Mn, Br…, nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, cà rốt chứa rất nhiều caroten, chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi thanh xuân.

Theo Đông y, cà rốt có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí, bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hóa, làm cho cơ thể nhẹ nhàng, khoan khoái.

Cà rốt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Cà rốt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ảnh: lamdep

Ngày nay, người ta ghi nhận cà rốt có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố, làm tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại, giúp điều hòa hoạt động của ruột (vừa nhuận tràng vừa có tác dụng chống tiêu chảy), làm lành vết thương, lọc máu, lợi tiểu, trị ho.

Có thể dùng cà rốt dưới dạng tươi để ăn

Gỏi cà rốt tai heo

Cà rốt 300g, tai heo 300g, đậu phộng rang 100g, rau răm, chanh, ớt, nước mắm ngon, muối, giấm, đường. Ăn với bánh phồng tôm. Món này giúp chống táo bón, làm sạch ruột, tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng da và làm tươi nhuận sắc mặt.

Cà rốt xào củ sắn, thịt heo

Cà rốt xào với củ sắn nước và thịt heo nạc (hoặc đậu hũ non), có tác dụng làm mịn da, tươi nhan sắc, giải nhiệt, giải độc, an thần, trợ tiêu hóa.

Cà rốt nấu canh sườn heo

Cà rốt nấu canh sườn heo hoặc hầm với đuôi heo, có tác dụng dưỡng da, làm mau lành vết thương, mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng, tăng thị lực, chống lão hóa.

Sinh tố cà rốt

Sinh tố cà rốt là thức uống dưỡng da, bảo vệ da rất tốt vì là nguồn cung cấp các loại vitamin, các chất khoáng, chất xơ, acid folic… cho cơ thể. Những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu tăng, suy nhược cơ thể nên thường xuyên dùng sinh tố cà rốt.

Dùng 200g cà rốt kết hợp với các loại trái cây khác để làm sinh tố.

Thường người ta dùng các dạng sau:

- Cà rốt + táo tây (1/2 quả) + gừng (2 lát).

- Cà rốt + kiwi (1 quả).

- Cà rốt + cam (1 quả) + táo ( 1 quả).

- Cà rốt + táo (1 quả) + nước chanh vắt…

Cải xoong

Còn gọi là xà lách xoong (cresson), là một loại rau rất tốt cho cơ thể, có tác dụng khai vị, bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, cung cấp nhiều chất khoáng, nhiều vitamin (A, B, PP, caroten) và vitamin C (hơn 40mg%), làm đẹp nhan sắc, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu.

Cải xoong có nhiều lợi ích cho làn da.

Cải xoong mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Ảnh: tannhang

Cải xoong rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược cơ thể, thiếu máu, thấp khớp, bị bệnh ngoài da, tiểu đường, ung thư, sỏi thận, bí tiểu, giảm chức năng gan mật, bệnh đường hô hấp…

Có thể sử dụng cải xoong dưới dạng tươi để ăn sống, trộn dầu giấm (với thịt bò hoặc trứng gà), nấu canh với thịt heo nạc để ăn, đều rất tốt cho sức khỏe và làm tươi đẹp làn da cũng như sắc mặt của mình.

Một trong những món ăn có ích cho làn da và sức khỏe là canh cải xoong đậu hũ

Nguyên liệu: 500g cải xoong, 2 bìa đậu hũ, 100g nấm rơm, 1 củ cải muối.

Gia vị : nước tương, muối, đường, bột ngọt, tiêu.

Cách làm: Cải xoong  nhặt rửa thật sạch, vớt để ráo.

Đậu hũ cắt miếng vuông 2cm, dày 5mm, chiên vàng.

Nấm rơm gọt sạch, ngâm nước muối, xả lại nước lạnh để ráo, chẻ đôi.

Củ cải muối xắt chỉ, cho vào bao vải bóp trong thau nước lạnh cho bớt mặn.

Cho dầu vào nồi bắc lên bếp, dầu nóng thì thả kiệu xắt mỏng vào phi thơm, kế đến đổ đậu hũ chiên + nấm rơm + củ cải vào xào cho thấm dầu, nêm nước tương + chút đường + muối + tiêu + bột ngọt + ½ chén nước, để một lúc cho các thứ thấm gia vị, sau đó đong 2 tô nước lạnh đổ vào nồi canh.

Canh sôi thì nếm lại cho vừa ăn, thả cải xoong vào, bắc nồi canh xuống, múc ra tô, rắc thêm tiêu. Ăn nóng trong bữa cơm.

Lương y Đinh Công Bảy

Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM

http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/am-thuc/mon-an-dep-da-tu-ca-rot-va-cai-xoong-2427145.html

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Đạm chay khô (Textured Vegetable Protein)

Dì của DS mua cho DS hai loại đạm chay khô này, mến chia sẻ đến các bạn, hy vọng các bạn tìm mua được ở địa phương của mình.

DSC_0125

DSC_0126

Loại này mua ở tiệm Tây Ban Nha, nó giống như đậu hũ phơi khô. Trong bao chỉ dẫn mình cho nước ngập đạm chay cho nó nở mềm rồi chắt nước còn dư ra. Có thể dùng nấu món Mễ như tacos, burrits, enchiladas, hay hamburgers và các món chay khác.

DSC_0120

DSC_0124

Loại này mua ở chợ Whole Foods được làm ở Mỹ, nên có lẽ mình yên tâm hơn. Để làm cho mềm, mình ngâm 1 cốc đạm khô chay với 7/8 cốc nước lã hay nước lèo đã nấu sôi từ 5 tới 10 phút.

Tuệ Lan có dùng đạm chay khô làm Đạm chay sả ớt và Lab Thái chay, công thức ở link dưới đây:

http://www.amthucchay.org/2012/11/am-chay-sa-ot-tue-lan.html

http://www.amthucchay.org/2012/11/lab-thai-chay-tue-lan.html

DS kho tiêu bằng cách ngâm đạm chay với nước tương và đường, xong kho nhỏ lửa với tí nước, khi nước cạn cho tiêu vào là được.

Chúc các bạn nấu nhiều món chay ngon từ đạm chay khô.

Nam mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Biết Sống – ĐĐ Thích Minh Thành

Biết Sống Thì Thảnh Thơi

TIẾNG CHUÔNG

Thích Tánh Tuệ

https://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/c38.0.403.403/p403x403/480942_10200465574501264_1684120765_n.jpg

Tiếng chuông như lời Phật
Gọi hồn con trở về
Giữa dòng đời tất bật
Giữa muôn ngàn u mê.

Tiếng chuông lời Bồ Tát
Suối mát ngọt tình thương
Tiếng dịu dàng thanh thoát
Đồng vọng chốn thiên đường.

Chuông ngân dài buổi sáng
Ấm áp cả núi đồi
Băng qua nghìn sông suối
Chuông gọi đời xa xôi..

Ngân nga lời nhắc nhở
Tâm tưởng hoài phiêu linh
Nhẹ nhàng tìm hơi thở
Quay về lại chính mình.

Tiếng chuông như tình Mẹ
Ôm ấp con vỗ về
Con ơi! đừng rong duỗi
Nỗi đau đời lê thê…

Chuông từ còn vang mãi
Giữa trần thế sương mù
Lay gọi người say
mộng
Thức giấc đời âm u …

Biết Sống thì thảnh thơi…

Không biết sống thì hết hơi
Ta nương tựa vào trời
Trời khi mưa, khi nắng
Ta nương tựa vào trắng
Trắng hết trắng thì đen
Ta nương tựa vào em
Em hết còn thì mất
Ta nương tựa vào ta
Người bạn đời duy nhất.

Đổi thay là bản chất
Của vạn hữu trên đời
Hạnh phúc từ nội tại
BIẾT SỐNG thì thảnh thơi.

Bodhgaya Jan 30.2013

Photo: Thiên Hương:  Hỏi tâm, tâm đã tịnh chưa  Hỏi mình, mình có quên buồn hay không  Hỏi trăng, hỏi gió, hỏi trời  Hỏi mây thanh tịnh, hỏi đời phù du  Hỏi hoa, hỏi bướm, hỏi chiều  Hỏi đêm, hỏi sáng, hỏi mình, hỏi ta  Hỏi trời, hỏi đất bao la  Sao cho tâm tịnh, cho lòng bình an… Bodhgaya monk : '' Đâu cần phải hỏi.. bao la Bình an Phật tính trong ta xưa.. giờ! Chỉ ta không biết, không ngờ... '' Ngày đêm chung sống, hững hờ, cách xa. Vô minh là.. lỗi tại ta? Tuệ tri, về lại quê nhà, trạm nhiên.. '' Mô Phật ( *__* )

Thiên Hương:

Hỏi tâm, tâm đã tịnh chưa
Hỏi mình, mình có quên buồn hay không
Hỏi trăng, hỏi gió, hỏi trời
Hỏi mây thanh tịnh, hỏi đời phù du
Hỏi hoa, hỏi bướm, hỏi chiều
Hỏi đêm, hỏi sáng, hỏi mình, hỏi ta
Hỏi trời, hỏi đất bao la
Sao cho tâm tịnh, cho lòng bình an…

Bodhgaya monk :

” Đâu cần phải hỏi.. bao la
Bình an Phật tính trong ta xưa.. giờ!
Chỉ ta không biết, không ngờ… ”
Ngày đêm chung sống, hững hờ, cách xa.
Vô minh là.. lỗi tại ta?
Tuệ tri, về lại quê nhà, trạm nhiên.. ”

BỞI LÀ CÕI TẠM THÔI.

Bởi đời là cõi tạm
Nên sống thật với nhau
Nếu kiếp người trôi mau
Thì oán thù dừng lại

Bởi không gì tồn tại
Nên giận hờn bỏ qua
Nếu lòng mình vị tha
Thì nỗi sầu tan biến

Bởi không gì lưu luyến
Nên đừng buộc ràng thêm
Nếu có ngày và đêm
Thì mê rồi phải ngộ

Bởi mộng đời dễ vỡ
Nên quý trọng hôm nay
Nếu thế sự vần xoay
Thì ngồi yên tĩnh lặng

Bởi lòng người sâu thẳm
Nên đừng cạn nghĩa ân
Nếu mang nặng nghiệp trần
Thì buông rời vọng tưởng

Bởi tham cầu danh tướng
Nên quán niệm vô thường
Nếu ai còn tha phương
Thì nhớ về nguồn cội

Bởi ai còn nông nỗi
Nên nhớ lấy lời xưa
Nếu ai đi trong mưa
Thì thấm đời gian khó

Bởi yêu trong giông gió
Nên hiểu tình long đong
Nếu “Sắc tức thị Không”
Thì… vô cầu, vô niệm.

VỘI

Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.

Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã…, rời…

Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.

Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
” Đáy nước tìm trăng” mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà…

Vội quên, vội nhớ vội đi, về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai Giác lộ bàn chân vội
” Hỏa trạch ” bước ra, dứt não nề….

Nguyễn Văn Anh chuyển bài

http://banmaihong.wordpress.com/2013/02/23/biet-song-thi-thanh-thoi/

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Xem và cười: Hết thuốc chữa

Hiệu Quả Từ Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật...

image

Hình của Cháu PHAN NGUYỄN HOÀI LINH

Tôi tên là Phan văn Nghiêm sinh năm 1973

Địa chỉ Tam Hiệp, Núi Thành Quãng Nam Đà Nẵng

Là giáo viên  dạy cấp 1 Trường Nguyễn văn Trỗi. Tam Xân 2 huyện Núi Thành

Từ đầu năm 2011 Con gái tôi ( cháu Phan Nguyễn Hoài Linh Sinh năm 2005,  nay được 6 tuổi )có những triệu chứng đau tức sườn ngực, hay làm mệt, ăn gì vào thì ói ra hết, cho đến ngày 14 tháng 04 năm 2011 gia đình tôi đưa cháu đi khám, siêu âm mới phát hiện cháu nó bị “sỏi mật”. nằm viện tuần lễ theo dõi, bác sĩ đề nghị phẩu thuật.

          Tôi xét thấy cháu nhà còn bé, còn trong tuổi chơi tuổi học mà đi mổ thì cũng lo sợ rồi biết có chuyện gì sẽ xảy ra, nên xin cho cháu xuất viện về thăm hỏi, dò tìm một phương pháp nào đó để tránh phẩu thuật cho cháu.

Tình cờ xem trên mạng Internet, gặp được bài viết  “trái sung chữa tan sỏi mật điều mà ít ai biết” của Tác giả là Lương y Phan văn Sang đăng trên trang www.daophatngaynay cũng như bài viết này được phát tán qua nhiều trang web khác.

          Sau khi xem kỹ và dò tìm liên lạc được điện thoại số 0902323549 và địa chỉ mail của Lương y Sang (luongy_sang@yahoo.com) đang hành nghề Đông y tại Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được ông tận tình hướng dẫn hái nhiều trái sung xanh xắc mỏng phơi khô sao vàng, mỗi ngày dùng khoảng 250 gam sắc cho cháu Linh nhà tôi uống.

          Sau hơn 1 tháng cháu uống nước sắc Trái sung thì hiện tượng làm mệt, tức ngực sườn giảm dần rồi hết và đặc biệt cháu ăn ngon, ăn không còn ói nữa, cháu có da thịt hẳn ra.

Cho đến ngày 09 tháng 6 năm 2011 đi siêu âm và khám lại, chúng  tôi thật vui mừng khi nghe Bác sĩ đã cho gia đình biết mật cháu Hoài Linh sạch trơn không còn sỏi nữa.

Nay gia đình tôi chân thành biết ơn trang www.daophatngaynay.com , và các trang web khác đã phổ biến bài thuốc đó.

Cám ơn lương y Phan Văn Sang tác giả bài viết, đã đem lại sức khỏe cho cháu Hoài Linh và niềm vui cho gia đình chúng tôi.

Hy vọng phương thuốc quý, rẻ tiền này sẽ giúp được nhiều người tự chữa trị hết chứng bệnh sỏi mật như con gái nhà tôi.

Kết quả siêu âm cuối cùng cháu đã hết sỏi

                                                                           PHAN VĂN NGHIÊM

                                                        Giáo viên  TPTCS cấp 1 Trường Nguyễn văn Trỗi.

http://www.daophatngaynay.com/vn/cuoc-song/8121-Hieu-Qua-Tu-Trai-Sung-Chua-Tan-Soi-Mat-.html

Cánh Cửa Thong Dong – Thầy Pháp Hoà

Mở tung một cánh cửa lòng

Gởi người muôn dặm cái không có gì

Phật Pháp: SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ BI

284472_1850258181566_1394075323_31590869_253619_n

(Trích: BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG)

Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma

Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia

BƯỚC THỨ NĂM
SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ BI


Lòng từ bi là một tâm hồn thấm đẫm sự ngưỡng mộ biết ơn dành cho tất cả mọi sinh linh.

Nhờ có lòng từ bi này mà bạn có thể đạt được tất cả mọi mục tiêu cần tìm đến.

NAGARJUNA, trích từ cuốn Những lời khuyên quý báu.

Cùng với lòng yêu thương, lòng từ bi là một mặt của lòng vị tha. Đó là tình cảm xuất hiện từ đáy lòng khiến bạn không thể chịu được khi nhận thấy đau khổ của người khác mà không làm gì để giúp họ. Khi lòng từ bi phát triển mạnh mẽ hơn thì lòng tự nguyện muốn hiến mình vì ích lợi của tất cả mọi người khác cũng sẽ phát triển. Đây là sự phục vụ mọi người một cách không thiên vị. Trong quá trình tự nguyện này, bạn nhận thấy rằng qua việc đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, cuối cùng bạn có thể đáp ứng niềm hy vọng của tất cả mọi người trong vòng tay yêu thương của bạn. “Tôi sẽ làm bất cứ những gì tôi có thể để đạt được sự giác ngộ vì lợi ích của họ”, bạn quyết định như thế. Lòng từ bi là một nền tảng vững chắc cho việc đạt được sự giác ngộ cao nhất nhằm trợ giúp tất cả mọi sinh linh.

Lòng từ bi bao la là căn nguyên của hành động vị tha là tác nhân tạo ra những hành động cao đẹp đến phi thường trên thế gian; chẳng có nguồn trợ giúp và nguồn hanh phúc nào to lớn hơn lòng từ bi cao cả. Khi bạn có được lòng từ bi, bạn sẽ được tự do thoát khỏi tất cả mọi khắc khoải trong lòng. Bạn hãy phát triển lòng từ bi và bạn trở thành một người bạn của tất cả mọi sinh linh.

LÒNG TỪ BI LÀ HẠT GIỐNG, NƯỚC VÀ VỤ MÙA

Lòng từ bi được xem là hạt mầm tạo ra một mùa gặt bội thu,

Được xem là nguồn nước cho sự phát triển,

Và là trạng thái chín muồi của mọi niềm vui sướng.

Thế nên, tôi luôn tôn sùng lòng từ bi

CHANDRAKIRTI

Lòng từ bi là yếu tố quyết định trong toàn bộ bài luyện tập tâm linh ngay ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Nó giống như hạt mầm để đưa bạn đến với sự giác ngộ cuối cùng. Bạn cần có nước, đất và chất dinh dưỡng để có thể tạo nên một vụ mùa – gạo, bắp, lúa mì hay lúa mạch. Một hạt bắp chỉ có thể tạo ra một cây bắp và không thể tạo ra một cây lúa mì, thế nên nó là tác nhân phi thường tạo ra bắp. Tương tự như thế, một động cơ thúc đẩy lòng từ bi là một tác nhân phi thường đưa đến sự giác ngộ cuối cùng và thế nên nó trở thành nền tảng cơ bản cho bài luyện tập tâm linh, giống như một hạt mầm. Đó là ở giai đoạn đầu.

Ở giai đoạn giữa, khi bạn đưa lòng vị tha vào bài luyện tập của mình, bạn phát hiện rằng thật không dễ chút nào trong việc trợ giúp ngay cả chỉ một sinh linh nào đó vượt qua được một đau khổ nào đó, để làm được việc này bạn cần phải có sự nỗ lực liên tục. Bạn có thể trở nên mệt mỏi và nản lòng, nhưng nếu bạn liên tục phát triển lòng từ bi, bạn sẽ không đánh mất lòng vị tha mà bạn đã phát triển được trước đó. Nếu bạn giữ được lòng từ bi của mình trong khi bạn đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn thì nghị lực của bạn cũng tự nhiên phát triển vững mạnh. Đây chính là tầm quan trọng của lòng từ bi trong giai đoạn giữa; nó giống như nước nuôi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn bạn, đưa bạn đến với sự giác ngộ hoàn toàn.

Sự giác ngộ hoàn toàn có nghĩa là trong bạn liên tục xuất hiện lòng từ bi bao là; thế nên bạn sẽ không còn là một người đơn độc, mà bạn sẽ liên tục tham gia thực hiện tất cả những gì có thể vì ích lợi của mọi sinh linh. Đây chính là tầm quan trọng của lòng từ bi ở giai đoạn cuối.

Sự quan tâm đến mọi người là sự sẵn lòng gánh vác trách nhiệm giúp đỡ họ đạt được niềm hạnh phúc của chính họ. Tại Tây Tạng, khi tôi được hơn ba mươi tuổi, biết rằng sự giác ngộ là điều có thể đạt được và sau khi đã tham gia bài luyện tập Hướng dẫn sống đời Bồ Tát của Shantideva, tôi có thể cảm nhận được phát triển mạnh mẽ, tôi cũng phát triển được thái độ tự tin trong khi thể hiện lòng vị tha của mình mỗi khi có dịp. Kể từ đó trở đi tôi liên tục tiến bộ hướng đến mục tiêu giác ngộ.

MỞ RỘNG PHẠM VI QUAN TÂM ĐẾN MỌI NGƯỜI

Bạn trau dồi lòng từ bi dành cho ai? Câu trả lời là “Dành cho tất cả mọi người” bởi vì tất cả mọi người đều đang chịu một số hình thức đau khổ nào đó. Trong các bài thiền định trước đây bạn đã phát triển lòng thương mến dành cho mọi người. Trước tiên bạn ý thức rõ rằng bạn và họ, tất cả đều mong muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ; sau đó bạn biết rằng trong vô số những kiếp trước của tất cả mọi người đã từng là những người bạn tốt nhất của mình, họ giúp đỡ bạn một cách tự nguyện và vui vẻ; cuối cùng bạn nhận thấy rằng sự thực là tất cả mọi người đều cung cấp cho bạn những dịch vụ thiết yếu, những nhu cầu thiết yếu nhằm giúp đỡ bạn, dù rằng họ có chủ định hay không. Nếu bạn không có được sự đồng cảm này thì khi bạn cố gắng tìm hiểu đau khổ của người khác qua đau khổ của chính mình, khi đó có thể thậm chí bạn còn cảm thấy hài lòng khi nhận nghĩ về đau khổ của kẻ thù của mình.

Cách đây nhiều thế kỷ, một vị thầy tăng tỏ ra vui vẻ khi nghe nói rằng một vị thầy tăng  khác mà ông ta không thích đã kết hôn, điều này vi phạm vào các lời thề nguyền của giới tăng lữ. Vị thầy tăng vui vẻ này pha trà và mời một vài người bạn khác của mình đến, ông ta nói với họ rằng “Tôi có một tin vui để nói với các bạn đây. Người ta nói rằng vị tăng đó đã cưới vợ rồi”. Khi người thầy của vị tăng này bước vào và biết được điều gì đã xảy ra, ông ta nói “Kẻ ngôi lê đôi mách này đã tích lũy thêm nghiệp chướng tiêu cực khi tỏ ra thích thú vì việc một thầy tăng khác đã vi phạm lời thề nhiều hơn so với mình”. Theo lời Tsongkhapa  nói:

Khi một người không giúp ích gì cho bạn cũng chẳng hề gây hại cho bạn đang chịu đau khổ, bạn thường tỏ ra dửng dưng với anh ta. Thái độ này là do bạn nghĩ rằng mình chẳng có quan hệ gì với anh ta cả.

Tuy nhiên, khi bạn trông thấy một người bạn của mình đang chịu đau khổ, khi đó bạn cảm thấy khó có thể chịu được và mức độ khó chịu này sẽ gia tăng tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa bạn và người đó. Thế nên, điều quan trọng là bạn cần phải phát huy một ý thức mạnh mẽ về tình cảm yêu thương trìu mến dành cho tất cả mọi người.

Bất luận họ giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay đau ốm, già hay trẻ thì điều cốt lõi là bạn cần phải nghĩ về những người dường như chẳng hề chịu đau khổ gì cả nhưng thực ra thì họ đang thực hiện những hành vi có khả năng dẫn đến những đau khổ cho họ về sau. Bạn cần mở rộng ý thức này và trải rộng lòng từ bi của mình đến với những người đã từng có những hành vi sai lạc trong quá khứ, đã từng trau dồi nghiệp chướng tiêu cực trong quá khứ. Mặc dù tác động của nghiệp chướng của họ vẫn chưa được thể hiện ngay lúc này nhưng rồi đây nghiệp chướng của họ sẽ gây ra những đau khổ cho họ trong tương lai về sau, chẳng hạn như họ sẽ mắc phải chứng ung thư hoặc một đau khổ nào đó đại loại như thế.

Các bước thiền định

Vì bạn dễ dàng phát huy lòng từ bi dành cho bạn bè của mình hơn, thế nên bạn hãy khởi đầu cùng một người bạn thân nhất của mình.

1. Bạn hãy hình dung một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:

Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!

Bạn hãy tìm hiểu phân tích về những đau khổ mà anh ta đang phải gánh chịu mãi cho đến khi trong bạn có cảm xúc mạnh mẽ rằng “Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta có thể được tự do thoát ra khỏi mọi đau khổ” và cảm xúc này vẫn đọng lại trong bạn mà không cần bạn phải tập trung suy nghĩ gì cả. Khi cảm xúc này suy yếu, bạn hãy suy nghĩ nhiều hơn về việc anh ta đang chịu đau khổ như thế nào và khi suy nghĩ này cấu thành lòng thương xót trong bạn và giúp bạn có được mong ước sao cho anh ta thoát khỏi đau khổ, khi đó bạn hãy cố gắng duy trì nó. Bài tập này được gọi là bài luyện tập luân phiên giữa Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải. Bạn hãy liên tục vận dụng hai bước này, phân tích và duy trì, luân phiên vận dụng chúng mãi cho đến khi vảm xúc cảm thông xuất hiện mạnh mẽ trong tâm hồn bạn.

2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai do những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:

Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!

Sau đó bạn luân phiên vận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến với từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.

Bạn hãy mở rộng phạm vi thiền định của mình đến mức bạn không còn bị giới hạn ở mức độ chỉ mong ước cho một vài người được giải thoát khỏi một số đau khổ hoặc chỉ mong ước rằng tất cả mọi người  được giải thoát khỏi một số đau khổ đó mà thôi. Lòng mong ước vì lợi ích của mọi người không mang tính cục bộ thiên vị - đó là lòng mong ước chân thành rằng mọi và mỗi người đều được giải phóng thoát ra khỏi mọi đau khổ và mọi nguyên nhân dẫn đến đau khổ.

KỸ THUẬT THIỀN ĐỊNH NGẮN GỌN

Cũng sẽ rất hữu ích nếu bạn hình dung một con vật bơ vơ – một sinh linh có khả năng bị giới hạn và không có người bảo vệ che chở - trong hoàn cảnh thiếu thốn cơ cực. Bạn hãy hình dung con vật đó đang đứng trước mặt mình và bạn suy nghĩ về những gì có thể xảy ra khi mình ở trong hoàn cảnh của nó. Bạn suy nghĩ rằng:

Nếu mình ở trong địa vị của con vật đáng thương này thì liệu mình có thể chịu được hay không?

Bạn hãy cố gắng cảm nhận mọi suy nghĩ của tất cả mọi sinh linh. Bài Thiền định hình dung này sẽ rất hữu ích trong việc giúp bạn nâng cao và mở rộng lòng từ bi của mình.

LÒNG TỪ BI SÂU SẮC

Khi bạn đã có được một số tiến bộ, bạn hãy nâng cao sức mạnh của lòng từ bi bằng cách chuyển từ “Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân đau khổ!” sang “Mong ước sao cho anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!”

1. Bạn hãy hình dung một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:

Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!

Rồi bạn vận dụng luân phiên bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai với  những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:

Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!

Sau đó bạn vận dụng luân phiên bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.

Khi bạn cảm nhận được tác động mạnh mẽ của niềm mong ước cao độ này, bạn hãy chuyển sang mức độ cao nhất của lòng từ bi, đây chính là quyết tâm “Mình sẽ giúp đỡ người này được tự do thoát khỏi mọi đau khổ và mọi nguyên nhân cấu thành đau khổ!”

1. Bạn hãy hình dung  một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:

Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!

Rồi bạn vận dụng luân phiên bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

2. Bạn hãy hình dung một người bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai với những hành vi tiêu cực của anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi mà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạn hãy suy nghĩ rằng:

Giống như mình, người này cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân tạo ra đau khổ!

Sau đó bạn luân phiên vận dụng bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

3. Bạn chầm chậm mở rộng suy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những người xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linh trong vũ trụ này.

Qua quá trình thiền định này, lòng từ bi đúng nghĩa sẽ thực sự xuất hiện. Đây không phải là lòng từ bi bị pha lẫn lòng lưu luyến thì khi chúng ta gặp một rắc rối này nho nhỏ nào đó chúng ta lập tức trở nên tức giận. Lòng từ bi đúng nghĩa là một ý thức cao độ rằng tất cả mọi sinh linh đều cần phải  được tự do thoát ra khỏi mọi đau khổ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÌM CHẾ TỨC GIẬN

Khi người khác tỏ thái độ hèn hạ và thô tục với bạn, bạn khó có thể giữ vững được lòng trắc ẩn của mình. Cảm xúc tức giận là một cảm xúc cần được kiểm soát chặt chẽ, nhưng nhất thiết không được che giấu. Bạn cần  thừa nhận những phản ứng của mình; đừng phủ nhận chúng. Nếu bạn  phủ nhận chúng thì lòng từ bi của bạn chỉ mang tính thiển cận hời hợt mà thôi.

Có hai loại cảm xúc tình cảm. Một loại cần phải được thể hiện ra bên ngoài, cần phải được thảo luận cụ thể. Ví dụ như cảm xúc buồn phiền. Giả nhe khi một người thân của bạn qua đời và bạn cảm thấy đau buồn. nếu thay vì che giấu chúng, bạn thể hiện chúng một cách thoải mái thì sức mạnh to lớn của nỗi đau buồn đó sẽ bị suy yếu ngay. Một loại cảm xúc khác gồm có tức giận, lòng lưu luyến và tham vọng; chẳng có giới hạn nào đối với những cảm xúc tình cảm như thế này. Ví dụ, nếu bạn thể hiện cảm xúc tức giận thì ngày mai nó có thể phát triển mạnh mẽ thêm; trong khi đó nếu bạn cố gắng kìm chế cảm xúc tức giận của mình thì nó sẽ suy yếu đi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua kinh nghiệm của chính mình. Việc bạn trau cho cảm xúc tức giận những công cụ gồm có lời nói và hành động cũng chẳng khác nào việc bạn trao cho một đứa bé một đống rơm và một chiếc que diêm. Một khi được thắp sáng, cảm xúc tức giận lập tức nuốt chửng lấy toàn bộ bầu không khí quanh nó và có thể bộc phát lấy toàn bộ bầu không khí quanh nó và có thể bộc phát ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Giải pháp duy nhất là bạn cần phải liên tục kìm chế tức giận và để kìm chế được cảm xúc tức giận thì bạn cần phải suy nghĩ “Đâu là giá trị và ý nghĩa của cảm xúc tức giận? Đâu là giá trị của lòng khoan dung vị tha và lòng từ bi?”

Khi những ai  không xem những tình cảm ưu phiền chẳng hạn như tức giận là những cảm xúc tiêu cực cần phải được tẩy trừ thì họ cảm thấy như là chúng hoàn toàn đúng đắn. vì họ xem việc thỉnh thoảng họ nổi cáu là chuyện bình thường nên họ chẳng hề mảy may quan tâm đến việc kiểm soát cảm xúc tức giận của mình. Mặt khác, những ai xem chúng là những cảm xúc tiêu cực và có hại thì lại hoàn toàn không chấp nhận chúng.

Bạn hãy vận dụng khả năng nhận thức của mình để tự hỏi xem liệu cảm xúc tức giận có phải là cảm xúc có ích không. Nếu bạn trở nên tức giận với một người nào đó thì kết quả là cả bạn lẫn người đó đều chẳng gặt hái được kết quả nào cho tốt đẹp cả. chẳng có ích lợi nào có thể xuất hiện từ cảm xúc tức giận này. Cuối cùng, tức giận không gây hại cho người khác; nó gây hại cho chính bản thân bạn. Khi bạn tức giận thì thức ăn ngon cũng trở thành dở. Khi bạn tức giận thì thận chí bạn cũng cảm thấy khó chịu khi trông thấy gương mặt của chồng vợ mình, của con cái mình, hoặc bạn bè mình, không phải là do gương mặt của họ thay đổi mà là bởi vì có một cái gì đó sai lạc đang diễn ra trong thái độ của bạn. Khi một sự kiện không may xảy ra, bạn có thể đối mặt và kiểm soát nó một cách hiệu quả hơn nếu trong bạn không xuất hiện cảm xúc tức giận. Tức giận hầu như hoàn toàn không đem lại bất kỳ một lợi ích nào cho bạn cả. Có lẽ một lời nói lỗ mãng nào đó đôi khi cần thiết trong trường hợp bạn muốn ngăn ai đó không thực hiện một hành vi xuẩn ngốc nào đó, trong trường hợp này bạn không nên để cảm xúc tức giận xuất hiện trong bạn, bạn không nên để cảm xúc tức giận trở thành động cơ thúc đẩy chính trong bạn; bạn nên vận dụng lòng yêu thương và lòng từ bi là động cơ thúc đẩy chính trong mọi hoạt động của mình. Mọi hành vi xuất nguồn từ cảm xúc tức giận đều là những hành vi vô ích; việc ý thức rõ được điều này sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn  nâng cao được quyết tâ, kìm chế được chúng.

Sẽ là một việc không dễ dàng khi bạn muốn phát huy lòng cảm thông dành cho mọi người, thế nên bạn đừng nản lòng nếu thái độ thiên vị vẫn xuất hiện trong quá trình thiền định của bạn. Một thay đổi sâu sắc như thế không thể xuất hiện chỉ trong một đêm, hoặc qua một tuần lễ, hoặc qua một tháng, hoặc thậm chí qua một năm. Tuy nhiên, bạn sẽ dần dần nhận thấy được những thay đổi diễn ra chầm chậm trong thái độ và hành vi của mình đối với từng cá nhân và toàn bộ thế gian này. Khi những phản ứng sai lạc xưa cũ xuất hiện trong bạn, bạn đừng suy nghĩ rằng điều bày cho thấy rằng mình đã thất bại trong bài thiền định này; mà bạn hãy xem đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thiền định nhiều hơn nữa.

KỸ THUẬT HÌNH DUNG: CHO VÀ NHẬN

Khi bạn trông thấy một ai đó đang gặp rắc rối bởi những đau khổ, bạn cần biết rằng những đau khổ của họ là do bởi những hành vi của chính họ ( nghiệp chướng ) và rằng vì vậy nên bạn không thể trực tiếp giúp đỡ họ được. Tuy nhiên, bạn có thể tự nguyện và sẵn lòng – từ lòng chân thật của mình – nguyện cầu cho anh ta với một ý chí mạnh mẽ:

Người này đang chịu đau khổ trong nguy ngập và mặc dù anh ta muốn được hưởng niềm hạnh phúc và tránh xa mọi đau khổ, anh ta không biết làm thế nào để tẩy trừ những xấu xa và trau dồi những phẩm hạnh trong lòng mình. Mong ước sao cho mọi đau khổ và mọi nguyên nhân cấu thành đau khổ nơi anh ta sẽ chuyển sang cho mình để mình gánh chịu thay !

Đây được gọi là bài luyện tập nhằm gánh chịu mọi đau khổ hộ người khác trong phạm vi vận dụng lòng từ bi của mình.

Vì lẽ đó, từ sâu thẳm lòng mình bạn có thể mong ước và hình dung rằng bạn trao tặng cho người đang chịu đau khổ đó niềm hạnh phúc của bản thân mình:

Tôi sẽ trao tặng cho những người đang chịu đau khổ này, không hề mảy may hối tiếc, tất cả mọi đức hạnh mà tôi đã có được do nghiệp chướng tốt của mình và những phẩm hạnh này sẽ giúp ích nhiều cho họ.

Đây được gọi là bài luyện tập nhằm trao tặng niềm hạnh phúc của chính mình trong phạm vi vận dụng lòng yêu thương.

Mặc dù sự hình dung này không thực sự đem lại các kết quả như thế, nhưng nó thực sự làm gia tăng mạnh mẽ quyết tâm và nghị lực trong bạn, đồng thời cũng tạo nên một không khí hòa bình tĩnh tại trong bạn. Hai bài luyện tập này được thực hiện kết hợp cùng quá trình tập trung quan sát hơi thở của chính mình – hít vào những đau khổ của người khác và thở ra niềm hạnh phúc của chính mình để trao tặng cho họ.

KỸ THUẬT HÌNH DUNG: VẬN DỤNG NHỮNG RỦI RO BẤT HẠNH

Tương tự như thế, khi bạn chịu đau khổ từ một bất hạnh nào đó, bạn hãy hình dung:

Mong ước sao cho bất hạnh này sẽ gánh chịu thay cho mọi bất hạnh khác của tất cả mọi người.

Bài luyện tập này sẽ giúp cho đau khổ của bạn không trở nên tồi tệ thêm do bạn phiền muộn về nó và sẽ giúp bạn củng cố thêm dũng khí của mình. Cũng rất hữu ích nếu bạn suy nghĩ rằng:

Mong ước sao cho đau khổ mà mình đang gánh chịu sẽ giúp bạn luôn giữ được nụ cười trên môi của mình. Việc lo lắng sẽ chẳng đem lại lợi ích gì, không đúng vậy sao?

Gần đây xuất hiện một trận động đất khá mạnh ở Dharmsala trong khi tôi đang tham gia bài thiền định hàng ngày nhằm trau dồi phát triển lòng yêu thương và lòng từ bi. Mặc dù trận động đất đó có khả năng gây hại cho tính mạng của tôi, nhưng tôi vẫn không hề sợ hãi, đó là do bởi khi ấy tôi đang tập trung chiêm nghiệm về những bất hạnh của mọi người. Nhưng tôi phải thú nhận rằng chỉ cách đó vài tuần lễ, trong khi bay ngang khu vực diễn ra chiến tranh giữa Bombay và Nam Phi thì tôi nhận thấy rằng lòng bàn tay mình đẫm mồ hôi. Thế nên tôi đã nghĩ rằng nếu nghiệp chướng của tôi là phải chết thì tôi không còn cách nào thoát chết khi ấy, nếu không thế thì sáng hôm sau tôi sẽ có mặt tại Nam Phi. Khi suy nghĩ như thế thì tôi cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn. Điểm khác biệt ở đây chính là quan điểm của tôi. Nếu bạn có thể làm được một điều gì đó để giải quyết một rắc rối nào đó, bạn hãy thực hiện ngay; nếu bạn không thể thì việc bạn lo lắng cũng chẳng đem lại ích lợi gì.

Theo đoạn kinh Phật giáo Tây Tạng nói về việc trau dồi luyện tập lòng vị tha, khi bạn vui vẻ, bạn đừng để mình trở nên quá hứng khởi vì niềm vui đó và khi bạn đau khổ, bạn đừng để mình trở nên quá đau buồn vì đau khổ đó. Chúng ta thường có những lúc vui buồn nhưng theo cách này thì bạn có thể duy trì được sức mạnh nội qua của mình, không cho phép những bất hạnh phiền nhiễu đến sự tĩnh tại trong tâm hồn mình – không quá vui cũng không quá buồn, luôn tĩnh tại.

KHI NGƯỜI KHÁC LỢI DỤNG BẠN

Khi người khác cố ý muốn lợi dụng bạn vì một mục tiêu nào đó của họ, trong hoàn cảnh như thế, trước tiên bạn cần phải hiểu rằng mọi người cũng là loài người và họ có quyền được hưởng niềm hạnh phúc. Với lòng ngưỡng mộ và lòng từ bi dành cho họ, bạn có thể hành xử tùy theo hoàn cảnh mà họ tạo ra. Điều này có nghĩa là bạn có quyền phản ứng mạnh mẽ nếu cần thiết nhưng bạn đừng bao giờ đánh mất lòng từ bi trong tim mình. Thực ra, lòng từ bi là cách duy nhất có thể giúp ích cho bạn trong những hoàn cảnh như thế, vì tức giận trong trường hợp này chỉ đóng vai trò là rào cản gây trở ngại cho những hành vi tích cực và đồng thời tạo thêm nhiều rắc rối hơn nữa. Thoạt tiên bạn khó có thể duy trì được lòng từ bi dành cho một người nào đó đang thể hiện khả năng gây hại cho bạn, nhưng nếu bạn cố gắng lặp đi lặp lại, bạn sẽ tìm được cách hành xử hợp lý mà không đánh mất lòng từ bi và lòng yêu thương trong tim mình.

Cũng giống như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vậy. Đôi khi con cái cũng tỏ ra bướng bĩnh và ngỗ nghịch và để ngăn cản thái độ đó của con cái mình, người cha hoặc người mẹ  hành xử - tùy theo từng hoàn cảnh – bằng những lời nói cứng rắn hoặc có thể xử phạt đứa trẻ nhưng trong khi hành xử như thế thì họ vẫn không đánh mất lòng yêu thương của mình dành cho đứa trẻ đó. Đó chính là cách hành xử hợp lý nhất trong trường hợp này.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Ốc đảo tự thân – Chương 8: Sống Hòa Hợp

ayya-khemaokPHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM THANH TỊNH
Tác Giả: Ni Sư Ayya Khema - Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Dịch từ bản tiếng Anh: Be An Island The Buddhist Practice of Inner Peace
Wisdom Publications 1999
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2010

Hòa Nhập Vào Cuộc Sống

   Khi hợp ca, chúng ta phải giữ đúng nhịp, hòa hợp với nhau.  Chúng ta phải chú tâm đến thời điểm, đến các bạn trong ban hợp ca, nếu không tất cả sẽ lổi nhịp, sai lời.  Khi chúng ta sống chung với nhau cũng thế.  Ta phải để ý, quan tâm đến người khác, phải ý thức về sự chung sống để tạo nên một môi trường sống chan hòa.  Đó là nền tảng cho nghệ thuật sống hòa hợp.

   Nghệ thuật sống này đôi khi bị phá vỡ vì  mỗi cá nhân không biết hòa hợp, chỉ biết có mình, không chú tâm đến người khác.  Những gì chúng ta tạo ra ở chung quanh, phản ảnh những gì ở bên trong chúng ta.

   Vì thế bước đầu tiên để tạo lập sự hòa hợp, cần phải bắt đầu từ bên trong ta.  Không cần phải có một môi trường lý tưởng, mà chúng ta có thể làm điều đó ở bắt cứ nơi nào: Khi ta đang ngồi trong thiền đường, đang chèo thuyền, đang nấu ăn, đang đọc sách hay làm việc trong vườn.  Trạng thái cân bằng hòa hợp trong ta, tùy thuộc vào mức độ an nhiên, tự tại trong tâm ta.  Nếu không, chỉ có rối loạn.

   Sự an nhiên, tự tại không thể tùy thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài ta, vì chúng sẽ không bao giờ hoàn toàn theo ý muốn của ta.  Thí dụ trong những tháng mùa khô, ai cũng than phiền phải ra công tưới cây.  Ngược lại, mùa mưa thì ta than phiền ướt át, đường xá lầy lội.  Làm sao ta tìm đưọc nơi nào hoàn toàn trên thế giới này? 

   Vì thế, nếu chúng ta nhìn ra ngoài để tìm sự an nhiên, tự tại cho tâm hồn, thì chỉ uổng công thôi.  Chúng ta cần phải quay vào bên trong mới mong tìm đưọc những điều có thể mang đến cho ta sự an nhiên tự tại.  Một trong những điều này là sự độc lập  -không phải là độc lập về vật chất, vì điều này có thể gây một số khó khăn cho ta, mà là một sự độc lập về tinh thần, không phụ thuộc vào những khen chê của người khác.  Điều đó có nghĩa là, khi ta biết mình đã cố hết sức để làm gì đó, nhưng nếu người khác không vừa ý, ta cũng đành chịu thôi.  Đâu phải tất cả mọi người đều tán thành những việc làm của Đức Phật, nhưng Đức Phật chỉ nói rằng: "Tôi không tranh cãi với ai.  Đó là người ta muốn gây chuyện với tôi".  Đức Phật chấp nhận việc người ta chống báng Ngài hay các giáo lý của Ngài.  Đức Phật hoàn toàn hiểu là không thể bắt tất cả mọi người đều đồng ý theo mình.

   Người có tính độc lập cũng không đi tìm sự che chở, ngợi khen của người khác.  Không phải tất cả những cố gắng của ta đều mang lại sự thành công.  Chúng ta phải sẳn sàng chấp nhận điều đó.  Không thể mong đợi ai chở che.  Nếu đôi khi ta không thể thực hiện điều gì đó đúng như ý ta mong đợi, thì cũng không hề hấn gì, không có lý do gì phải sầu khổ cho những việc như thế.

   Muốn độc lập về tình cảm (tinh thần) đòi hỏi ta phải có một trái tim thương yêu.  Trái lại nếu chúng ta đi tìm sự thương yêu, ta phải tùy thuộc vào tình cảm người khác, ta dễ bị thất vọng vì không toại nguyện hoặc người khác không đáp ứng đủ như lòng ta mong muốn.  Mà dầu người khác có ban tặng ta đầy đủ tình thương, họ cũng không thể thõa mản hết những đòi hỏi của ta.  Chạy đuổi theo tình thương yêu chỉ hoài công, là một việc làm hoàn toàn thất bại.  Điều thành công, ngược lại, là yêu thương kẻ khác.  Làm đưọc điều đó sẽ khiến ta đưọc độc lập trong tình cảm và an nhiên tự tại.  Vì khi hết lòng yêu thương tha nhân, ta không đòi hỏi họ phải đáp trả.  Tình thương yêu thật sự không phụ thuộc vào người khác mà chỉ là tính cách của con tim.

   Sự an nhiên, tự tại tùy thuộc vào việc hình thành những cánh đồng thanh bình  trong trái tim ta -một cánh đồng rộng mở, đầy bông hoa, đầy thương yêu, độc lập về tinh thần và biết chấp nhận mình.  Chúng ta không chạy đuổi theo tình thương yêu hay sự tán thành, nhưng lại ban phát chúng một cách hào phóng.  Đơn giản nhưng hiệu nghiệm.  Việc đó đòi hỏi ta phải có trái tim rộng lượng.  Thông thường khi có ai đòi hỏi ở ta một điều gì đó, tự ngã của ta bị đe dọa, và bao nỗi lo sợ bỗng phát sinh.  Điều này rất rõ ràng trong lãnh vực của cải vật chất, vì ta lo sợ phải mất của cải.  Khi ai đó đòi hỏi đưọc ta thương yêu, ta cũng thấy bị đe dọa.  Ngược lại nếu ta ban tặng tình thương, lời động viên, ta sẽ không cảm thấy bị đe dọa hay đe dọa ai.  Yêu thương là cách duy nhất khiến ta có thể sống tự tại với chính mình.

   Đôi khi thân ta có bịnh.  Đó cũng là điều ta không nên quá bận tâm.  "Có thân thì có bịnh", Đức Phật luôn nhắc nhở ta điều đó.  Nhưng Ngài đâu có nói ta phải khổ sở, thất vọng vì nó.  Rồi cũng có lúc tâm ta phát khởi lòng tham ái.  Ta cũng không thể ngăn cản điều đó, nhưng ta không cần phải chạy theo chúng.  Nếu chúng ta cứ phải khổ sở vì các nghiệp của thân tâm, thì ta khó thể có đưọc sự an nhiên, tự tại.  Vậy biết tìm chúng ở đâu?  Dĩ nhiên không phải là ở các ngôi nhà đồ sộ, ở khung cảnh thiên nhiên hay ở người khác.  Chúng chỉ có một nơi để an trú: đó chính là trong tim ta.  Nơi đó chứa đựng sự hiểu biết là quà tặng của tình thương và sự tán thán tạo nên những cánh đồng hòa hợp chung quanh ta, đó cũng chính là nơi rèn luyện nên ta.

   Đó là trường huấn luyện cách sống hòa hợp, vì chúng ta có thể tìm thấy chính mình nơi kẻ khác.  Chúng ta cần nhận rõ cái bóng của chính mình nơi người khác, để nhận rõ bản thân hơn.  Khi có sự xung đột với người khác, đó cũng chính là tấm gương phản chiếu chính ta.  Nếu nội tâm ta an nhiên tự tại, ta sẽ không thấy khó khăn với người.  Tâm gương phản chiếu không thể dối gạt ai.  Một trong những bài giảng của Đức Phật có kể về ba vị tu sĩ đã sống với nhau chan hòa như nước với sữa.  Ý kiến của họ, tâm tình của họ hoàn toàn phù hợp với nhau.  Sở dĩ có sự hòa hợp hoàn toàn đó là vì không ai muốn cái gì theo ý riêng của họ.  Điều đó cũng chỉ rõ cho ta thấy sống hòa hợp, vui vẻ là chuyện có thể làm đưọc, nếu không ta tiếp tục cho rằng thái độ tiêu cực của chúng ta là có thể chấp nhận đưọc.

   'Sự hòa hợp' có thễ hiểu theo nhiều nghĩa.  Tựu trung, đó là cốt lõi căn bản để sống yên vui, hạnh phúc.  Đôi khi chúng ta bị nghiệp lực dẫn dắt.  Điều đó cũng dễ hiểu thôi, nhưng sau đó, khi chúng ta đã thấy đưọc sự khờ dại của mình, ta cần phải chấm dứt.  Tất cả mọi loài chúng sanh đều muốn đưọc an ổn, hạnh phúc, không chỉ riêng loài người.  Chúng ta thiền định để đưọc hạnh phúc hơn, nhưng ta không thể ngồi thiền suốt cả ngày dài.  Đôi khi, thiền định lại khơi mở những đau khổ, phiền não mà ta đã chôn giấu, không muốn nghĩ đến.  Điều đó khiến ta có cảm tưởng việc hành thiền còn mang đến nhiều khổ đau hơn trước đó.  Thật ra không phải vậy, mà là vì nhờ thiền định ta có thể nhìn thấy khổ đau của mình tận mặt hơn để có thể chấp nhận, đối mặt với chúng.  Điều đó cũng dễ khiến ta sinh tâm từ bi đối với mọi người, vì ta đã nhận thấy rằng thân phận con người chứa đầy những khổ đau.  Có nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển tâm linh, lúc bắt đầu chúng ta giống như những đứa trẻ con.  Và dầu ta đang ở lớp năm, sáu hay bảy, tất cả chúng ta đều là những đứa trẻ đang lớn.

   Có người chấp nhận nghiệp của mình dễ hơn người khác.   Nhưng chạy trốn nghiệp không phải là cách trả nghiệp khôn ngoan.  Dầu chúng ta chạy trốn ở đâu, nghiệp cũng sẽ đuổi theo.  Vì nghiệp không phải ở một nơi chốn hay hoàn cảnh nào đó, mà nó ngự trị trong trái tim ta.  Nó theo ta lên trời, xuống biển, ta ở đâu, nó có đó, ở bất cứ nơi nào.  Trốn tránh nghiệp bằng cách chạy trốn là điều không thể thực hiện đưọc.

   Còn một cách trả nghiệp không khéo nữa, mà tất cả chúng ta đều đã từng thử qua, là trách cứ, đổ thừa cho người khác, hay cho hoàn cảnh, sự việc.  Hành động như thế tức là ta đã không nhận trách nhiệm cho chính hành động, cách sống của mình.  Cách trả nghiệp không khéo thứ ba là trở nên chán nản, đau khổ vì nghiệp quả của mình.  Hầu hết chúng ta đều như thế.  Sau đó là buông xuôi tất cả để chờ đợi một may mắn, một niềm vui nào đó đến với ta, để giúp ta thoát ra sự khổ đau -như là một món quà, một phần thưởng hay một lời khen ngợi nào đó -và rồi ta lại thấy yêu đời trở lại.

   Tất cả những cách trả nghiệp như trên khiến chúng ta như thể ở trên đầu ngọn giáo của hy vọng và thất vọng.  Cách đối phó với nghiệp khôn khéo nhất là hãy coi đó như là một kinh nghiệm, và hãy nhớ rằng Đức Phật đã dạy khổ đau là sự thật đầu tiên trong tứ đế.  Rõ ràng Đức Phật rất hiểu nỗi khổ đau của chúng sanh.

   Sự thật thứ hai là nguyên nhân của khổ đau, là ái dục: muốn điều ta không có hay muốn dứt bỏ cái ta đang có.  Ngoài ra không còn gì có thể khiến ta khổ đau.  Nếu ta nhận ra đưọc sự khổ đau trong ta, nhưng không để nó tác động ta, mà chấp nhận nó như là một thực trạng, một phần của cuộc sống, rồi từ đó có thể nhận ra đưọc nguồn gốc của nó chính là ở bên trong ta.  Lúc đó ta có thể nói: 'Đúng rồi, đó chính là nó'.  Bằng những cách đó, ta có thể chứng nghiệm đưọc hai đế trong Tứ Diệu đế, và như thế có nghĩa là đế thứ ba và thứ tư không thể sai đưọc.  Sự thật thứ ba là ta có thể đoạn trừ mọi khổ đau, để đạt tới Niết bàn, hoàn toàn giải thoát.  Và sự thực thứ tư là Đạo đế, là Bát chánh đạo, con đường đưa ta đến sự giải thoát hoàn toàn.  Hai sự thực đầu tiên thì dễ chứng nghiệm rồi -hằng ngày ta có thể kinh nghiệm về chúng biết bao lần.  Chỉ cần chánh niệm một chút là ta có thể nhận ra chúng ngay.

  Đau khổ sẽ tiếp tục hiện hữu, không bao giờ chấm dứt cho đến khi ta có thể diệt trừ đưọc mọi ái dục, như là một vị A-la-hán, hoàn toàn Giác Ngộ.  Tại sao ta lại ngạc nhiên khi đau khổ phát sinh?  Nếu đau khổ không phát sinh, ta ngạc nhiên mới đúng chứ.  Nếu còn ngạc nhiên, là ta đã hy vọng có thể tìm đưọc sự hoàn thiện, hoàn mỹ trên thế giới này.

   Để tâm đưọc an nhiên tự tại, ta phải biết chấp nhận khổ đau như một phần không thể tách rời của kiếp con người.  Nếu ta không biết chấp nhận, thì sự chống đối, phản kháng càng khiến ta thêm đau khổ, rồi phải tìm cách trốn tránh.  Trốn chạy khổ đau có nghĩa là cố gắng thay đổi người khác, thay đổi hoàn cảnh, công việc làm, hay là bất cứ thứ gì mà ta nghĩ là nguyên nhân khiến ta đau khổ.  Hành động như thế không thể nào giúp ta diệt trừ đưọc khổ đau.  Chỉ có một cách duy nhất đó là buông bỏ đưọc lòng ái dục -đó là những điều Đức Phật đã dạy.  Ngay hiện tại, ta chỉ có thể dựa vào các giáo lý của Đức Phật để thực hành.  Có nhiều hy vọng là ta có thể chứng nghiệm đưọc phần nào những lời dạy đó, còn lại ta có thể chứng nghiệm bằng lòng tin của mình.

   Khi đau khỗ phát sinh, ta có thể thấy rõ là đã có một ao ước, ham muốn nào đó không thành hiện thực.  Tìm cho ra ái dục đó, rồi quyết buông bỏ nó đi, vì không có cách nào khác để thoát khỏi khổ đau.  Chúng ta càng có thể buông bỏ đưọc nhiều ái dục, chúng ta càng dễ tìm đưọc niềm vui ở nội tâm, vì ái dục phá vỡ sự tự tại trong nội tâm ta.   Hãy tưởng tượng chúng ta đang hát một bài đồng ca, và bỗng ai đó, muốn vượt trội lên tất cả, át cả giọng hát của mọi người, và người khác nữa lại muốn hát với nhịp nhanh hơn.  Rõ ràng là sẽ không thể có sự hòa hợp nào trong đó.

   Sự tự tại trong tâm hồn khiến ta dễ có sự độc lập trong tình cảm, khiến ta muốn bố thí, muốn tán thán người khác hơn là khao khát kiếm tìm nó cho cá nhân mình.  Chúng ta cần phải nhận biết rõ rằng tất cả mọi khổ đau đều do tham ái, vì thế ta cần diệt trừ tham ái.  Đó là con đường đạo, là giáo lý Đức Phật.  Đáng tiếc, chúng ta thường dễ quên những sự thật căn bản đó.  

   Sao ta có thể quên dễ dàng thế?  Chính là vì sự bám víu vào ngã, làm ta thấy mọi thứ khác đều là thứ yếu, không quan trọng để nhớ.  Tâm ta luôn nhớ nghĩ về 'tôi', ‘cái của tôi', và vì tất cả mọi người đều suy nghĩ như thế, mà xã hội trở thành hổn loạn.  Chỉ có chúng ta mới có thể tìm đưọc sự tự tại trong chính nội tâm mình, không ai giúp ta tìm ra nó cả.  Đức Phật đã chỉ cho ta con đường bằng từ bi quán, bằng các hành động từ bi, thiền định và thiền quán.  Tất cả đều là những phương tiện để đạt đưọc giải thoát, chứ chúng không phải là cứu cánh cuối cùng.  Mục đích của chúng ta là cố gắng thấm nhuần đưọc tính vô thường, đau khổ và vô ngã -hiểu đưọc vạn pháp đều thay đổi không ngừng, hiểu rằng cuộc đời luôn gắn bó với khổ đau, biết đưọc bao hình tướng của ngã, khiến cho sự hòa hợp, hạnh phúc bị xáo trộn.  Khi còn có ngã, có cái tôi, thì những đau khổ còn, nếu không có cái ngã, không có cái tôi, thì làm gì có ai để khổ đau?

   Sự hòa hợp là hòa đồng  với người khác, nhưng cũng phải có hòa hợp trong chính nội tâm mình.  Trở thành một người thánh thiện sẽ đem lại sự hòa hợp đó.  Chữ 'thánh' có gốc từ chữ 'thánh thiện'.  Tuy nhiên, ta không cần phải làm thánh, chỉ cần sống lương thiện, an nhiên với chính mình.  Đó là việc khó khăn nhất, nhưng cũng đáng thực hành nhất.  Khi ta nhận thức đưọc rằng trong ta có đầy đủ các căn tánh thiện, không cần phải tìm kiếm ở bên ngoài, thì sự an nhiên, hạnh phúc sẽ tràn đầy trong trái tim ta.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-8065_5-50_6-1_17-543_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark