Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Pizza – Kids

pizza (2)

Pizza chuẩn bị nướng

Pizza ready to bake

pizza

Andrew bào cheese, mozzarella cheese là được rồi, nhưng Kenny muốn them cheddar và American cheese

Adrew is grating the cheese, just mozzarella cheese is ok, but Kenny wanted extra cheddar and American cheese

pizza 001

Vegan pepperoni

photo(2)

Thành phẩm

Ready to eat

photo(3)

Sinh tố raspberry và avocado

Raspberry and avocado smothie

Cuối tuần qua có cháu về chơi, định dẫn đi IHOP, nhưng nghe nói làm pizza thì Jennifer và Andrew thích hơn. Hai đứa dành nhau bào cheese. Rồi tha hồ mà chan sauce. Xong rải cheese, ôi nó rải túi bụi, nhiều quá ăn mà bắt ngán. Đến phần sắp pepperoni thì Jennifer tưởng là mặn nên nói mình sắp phân nửa thôi vì Cô Tư ăn không được, nhưng khi nói là chay tụi nó thích lắm. 

Sốt (Kenny nấu sốt mấy ngày trước):

1 lon cà nát

1 muỗng canh đường

1 muỗng cà phê muối

1 muỗng canh dầu ô liu

Gia vị: mỗi thứ 1 chút tiêu, oregano, rosemary, paprika, ớt bột, húng quế

Bắc nồi lớn lên bếp, cho dầu, gia vị, cà vào, nấu lửa vừa, nêm đường, muối, thỉnh thoảng quậy cho đều, nấu chừng 30 đến 45 phút

Nhân:

Cheese bào cọng

Pepperoni chay

Bánh:

Mua sẵn loại mỏng

Vặn lò 400 độ F

Nướng bánh không 5 phút trước

Cho sốt, cheese, pepperoni lên mặt bánh

Nướng 10 phút hay cho đến khi cheese chảy ra

Chúc các bạn làm pizza vui Smile

Diệu Sương và các cháu

Hi Kenny, Karen, Jennifer and Andrew.  I tried to write in English so you can read along. You guys were great help in the kitchen, it was fun cooking with all of you. Thank you so much for spending time with me in the kitchen.

Sauce (Kenny made the sauce a few days ago):

1 can crushed tomato

1 tablespoon sugar

1 teaspoon salt

1 tablespoon olive oil

Spices: Little bit of black pepper, oregano, rosemary,  paprika, cayenne pepper, basil

Heat a large pot, add oil, add spices, add tomato, bring to a boil, reduce heat to medium, add sugar and salt, stir occasionally, cook until thicken, about 30 to 45 minutes.

Topping:

Gating Cheese

Vegan pepperoni

Crust:

Store bought thin crust

Preheat oven 400 degree F

Bake crust for 5 minutes

Spread tomato sauce, cheese

Add vegan pepperoni

Bake for 10 minutes or until cheese melted

Happy pizza making Smile

Phim Tây Tạng: Milarepa

image

Milarepa (1052 – 1135)

Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái.

Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín.

Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận trước những ác nghiệp của mình, Ngài quyết định đi tìm thầy học đạo để tịnh hóa tội chướng. Milarepa gặp Đạo sư Lama Rongton dòng Nyingma và được truyền trao giáo pháp Dzogchen. Nhưng vì Lama Rongton nhận thấy Milarepa có nhân duyên đời trước với Marpa nên Ngài khuyên Milarepa đi tìm gặp Marpa, người có thể dẫn dắt Milarepa đến bờ đại giải thoát.

Để tịnh hóa những ác nghiệp của Milarepa, đại đạo sư Marpa bắt Milarepa phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khó khăn trước khi dạy Ngài giáo pháp. Tự một mình Milarepa xây dựng tòa nhà hình tròn ở phương đông, tòa nhà bán nguyệt ở phương tây, tòa nhà hình tam giác ở phương bắc và tòa nhà hình vuông ở phương nam. Nhưng cứ hễ vừa sắp xây xong tòa nhà nào thì Marpa lại bắt phá đi, xây lại theo hướng khác. Cuối cùng, sau khi Milarepa hoàn thành xong một tòa nhà cao chín tầng theo sự chỉ dạy của Marpa, Marpa mới chính thức bắt đầu truyền dạy giáo pháp cho Milarepa, và xem Milarepa như người con tâm huyết của mình.

Milarepa tu tập với lòng dâng hiến sâu xa, với tâm đại xả ly và sẵn sàng chấp nhận khó khăn thử thách. Ngài trở thành du sĩ Yogi quan trọng nhất vào thời đại đó và thành tựu đại giác ngộ ngay trong một đời. Gampopa và Rechungpa là hai đại đệ tử trứ danh của Ngài. Gampopa được ví như mặt trời còn Rechungpa được ví như mặt trăng. Gampopa được chọn làm người kế tục dòng truyền thừa Milarepa.

Trích: Drukpa Việt Nam

Vegetarian Spaghetti - Kenny C.

spaghetti(1)

Nguyên liệu:

  • 1 gói Mì spaghetti (mua hiệu nào cũng được)

spaghetti pasta

  • 4 quả cà chua

Tomato

  • 1  muỗng canh boa rô
  • 1 chút dầu ăn
  • 1 ít muối
  • 1 ít đường
  • 1 chút bột nêm chay

Cách làm:

* Nước sốt:

- Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho 4 trái cà chua vào, đợi sôi khoảng 1  phút, vớt ra bỏ vào tô nước đá. Làm cách này để dễ bóc vỏ cà chua ra. Nếu không bóc vỏ thì nước sốt ăn có lợn cợn vỏ cà chua không ngon.

-Sau khi đã bóc vỏ cà chua xong, cắt cà chua ra làm hai, lấy muỗng cạo bỏ hột bên trong, có thể vắt cho hột cà chua rớt ra cũng được.

-Băm nhuyễn cà chua

- Cho 1 chút dầu ăn vào chảo phi boa rô cho thơm, sau đó  cho cà chua băm nhuyễn vào . Nêm  1 chút muối, đường, bột nêm cho đậm đà. Quậy đều, khi thấy nước sốt hơi sền sệt là được, không cần nấu lâu quá.

spaghetti sauce

* Mì:

-Bắc nước lên bếp,nước sôi cho mì Spaghetti vào luộc, nhớ phải cho nhiều nước vì nếu cho ít mì hút nước, nước luộc sẽ sánh và không chín được mì. Khi luộc  mì nhớ cho một chút muối và tí dầu ăn để cọng mì được bóng hơn và không bị dính vào nhau.

-Mì chín gắp mì ra đĩa, đổ nước sốt lên trên, có thể bỏ vài lá húng quế quanh đĩa và 1 ít trên nước sốt cho hấp dẫn hơn.

Chúc các bạn thành công!

Kenny C.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Salad đậu trắng và cà chua - Kenny C.

salad

Món salad này thấy lạ quá nhưng ăn cũng ngon, nên post cho mọi người cùng tham khảo. Đây là món salad cho dinner hôm nay.

Nguyên liệu:

1  hộp đậu cannellini  rửa sạch để ráo nước

cannellini-beans-organic

1 hộp  cà chua thái nhỏ hiệu Hunt với Basil, tỏi và rau oregano, không cần rửa.

hunt's dice

(Bạn cũng có thể dùng cà chua tươi xắt hột lựu, rồi bỏ thêm húng quế và tỏi  băm vào cũng được. Tuỳ ý thích) 

1 chén cần tây thái lát

Celery Sliced

1/4 fresh Italian (flat-leaf) parsley xắt nhỏ

Parsley, Italian Flat Leaf

1 muỗng canh giấm ( balsamic vinegar)

64879 ALESSI BALSAMIC WHITE VINE    Department 9 Vinegar VIGO IMPORTING COMPANY          UnAttributed

1/8 muỗng cà phê hạt tiêu đen

Cách làm:

Bỏ tất cả vào một cái tô trộn đều tất cả nguyên liệu lại với nhau. Xếp rau lettuce  ở dưới dĩa, xong múc các thứ đã trộn bỏ lên trên.

Chúc các bạn làm món này thật ngon nhé.

Kenny C.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Ẩm thực chay trong đào tạo nghề bếp

Vấn đề về đào tạo nghề Bếp

Ẩm thực Việt Nam là một trong những thành tố cấu thành văn hoá Việt. Ẩm thực Việt đa dạng, phong phú, ngon… Bếp Việt hội đủ những điều kiện để trở thành bếp của thế giới. Tuy nhiên, yếu kém nhất của nền ẩm thực nước ta chính là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng ta thiếu hẳn một đội ngũ đầu bếp có chuyên môn, kĩ năng và đội ngũ đầu bếp xứng tầm thế giới.

Daotao5

Với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, du lịch hiện nay hệ thống nhà hàng khách sạn mọc lên như nấm, nhu cầu ăn chơi của du khách tăng đột biến. Dẫn đến nhu cầu đào tạo những đầu bếp có đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, để trở thành một đầu bếp trước tiên người học cần có một bàn tay khéo léo và một kiến thức về ẩm thực và dinh dưỡng. Có như vậy tác phẩm ẩm thực chính bàn tay họ tạo ra không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn có giá trị về mặt dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người học phải không ngừng trang bị đầy đủ kiến thức về ẩm thực, dày dạn kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn, có khả năng quản lý, tổ chức một bếp ăn. Đồng thời phải trang bị thêm một số kỹ năng cần thiết như quản lý nhân sự, lập kế hoạch tổ chức và phục vụ khách, khả năng lượng giá món ăn.

Tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng nghề Bếp đang dần định hình và phát triển, nhiều trường đi tiên phong trong việc đào tạo như ngành kỹ thuật nữ công gia chánh ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, trường cao đẳng Bách Việt, cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn, ngành kinh tế gia đình ở trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3, trường Saigontourist, trường đào tạo nghề bếp quốc tế - Mint… Tuy vậy, sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của một số khách sạn lớn, chúng ta thiếu hẳn những đầu bếp tầm cỡ quốc tế. Bởi lẽ hiện nay hệ thống tài liệu, chương tình đào tạo nghề Bếp mỗi trường một nẻo, chưa có sự thống nhất. Giáo trình chính thống để đào tạo cơ sở lý luận và thực tiễn còn rất ít, một số trường đào tạo chỉ chú trọng đến thực hành mà thiếu quan tâm đến cơ sở lý luận, kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Do đó, sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp vẫn chưa tự tin vào nghề. Một yếu cầu cấp thiết đặt ra cần có một chuẩn trong chương tình đào tạo nghề Bếp, trang bị cho người học hệ thống kiến thức về văn hoá ẩm thực Việt và cách chế biến những món ăn độc đáo Việt Nam. Trong đó, ẩm thực chay là một phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo.

Ẩm thực chay trong văn hoá ẩm thực Việt

Ẩm thực chay đóng góp một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hoá ẩm thực Việt Nam. Bở lẽ, cư dân Việt sinh sống trên mảnh đất trải dài trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng thảm thực vật đa dạng là lợi thế và cực kỳ hữu ích trong việc chế biến ra các món chay. Đồng thời, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, cùng với sự du nhập của Phật giáo những món ăn chay cũng dần định hình và phát triển. Đặc biệt ở chốn cung đình, ẩm thực chay rất đa dạng phong phú, không kém gì ẩm thực mặn.

Daotao6

Hiện nay, ẩm thực chay của Việt Nam đã vượt ra khỏi ý niệm tôn giáo, món chay xuất hiện trong các nhà hàng, trong các tiệc chiêu đãi thực khách sang trọng. Món chay được đầu tư kĩ lưỡng từ nguyên liệu cho đến phương pháp chế biến tạo ra nhiều món ăn ngon, lành. Thực khách trong và ngoài nước ngày càng biết đến nhiều ẩm thực chay qua các tiệc buffet chay trang trọng.

Trong dòng chảy ẩm thực Việt Nam, ẩm thực chay đóng một vai trò rất quan trọng. Ẩm thực Việt ngon, lành và gần gũi với thiên nhiên, nguồn thực phẩm tự nhiên như rau củ quả rất đa dạng và phong phú. Nhưng để tạo ra được một thực đơn món chay đầy đủ chất dinh dưỡng, người chế biến cần phải biết tiết chế các thành phần dinh dưỡng cũng như hiểu biết về đặc thù của các loại thức phẩm.

Nói đến ăn chay người ta thường nghĩ đến những người tu hành với những quan niệm tâm linh và tôn giáo, nhưng ít người biết rằng ăn chay còn là một phương pháp dinh dưỡng, trị bệnh. Do đó một người đầu bếp cần trang bị những kiến thức dinh dưỡng về ẩm thực chay.

Nguyên nhân ăn chay

Có rất nhiều nguyên nhân để con người ăn chay, nhưng tựu trung lại có những nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất ăn chay vì lòng thương yêu các loài động vật, không muốn sát sinh. Những người tu hành, đặc biệt là Phật giáo quan niệm “tất cả chúng sanh đều có phật tính như nhau”, do đó con người nên có lòng từ bi bát ái. Hơn nữa người ăn chay sẽ tránh được sự quả báo luân hồi, làm cho cõi lòng trở nên nhẹ nhõm, thanh tịnh hơn.

2011-4-16-110416cow01

Thứ hai ăn chay hợp vệ sinh: bác sĩ y khoa Soteyko, Varia Kiplami nói: "Trong các thứ thịt, có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người". Thật đúng như vậy khi thực vật để lâu khô héo, hôi thối nhưng ít, còn thịt cá để lâu thì sình, trương, bốc mùi tanh hôi bốc ra nhiều khí độc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Hơn nữa, các loại động vật thường mắc các bệnh truyền nhiễm nên khi ăn vào sẽ lây lan sang người rất nhanh. Dịch cúm gia cầm, hay lợn tai xanh, long mồm lỡ móng hàng năm đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Thứ ba ăn chay rất tốt cho sức khoẻ vì những loại thực vật như rau củ hay các loại đậu như đậu phộng, đậu nành, cây ăn trái, rong biển… có nhiều chất dinh dưỡng, không chứa độc tố lại có tác dụng lọc sạch máu huyết giúp tuần hoàn nhanh khiến thân thể thanh thản, đầy đủ tinh lực, tăng sức chịu đựng, trí tuệ minh mẫn, do đó kéo dài được tuổi thanh xuân, da dẻ hồng hào. Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh những lợi ích về sức khoẻ của việc ăn chay.

Thứ tư ăn chay sẽ tiết kiệm hơn ăn mặn, vì thực phẩm chay có xu hướng rẽ hơn thực phẩm mặn. Đồng thời, ăn chay dành chi phí thấp cho việc chăm sóc sức khoẻ hơn ăn nhiều thịt động vật.

Daotao7

Công dụng của việc ăn chay mà người làm bếp cần phải biết

Ăn chay không những cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp con người phòng tránh và trị một số chứng bệnh như:

Bệnh gút: bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến do con ngưởi sử dụng nhiều rượu bia và đạm động vật. Trong quá trình các chất này chuyển hoá đã làm tăng acid và gây ra tình trạng lắng đọng urat tại các khớp gây ra đau nhức. Nếu không chữa trị kịp thời người bệnh bị nhiều biến chứng ở thận, suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân mắc bệnh gút thường được bác sĩ khuyên không uống rượu, bia, trà, cà phê, ớt, đạm động vật, nội tạng, hải sản… Nếu ăn chay, ngưng hẳn bia rượu, sẽ thấy cơn đau thưa dần...

Ung thư: để giảm nguy cơ bị ôn thư con người cần dùng nhiều thực phẩm chất xơ, rau quả, ít chất béo bão hoà và đạm. Thực phẩm chay thường được làm từ đậu nành, chứa hoạt chất có khả năng chống ung thư. Đồng thời, chất xơ làm giảm sự thoái giáng acid mật sơ cấp thành thứ cấp. Trong đậu nành có chất phytoestrogen chống lại ung thư vú ở phụ nữ.

Bệnh tim mạch: nguyên nhân gây các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim cục bộ (đau thắt ngực), xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ chi dưới (dây đau cách hồi), tai biến mạch máu não là dòng máu lưu thông trở nên chậm hơn bình thường, lượng cholesterol trong máu tăng cao, lượng mỡ tích lũy vào thành mạch ngày càng nhiều, tạo thành các mảng xơ vữa dễ đứt vỡ. Để giảm tình trạng này cần hạn chế ăn các món ăn chế biến từ động vật, ăn nhiều chất rau củ, chất xơ.

Loãng xương: nguyên nhân của hiện tượng loãng xương là do mất khoáng calci trong xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới vào thời kỳ mãn kinh. Để đủ canxi cho cơ thể, nên ăn chay nhưng đổi món mỗi ngày với các nguyên liệu: đậu nành, đậu phộng, nấm, rau ngót, đậu cô ve, đậu Hà Lan, rau càng cua, chuối, bông cải xanh… kết hợp với luyện tập thể dục. 

Giảm nguy cơ béo phì: thức ăn thực vật rất ít chất béo, lại đầy đủ calori cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Còn năng lượng do rau trái cung cấp thường không dư thừa để tích trữ dưới dạng mỡ béo. Rau trái có nhiều chất xơ với lượng nhỏ calori, tạo người ăn cảm giác mau no.

Ít bị rối loạn tiêu hoá: trong thực phẩm chay có nhiều chất xơ, có tác dụng hấp phụ các chất độc có trong hệ tiêu hoá, tăng khả năng miễn dịch của hệ thống này, tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột nên giảm được nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hoá, nhất là bệnh tiêu chảy.

Giảm nguy cơ cao huyết áp: chế độ ăn chay sẽ giúp giảm mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ mắc phải chứng cao huyết áp do người ăn chay ít mập, hay do ăn rau quả có ít muối… vì thế giúp giảm huyết áp ở người đang bị cao huyết áp.

Phòng ngừa và điều trị tiểu đường: chất xơ làm hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn, nhất là các chất xơ hoà tan do có khả năng làm tăng tính nhạy cảm của insulin, tham gia chuyển hoá triglycerid. Vì thế, nó giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu một cách hiệu quả. Đường sẽ được giải phóng từ từ vào máu, duy trì được nồng độ đường trong máu một cách ổn định.

Giảm nguy cơ bị sỏi thận: người ăn chay thải calci, oxalat và acid uric ra nước tiểu ít hơn người ăn mặn. Và do đó, người ăn chay ít bị sỏi thận hơn người ăn mặn.

Ngoài ra, ăn chay giúp giảm su sút trí tuệ, chống đột quỵ, phòng chống mụn nhọt.... Như vậy, ăn chay rất tốt cho sức khoẻ, phòng chống được một số bệnh tật. Tuy vậy, bên cạnh việc ăn chay để có một sức khoẻ tốt người ăn chay cần có thời gian rèn luyện thể dục thể thao, ít tiếp xúc với những thứ có hại cho sức khoẻ như rượu bia, thuốc lá…

Những vấn đề cần lưu ý khi chế biến và ăn chay

Ăn chay tốt tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu ăn chay không hợp lý có thể bị thiếu đạm, thừa đường bột... Năng lượng thừa mỗi ngày một ít sẽ tích lũy dưới dạng mỡ dẫn tới thừa cân, béo phì. Do đó, để ăn chay mà vẫn đảm bảo sức khoẻ người đầu bếp trong quá trình chế biến cần biết lựa chọn thực phẩm, kết hợp các loại thực phẩm để chế biến ra một món ăn vừa ngon, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng. Muốn đạt được yêu cần đó trước tiên trong khẩu phần ăn cần phối hợp các loại vitamin A, B2, C, D, E và chất xơ, tinh bột với nhau.

Trong quá trình chế biến món chay cần chú ý các loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi nhiều về dinh dưỡng, bởi lẽ qua mỗi lần chế biến dinh dưỡng của thực phẩm giảm đi. Đồng thời, tư vấn người ăn không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn quá ít một loại mà phải biết kết hợp ăn một cách hài hoà.

Khi nấu thức ăn chay nên tránh nêm nhiều muối để ăn cho đậm đà. Bởi vì, sodium là loại muối dùng hàng ngày để nêm vào thức ăn, nếu dùng nhiều có thể đưa đến bệnh cao áp huyết. Nên tránh nấu thức ăn chứa chất béo bão hoà (saturated fat) và cholesterol, hạn chế nêm nhiều đường.

Đặc biệt, những nguyên liệu làm nên món chay có cùng đặc điểm mau mềm, nhanh thấm gia vị, các chất dinh dưỡng và sinh tố trong thực phẩm chay dễ hoà tan vào nước, mất hương vị đặc trưng và bấy nếu nấu không đúng cách và không đúng thời gian. Vì vậy, khi chế biến món chay người đầu bếp cần chú ý đến từng loại thực phẩm để có phương pháp thích hợp.

Đối với những món ăn chế biến từ rau xanh không nên nấu quá chín, có thể áp dụng các phương pháp như luộc, hấp, xào hoặc ăn sống. Còn đối với nhưng thực phẩm khác nấu vừa chín tới không nên nấu quá nhừ. Trong quá trình chế biến món chay nên hạn chế dùng nhiều chất béo như bơ, sữa… vì những chất béo sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên và dưỡng chất trong quá trình chế biến.

Khi dùng nấm tươi để tạo những món ăn, không nên theo phương thức tao, um cho thấm mà nên sơ chế nấm tươi, ướp gia vị thích ứng với món nấu, cho vào nấu với các phụ gia đúng thời điểm. Khi chế biến món ăn từ đậu hủ, nên nấu tươi hoặc chiên sơ, không nên chiên vàng quá đậu sẽ khô, giảm lượng sinh tố B1, B12 và còn gây độc hại cho sức khoẻ. Không dùng dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần. Với hạt khô trước khi nấu nên ngâm nước lạnh cho hạt  mềm, khi nấu hạt chín đều, khó bị cứng lại, ít bị giảm lượng vitamin. Nên tận dụng hơi nước để chưng hấp, thức ăn mau mềm và giữa được nguyên chất, nguyên hình, tăng hương vị và cảm quan cho người dùng.

Đào tạo những đầu bếp nấu món chay như thế nào?

Từ những vai trò, vị trí và công dụng của ẩm thực chay trong văn hoá ẩm thực Việt Nam mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Chúng tôi nhận thấy rằng đào tạo những đầu bếp chay và dòng ẩm thực chay trong nghề Bếp là một việc làm thiết yếu và cấp bách hiện nay. Muốn làm tốt công tác đào tạo này trước tiên chúng ta cần chuẩn bị những điều kiện cần và đủ.

Thứ nhất: cần nghiên cứu có hệ thống, cũng như những đánh giá đúng đắn về vai trò và vị trí của ẩm thực chay trong văn hoá ẩm thực Việt Nam. Từ những nghiên cứu có cơ sở ấy, chúng ta tiến hành xây dựng một hệ thống giáo trình ẩm thực chay. Hiện nay, nói về văn hoá ẩm thực Việt Nam chúng ta có những giáo trình như: Nguyễn Nguyệt Cầm, Giáo trình văn hoá ẩm thực, Nxb Hà Nội, 2008; Nguyễn Thị Diệu Thảo, Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, 2007; Nguyễn Việt Hương, Văn hoá ẩm thực và trang phục truyền thống người Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; Vũ Ngọc Khánh và các cộng tác, Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Nxb Lao động, 2002… Những giáo trình này phần nào đề cập toàn cảnh văn hoá ẩm thực Việt Nam từ xưa đến nay, cũng như phương pháp chế biến một số món ăn truyền thống. Còn ẩm thực chay đã thiếu hẳn những công trình nghiên cứu có tính khoa học và hệ thống, có chăng chỉ là những sách dạy nấu các món chay, cũng như một số sách giới thiệu sơ bộ về ẩm thực chay. Vì vậy, vấn đề quan trọng trong đào tạo nghề Bếp ở mảng ẩm thực chay là cần xây dựng các giáo trình về ẩm thực chay, một giáo trình đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, dinh dưỡng và phương thức chế biến những món chay độc đáo của dân tộc.

Thứ hai: sau khi có hệ thống lý luận tiếp đến xây dựng chương trình đào tạo chuẩn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để làm được điều này trước tiên xây dựng môi trường học. Đặc thù của nghề Bếp phải thực hành nên xây dựng chương trình học đậm tính thực hành, ứng dụng các nghiên cứu và cơ sở lý thuyết vào thực tế. Hơn hết, kết hợp các nhà hàng có nấu những món ăn chay để đưa sinh viên, học viên đến trực tiếp thực hành, đồng thời thông qua thực tế sinh viên, học viên có nhiều kinh nghiệm, khỏi bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp. Tổ chức các hội thi, liên hoan ẩm thực chay để sinh viên, học viên có môi trường học hỏi, giao lưu.

Thứ ba: chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, cần phân định rạch ròi những giáo viên chuyên về dạy cơ sở lý thuyết và giáo viên chuyên về giảng dạy thực hành. Sở dĩ chúng tôi nêu lên vấn đề này bởi lẽ, hiện trạng đào tạo nghề Bếp hiện nay thiên về thực hành và chế biến nhiều hơn kiến thức dẫn lệch lạc trong đào tạo, vẫn tồn tại một số lượng lớn giáo viên đứng lớp không biết thực hành chỉ dạy trên cơ sở suông nên một số sinh viên, học viên yếu kĩ năng. Do đó, đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhào nặn những đầu bếp có đủ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. Trong quá trình đào tạo nên kết hợp với việc giảng dạy các học phần liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của ẩm thực chay, cách thức sử dụng nguyên liệu, dụng cụ nhà bếp, hay vấn đề trình bày, trang trí một bàn tiệc chay… cho đến cách lượng giá, tính toán một thực đơn chay thế nào cho đủ chất dinh dưỡng, ngon, rẻ. Đó là những vấn đề quan trọng mà người dạy và người học nghề Bếp phải quan tâm học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau.

Thứ tư: cần nâng cao nhận thức của xã hội cũng như người học về tầm quan trọng của nghề Bếp. Hiện nay, xã hội và người theo học nghề Bếp vẫn có mặt cảm và sự tự ti về nghề, họ cho rằng đây là một nghề không mấy cao quý, như ông bà ta vẫn thường quan niệm “miếng ăn là miếng tồi tàn”. Do đó, người học chưa thật sự tâm huyết và gắn bó với nghề. Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận tất cả những người tâm huyết và nguyện gắn cả cuộc đời mình vào việc làm bếp. Đặc biệt hơn chính là nâng cao nhận thức về tầm quang trọng của ẩm thực chay trong việc trị bệnh và bảo vệ sức khoẻ. Vì quan niệm cổ xưa, ăn chay hay nấu món chay là ăn và nấu những món liên quan đến đậu hủ.

Thứ năm: những người có chuyên môn, các cơ quan chức năng cần xây dựng một chuẩn về ẩm thực chay Việt Nam, xây dựng và phổ biến rộng rãi hơn nữa các tiệc buffet chay cho du khách trong và ngoài nước biết đến thông qua các chương trình tuyên truyền công dụng của việc ăn chay, các hội thảo khoa học về ăn chay, cuộc thi chế biến món ăn chay, sưu tầm những món ăn chay xưa… Tổ chức các lễ hội ẩm thực chay trong Lễ Phật đản hay các ngày rằm lớn. Thành lập các câu lạc bộ ẩm thực chay nhằm trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Trong các hoạt động du lịch cần bố trí cho du khách trong và ngoài nước thưởng thức tiệc chay xen lẫn tiệc mặn để cảm nhận sự đốc đáo của ẩm thực chay.

Làm được những vấn đề như vậy, chúng tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ vực dậy và phát triển mảng ẩm thực chay một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ, xét đến cùng ẩm thực chay rất tốt cho sức khoẻ, lại hạn chế và trị được nhiều bệnh tật. Xu hướng ăn chay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây tăng đột biến.

Thay lời kết:

Như vậy, để tồn tại, con người cần phải ăn và uống. Mỗi dân tộc, một địa phương, một vũng lãnh thổ với điều kiện khí hậu, địa hình, chất đất, nguồn nước khác nhau sẽ có cách ăn, cách uống khác nhau. Nhưng để ăn như thế nào là đảm bảo sức khoẻ, không mắc các chứng bệnh về tim mạch, ăn thế nào cho khoa học… đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Làm thế nào để có một thực đơn hoàn hảo, ăn như thế nào để tốt cho sức khoẻ, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ… những vấn đề tưởng chừng như giản đơn ấy nhưng rất khó thực hiện, chúng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho đội ngũ các nhà làm bếp của nước ta. Và ăn chay là một trong những liệu pháp hữu hiệu để chúng ta giảm thiểu bệnh tật, giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường, ẩm thực chay Việt Nam độc đáo tại sao không có chỗ đứng trên trường quốc tế vấn đề đó dang đặt ra câu hỏi lớn cho những đầu bếp, cho các ngành… Do đó, cần có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất về ăn chay cũng những tác dụng mà nó mang lại. Chúng tôi hy vọng rằng sắp tới đây những người có chuyên môn sẽ công bố thêm nhiều tài liệu và công trình bổ ích về ăn chay và công dụng của chúng đối với xã hội.

Nhà Marketing hiện đại Philip Kotler đã thưởng thức các món ăn của Việt Nam và ông ta khuyên rằng “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”. Điều này chứng tỏ món ăn của Việt Nam đã được người nước ngoài đánh giá rất cao và cần phát huy nghệ thuật và văn hoá ẩm thực của Việt Nam không chỉ ở trong nước mà cần tuyên truyền, quảng cáo và triển khai xúc tiến ở nước ngoài, trong đó ẩm thực chay là một mảng không thể thiếu được.

Ý Nhạc

http://amthuc.net.vn/xemtintuc/tabid/70/ArticleId/859/Am-thuc-chay-trong-dao-tao-nghe-bep.aspx

High Protein Banana Smoothie - Kenny C.

Banana-Smoothie

Và đây là một ly smoothie trước khi ăn tối.

1 quả chuối (organic banana)
1/4 cup hạt dẻ (organic raw hazelnuts)
1/4 cup hạnh nhân (organic raw almonds)
1/4 cup hạt điều (organic raw cashews)
1/4 cup hạt hướng dương (organic raw sunflower seeds)
4 muỗng canh bột  organic hemp protein powder

hemp protein
1 1/2 cups of original unsweetened hemp milk

Hempmilk
1 cốc nước đá

Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay khoảng 1 phút cho mịn, đổ ra ly thưởng thức.

Kenny C.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Đậu que xào - Kim

dau ve xao

Ảnh: Lê Lan

Đậu rửa sạch, thái sợi.

Cà rốt gọt vỏ thái sợi vừa ăn.

Đạm chay ngâm mềm vắt bớt nước, ướp với chút muối, bột nêm chay, dầu hào, dầu mè, nước tương, muối, đường, boa rô vả chút dầu ăn. Để khoảng 15 phút cho thấm.

thitchay

Cho dầu ăn vào chảo, cho đạm chay  vào xào cho săn lại. Cho tiếp carrot, đậu vào, có thể thêm chút nước xào chín.

Múc ra dĩa, rắc tiêu lên mặt.

Chúc các bạn xào đậu thật ngon.

Kim

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Hạt Chia trong việc trị bệnh - BS Trường Xuân

chia 015

Hạt Chia mua trong chợ Mỹ, ở Costco bán rẻ hơn

Gần đây Hạt Chia cũng được phổ biến trên chương trình Oprah bởi BS tim mạch Mehmet Oz và BS Andrew Weil chuyên về tuổi thọ cũng khen ngợi hạt Chia là một môn thuốc rất tốt để phòng những chứng bệnh nan y hiện nay đang lan tràn ở Mỹ.

Vậy thì Chia là gì ?

Chia seed là một loại thảo mộc đã được người Aztec, Maya thuần hóa từ cả ngàn năm về trước và đem trồng làm thực phẩm dành riêng cho các chiến sĩ ra trận hoặc phải đi làm công tác ở xa.

Chia có tên khoa học là Salvia Hispaniola thuộc loại Lamiaceae tức cùng loại với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như loại húng quế, bạc hà ( mint ). Hat Chia rất nhỏ trông như các hạt mè hoặc hạt é ( basil ). Loại húng quế ( Ocimum basilicum ) cũng đuợc dùng trong nuớc uống tại các nước Đông Nam Á tức là nước hạt é ( basil seed ).

chia_thistle_landscape_1892

Những thí nghiệm sơ khởi cho thấy là Hạt Chia khi được pha với nuớc thì có thể nở lớn gấp 12 lần và tạo nên một lớp gel mềm do chất xơ hoà tan (soluble fiber). Nhờ lớp gel, chất đường trong bao tử được thấm chậm và đều hơn nên trị số glycemic index thấp giúp tránh được bệnh tiểu đường. Nhờ chất gel nên việc biến dưỡng của chất đường điều hòa hơn và giúp cho việc điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn và tránh được nạn mập phì. Nhiều người sau khi uống một ly nước pha 1 muỗng lớn hạt Chia thì không bị đói cả nửa ngày.

Nhờ có nhiều chất xơ tan và không tan (soluble và insoluble fiber) nên hạt Chia giúp tránh được nhiều chứng bệnh đường ruột, kể cả ung thư ruột già.

Về chất đạm protein thì hạt Chia có khá nhiều và dễ tiêu hợn là protein từ thịt ra và giúp cơ thể phục hồi mỏi mệt hoặc sau khi bị thương hay giúp cho phụ nữ có nhiều sữa.

Đặc biệt nhất là Hạt Chia có nồng độ lipid rất cao, nhất là loại lipid Omega 3, gấp 3 lần những loại hạt khác như hạt gai (flax seed) hay lấy ra từ cá hồi ( salmon). Chia cũng có nhiều chất linolein acid, rất quan trọng cho việc biến dưỡng của protein và các hormone trong cơ thể.

Ngoài ra còn một số khoáng chất quan trọng như calcium, boron và nhiều loại hóa chất gọi là “long chain triglycerides” chống lại bệnh đau tim nhờ bảo vệ các thành mạch máu.

Một lợi điểm của Hạt Chia là dễ xử dụng. Chỉ cần pha 1 muỗng lớn với nước cam, chanh hay sữa đậu nành rồi để lâu khỏang 30 phút thì hạt sẽ nở ra trông giống như nuớc hạt é [ Hiện nay chư a có khảo cứu về công dụng của nuớc hạt é nhưng có lẽ cũng có một vài lợi điểm giống như  hạt Chia ].

Có rất nhiều cách để dùng hạt Chia như rắc trên sà-làch, rắc trên thực phẩm cho trẻ em, pha với yogurt, sherbet hay với bánh ngọt, bánh mì..

Các bác sĩ  William Anderson và Wayne Coates ( Đại học Arizona ) sau khi nghiên cứu tường tận về lịch sử cũng như công dụng của hạt Chia đều công nhận là loại thực phẩm này sẽ là một trong những thức ăn qúy giá nhất trong tương lại.

Hiện nay các hãng chế biến thực phẩm dinh dưỡng nhu Akins, GNC cũng đang chế tạo nhiều loại hạt Chia và các loại thỏi năng lượng (energy bar) để bán trên thị trường cho những nguời quan tâm đến sức khỏe bản thân chống lại những chứng bệnh mãn tính ở Mỹ.

Trong khi đó thì tại những bộ lạc da đỏ như Apache, Navajo,Pima. .tại Arizona thì tình trạng mập phì đã lên tới mức khủng khiếp ví dụ như bộ lạc Pima có tỷ lệ bị tiểu đường cao nhất thế giới với 90 % những người trên 50 tuổi bị bệnh. Nguyên do chỉ vì họ đã bị tiêm nhiễm lối ẩm thực quá dư thừa của nếp sống “ văn minh “ của Mỹ trong thời đại cao kỹ.  Bộ lạc Tarahumara nhờ sống biệt lập trong khu vực Copper Canyon trong rặng núi Sierra Madre xa cách với thế giới bên ngoài nên vẫn duy trì nếp sống lành mạnh đã có từ ngàn xưa như chạy bộ đường trường và dinh dưỡng bằng hạt Chia nên đã tránh được tai họa kể trên..

Kinh nghiệm bản thân

Bản thân tôi đã dùng hạt Chia trên 2 tháng nay thì thấy hiệu quả tốt: việc đi cầu mỗi buổi sáng khi thức dậy rất nhuận trường, và gần như đi sạch ruột vì hột Chia có chất trơn (như hột é từ cây rau quế) Hạt chia nở to và thấm tất cả nước vào nên mặc dầu tôi ăn với sữa đậu nành 2 cup nước mà không bị bàng quang (bọng đái) làm phiền trong việc đi tiểu; đây là điểm then chốt để có cơ hội uống nhiều nước mà không bị đầy bụng và hối hả đi tiểu, do đó giúp thận bớt làm việc.

Tôi cũng có giới thiệu cho nhiều người bị tiểu đường thấy rất hay, và người cao máu uống hột Chia xong khoảng 1 giờ đo máu thấy áp huyết xuống thấp hơn.

http://aloola.vn/26205-hat-chia-trong-dieu-tri-benh/

chia 012

Uống bớt 1 chút nước trong chai, lấy cái muỗng 1/2 muỗng cà phê, đong 2 muỗng cà phê hạt Chia cho vào chai nước, lắc đều để 30 phút cho nở, uống nước có hạt chia cảm thấy vui vui miệng

Bánh Pancakes - Kenny C.

pancake-plate

Hôm nay Kenny trổ tài nấu ăn, sáng làm pancake, trưa lại làm Lettuce Wrap cho cả nhà cùng thưởng thức. Các bạn xem tài nấu nướng của Kenny nè.

Cách làm Bánh Pancakes

Thành phần khô:

1/3 chén bột organic quinoa flour

organic quinoa four
1/3 chén  organic quinoa flakes

organic-quinoa-flakes
1/3 chén bột organic garbanzo bean flour

bean_flour
1/2 muỗng cà phê muối biển
1/2 muỗng cà phê baking soda

Bobs_red_mill_baking_soda
1 muỗng cà phê  organic aluminum-free baking powder
1 muỗng cà phê organic cinnamon powder

Simply-Organic-Cinnamon-Powder

Thành phần ướt:

2 cái trứng (organic free-range eggs)
3 muỗng canh  organic cold-pressed grapeseed oil
1/2 cup organic unsweetened coconut milk (nếu không thích coconut milk thì dùng regular sữa cũng được)
1  muỗng cà phê organic vanilla extract

Thành phần bổ sung:

1 cup organic blueberry (quả việt quất) tươi hoặc đông lạnh (nếu sử dụng quả việt quất đông lạnh, thì mở vòi nước ấm để làm tan chúng ra)

Cách làm:

1. Đổ tất cả đồ khô vô một cái tô trộn đều.
2. Cho các thành phần  ướt ở trên, và đập 2 cái trứng + organic blueberry (quả việt quất) vào hỗn hợp khô và đánh đều đến khi hỗn hợp sánh, không vón cục. Để bột nghỉ khoảng 10 phút.

mix bot

Làm nóng chảo không dính, cho ít dầu ăn vào láng mặt chảo, dùng khăn giấy thấm bớt dầu. Múc bột đổ vào chảo, bột sẽ tự lan đều thành hình tròn mà không cần nghiêng chảo. Đổ bột từ từ và để lửa vừa, tráng bánh có độ dày mỏng, nhỏ lớn tùy theo ý thích. Cứ tính là 1 pancake = 1/4 cup bột thì ok.

Bánh vàng mặt bên này thì lật sang rán mặt còn lại. Bánh vàng đều cho ra đĩa. Làm lần lượt cho đến hết bột.

Món bánh pancake ăn với  syrup rất ngon.

Món này làm hơi cầu kỳ nhưng ngon lắm.

Chúc các bạn thành công!

Kenny C.

Vegetarian Lettuce Wraps - Kenny C.

IMG_1232

1 bịch brown rice (ready rice mua hiệu nào cũng được) đem về đổ ra tô hâm  khoảng 90 giây, lấy tô cơm ra.

borwn rice

2 muỗng cà phê dầu mè
2 miếng Boca burger băm nhỏ

Boca
1 muỗng canh gừng tươi băm nhỏ
1 trái ớt chuông màu đỏ, thái hạt lựu
1 8-ounce hạt dẻ (water chestnut), rửa sạch và cắt nhỏ
1/2 chén nước soup chay
2 muỗng canh tương đen (hoisin sauce)
1 muỗng cà phê bột five-spice powder
1/2 muỗng cà phê muối
Boston lettuce, lá tách lá rửa sạch để ráo
1/2 chén rau thơm xắt nhỏ, chẳng hạn như ngò, húng quế, mint ....
1 củ cà rốt lớn, bào sợi nhỏ

Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào chảo dầu nóng cho gừng xắt sợi vào, gừng thơm cho Boca băm nhỏ vào, đảo đều khoảng 2-3 phút. Cho brown rice, ớt, cà rốt, water chestnut, nước soup chay, hoisin sauce, bột five-spice, bột nêm và muối vào đảo đều khoảng vài phút, cho gia vị thấm. Tắt lửa.

Xếp lettuce ra đĩa, múc những thứ mới xào xong vào mỗi lá, bỏ rau thơm vào cho thơm và nhìn đẹp mắt.

IMG_1234

Các bạn nhớ làm món này nhé. Chúc các bạn ngon miệng.

Kenny C.

Chánh Nghiệp Và Tà Nghiệp - Đời Tươi Tựa Hoa Xuân

Chánh nghiệp là hành động đúng theo lẽ phải, đưa người sanh về cõi thiện hay vun bồi thêm công đức cho đến ngày giải thoát. Những hành động không phạm vào sự sát sinh, trộm cắp và tà dâm là những biểu hiện của chánh nghiệp. Ý thức những khổ đau do sự sát hại gây ra, con nguyện không tham gia giết hại sinh mạng, không cổ xúy cho sự giết hại sinh mạng, không khen ngợi việc giết hại sinh mạng. Đồng thời con quyết tâm thực tập bảo vệ sự sống của các loài sinh vật, con người, môi trường và lên tiếng bảo vệ sự sống muôn loài. Ý thức những khổ đau do việc mất mát tài sản gây ra, con nguyện không lấy của không cho, không cổ xúy cho sự lấy của không cho và không khen ngợi việc lấy của không cho. Đồng thời con quyết tâm thực tập tôn trọng quyền tư hữu, không làm giàu bất chính và không tư lợi dựa trên sự khổ đau của kẻ khác. Ý thức những khổ đau do tà dâm gây ra, con nguyện không ăn nằm với người không phải là chồng hay vợ của mình, không cổ xúy dâm dục và không khen ngợi dâm dục. Đồng thời con quyết tâm thực tập thân tâm, lựa chọn sống trong môi trường trong sạch, sử dụng các phương tiện một cách trong sạch và tiếp xúc với những nhóm người cam kết lối sống trong sạch.

         Kiến thức khoa học chưa chắc giúp phát triển được chánh nghiệp nhưng đạo đức học phần nào góp phần xây dựng chánh nghiệp. Ngày nay, đạo đức có thể bị bóp méo hay ảo đi nhiều nên người thực tập cần sáng suốt lựa chọn con đường đi. Việc giữ giới không làm đánh mất tự do, ngược lại làm phát triển tự do và bảo vệ hạnh phúc, nên không phạm giới để hạnh phúc thêm dài lâu. Đứa Phật dạy, Do cư xử mà các bậc hiền trí soi sáng tâm và trí tuệ bừng dậy. Tâm không ô nhiễm, hành động không ô nhiễm, tâm và hành động sạch đến nỗi, người khác sử dụng nó làm tấm gương để soi rọi vào. Người thực tập chánh nghiệp đích thực là bậc hiền trí vì không sa đọa vào những đường ác đạo, hơn nữa thấy được hạnh phúc chân thực là lối sống bình dị, bố thí và biết giữ gìn. Gần gũi các bậc hiền trí để học các hạnh hiền trí, nâng cao khiêm cung, từ tốn và sống chậm. Nhìn cách cư xử biết nhân cách của một người. Cách cư xử bao dung, tha thứ, hiền lành là biểu hiện của nhân cách từ bi, biết tu tập. Cách cư xử lên án, chỉ trích, dữ dằn là biểu hiện của nhân cách xấu ác, không biết tu tập. Muốn rèn luyện nhân cách, mình thực tập sự kiềm chế và tiết chế. Kiềm chế trước đòi hỏi của ngã mạn, muốn lấp đầy hay u mê tối tăm. Tiết chế trước những đòi hỏi về dục tình, chiếm đoạt và ba hoa. Kiềm chế được thì thân tâm thảnh thơi và tiết chế được thì thân tâm an lạc. Thân tâm nhiều lúc hành xử như con ngựa hoang hay con voi hoang, không biết tự chủ, để bị sai sử bởi tà dục. Tính ngựa hoang và voi hoang không được thuần phục, chúng sẽ trở thành những con mãnh hổ rất khó điều phục. Nhưng chỉ bằng một sợi tơ sen, mình có thể trói chặt con mãnh hổ nhờ theo dõi hơi thở hay đề mục thiền quán. Hơi thở ví như sợi tơ sen và theo dõi hơi thở là sử dụng sợi tơ sen trói mãnh hổ.

       Nghiệp là sự thật căn bản chi phối đời sống của chúng sinh nói riêng và vũ trụ nói chung. Gieo nghiệp thiện sẽ gặt hái quả thiện, gieo nghiệp ác thì gặt hái quả ác và không còn gieo nghiệp gì nữa, người mau chóng giải thoát. Sống cuộc đời thuần lương thì trước sau gì cũng gặp chuyện thuần lương nhưng ước nguyện như vậy vẫn còn phàm phu. Nếu phát nguyện bao nhiêu chuyện thuần lương đã làm từ những kiếp xa xưa đến nay để mong gặp Phật Pháp, tu tập nhiều thành tựu và mau chóng đạt quả vị giải thoát. Đời sống thuần lương là siêng năng làm điều thiện, tránh xa điều ác. Điều ác làm dễ nhưng điền thiện làm khó. Làm được điều thiện mà không kể công cũng khó. Không kể công được thì có chi gọi là điều thiện nữa. Soi lại những kiếp quá khứ mà mình đã làm hoàn toàn không khó, chỉ cần xét nhìn quả mình đang thọ hưởng. Quả hiện tại dễ chịu chứng tỏ quá khứ đã có đời sống thuần lương. Muốn soi kiếp tương lai cũng hoàn toàn không khó, chỉ cần xét nhân gieo hiện tại. Hiện tại sống đời thuần lương thì chắc chắn tương lai sẽ hưởng đời thuần lương. Thuần lương là lương thiện liên tục, làm những việc không khiến lương tâm bị tổn thương và cứ thế không ngừng nghỉ. Thế giới hiện đại này là thế giới trả nghiệp nhiều hơn và từ những nghiệp đang trả lại tiếp tục gieo tiếp nghiệp mới nên việc giải thoát ngày càng xa vời, minh chứng cho những khổ đau chồng chất. Nếu trước khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 diễn ra, số người đói là 400 triệu thì sau khủng hoảng, số người đói đã là một tỷ. Điều này nói lên con người sinh ra vừa khổ đau vừa may mắn. Khổ đau vì trả nghiệp triền miên và may mắn vì nhờ mang thân người mà lo tu tập. Mình phải có trách nhiệm với suy nghĩ, hành động và lời nói của mình. Người có trách nhiệm sẽ ngay lập tức hành chánh tư duy, chánh nghiệp và chánh ngữ. Người không có trách nhiệm không làm được những việc này và không có trách nhiệm đồng nghĩa với khổ đau. Mình đang bị tổn thương và chịu không nổi nên muốn người khác bị tổn thương với mình. Mình bán cái trách nhiệm của mình đi rồi. Vì trách nhiệm đời người lớn lao, mình trao dồi đức hạnh, không gây tổn thương cho ai và trước hết là cho mình. Dĩ nhiên, bảo toàn mình không bằng cách làm hại người khác. Thường xuyên chỉnh đốn và soi sáng bản thân. Không ai dám chắc rằng cả đời không làm hại ai, không nghĩ hại ai hay nói lời hại ai. Ngay cả suy nghĩ vi tế cũng có những suy nghĩ tàn hại. Nếu ngồi quán chiếu lại những gì mình làm từ trước tới giờ, chắc chắn mình chỉ muốn quỳ xuống sám hối mà thôi. Mình thường có khuynh hướng chạy theo tâm xà, rồi khẩu xà, rồi hành động xà, hơn là thực tập tâm Phật, khẩu Phật và hành động Phật, trong khi tâm Phật, khẩu Phật, hành động Phật là khả năng vốn có.

         Siêng năng làm điều thiện luôn là lời dạy của các bậc hiền trí. Siêng năng không làm điều bất thiện cũng có nghĩa siêng năng làm điều thiện. Người trẻ không biết nương tựa vào đâu nên nương tựa vào những điều sai lệch, vì vậy không nương tựa vào điều sai lệch đã là điều may mắn. Quán chiếu bản thân để thấy mình cần lười biếng điều gì và siêng năng điều gì. Lười biếng với điều bất thiện và siêng năng với điều thiện. Chánh nghiệp là siêng năng chân chính ở hành động thiện và tu tập là một trong những hành động thiện tối thượng. Khi hành động thì phải đến nơi đến chốn, không nửa vời, không hời hợt, không làm cho có. Sự lười biếng sẽ đẩy người xuống địa ngục rất mau vì khả năng thờ ơ với thực tại tăng vọt. Khổ đau cũng thờ ơ và hạnh phúc cũng thờ ơ. Chính sự thờ ơ này khiến mình xa rời sự sống.

         Cuộc đời này tươi tợ hoa xuân, đẹp và mỹ miều như hoa mùa xuân đang nở, cho dù đó là hạ, thu hay đông. Tôi đem bài kệ này để trên facebook với tựa đề kệ về Xuân, nhưng thật tiếc là rất ít người thấm nhuần triết lý xuân. Xuân chỉ là tên gọi và với người có tâm xuân thì dù hạnh phúc hay khổ đau thì xuân vẫn hiện tiền đấy thôi. Hạ là xuân, thu là xuân và đông cũng xuân. Tính xuân không biểu hiện ở thời khắc giao mùa của năm mới mà xuân này ở trong tôi, bao la và vĩnh cữu. Xuân đâu chỉ gói gọn trong lúc hoa mai nở đầu năm. Năm hết tết đến, mình trở về nhà, chúc tết ông bà, cha mẹ. Nhưng đừng có đợi đến tết mới cầu mong người thương nhiều sức khỏe bình an. Mỗi ngày hãy đi thăm ông bà thăm cha mẹ. Ông bà cha mẹ đang ở trong mình, mình thăm họ là thăm chính mình đấy thôi. Mình ơi, mình có khỏe không, mình có bình an không, hay bấy lâu nay mình đang rong ruổi để cho mình cô đơn héo úa, để cho ông bà cha mẹ cô đơn héo úa. Ngày nào cũng là xuân nên ngày nào cũng thăm ông bà cha mẹ, nhất là thăm mình. Để những ngày xuân trôi qua uổng lắm. Mình đang còn xuân thì sử dụng sắc xuân mà tô đẹp cho đời, đừng vướng vào những tình yêu nhỏ bé, những hành động thiếu chân chính để khi tuổi xuân qua đi, mình không ngồi hối tiếc sao thời trai trẻ trôi qua quá mau. Nhưng đã là tuổi xuân thì có bao giờ già, dù mình 20, 30, 50, 60 hay thậm chí 80. Nếu may mắn sống đến 90 thì vẫn còn xuân chán. Một bài hát có câu, Xuân đến xuân đi xuân lại tới, vì dù rằng mình có trôi qua nhiều mùa xuân, xuân vẫn như thế. Tâm xuân không phân biệt tuổi tác mà xuân càng lớn lên, người vẫn thấy thanh xuân, gừng càng già càng cay mà. Tâm xuân thì nhìn đời, nhìn đâu đâu vẫn thấy xuân. Tâm xuân nên nói lời xuân, hành động xuân. Ngày tết, ông bà hay dặn nói lời vui vẻ, không được nới những lời xấu, tức là nói lời xuân thôi, mình hãy áp dụng lời dạy mà nói lời xuân quanh năm. Ngày tết, cha mẹ dặn đi đứng cẩn thận, đi chùa, nghe pháp thoại, cúng dường trai tăng, tập thiền, giúp đỡ người nghèo khó, chia sẻ điều lành…, mình hãy áp dụng lời dạy mà hành động xuân quanh năm. Ngày xuân, ai cũng nở nụ cười xuân, mình hãy đem nụ cười này quanh năm. Đừng để mùa hè nắng gắt làm khô héo, đừng để mùa thu rơi rụng làm cô đơn, đừng để mùa đông băng giá làm lạnh lẹo. Dù mùa nào vẫn phải tu, vẫn phải hành động chân chính. Lúc nào cũng thế thì xá chi sự khác biệt của thời tiết, mùa nào cũng xuân như hành động nào cũng chân chính thì xá gì trả nghiệp.

        Tà nghiệp là những hành động phạm giới, dù ít hay nhiều dẫn đến sự bất tịnh nơi thân tâm do tưởng điên đảo mà ra. Hành động từ chối nghe pháp thông qua lời nói cũng là tà nghiệp, đơn giản mình đã từ chối làm điều thiện. Hành động quá dựa dẫm vào khoa học mà phỉ báng hành động dựa dẫm việc thực tập hạnh phúc Phật giáo đích thực là tà nghiệp. Quyết định do niềm tin sai lệch sẽ đưa đến đụng chạm, thương tổn, sầu muộn, phiền não và khổ đau. Những hành động được xem như tà nghiệp liên quan đến việc nam nữ đánh nhau, xem quân trận, xem súc vật hay người đánh đấu nhau, xem hát, nghe nhạc với nội dung kích động, làm tay sai cho kẻ khác, khen ngợi sự phạm giới, thậm chí mưu cầu sự phạm giới, sử dụng tà ma để xúi giục người phạm giới, khen chê pháp thoại, khen chê người nghe pháp thoại, chất chứa những phương tiện gây tàn hại… Tà nghiệp sẽ tạo nghiệp xấu và nghiệp xấu khiến người sinh về cõi xấu, còn lâu mới nhìn thấy bản thể của tâm, tức là khó thấy tính vô thường, vô ngã, tính bất định của tâm và dĩ nhiên làm sao tâm sáng trong, thanh tịnh.         

         Sự nghiệp của người tu là tìm về bản thể trong sáng của tâm và không còn khổ đau nữa. Đã chánh nghiệp thì chỉ hành động mang lại hạnh phúc. Với Bồ tát Quán Âm, người hành động lắng nghe. Với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, người hành động nhìn sâu phát khởi trí tuệ. Với Bồ tát Địa Tạng, người hành động theo hạnh của đất. Tất cả đều là chánh nghiệp, hành phụng sự mang lợi ích đến chúng sinh, xây dựng mùa xuân hiện tiền vĩnh cữu. Hành động thành công là mang hạnh phúc đến cho mình và người và đó phải là hạnh phúc đích thực. Sự thành công không nằm ở yếu tố chỉ số theo kiểu chỉ số thông minh, chỉ số phát triển kinh tế hay chỉ số trong tài khoản ngân hàng mà thành công được đo lường ở phẩm chất của hạnh phúc do phẩm chất hành động mang tới. Giàu có chánh nghiệp là làm giàu chân chính, người biết mưu cầu hạnh phúc. Bố thí chánh nghiệp là bố thí hạnh phúc, làm cho tiếng cười vang mãi, niềm tin chói sáng và an lạc dài lâu. Học và hành tám con đường chân chánh là bố thí hạnh phúc, không cần tiền bạc, không cần quá nhiều công sức. Giống như ngồi yên và dừng lại. Ngồi yên là tâm ngồi yên không rong ruổi trong quá khứ, không mơ tưởng về tương lai. Dừng lại là không phóng tâm, không đòi hỏi, không kỳ thị. Gìn giữ bản thân đã là hành động chánh nghiệp cao cả, chưa làm gì nhiều, mình đã cống hiến hạnh phúc cho xã hội. Hãy làm một mùa xuân, mùa của giải thoát, mùa của an lạc.

Đời tươi tợ hoa xuân

Đây đạo lý thấm nhuần

Hạnh phúc hay đau khổ

Đời này vẫn còn xuân.

Xuân qua xuân lại tới

Rộn rã như gọi mời

Có chi mà phải đợi

Đây hiện tại bình yên.

Sự sống như thần tiên

Ôi lời mẹ dịu hiền                         

Bước đi như dừng lại

Hoa nở khắp mọi miền.

http://damlinhthat.net/nhung-trai-tim-dong-dang/16-chanh-nghiep-va-ta-nghiep-doi-tuoi-tua-hoa-xuan

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Chè đậu xanh củ sen - Kim

IMG_1228

Đậu xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đậu nổi lềnh bềnh đi. Ngâm đậu trong thau nước lạnh khoảng vài tiếng.

Củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt củ sen thành từng lát tròn vừa ăn, ngâm vô nước có pha chanh vài phút để củ sen khỏi bị thâm đen.

Vớt củ sen ra để ráo.

Cho đậu xanh và củ sen vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu xanh và củ sen. Nấu đến khi đậu thật mềm bạn mới cho đường vào, đun lửa nhỏ để đậu và củ sen thấm đường.

Nêm nếm lại  cho vừa ăn, múc ra bát dùng nóng hay lạnh đều ngon.

Đậu xanh kết hợp với củ sen ăn mát mát, giòn giòn có tác dụng giải nhiệt.

Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Kim

Ý Nghĩa Giải Thoát Trong Bảy Bước Hoa Sen

phatdansinh7hoasen

Mỗi năm gần đến ngày Phật Đản, trên mạng lại xuất hiện một số bài viết về đề tài này nhằm giới thiệu Đức Phật và nhân đó quảng bá Phật Pháp, tùy cái “thấy” khác nhau của người viết. Tựu trung tất cả đều dựa trên những chuyện tích cũ của Đức Phật là ngài mới sinh ra đã trỗi dạy, đứng và đi trên bẩy hoa sen hiện ra trước mặt, dừng ở hoa sen thứ bẩy, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và tuyên bố lời dị thường.

Lời nói đầu:

Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã nhìn rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?

Đức Thích Ca nếu có dịp trở lại ghé thăm thế giới của chúng ta, chắc ngài cũng phải quở: “Đạo của ta là đạo của sự thật, đạo của trí tuệ, thế mà các ông không thấy sự giới thiệu của các ông khởi đầu về ta là hư ảo, là thần thoại như vậy chẳng phải là mâu thuẫn lắm sao?”

Nay với khung cảnh tiến bộ, hiện đại của xã hội, cộng đồng, trình độ của các Phật tử đòi hỏi phải giải thích các giáo pháp của Phật theo chiều hướng có quy luật và duy lý, ta nên xem tất cả các giải thích thần thoại về Đức Phật như là một loại lịch sử bên lề, thích hợp với thời đại mà con người còn lo ngại bóng tối và hứng thú với những chuyện dị thường, thì sự trưng dẫn chuyện tích phải cung ứng những giá trị đại loại như vậy để tồn tại, thích hợp và phát triển trong khung cảnh đó. Vậy nay đã đến lúc chúng ta phải có bổn phận tách biệt vị thầy của trí tuệ ra khỏi những chuyện hoang đường, có đầu mà chẳng có kết như xưa đã từng làm, bằng cách giải thích hình cảnh bẩy bước hoa sen một cách hợp lý, hầu mang lại cho nó một giá trị mô phạm thích hợp, và xứng đáng làm biểu tượng đẹp đẽ ngay nơi tiền diện của các chùa. Song song với việc biến nó thành một trình tự theo đúng với quy luật nhân quả: Ai gieo một chủng tử Phật Pháp nơi đất tâm là đã thành một vị tiểu Phật vừa mới ra đời (cũng đồng nghĩa là thành một Phật tử), sau đó tin sâu, theo học một cách chuyên cần, rồi sau cùng cũng sẽ đạt được quả Phật (cái ta giải thoát), biến cái ta vô minh, mờ tối khi xưa trở thành một cái ta quý giá, trên trời dưới đất không có gì quý bằng.

***

Mỗi năm gần đến ngày Phật Đản, trên mạng lại xuất hiện một số bài viết về đề tài này nhằm giới thiệu Đức Phật và nhân đó quảng bá Phật Pháp, tùy cái “thấy” khác nhau của người viết. Tựu trung tất cả đều dựa trên những chuyện tích cũ của Đức Phật là ngài mới sinh ra đã trỗi dạy, đứng và đi trên bẩy hoa sen hiện ra trước mặt, dừng ở hoa sen thứ bẩy, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và tuyên bố lời dị thường.

Chấp nhận và lướt qua sự giới thiệu thần thoại này với sự dễ dãi, thì ngay sau đó lại đối mặt với nhiều mâu thuẫn hiển nhiên, dẫn đến bế tắc như nêu trên trong “Lời nói đầu” mà ta không cần dông dài liệt kê ra đây.

Với những mục đích trên đây, phật tử Ngẫu Hồ xin được trở lại đề tài, với sự giải thích cẩn trọng hơn về thức thứ bẩy và thức thứ tám đã dùng để liên kết bẩy bước hoa sen trong dịp kính mừng Phật Đản 2556, nhằm vào tháng tư 2012 dương lịch:

  1. Nhằm đưa Đức Thích Ca ra khỏi sự gán ghép, kiên cưỡng không cần thiết, và chấm dứt vĩnh viễn sự liên kết ngài với khởi đầu bằng một chuyện huyễn hoặc, mơ hồ, vì ngài đã và mãi mãi là một bậc thầy về trí tuệ của nhân loại.
  2. Sự hiểu đúng giá trị, ý nghĩa của câu chuyện bẩy bước hoa sen, rồi phổ biến nó đến những Phật tử chưa hiểu là đóng góp một pháp lành vào điều dạy của Đức Thích Ca “Theo ta mà không hiểu ta là hủy báng ta”.
  3. Nhằm đề phòng những sự hiểu biết sai lạc, sẽ dẫn đến biến tấu, hạ thấp giá trị của chánh pháp.
  4. Nhằm tạo thiện cảm, tâm phục cho những người ở ngoài văn hóa Phật giáo, trong ngay lần tiếp xúc đầu tiên với Phật giáo, đồng thời giúp cho mọi người dù ở trong hay ở ngoài văn hóa Phật Giáo khi nhìn thấy hình cảnh của vị tiểu Phật đứng trên hoa sen, thì ai ai cũng thọ hiểu trong sự hoan hỉ.

Biết bao trang sách biện giải, biết bao lý luận tỷ giảo để sau cùng cũng để chỉ ra

cái tối hậu giải thoát này, vậy mà nó  được gói ghém trọn vẹn trong hình cảnh bẩy bước hoa sen mà ta lại đem giải thích nó sai hẳn với giá trị thật của nó, cùng lúc biến Đức Thích Ca thành một nhi thần mới sinh, xuất xuất, nhập nhập, giống như trong một chuyện đồng bóng, nhập hồn, xuất hồn tầm thường thì thật là đau lòng.

Sau đây là phần chi tiết:

Một người bất kể ai, khuynh hướng nào, tuổi tác bao nhiêu, khi được tiếp xúc với Phật Pháp, bỗng dưng bùng vỡ một cái “thấy”, thì ngay đó, mình trở thành một vị tiểu Phật vừa mới sinh ra đời. Hàm nghĩa một chủng tử Phật vừa mới được gieo nơi đất tâm của mình (tức thức thứ tám hay còn gọi là A Lai Da thức, hay còn gọi là ngã thức). Thành một vị tiểu Phật vừa mới ra đời, cũng đồng nghĩa là thành một Phật tử sẽ quyết tâm đi tìm hiểu thêm về giáo pháp.

Theo thiển ý, đây là một giải thích mang tính chiêu dụ rất trang trọng, rất tâm lý. Người nghe được ví mình là một vị tiểu Phật sẽ làm cho họ phấn chấn, hãnh diện, tuy thế, cũng nên giải thích sau đó, là thành một vị tiểu Phật không có nghĩa là đã thành đạt được quả vị Phật ngay. Tiểu Phật được dụ cho một mầm hạt vừa đã được gieo trồng và phải được chăm sóc một cách đúng mức, kỹ lưỡng, thì sau đó, hạt mầm mới nảy lên thành cây (cây Phật) được.

Trở lại, tại sao tôi lại nhấn mạnh đến sự bùng vỡ một cái thấy là vì muốn ám chỉ một cái thấy gây kinh ngạc, một cái thấy chưa bao giờ mình tiếp xúc được từ trước đến giờ, nhờ đó mà sau sẽ đem đến sự chuyển hóa nội tâm, biến cái tâm lang thang, không định hướng trước đây của ta, nay thành một khuynh hướng rõ nét: khuynh hướng Phật tử và ngang đây ta trở thành một Phật tử, có niềm tin sâu vào Phật pháp.

Sự chăm sóc mầm Phật để nên cây là dụ cho công lao tìm học một cách nghiêm túc các pháp Phật, sự lớn lên dần, vững chãi của cây với thời gian dụ cho sự thấm nhập các pháp cao hơn (chiều cao của cây và sự đâm rễ sâu hơn). Cây càng cao, rễ càng sâu, tư duy Phật pháp càng trưởng thành, dần dần hoa sen đầu tiên đã bắt đầu ló dạng.

Đức Thích Ca đã dùng hoa sen để biểu trưng cuộc sống và giáo lý của ngài (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa), vì thế, hoa sen thường được dùng trong các chuyện tích của Phật giáo, ám chỉ đặc biệt của sự không nhiễm ô, vì hoa sen tuy xuất hiện và trưởng thành trong bùn tanh tạp chất, vẫn đứng thẳng lên và tỏa hương thơm tinh khiết.

Bùn tanh tạp chất là dụ cho đời thường, trần gian; hoa sen đứng thẳng lên từ bùn, dụ cho hình ảnh một hành giả Phật tử sống trong đó, mà không bị ảnh hưởng, lôi cuốn, trì kéo bởi những cám dỗ, lậu uẩn, mà vẫn hướng đến giải thoát cao thượng.

Hoa sen giải thoát đầu tiên là nhãn thức, giờ đây đã thành tựu rõ rệt, mà một khi một căn thức được giải thoát thì các căn thức còn lại sẽ được giải thoát. Đây là lời giảng khẳng định của Đức Thích Ca trong kinh Lăng Nghiêm cho ngài A Nan. Các đạo hữu Phật tử có thể tìm thấy trên các website của Phật giáo hay ngay trên Thư Viện Hoa Sen  cũng có đầy đủ.

Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý và mạt na thức, đã được thanh sạch, tượng trưng cho bẩy hoa sen thơm ngát. Đứng và đi được trên bẩy hoa sen, dụ cho sự làm chủ được các thức tình này, tức là giải thoát rốt ráo, trọn vẹn. Việc đứng trên thức thứ bẩy mới tuyên bố lời chung kết là được dụ cho sự sạch hết hoàn toàn các lậu uẩn vi tế, tiềm ẩn sâu xa nơi tâm thức, vì thức thứ bẩy nằm sâu hơn ý thức như sự giải thích dưới đây. Khi bẩy thức được giải thoát, thì thức thứ tám là ngã thức (tức là A Lai Da thức) cũng được giải thoát thành hoa sen thứ tám, vô hình, vô tướng. Đây cũng chính là Chân Ngã tôn quý nhất trần gian, được tượng trưng bởi câu:

“Trên trời, dưới đất, chỉ có ta (ngã) là tôn quý.”

Dịch từ câu:

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”

Ta (ngã) trong đây, chính là Chân Ngã, chính là Phật Tánh của mỗi hành giả Phật tử sau khi đã “xong việc nhàn ca”.

Tóm lại, khởi đi từ một chủng tử Phật, thành một vị tiểu Phật mới ra đời, công phu kiên cố, để sau cùng đạt được quả Phật, thì cái ta trong lời tuyên bố chung kết nọ mới có ý nghĩa là cái Ta giải thoát (Phật tánh). Đó chính là cái mục tiêu tối hậu của tất cả các hành gỉa tu theo Phật nhắm đến.

Vì là Phật tánh, nên trên trời, dưới đất mới không gì quý bằng. Ý nghĩa này đã thật rõ ràng.

Sau đây, tôi xin được bổ túc một cách tóm tắt về thức thứ bẩy và thức thứ tám. Đây là hai thức nằm sâu hơn ý thức, nên hơi khó thấy. Xin được dùng 2 thí dụ làm đơn cử có thể nêu lên được hai thức này:

Thí dụ 1:  Anh A đã thay xong quần áo để sẵn sàng đi làm, anh thấy trên bàn có chùm chìa khóa, anh vơ lấy, sau đó, anh đi tìm cái cặp da, ra tới cửa, tính xỏ chân vào giầy, nhưng lại nhớ tới chưa lấy chìa khóa, anh hốt hoảng đi tìm, vì do hốt hoảng phóng chiếu chế ngự trên ý thức (thức thứ sáu) nên quên là mình đang cầm chùm chìa khóa trong tay, trong đầu lúc đó chỉ nghĩ phải đi tìm chìa khóa, mắt dáo dác nhìn khắp nơi trong sự căng thẳng và hoảng hốt, sợ trễ giờ đi làm.

Trong trường hợp này, thức thứ sáu nhớ đến chùm chìa khóa mà hoảng hốt đi tìm. Thức thứ bẩy “chạy” đây đó giúp thức thứ sáu đi tìm chùm chìa khóa (thức thứ tám). Bạn nghĩ sao? Khi nào thì anh A tìm thấy chùm chìa khóa? Câu trả lời là, chỉ khi nào anh A ngưng đi tìm, thì nhìn thấy ngay chùm chìa khóa đang trong tay mình.

Vậy khi hỏi thức thứ 8 nằm ở đâu, thì cũng tương tự như ta đang đóng diễn cái hoạt cảnh trên đây, cái ta đang hỏi, nó chính là cái đang là. Chính cái sinh diệt, cái tâm phan duyên, cái tâm chạy theo sống trong trần cảnh, còn được gọi là ngã thức, hay A Lai Da thức, nó chẳng ở trong, nó chẳng ở ngoài. Khi ta sinh ra một niệm ưa thích, thì nó chính là cái ưa thích đó, và ngược lại, khi ta chê bai, thì nó chính là cái chê bai đó. Nó theo ta và xuất hiện cùng tất cả nơi pháp giới mà ta có mặt cho đến ngày chung cuộc của ta tức là khi ta nhắm mắt lìa đời, thì nó trở thành nghiệp thức đưa ta về với duyên mới! 

Thí dụ 2:  Một người nhận được một cú điện thoại và họ dùng điện thoại di động nói chuyện, đang trong câu chuyện, họ nhớ là cần phải đi chợ, và theo thói quen, khi ra bên ngoài, là phải mang theo điện thoại, nên vừa nói chuyện, vừa đi tìm điện thoại để mang theo, trong trường hợp này, thức thứ sáu vừa để ý tới cuộc nói chuyện, vừa nghĩ tới việc phải tìm điện thoại, thức thứ bẩy “đi” khắp nơi trong nhà để giúp thức thứ sáu tìm điện thoại (thức thứ tám).

Chuyện cưỡi trâu đi tìm trâu cũng tương tự chuyện cầm chìa khóa mà đi tìm chìa khóa hoặc chuyện cầm điện thoại mà đi tìm điện thoại. Bạn nghĩ sao? Khi nào thì tìm thấy chìa khóa, điện thoại? Chỉ khi nào chấm dứt sự đi tìm, thì người đó mới nhận ra rằng, chùm chìa khóa, chiếc điện thoại mình đang cần tìm chính là đang ngay trong tay mình.

Thức thứ bẩy khi được giải thích đơn lẻ sẽ dễ thấy hơn. Thí dụ như lúc nào các bạn có dịp phải đếm một số lớn lên đến vài trăm, như lúc tập thể dục, dịch cân kinh, vảy tay chẳng hạn. Lúc đếm được tới lúc nào đó, đầu bỗng nghĩ miên man sang một chuyện khác, một lát sau quay lại, vẫn thấy sự đếm số không bị lộn xộn, nghĩa là vẫn theo thứ tự, thì đó là nhờ mạt na thức hoạt động thay cho ý thức. Để ý vài lần, bạn sẽ thấy mạt na thức thể hiện rõ hơn.

Riêng thức thứ 8, khi còn phan duyên, còn sinh diệt thì gọi là ngã thức, nhưng khi đã được sạch rỗng, chấm dứt chạy theo trần cảnh, chấm dứt sinh diệt thì gọi là Chân Ngã, hay Phật Tánh cũng thế.

Tùy lúc, tùy nơi mà gọi nó là gì.

Kết luận:

Phật tử Ngẫu Hồ tôi chỉ mong giải thích câu chuyện bẩy bước hoa sen bằng Phật pháp, hy vọng nêu lên được một quy luật nhân quả rằng, ai gieo một chủng tử Phật, với một lòng tin sâu, sau đó tìm học và hành Phật pháp, thì sau cùng sẽ được một quả vị Phật, không sai chạy, và sự đính chính rõ rệt là vị tiểu Phật lúc sinh ra đời đi bẩy bước không nhất thiết là Đức Thích Ca Mâu Ni. Sở dĩ, tôi phải nhắc đi, nhắc lại hai điều này, vì các chùa thường hay đặt hình cảnh này ở ngay mặt tiền, mà nếu không giải thích khế hợp, hoặc lảng tránh sự giải thích, ý nghĩa câu chuyện khi được hỏi đến, thì có khi biến cuộc tao ngộ đầu tiên thành một buổi trà đàm ngắn ngủi. Vậy, điều cẩn thận này, nếu được đánh giá là quá đáng thì xin quý vị Phật tử cho tôi được xin lỗi (3 lần).

Nếu các bạn đồng thuận sự giải thích như trên, thì xin được phổ biến khi thuận duyên.

Ngoài mục đích đơn giản, rõ rệt nêu trên trong bài, tôi không mong đề tài dắt đến sự tranh luận đúng sai của các pháp Phật. Đa tạ.

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Phật tử Ngẫu Hồ.

http://www.daophatngaynay.com/vn/duc-phat/phat-dan/10738-Y-Nghia-Giai-Thoat-Trong-Bay-Buoc-Hoa-Sen.html

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Câu kỷ

cauky 005

Cây cẩu kỷ, trồng vùng lạnh rất dễ, chỉ cần cắm cây là ra rễ, nó nhảy dữ lắm.

cauky 007

Lá mới ra còn non, cho lá tươi vô tô, nước canh nóng chan vào tô mới không bị đắng.

Cẩu kỷ mùa thu có bông tím và trái chín đỏ rất đẹp, trái cẩu kỷ gọi là kỷ tử.

Câu kỷ, Rau khởi - Lycium chinense Mill., thuộc họ Cà Solanaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao đến 1,5m, cành cong và ngả xuống có thể dài tới 4m, không gai hay có ít gai thẳng, màu xám vàng, lá mọc so le, hay tập hợp 3-5 cái một; cuống dài 2-6mm; phiến thoi-xoan, dài 2-6cm, màu lục bóng. Hoa cô độc hay nhóm 3 cái một ở nách lá, đài không lông; tràng màu tía có ống ngắn hơn cánh hoa. Quả mọng dài đến 2cm, đỏ sẫm hay đổ cam, hình trứng; hạt nhiều to 2-2,5mm, hình thận.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ - Lycii Cortex Radicis, thường gọi là Địa cối bì, có khi dùng cả quả - Fructus Lycii. Lá có thể dùng để ăn như lá rau Khủ khởi.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Tây Á châu, cũng mọc hoang đó đây ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, được nhập vào trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam... Người ta thường trồng làm cây cảnh và lấy các bộ phận làm thuốc. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, bóc vỏ, phơi hay sấy khô. Còn quả thu hái lúc chín, phơi trong râm; khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi hay sấy nhẹ đến khô.

Thành phần hóa học: Trong rễ có betain, lyciumanid, sugiol, acid malissic. Trong quả có betain, acid ascorbic, acid nicotianic. Cành lá chứa protein 3,5%, lipid 0,72%, glucid 2,25%, tro 1,37%, rất giàu vitamin A.

Tính vị, tác dụng: Địa cốt bì có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm mát huyết, mát phổi. Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết. Lá có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh lương giải độc, trừ phiền, an thần, tiêu nhiệt, tán nhọt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Câu kỷ dùng làm thuốc cường tráng chữa chứng tiêu khát, lưng và chân suy yếu, chuyên chữa về bệnh mắt do suy dinh dưỡng; cũng dùng làm hạ đường huyết. Thường dùng ngâm rượu. Vỏ rễ dùng làm thuốc giải nhiệt, mát huyết, chữa ho, ho ra máu. Lá dùng làm rau ăn (Rau khởi) có nhiều tác dụng:

1. Rau khởi bình can: Người can hoả nặng, thường đầu choáng mắt hoa, thần trí bứt rứt, đêm ngủ không yên, có thể xào rau ăn với đường hoặc nấu canh ăn. Người mắt đỏ khô, gốc mắt nhiều ghèn, ăn rau khởi có công hiệu tốt. Người can hoả đặc biệt vượng, ngoài việc ăn nhiều canh rau khởi, dùng rễ cây Câu kỷ (Địa cốt bì) 5 chỉ. Xuyên tâm liên 1 chỉ. Câu kỷ tử 3 chỉ. Cam thảo 1 chỉ, nấu nước uống thay trà, có công hiệu đối với người hay nóng mắt. Người huyết hư, can hoả vượng có thể nấu canh rau khởi với gan lợn, gan gà cũng rất có ích.

2. Rau khởi thanh phế: Trẻ em sau khi ban sởi mọc, phổi rất nhiệt, nên dùng rau khởi và măng tre nấu nước uống. Để chữa các bệnh như ho gà, lao phổi, bệnh sốt cao, dùng rau khởi và vỏ rễ của nó nấu nước thay trà.

Ghi chú: Trong Dược điển của Trung Quốc, với tên Địa cốt bì người ta sử dụng vỏ rễ của 2 loại: Câu Kỷ - Lycium chinense Mill. và Ninh hạ câu kỷ hay Trung Ninh câu kỷ - Lycium barbarum Ait.; còn Câu kỷ tử là quả của cây Ninh hạ câu kỷ. Ninh hạ câu kỷ là cây nhỏ có nhánh mảnh, và trườn khá dài, lá xoan ngọn giáo dài 2-3cm, rộng 2-5mm, tù; hoa trắng tía, ống tràng dài hơn cánh hoa. Quả nang xoan, đỏ da cam hay hồng, có kích thước 10-20mm x 5-10mm. Quả chứa betain, zeaxanthin và physalein có tác dụng kích dục, các lá non chứa acid cyanhydric.

http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/C/CauKy.htm&key=&char=C