Hôm nay khoá tu niệm Phật ở chùa Giác Lâm có tất cả là 37 vị. Tu thì không sợ đói, chỉ sợ mình không tu. Đúng là như vậy, thức ăn cho các khóa tu lúc nào cũng dư giả, nấu ăn cho các khóa tu thì ai cũng hoan hỷ, nên thích lắm…
Món đạm chay ram mè hôm nay ngon lắm ướp gia vị thật vừa ăn
Kế đến là canh chua chay với nhiều loại nấm, thơm, cà chua, cần tây, bạc hà, rau muống, giá, me, rau thơm và ớt.
Đậu hũ kho cần tây
Một loại nui xào hai kiểu khác nhau
Gỏi bắp cải
Đậu hũ kho cà
Khoai môn
Chè đậu bột báng
Chè xôi nước
Dưa hấu không hột, rất ngọt
Mọi người cùng tự đi lấy cơm và thức ăn
Pháp thực: Phẩm thứ tám - Tích Lũy Công Đức
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM
THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ (hội tập)
Việt dịch: HT. Thích Đức Niệm - Cư sĩ Minh Chánh
PHẨM THỨ TÁM
TÍCH CÔNG LŨY ĐỨC
Chánh văn:
Này A Nan! Pháp Tạng Tỳ kheo ở trước Như Lai Thế Tự Tại Vương và giữa đại chúng trời người phát hoằng thệ nguyện này rồi, an trụ trong huệ chân thật, dõng mãnh tinh tấn một hướng chuyên tâm trang nghiêm cõi nước, xây dựng Phật quốc rộng lớn, siêu việt thắng diệu, kiến lập vĩnh viễn, tuyệt không hư hoại, không biến đổi. Trong vô lượng kiếp vun trồng đức hạnh, không khởi tưởng dục ba độc, chẳng đắm sáu trần, chỉ chuyên nhớ nghĩ chư Phật thuở quá khứ đã tu căn lành, hành hạnh tịch tịnh, xa lìa luống dối, y chơn đế môn, làm các công đức, không nề các khổ, ít muốn biết đủ, chuyên cầu pháp thanh tịnh, đem ân huệ lợi ích quần sanh, chí nguyện không mỏi, thành tựu các nhẫn. Đối với hữu tình nói lời từ ái vui vẻ hòa dịu khuyến dụ khích lệ. Cung kính Tam bảo, phụng sự sư trưởng. Không giả dối nịnh hót, nghiêm trang đứng đắn, khuôn phép nhứt mực. Quán pháp như huyễn, tam muội thường tịch. Giữ gìn khẩu nghiệp, không nói lỗi người, giữ gìn thân nghiệp, không mất oai nghi, giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm. Nếu có quốc thành xóm làng quyến thuộc trân bảo, không sanh tham trước, hằng hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ sáu Ba la mật. Giáo hóa chúng sanh an trụ đạo Vô thượng Chánh giác. Do thành thục các căn lành như vậy, nên sanh đến chỗ nào tự nhiên cảm ứng có vô lượng kho báu, hoặc làm trưởng giả cư sĩ, hào hiệp tôn quý, hoặc làm Sát lợi Quốc vương, Chuyển luân Thánh vương, hoặc làm vua trời cõi Lục dục cho đến Phạm vương, cung kính cúng dường chư Phật chưa từng gián đoạn. Những công đức như vậy chẳng thể kể hết.
Miệng thường tỏa hương thơm như hương chiên đàn, hương thơm hoa sen, hương thơm ấy xông khắp vô lượng thế giới. Phàm sanh ra chỗ nào sắc tướng cũng đoan nghiêm, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi nét đẹp. Tay thường xuất sanh châu báu vô tận, tất cả đồ cần dùng đẹp đẽ tối thượng để lợi lạc hữu tình. Do nhân duyên ấy, khiến vô lượng chúng sanh phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-16633_5-30_6-1_17-453_14-2_15-2/
Giảng:
Pháp Tạng Tỳ Kheo là tìền thân của đức Phật A Di Đà, do công đức tích lũy mà có được cảnh giới Cực Lạc. Mình xem ngài tu hạnh gì, mình tu tập theo để được vãng sanh về thế giới của Ngài.
-Từ bi, ôn hòa lời nói dễ thương, khuyên lơn sách tấn mọi người giữ vững bồ đề tâm. Nếu không thì sống trong tập thể vì ai cũng còn đang tu nên nhiều khi cũng có tâm ganh tỵ. Mình nghĩ mình làm việc tốt mà có người ganh tỵ nói xấu. Người đang tu đâu phải là thánh nên cũng còn tham sân si. Tu phải có tâm cầu giải thoát mới ở chùa được vì có nhiều thử thách. Nếu dễ thì ai làm cũng được. Ai muốn tu thì phải ở chùa một thời gian. Còn tóc thì ăn nói sao cũng được, nhưng khi chánh thức là đệ tử của Thầy rồi mà mất oai nghi tế hạnh là không được. Xuất gia chánh thức rồi thì huynh đệ thầy tổ rất nghiêm nghị. Vô chùa phải học hạnh phá ngã, thầy tổ huynh đệ thương mới dạy. Mình thì ai nói ngọt dịu thì thích, còn nghiêm khắc quá thì nản lòng. Đức Phật mà còn bị ngoại đạo tìm mọi cách lăng mạ nhục hại, huống gì là phàm phu như mình.
-Cung kính Tam Bảo, phụng sự sư trưởng. Tam bảo tồn tại thế gian sau khi Phật nhập diệt thì có Phật bảo là tượng Phật. Pháp bảo là tam tạng kinh điển. Tăng bảo là người xuất gia. Sư là người dạy dỗ, trưởng là người lớn hơn ta. Cha mẹ sanh ra thân ta 1 lần, sư trưởng là người sanh ra pháp thân huệ mạng để chúng ta giải thoát. Nên xem thầy tổ còn hơn cha mẹ, vì công ơn rất sâu dầy nên phụng sự và cung kính.
-Các hạnh trang nghiêm thanh tịnh, tam muội thường tịch, luôn vắng lặng. Người khéo tu thì miệng để cho lên men, đa ngôn đa quá, nói nhiều thì lỗi nhiều. Nên học hạnh nói ít nghe nhiều. Nói nhiều thì nói hết chuyện mình đến chuyện người khui ra mà nói. Nói nhiều là nói chuyện thị phi. Người nữ phải khéo, không nên nói tốt nói xấu đủ thứ khiến sanh ra phiền não.
-Quán các pháp như huyễn hóa. Mình thì thấy thân thật, pháp thật nên sanh ra phiền não. Người ta nói ngọt để lấy lòng, nhưng khi khuất mặt thì không phải vậy đâu.
-Chánh định lặng lẽ, không chê lỗi người.
“Chân mình thì lấm lê mê
Cứ cầm bó đuốc mà dê chân người”
Người tu thì phản quang tự kỷ, bổn phận sự
Người ta đọa là chuyện của người ta. Nếu là người tốt thì không bao giờ nhìn lỗi người mà phê bình.
-Khéo gìn thân nghiệp, giữ oai nghi tế hạnh. Khéo gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm, không rong ruỗi theo pháp trần.
Hạnh của Pháp Tạng Tỳ Kheo rất là tốt đẹp, chúng ta nên học theo để tu hành.
Chánh hạnh là khéo giữ gìn ý nghiệp, rất quan trọng, không nên chạy theo vọng tình ở bên ngoài:
-Tam tụ tịnh giới:
1/ Nhiếp luật nghi giới
2/ Nhiếp thiện pháp giới, tu làm tất cả hạnh lành
3/ Như ích hữu tình giới
-Có của báo không chấp trước, không đắm nhiễm, thường hành lục độ, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
-Đem pháp giáo hóa chúng sanh, dạy bảo, chuyển hóa.
-Chỗ nào sanh ra cũng là vô lượng kho báu, muốn gì tự nhiên là có. Thí dụ như muốn đi cúng dường bố thí thì tự nhiên có người đem đến để mình bố thí. Bố thí với tâm buông xả thì muốn gì cũng được, ít được ít, nhiều được nhiều. Tuy không giàu nhưng cuộc sống không khốn khổ. Nhân gieo tốt thì quả tốt, nhân gieo không tốt thì quả không tốt, không đời này thì cũng đời sau. Muốn làm gì thì tự nhiên có người đem đến. Tu thì không sợ đói, chỉ sợ không chịu tu. Không tu là đói, tu thì có hộ pháp gia hộ. Sanh ra chỗ nào cũng trong nhà tôn quý.
-Công đức không thể nói cùng tận, thân miệng phát ra mùi thơm, tùy chỗ sanh ra 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Mình xem mình còn khiếm khuyết chỗ nào thì ráng mà tu chỗ đó
-Trong tay thường có của báu vô tận, lợi ích ban pháp cho vô loại hữu tình. Tu càng ngày càng đi lên, muốn giúp ai cũng được. Phát tâm làm lợi ích cho chúng sanh, công đức vô lượng. Không tu thì keo kiệt bỏn xẻ, kiếp sau nghèo lấy gì bố thí. Thân người khó được, nhờ có thân mới tu được. Con vật sao tu? Dã can ăn thây chết làm sao tu? Làm người có khổ có sướng nên tu được. Làm trời sướng quá tu làm gì. Người giàu quá tối ngày đi chơi thời giờ đâu mà tu. Ngồi thiền đau chân, niệm Phật mỏi cổ, nhưng ý thức được cuộc đời là bể khổ nên tu để giải thoát. Còn tràn đầy hạnh phúc thì tu để làm gì? Chư Phật và Bồ Tát khuyên chúng ta tu để giải thoát sanh tử. Còn tu thập thiện sanh thiên chỉ là phương tiện. Thập thiện là thân không sát sanh, trộm cắp, tà dâm; miệng không nói dối, hai lưỡi, ác, thêu dệt; ý không tham sân si. Tích cực thì thân phóng sanh, bố thí, đoan chánh; miệng nói thật, hòa, hiền, lợi ích; muốn không tham thì tu hạnh bố thí; không sân thì tu hạnh nhẫn nhục; không si thì tu trí tuệ bằng cách học Phật, giữ tâm thanh tịnh.
Ở đây ai muốn tu thập thiệp để sanh thiên? Không ai muốn sanh thiên chỉ muốn giải thoát.
Niệm Phật cầu giải thoát, niệm Phật thì tâm phải như tâm Phật. Tâm sân thì làm A tu la, tâm hại thì đọa địa ngục, tâm dục thì làm súc sanh. Nhiều khi cũng dễ nổi sân lắm, nhưng nhớ đến là mình muốn về cõi Phật không muốn về cõi A Tu La nên không dám nổi sân. Mình phải phản quang tự kỷ, bổn phận sự, xét thấy tâm ích kỷ thì là ngạ quỷ. Tâm mình có đủ hết…
Chúc các bạn nhiều khóa tu học vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Sương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét