Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Canh củ dền - Kim

IMG_1211

* Nước lèo dùng: Bắp, lê, củ cải, củ sắn, honeydew, cantaloupe, su su...  gọt vỏ rửa sạch bỏ hột, cắt vừa ăn, cho tất cả vào nồi nước, hầm khoảng 2 tiếng để lấy nước lèo. (Khi nước lèo nguội có thể cho vào một cái hộp, để trong tủ lạnh dùng từ từ cho cả tuần, tiện lắm)

* Cà rốt gọt vỏ cắt làm đôi,  củ dền đỏ, khoai tây, gọt vỏ cắt làm tư. 

carrots

cu den

khoai tay

* Hành ngò, rửa sạch, cắt nhỏ.

* Bắc nồi lên bếp, cho nước lèo chay vào, khi nước lèo sôi thì  cho củ dền, khoai tây, cà rốt vào, tiếp tục nấu khoảng 10 phút  hoặc cho đến khi các loại củ mềm.

* Nêm muối, bột nêm chay, chút đường phèn, nêm nếm sao cho vừa miệng ăn, trước khi múc ra tô, rắc hành ngò, xay tí xíu tiêu lên trên. Ăn nóng.

* Củ dền ăn ngọt ngọt và bùi bùi rất ngon. Món này cũng mát và bổ máu.

Dinh dưỡng:

Loại củ màu sắc này chứa nhiều chất dinh dưỡng cực tốt giúp tẩy độc, chống oxy hóa, bệnh viêm, bệnh tim, dị tật bẩm sinh và ung thư, đặc biệt là ung thư ruột.

Nutrients in Beets 1.00 cup raw (136.00 grams)

Nutrient

%Daily Value

folate
manganese
fiber
potassium   
vitamin C
tryptophan
magnesium
iron
phosphorus
copper
Calories (58)

37%
22.5%
15.2%
12.6%
11.1%
9.3%
7.8%
6%
5.4%
5%
3%

Folate:

Giúp ngăn ngừa homocysteine (một amino acid làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ) ​​tích tụ trong máu
Giúp sản xuất tế bào, đặc biệt  là tế bào da
Giúp thần kinh hoạt động đúng
Giúp ngăn ngừa gãy xương, loãng xương 
Giúp ngăn ngừa dementias (bệnh về thần kinh) bao gồm cả bệnh Alzheimer (mất trí nhớ)

Các món có hàm lượng folate cao:

Lentils (89.6 %), Spinach (65.7%), Collard Greens (44.2%), Turnip Greens (42.5%), Beets (37.1%)

Chúc các bạn ngon miệng!

Kim

http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=49

http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=nutrient&dbid=63

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Bún riêu chay – Cún Khang

Tô bún thơm, nước dùng ngọt từ củ quả và phần riêu làm bằng đậu phụ, được dùng kèm với các loại rau ăn thanh mát.

bun-rieu-chay

Nguyên liệu:

- Phần nồi nước dùng: 2-3 củ cải trắng, 2 quả táo, 1 quả lê
- 2-3 bìa đậu phụ tươi
- 1/2 hộp đậu phụ non
- 1 thìa canh tương Cự Đà hay tương đậu nành
- 200g thanh cua chay (bạn có thể tìm mua tại siêu thị)
- 300g nấm đông cô
- 300g nấm đùi gà
- 3-4 quả cà chua
- Đậu phụ rán sẵn
- Dấm bỗng hay me chua
- Bún ăn kèm
- Rau kinh giới, tía tô, giá, có thể dùng thêm rau muống chẻ, hay xà lách xoăn thái nhỏ
- Hành barô, rau mùi
- 1 thìa canh bột mỳ.

Cách làm:

Bước 1:

- Táo, quả lê, củ cải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, cắt vừa ăn, cho tất cả vào nồi, thêm nước lọc và hai thìa nhỏ muối, hầm để lấy nước dùng.

bun-rieu-chay1

Bước 2:

- Đậu phụ rửa sạch, để ráo, cho đậu phụ tươi, đậu phụ non vào âu sạch.

bun-rieu-chay-2

Bước 3:

- Dùng tay sạch bóp nhuyễn đậu phụ, thêm tương Cự Đà và một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, dùng thìa trộn đều.

bun-rieu-chay-3

Bước 4:

- Thanh cua chay rửa sạch, cắt nhỏ.

bun-rieu-chay-4

Bước 5:

- Dùng dao băm nhuyễn hay dùng máy xay tơi thanh cua.

bun-rieu-chay-5

Bước 6:

- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

bun-rieu-chay-6

Bước 7:

- Nấm đông cô, nấm đùi gà cắt bỏ chân rửa sạch, để ráo.

bun-rieu-chay-7

Bước 8:

- Rau xà lách xoăn rửa sạch.

- Nấm đùi gà cắt lát vừa ăn.

- Giá đỗ rửa sạch, để ráo.

- Hành barô rửa sạch, lấy phần đầu hành trắng đập dập, phần barô xanh thái nhỏ.

bun-rieu-chay-8

Bước 9:

- Đậu phụ rán để ra bát, bạn có thể dùng đậu phụ rán sẵn hay mua đậu về rán.

bun-rieu-chay-9

Bước 10:

- Rau kinh giới rửa sạch, để ráo.

bun-rieu-chay-10

Bước 11:

- Đun nóng một ít màu dầu điều, phi đầu hành thơm.

bun-rieu-chay-11

Bước 12:

- Cho cà chua vào xào chín, thêm vào một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, xào khoảng 5-7 phút thì đổ cà chua ra bát để riêng.

bun-rieu-chay-12

Bước 13:

- Dùng lại chảo đó, cho hai loại nấm vào xào chín, xào khoảng 5 phút thì tắt bếp, đổ ra bát lớn để riêng.

bun-rieu-chay-13

Bước 14:

- Rưới vào chảo một ít màu dầu điều, cho thanh cua chay vào xào.

bun-rieu-chay-14

Bước 15:

- Cho bát đậu phụ ở bước 3 vào xào cùng với thanh cua, dùng muôi trộn đều.

bun-rieu-chay-15

Bước 16:

- Xào khoảng 5-7 phút cho thấm thì rảy bột mỳ lên bề mặt đậu phụ, dùng muôi đảo đều, bột mỳ có tác dụng kết dính để khi đun sẽ tạo thành mảng riêu nổi lên bề mặt. Nếu bạn muốn dùng phần riêu cứng hơn có thể thêm bột mỳ.

bun-rieu-chay-16

Bước 17:

- Phần nồi nước hầm ở bước 1 sau khi củ quả đã mềm, vớt ra bỏ bã, lọc lại nước dùng cho trong thì cho cà chua, nấm , đậu phụ rán đã xào vào đun cùng, đun khoảng 15 phút.

bun-rieu-chay-17

Bước 18:

- Nêm vào nồi nước dùng một ít giấm bỗng hoặc bột me chua, dùng thìa múc từng muôi hỗn hợp đậu phụ ở bước 16 thả vào nồi nước dùng cà chua, đun lửa nhỏ để mảng riêu đậu phụ nổi lên bề mặt.

bun-rieu-chay-18

Bước 19:

- Khi phần riêu chín sẽ nổi lên bề mặt, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, thêm một ít hành barô thái nhỏ vào.

bun-rieu-chay-19

Bước 20:

- Tắt bếp, khi dùng gắp một ít bún vào bát lớn, chan nước dùng có lẫn cà chua, đậu phụ, nấm các loại và múc một ít riêu đậu phụ, rắc thêm một ít hành barô, rau mùi thái nhỏ. Dùng nóng với các loại rau ăn kèm.

bun-rieu-chay-20

Cún Khang

http://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi-xem/2013/04/ngay-ram-nau-bun-rieu-chay-that-ngon-237364/

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

KINH CHÁNH KIẾN

LỜI BAN BIÊN TẬP: Trong các thuật ngữ Phật Giáo, có lẽ không có thuật ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế" hay còn gọi “Chân lý Tuyệt đối” (Paramatha Sathya) và “Chân lý có tính Quy ước” (Sammuti Sathya). Bồ Tát Long Thọ đã dựa trên Kinh Kaccāyanagotta để thuyết về Trung Đạo.  Trong kinh này Đức Phật giảng cho tu sĩ Kaccāyanagotta về thế nào là chánh kiến. Để quý độc gỉa tiện nghiên cứu tìm hiểu nội dung văn kinh, chúng tôi giới thiệu ba bản dịch Việt. Bản dịch đầu của Tuyên Pháp, bản dịch 2 của hệ Pali do HT. Thích Minh Châu dịch và bản dịch 3 của hệ Sanskrit do TT. Thích Đức Thắng và Thích Tuệ Sỹ dịch.  Ngoài ra có thêm bản dịch Anh.


kinh_sachKINH CHÁNH KIẾN

Đây là những điều mà tôi đã được nghe, thời Đức Phật cư trú tại ngôi nhà khách ở trong rừng, thuộc tụ lạc Na-lợi. Lúc ấy có tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên đến thăm Người. Sau khi đảnh lễ dưới chân Đức Phật, tôn giả ngồi xuống một bên và thưa rằng: O

- Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn thường nói tới danh từ “chánh kiến.” Cúi xin Người giảng giải ý nghĩa của từ này cho chúng con.

Phật bảo tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên rằng:

- Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm. Vì vướng vào tri giác sai lầm đó cho nên mới kẹt vào hoặc “ý niệm có”, hoặc “ý niệm không.” Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Phần lớn người đời đều bị kẹt vào chấp mắc và bảo thủ. Người không bị kẹt vào chấp và thủ thì không còn nắm giữ và vọng tưởng về cái ngã nữa. Người ấy biết cái khổ, chẳng hạn, khi có điều kiện phát sinh thì nó phát sinh, khi hết điều kiện tồn tại thì nó tiêu diệt. Người ấy không còn nghi hoặc gì nữa cả. Cái thấy của người ấy không do ảnh hưởng của kẻ khác mà có, trái lại do chính người ấy tự đạt được. Cái thấy ấy gọi là chánh kiến. Đó là cách trình bày chánh kiến của Như Lai. O

Người có tri kiến chân chính khi quán sát về sự sinh khởi của thế gian không thấy thế gian là không. Người có tri kiến chân chính khi quan sát về sự hoại diệt của thế gian không thấy thế gian là có. Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Chấp có là một biên kiến, chấp không là một biên kiến khác. Như Lai lìa hai biên kiến đó mà thuyết pháp một cách trung đạo. Nghĩa là: “Cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì có cái kia sinh.” Từ vô minh mà có hành, từ hành mà có thức, từ thức mà có danh sắc, từ danh sắc mà có lục nhập, từ lục nhập mà có xúc, từ xúc mà có thọ, từ thọ mà có ái, từ ái mà có thủ, từ thủ mà có hữu, từ hữu mà có sinh, từ sinh mà có lão tử, và khổ đau chồng chất thành khối. O

Nếu vô minh không còn thì hành không còn, hành không còn thì thức không còn, thức không còn thì danh sắc không còn, danh sắc không còn thì lục nhập không còn, lục nhập không còn thì xúc không còn, xúc không còn thì thọ không còn, thọ, không còn thì ái không còn, ái không còn thì thủ không còn, thủ không còn thì hữu không còn, hữu không còn thì sinh không còn, sinh không còn thì lão tử không còn và nguyên khối khổ đau chồng chất kia bị tiêu diệt. O

Phật nói kinh này xong, tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên thấy tâm bừng sáng giải thoát, cắt đứt được các hệ lụy và chứng quả A-la-hán. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO

(Tuyên Pháp)

__________________________

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-519_5-50_6-2_17-72_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
XV. Kaccàyanagotta:
(Ca-chiên-diên Thị)

(Tạp 12.19 Ðại 2,85c) (S.ii,16)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ)...

2) Rồi Tôn giả Kaccàyanagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kaccàyanagotta bạch Thế Tôn:

-- "Chánh kiến, chánh kiến", bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?

4) -- Này Kaccàyana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có.

5) Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.

6) Này Kaccàyana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy. Và ai với tâm không trú trước, chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: "Ðây là tự ngã của tôi". Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccàyana là chánh tri kiến.

7) "Tất cả là có", này Kaccàyana, là một cực đoan. "Tất cả là không có" là cực đoan thứ hai.

Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccàyana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.

8) Vô minh duyên hành. Hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

___________________________

KINH TẠP A HÀM Quyển 12
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-12121_5-50_6-3_17-186_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
KINH 301. CA-CHIÊN-DIÊN
[Pāli, S. 12. 15. Kaccāyanagotta]

Tôi nghe như vầy: 

Một thời, Phật ở tại nhà khách trong rừng sâu, xóm Na-lê[67]. Bấy giờ Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên[68] đi đến chỗ Phật, đảnh lễ, ngồi qua một bên, bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, như Ngài nói ‘Chánh kiến.’ Vậy thế nào là chánh kiến? Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn thi thiết chánh kiến?”

Phật bảo Tán-đà Ca-chiên-diên:

“Thế gian có hai sở y, hoặc có hoặc không[69], bị xúc chạm bởi thủ. Do bị xúc chạm bởi thủ nên hoặc y có hoặc y không. Nếu không có chấp thủ này vốn là kết sử hệ lụy của tâm và cảnh[70]; nếu không thủ, không trụ, không còn chấp ngã, thì khi khổ sanh là sanh, khổ diệt là diệt, đối với việc này không nghi, không hoặc, không do người khác mà tự biết; đó gọi là chánh kiến. Đó gọi là chánh kiến do Như Lai thi thiết. Vì sao? Thế gian tập khởi, bằng chánh trí mà quán sát như thật, thì thế gian này không phải là không[71]. Thế gian diệt, bằng chánh trí mà thấy như thật, thế gian này không phải là có. Đó gọi là lìa hai bên, nói pháp theo Trung đạo. Nghĩa là, ‘Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi; tức là, duyên vô minh nên có hành,… cho đến, thuần một khối khổ lớn. Do vô minh diệt nên hành diệt,… cho đến, thuần một khối khổ lớn diệt.’”

Phật nói kinh này xong, Tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên nghe những gì Phật đã dạy, chẳng khởi các lậu, tâm được giải thoát, thành A-la-hán.

BẢN ANH NGỮ:

SN 12.15 PTS: S ii 16 CDB i 544
Kaccayanagotta Sutta: To Kaccayana Gotta (on Right View)
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.015.than.html

Dwelling at Savatthi... Then Ven. Kaccayana Gotta approached the Blessed One and, on arrival, having bowed down, sat to one side. As he was sitting there he said to the Blessed One: "Lord, 'Right view, right view,' it is said. To what extent is there right view?"

"By & large, Kaccayana, this world is supported by (takes as its object) a polarity, that of existence & non-existence. But when one sees the origination of the world as it actually is with right discernment, 'non-existence' with reference to the world does not occur to one. When one sees the cessation of the world as it actually is with right discernment, 'existence' with reference to the world does not occur to one.

"By & large, Kaccayana, this world is in bondage to attachments, clingings (sustenances), & biases. But one such as this does not get involved with or cling to these attachments, clingings, fixations of awareness, biases, or obsessions; nor is he resolved on 'my self.' He has no uncertainty or doubt that just stress, when arising, is arising; stress, when passing away, is passing away. In this, his knowledge is independent of others. It's to this extent, Kaccayana, that there is right view.

"'Everything exists': That is one extreme. 'Everything doesn't exist': That is a second extreme. Avoiding these two extremes, the Tathagata teaches the Dhamma via the middle: From ignorance as a requisite condition come fabrications. From fabrications as a requisite condition comes consciousness. From consciousness as a requisite condition comes name-&-form. From name-&-form as a requisite condition come the six sense media. From the six sense media as a requisite condition comes contact. From contact as a requisite condition comes feeling. From feeling as a requisite condition comes craving. From craving as a requisite condition comes clinging/sustenance. From clinging/sustenance as a requisite condition comes becoming. From becoming as a requisite condition comes birth. From birth as a requisite condition, then aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair come into play. Such is the origination of this entire mass of stress & suffering.

"Now from the remainderless fading & cessation of that very ignorance comes the cessation of fabrications. From the cessation of fabrications comes the cessation of consciousness. From the cessation of consciousness comes the cessation of name-&-form. From the cessation of name-&-form comes the cessation of the six sense media. From the cessation of the six sense media comes the cessation of contact. From the cessation of contact comes the cessation of feeling. From the cessation of feeling comes the cessation of craving. From the cessation of craving comes the cessation of clinging/sustenance. From the cessation of clinging/sustenance comes the cessation of becoming. From the cessation of becoming comes the cessation of birth. From the cessation of birth, then aging & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair all cease. Such is the cessation of this entire mass of stress & suffering."

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-18039/kinh-chanh-kien.html

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Củ sen: Dinh dưỡng và những món chay ngon – Tổng hợp

Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, tráng dương, an thần. Ngoài ra, củ sen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Trong củ sen có chứa 70% tinh bột và một số chất như: asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin, glucoze, vitamin A, B, C, PP và một số ít tanin.

Thường dùng trong các trường hợp xuất huyết (nôn ra máu, đại và tiểu trộn ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết…), ăn uống kém, mất ngủ, bạch đới, tiêu chảy. Ngày dùng 30 - 50g củ sen tươi hoặc 10 - 15g củ sen khô, sắc uống.

loi-ich-dinh-duong-tu-cu-sen

Sau đây là một số món ăn có ích cho người bị suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, nhất là những người bị bệnh phổi:

Nước củ sen

Củ sen tươi rửa sạch, thái nhuyễn vắt lấy nước, mỗi lần 1 ly, uống sáng và chiều 1 ly, dùng chữa lao phổi ho ra máu.

Cao lê - củ sen

Lê tươi 1 quả, rửa sạch gọt vỏ bỏ hột. Củ sen tươi 50g, rửa sạch gọt vỏ. Hai thứ thái nhuyễn, thêm đường trắng 15g, ninh thành dạng cao. Dùng uống với nước ấm, ngày 2 lần.

Nước vắt lê - củ sen - tỏi

Nước vắt quả lê 50ml, nước vắt củ sen 30ml, nước vắt tỏi 5ml, tất cả cùng trộn đều trong ly, một lần uống sạch, ngày 1 lần.

Nước củ sen - bạch quả

Nước củ sen tươi 120g, nước bạch quả 120g, nước lê 120g, nước mía 120g, nước hoài sơn 120g, hồng sấy khô 120g, hạch đào nhân tươi 120g, giã nhuyễn để sẵn. Mật ong 120g. Hòa loãng mật ong và cho bột hạch đào nhân và hồng khô vào chung nước hoài sơn khuấy đều, đun nóng cho tan thì tắt lửa. Tiếp tục đun chung tất cả các loại nước còn lại và khuấy đều, cất vào bình sứ dùng dần. Mỗi lần uống 1 - 2 thìa canh, uống bất cứ lúc nào và chiêu với nước đun sôi để nguội.

Canh củ sen - hồng táo

cusentaodo

Củ sen 500g, hồng táo (táo đỏ) 200g.

Hai thứ hầm chín nhừ, thêm đường phèn vừa đủ, dùng ăn nóng vào buổi chiều tối.

Tác dụng bổ huyết, bổ phế, ích tỳ vị. Món ăn này còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh, khí lực dồi dào, da dẻ hồng hào, tươi nhuận.

Củ sen hầm đậu đen

cusenhamdauden

Củ sen 1kg, đậu đen 50g, gạo nếp 50g, muối ăn một ít.

Đậu đen ngâm cho nở lớn. Gạo nếp vo sạch, để ráo.

Lựa mua củ sen dài và mập (đường kính 4 - 6cm), mặt ngoài màu vàng nhạt. Gọt sạch vỏ, rửa sạch, để ráo. Sau đó cắt khoảng 2cm phía trên đầu mỗi củ sen, dồn đậu đen và nếp vào trong những lỗ sen, lấy đũa dồn cho nếp và đậu vào đầy các lỗ, gắn lại phần đầu của sen đã cắt, dùng tăm tre ghim lại cho chặt.

Xếp củ sen vào nồi đất, đổ nước vào ngập củ sen độ 1 lóng tay, thêm khoảng 1/2 muỗng cà phê muối ăn, đem hầm khoảng 3 giờ. Lúc đầu để lửa lớn cho thật sôi, sau đó giảm lửa, đậy kín nắp, hầm đến khi thử thấy củ sen chín mềm là được.

Khi dùng, cắt củ sen thành từng khoanh dày 2cm, chấm với muối mè hoặc đậu phụng giã nhỏ với muối + đường.

Món này nên dùng hết trong ngày, không nên để qua ngày sau, củ sen dễ bị đổ nhớt chua. Có thể giữ lâu trong tủ lạnh, nhưng ăn sẽ không ngon bằng ngày đầu.

Đây là món ăn dễ làm, ngon miệng, lại có tác dụng bổ phế, bổ huyết, dưỡng da, điều hòa kinh nguyệt, rất tốt cho người bị ho suyễn lâu ngày, suy nhược cơ thể, thiếu máu, gầy yếu, da mặt không tươi nhuận, tim đập mạnh, hồi hộp, mất ngủ.

Ngoài ra còn có nhiều món ăn bổ dưỡng khác:

Gỏi củ sen

Củ sen 500g, cà rốt bào 100g, đạm chay 300g (mì căn, đậu hũ, chả chay, nấm..) , hành tây 1 củ, đậu phộng 100g, hành phi, rau răm, ớt, chanh, nước mắm, muối, đường, giấm ăn, dùng với bánh phồng tôm chay.

Đây là một món ăn bổ dưỡng, có ích cho các tạng Tâm, Phế và Thận, tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, dưỡng da rất tốt.

Rất tốt cho người cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, xơ vữa động mạch, thấp khớp, đau nhức gân cơ.

Dưa củ sen

Dùng củ sen đã rửa sạch, đem ngâm trong nước vo gạo pha muối, để ủ chua khoảng 3 ngày, làm dưa ăn.

Rất tốt cho hệ tiêu hóa, giải độc, giải nhiệt, làm tươi nhuận sắc mặt.

Nước khoai tây củ sen

Nguyên liệu: Khoai tây 1 củ, củ sen 100gr, mật ong lượng thích hợp, nước đá 1/8 ly, nước sạch 50ml.

Cách làm: Lấy khoai tây rửa sạch, gọt bỏ vỏ, rồi nấu chín với củ sen, xắt thành khối nhỏ.

Cho các nguyên liệu vào máy xay. Xay xong đổ vào ly nước đá, pha thêm mật ong cho vừa miệng.

Công hiệu: Món này có tác dụng hóa ứ, hành huyết, làm tươi nhan sắc

Chè củ sen đường phèn

Củ sen 500g, đường phèn 400g, 1 ống vani. Củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh khoảng 0,5 – 1cm, sau đó cắt làm tư, ngâm khoảng 5 phút trong nước có pha ít nước cốt chanh. Rửa lại bằng nước sạch, cho vào nồi luộc sơ.

Nấu 400ml nước sôi khác, cho củ sen vào nấu lại khoảng 3 phút nữa, cho tiếp đường phèn vào nấu thêm khoảng 10 phút cho tan đường. Bắc nồi xuống, cho vani vào, nhấc xuống.

Chè củ sen có thể dùng nóng hoặc lạnh.

Tác dụng: bổ tỳ, bổ phế, an thần.

Canh củ sen

http://www.amthucchay.org/2013/04/canh-cu-sen-kim.html

Củ sen xào chay

http://www.amthucchay.org/2013/04/cu-sen-xao-chay-kim.html

Đạm chay xào củ sen

http://www.amthucchay.org/2013/04/am-chay-xao-cu-sen-kim.html

Chip củ sen

http://www.amthucchay.org/2013/03/chip-cu-sen-daikenhocon.html

Những món thực dưỡng:

Củ xen nấu tương tamari

Củ sen xắt lát nấu với nước chừng 20 phút rồi cho chút muối và chút xốt tương tamari và nấu tiếp 10 phút. Nó giúp làm tan chất nhầy, đờm tích chứa trong cơ thể, đặc biệt là hệ thống hô hấp.

Khi bị ho cảm, ta kết hợp uống trà củ sen và ăn củ sen thì rất chóng khỏi bệnh.

Củ sen luộc

Cusenluoc

Củ sen luộc tử 2 - 3 giờ trên bếp lửa nhỏ liu riu... cắt khéo 2 đầu để khỏi phải bỏ đi cái khúc thắt tức là phần mà nó sẽ trổ ra cái mắt của nó...

Chỗ khúc thắt là dương nhất và khó ăn nhất như là đầu mặt của khúc mía... nhưng từ chỗ thắt nhất thì nó lại nảy ra cái chồi non... vì sao?

Vì cực dương sinh âm...

Không bao giờ từ chỗ phình nhất của một cái hạt lại có thể nảy mầm từ đó được, muốn nảy mầm phải có chỗ lõm vào... chỗ lõm vào là gì nếu không phải là dương?

Sau khi luộc như vậy, củ sen trở nên mềm ... rất mềm... sau đó bạn có thể cắt ăn trực tiếp hoặc nấu xúp hay kho, xào... hoặc cho vào bát phở Ohsawa... thật là tuyệt vời...

Củ sen nghiền – Mai Trâm

Cu_sen_nghien

Củ sen mua về, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn; máy xay sinh tố tên Juicelady của Mỹ (nhà tôi mua gần 2 triệu) hay máy xay củ quả nhãn hiệu Philip là những thứ máy xay sinh tố tốt nhất.

Sau khi xay, nước và cái trộn lẫn, nạo tí gừng cho lẫn vào và cho chút muối hầm, rồi sau đó cho nước lã hoà với bột sắn dây nấu thành một thứ bột nhão, sau cùng cho chút miso hay tamari, nếu muốn có độ béo cho thêm chút dầu vừng ép thủ công ngay từ khi phối trộn các nguyên liệu để đem nấu .. ngon... tuyệt trần.

Thành phần dinh dưỡng

- Củ hoặc rễ Sen (Ngẫu Tiết), có tác dụng làm mát và cầm máu, bổ máu. Lấy thật nhiều củ Sen, mài, lọc lấy nước dùng làm thuốc uống sống. Nước củ Sen không những có thể thay thế số nước thiếu trong cơ thể mà còn có tác dụng cầm máu. Nên uống lạnh vì dạ dày lúc xuất huyết thì hỏa vượng, nóng như đốt, vì vậy, không nên uống nóng. Hơn nữa, mạch máu khi gặp chất lạnh thì co rút lại, trái lại khi gặp nóng qúa thì dãn ra, xung huyết lên.

Khi mài rễ củ Sen, khônng nên bỏ các chỗ có mắt, vì chính các mắt Sen là thuốc cầm máu tốt. Có thể đun sôi làm nước uống thay nước trà hàng ngày. Nước củ Sen có vị chát, sít, làm mạch máu co rút. Nước củ Sen mài để lâu có mầu đỏ hoặc nấu lên cũng thấy mầu đỏ, nước mầu đỏ đó có tác dụng bổ huyết, vì thế, không phải chỉ uống khi có xuất huyết mà có thể uống lâu dài để bổ huyết.

Sen gốc, nguyên = Lotus root, raw = 100g
Nước_____________________g 79.10
Energy, năng lượng_______kcal 74
Protein____________________g 2.60
Total lipid (fat )______________g 0.10
Carbohydrate,by difference____g 17.23
Fiber, Chất xơ______________g 4.9
Calcium, Ca______________mg 45
Iron, Fe__________________mg 1.16
Magnesium,Mg____________mg 23
Phosphorus, P____________mg 100
Potassium, K_____________mg 556
Sodium, Na_______________mg 40
Zinc , Zn_________________mg 0.39
Copper ,Cu_______________mg 0.257
Manganese,Mn____________mg 0.261
Selenium________________mcg 0.6
Vitamin C________________mg 44.0
Thiamin ,B-1______________mg 0.160
Riboflavin, B-2_____________mg 0.220
Niacin ,PP;B-3____________mg 0.400
Pantothenic acid,B-5_______mg 0.377
Vitamin B-6_______________mg 0.258
Folate, total B-9__________mcg 13
Folate, food B-9__________mcg 13
Folate, DFE B-9__________mcg 13
protein 26, protein 58
phospho 1 , canxi 1

Sen gốc, nấu chín, đun sôi, để ráo nước, mà không có muối =
Lotus root, cooked, boiled, drained, without salt = 100g
Nước_____________________g 81.42
Energy, năng lượng_______kcal 66
Protein____________________g 1.58
Total lipid (fat )______________g 0.07
Carbohydrate,by difference____g 16.02
Fiber, Chất xơ______________g 3.1
Sugars, total ( đường ,tổng )__g 0.50
Calcium, Ca______________mg 26
Iron, Fe__________________mg 0.90
Magnesium,Mg____________mg 22
Phosphorus, P____________mg 78
Potassium, K_____________mg 363
Sodium, Na_______________mg 45
Zinc , Zn_________________mg 0.33
Copper ,Cu_______________mg 0.217
Manganese,Mn____________mg 0.220
Selenium________________mcg 0.6
Vitamin C________________mg 27.4
Thiamin ,B-1______________mg 0.127
Riboflavin, B-2_____________mg 0.010
Niacin ,PP;B-3____________mg 0.300
Pantothenic acid,B-5_______mg 0.302
Vitamin B-6_______________mg 0.218
Folate, total B-9__________mcg 8
Folate, food B-9__________mcg 8
Folate, DFE B-9__________mcg 8
Choline, total______________mg 25.4
Vitamin E (alpha-tocopherol )_mg 0.01
Vitamin K (phylloquinone)___mcg 0.1
protein 21, protein 61
phospho 1 , canxi 1

Nguồn:

http://news.bacsi.com/dinh-duong/thuc-pham-dinh-duong/loi-ich-dinh-duong-tu-cu-sen/

http://laodong.com.vn/Am-thuc/Cong-dung-lam-dep-va-mon-an-tu-cu-sen/102721.bld

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=85

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Canh củ sen - Kim

Canh cu sen
Hôm vừa rồi đi chợ thấy củ sen ngon, mừng quá mua cả bịch luôn (vì chỗ Kim ở không có tiệm VN phải lái xe đi khoảng 2 tiếng mới có), ăn cả tuần rồi, hôm nay nấu món canh củ sen này là hết luôn đó, không biết bao giờ mới được ăn nữa.

*Củ sen cắt lát mỏng vừa ăn, ngâm vào nước lạnh có vắt miếng chanh để củ sen không bị thâm đen. Sau đó rửa lại nước lạnh cho sạch.
cu sen
*Cà rốt cắt khoanh hoặc tỉa hoa.
carrots
*Củ cải trắng cắt quân cờ.
cu_cai_trang
*Bắc nồi lên bếp, cho nước lèo chay đã nấu sẵn vào, nếu không có nấu nước lèo, thì mua nước lèo chay trong lon, mua loại nào cũng được (nấu chay nên không có nấu xương vì vậy mình phải cho nước lèo chay vô cho ngọt nước). Khi nước sôi thì cho củ cải và cà rốt vào nồi nước soup, nấu khoảng vài phút cho củ mềm, khi thấy củ cải và cà rốt vừa chín thì cho củ sen vào, nêm muối, bột nêm chay (mua loại Cốt súp chay của công ty Quốc Việt Foods rất ngon), 1 cục đường phèn, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.
new-choice-vegetable-broth

*Múc ra tô, cho hành ngò và tiêu lên mặt. Món canh này ăn rất mát, nếu thích có thể cho táo đỏ hoặc hạt sen vào nấu chung cũng bổ lắm.

Chúc các bạn thành công món canh củ sen này nhé.
Kim

Họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?

Kaizer Haq
Hoang Phong chuyển ngữ

phahuyphat_01-contentĐêm 29 rạng ngày 30 tháng 9 năm 2012 một ngôi chùa Phật giáo tại thị trấn Ramu của tỉnh Cox's Bazar thuộc miền nam xứ Bangladesh đã bị thiêu rụi, thế nhưng nơi chính điện thì pho tượng Phật vẫn còn nguyên vẹn.

Cuốn phim Hollywood Sự vô tội của những người Hồi Giáo (Innocence of Muslims) mang hậu ý không tốt đã gây ra một bối cảnh nóng bỏng trên thế giới vào những tháng cuối năm 2012. Một vài dòng bình luận không được đẹp về kinh Koran đã được đưa lên mạng Facebook chen vào một trang riêng của một người Phật Giáo trẻ. Tuy rằng người này đã cực lực cải chính thế nhưng điều này cũng đã gây ra những cuộc bạo động vô cùng tai hại. Hai mươi lăm ngàn người Hồi Giáo trong một vùng miền nam Bangladesh gần biên giới Thái Lan đã phẫn nộ và xông vào cướp phá các ngôi làng Phật Giáo. Họ thiêu rụi 11 ngôi chùa, trong số này có hai ngôi chùa xưa hơn 300 năm. Đứng trước sự kiện này thì có lẽ những người Phật Giáo cũng khó tránh được một chút đau buồn nào đó. Thiết nghĩ đây cũng là một việc đáng để cho chúng ta suy tư như lời Đức Phật đã dạy: "Này các tỳ-kheo, nếu có những người không đồng chính kiến với chúng ta, xem thường Ta, hoặc xem thường giáo lý của Ta hay tu viện của Ta, thì cũng không nên lấy đó mà làm điều giận dữ" (Kinh Brahmājālasūtta).

Nhìn lại lịch sử thì chúng ta cũng thấy rằng vào thế kỷ XII đại học Na-lan-đà đã bị san bằng, kinh sách bị đốt sạch, tăng sĩ bị giết hại, và chỉ trong vòng một thế kỷ sau thì Phật Giáo cũng đã hoàn toàn biến mất trên đất Ấn. Thế nhưng ngày nay tín ngưỡng này vẫn trường tồn và còn được truyền bá ra khắp thế giới. Biến cố ở miền nam Bangladesh hay gần đây hơn là một vài xung đột xảy ra ở Miến Điện đều là những sự kiện tương đối nhỏ và không đáng kể. Dù sao thì những chuyện đáng tiếc xảy ra trong vùng Cox's Bazar ở miền nam Bangladesh cũng đã khiến cho hơn 300 người bị cảnh sát bắt giữ. Chẳng phải là đau thương cho tất cả mọi người hay sao? Kaiser Hag, nhà văn, nhà báo, thi sĩ, học giả và giáo sư đại học người Bangladesh đã biến tất cả những đau thương đó thành một bài thơ thật xúc động: Họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?. Bài thơ này đã được đưa lên báo Daily Star, một tờ nhật báo lớn nhất và uy tín nhất của Bangladesh vào ngày 6 tháng 10 năm 2012. Bài thơ đã được Viện Nghiên Cứu Phật Học của Pháp cũng như một số báo chí quốc tế giới thiệu. Bản gốc tiếng Anh của tác giả Kaiser Haq và bản tiếng Pháp do vị giám đốc cơ quan văn hóa Pháp ở Dhaka (Bangladesh) là Olivier Litvine dịch sẽ được trình bày song song với bản chuyển ngữ tiếng Việt dưới đây để người đọc có thể so sánh, phân tích và tìm hiểu tuyệt tác này sâu xa hơn.

HỌ CÓ THỂ GIẾT ĐƯỢC BAO NHIÊU VỊ PHẬT?
How many Buddhas can they destroy?
Combien de Bouddhas  peuvent-ils détruire?

When you cling to things you have
Quand vous vous cramponnez à ce que vous possédez,
Mỗi khi khư khư ôm lấy những gì mình có,           
Or crave a little you don’t have
Ou vous désirez le peu que vous ne possédez pas,
Hay thèm muốn một chút gì chưa có,
And a voice whispers
Et qu’une voix murmure :
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Let go,
Laisse couler,
Hãy buông bỏ đi,
For everything is impermanent
Car rien ne dure.
Vì tất cả chỉ là vô thường!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When your mind is a medley
Quand sous votre crâne se mélangent
Mỗi khi bùng lên trong trí
Of wayward thoughts
Des pensées incontrôlables,
Những ý tưởng thác loạn,
And a voice whispers
Et qu’une voix murmure :
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Get a grip on yourself
Ressaisis-toi,
Này hãy quay trở về với chính mình!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When your vocal cords are taut and ready
Quand vos cordes vocales se tendent et s’apprêtent
Mỗi khi dây thanh âm căng lên trong cổ bạn để sẵn sàng
To hurl a volley of abuse
A lancer une bordée d’injures,
Tuôn ra một tràng những lời mắng nhiếc
Your fists are itching to fly
Que vos poings ne demandent qu’à s’abattre.
Và đôi tay nắm lại như muốn tung ra những cú đấm 
And a voice whispers
Et qu’une voix murmure:
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Take it easy
Calme-toi,
Này hãy bình tĩnh lại!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When your hand reaches
Quand vos doigts vont chercher
Mỗi khi quơ tay và chạm phải
Under the table
Sous la table
Bên dưới mặt bàn
For a wad of banknotes
Une liasse de billets
Một bó giấy bạc,
And you hear a cautionary voice
Et qu’une voix vous avertit,
Thì bạn có nghe chăng một lời cảnh giác?
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.
When you are panting around the maze
Quand vos parcourez en haletant les labyrinthes
Mỗi khi thấy mình hụt hơi chạy trên con mê lộ
Of the rat race
D’une vie de fou
Của cuộc sống điên rồ này,
And you hear an amused voice tell you
Et qu’une voix amusée vous dit:
Thì bạn có nghe chăng một giọng cười nhắn nhủ:
What a waste of energy it is
Perte d’énergie que tout cela,
Làm gì mà phải phí sức như thế!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When you have given up all hope for the world
Quand le monde vous désespère
Khi bạn đã mất hết niềm tin vào thế giới này
And place a fantasy finger
Et que vous posez un doigt imaginaire
Và cảm thấy dường như muốn nhấn tay
On a nuclear button to blow it up
Sur le bouton nucléaire pour tout détruire
Lên chiếc nút bấm hạt nhân để hủy diệt tất cả,
And a gentle voice
Et qu’une voix douce
Thì bạn có nghe chăng một lời khuyên thật dịu dàng
Counsels love for all there is
Vous conseille l’amour comme seul remède,
Rằng chỉ có tình thương mới là phương thuốc chữa lành!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

Who can tell
How many Buddhas there must be
Qui sait combien il existe de Bouddhas
Đố ai biết được có bao nhiêu vị Phật
In our overpopulated world
Dans notre monde surpeuplé
Trong thế giới đông đúc này?
For us to hear the voice so often every day?
Pour que retentisse chaque jour si souvent cette voix?
Để chúng ta có thể thường xuyên nghe những tiếng nói ấy thốt lên mỗi ngày?
Social scientists might find it an interesting exercise
Les spécialistes de sciences humaines qui pourraient trouver là
Các nhà xã hội học có thể xem đây là một dịp
To conduct a worldwide survey
Matière à enquête universelle
Để làm một cuộc khảo cứu khắp toàn cầu.
They needn’t bother
N’ont pas à s’en donner la peine.
Thực sự thì họ cũng chẳng cần phải nhọc công như thế,

I can give you the answer straightaway
Je peux vous donner la réponse illico:
Vì tôi có thể trả lời ngay tức khắc
It’s over six billion
Il y en a plus de six milliards.
Là có hơn sáu tỉ vị Phật!
There are over six billion of us
Nous sommes plus de six milliards
Hơn sáu tỉ người chúng ta,
Each with a living Buddha
Qui avons un Bouddha vivant
Mỗi người đều có một vị Phật
In a tiny yet immeasurable space
Within the heart
Logé dans l’infini petit creux de notre cœur.
Hiện hữu tại một nơi thật nhỏ bé nhưng vô cùng rộng lớn
Trong con tim mình!

Now tell me
Dites-moi alors
Vậy thì hãy nói cho tôi biết
What can they do to so many
Ce qu’ils peuvent faire contre pareille multitude
Rằng họ sẽ làm gì được trước con số đông đảo ấy?
Those merchants of calculated hatred
Ces marchands de la haine calculée
Những kẻ buôn hận thù đầy tính toán!
Those engineers of irrationality
Ces techniciens de l’irrationalité
Những kẻ khuấy động đầy phi lý!
Tell me
Dites-moi
Hãy nói cho tôi biết
How many Buddhas can they destroy?
Combien de Bouddhas peuvent-ils détruire ?
Rằng họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?

Bản gốc tiếng Anh của Kaiser Haq (đưa lên báo ở Bangladesh vào ngày 6 tháng 10, năm 2012)
Bản dịch tiếng Pháp của Olivier LITVINE, giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Pháp "Alliance française" tại Dhaka, thủ đô Bangladesh.
Cũng xin nhắc thêm là dân số trên địa cầu đã tăng lên bảy tỉ người kể từ cuối năm 2011. Bangladesh có diện tích đất đai là 143 998 km², dân số 160 triệu người,  85% theo Hồi Giáo, 12% theo Ấn Giáo, 3% theo Phật Giáo, và 1% theo Thiên Chúa Giáo.

Vài lời ghi chú thêm của người dịch

Nếu phân tích cẩn thận thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy cấu trúc của bài thơ được dựa vào khái niệm Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo), tức là con đường giúp người tu tập đạt được giác ngộ và sự giải thoát cuối cùng. Tám điều đúng đắn gồm có:

1- hiểu biết đúng (chánh kiến / samyag drsti)
2- suy nghĩ đúng (chánh tư duy / samyak samkalpa)
3- ăn nói đúng (chánh ngữ / samyag vac)
4- hành động đúng (chánh nghiệp / samyak karmanta)
5- sinh sống đúng (chánh mệnh / samyag ajiva)
6- cố gắng đúng (chánh tinh tiến / samyag vyayama)
7- chú tâm đúng (chánh niệm / samyak smrti / có nghĩa là ý thức đúng được bản chất của chính mình và mọi sự vật)
8- tập trung tâm thức đúng (chánh định / samyak samadhi / có nghĩa là thiền định đúng)

Vậy chúng ta hãy thử phân tích bài thơ theo cấu trúc trên đây xem sao:

1- Hiểu biết đúng

Mỗi khi khư khư ôm lấy những gì mình có,            
Hoặc thèm muốn dù chỉ là một chút gì chưa có,
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Hãy buông bỏ đi,
Vì tất cả chỉ là vô thường!

Đấy là lời Phật dạy.

2- Suy nghĩ đúng

Mỗi khi bùng lên trong trí
Những ý tưởng thác loạn,
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Này hãy quay trở về với chính mình!
Đấy là lời Phật dạy.

3- Ăn nói đúng và 4- Hành động đúng

Mỗi khi dây thanh âm căng lên trong cổ bạn để sẵn sàng
Tuôn ra một tràng những lời mắng nhiếc,
Và đôi tay nắm lại như muốn tung ra những cú đấm,  

Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Này hãy bình tĩnh lại!
Đấy là lời Phật dạy.

5- Sinh sống đúng

Mỗi khi quơ tay và chạm phải
Bên dưới mặt bàn
Một bó giấy bạc,

Thì bạn có nghe chăng một lời cảnh giác?
Đấy là lời Phật dạy.

6- Cố gắng đúng

Mỗi khi thấy mình hụt hơi chạy trên con mê lộ
Của cuộc sống điên rồ này
Thì bạn có nghe chăng một giọng cười nhắn nhủ:
Làm gì phải phí sức như thế!
Đấy là lời Phật dạy.

7- Chú tâm đúng

Khi bạn đã mất hết niềm tin vào thế giới này,
Và cảm thấy dường như muốn nhấn tay
Lên chiếc nút bấm hạt nhân để hủy diệt tất cả,
Thì bạn có nghe chăng một lời khuyên thật dịu dàng:
Rằng chỉ có tình thương mới là phương thuốc chữa lành!
Đấy là lời Phật dạy.
Đố ai biết được có bao nhiêu vị Phật
Trong thế giới đông đúc này?
Để chúng ta có thể thường xuyên nghe những tiếng nói ấy thốt lên mỗi ngày?

8- Tập trung tâm thức đúng

Các nhà xã hội học có thể xem đây là một dịp
Để làm một cuộc khảo cứu khắp toàn cầu.
Thực sự họ cũng chẳng cần phải nhọc công như thế!
Vì  tôi có thể trả lời ngay tức khắc:
Là có hơn sáu tỉ vị Phật.
Hơn sáu tỉ người chúng ta,
Mỗi người đều có một vị Phật,
Hiện hữu tại một nơi thật nhỏ bé nhưng vô cùng bao la
Trong con tim mình!

Vậy thì hãy nói cho tôi biết
Rằng họ sẽ làm gì được trước con số đông đảo ấy?
Những kẻ buôn hận thù đầy tính toán!
Những kẻ khuấy động đầy phi lý!
Hãy nói cho tôi biết
Rằng họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?

Bures-Sur-Yvette, 23.04.13
Hoang Phong chuyển ngữ

Người đọc có thể tìm hiểu thêm về bài thơ và biến cố trên đây qua một vài trang web như:
http://www.2oceansvibe.com/2012/10/01/muslim-rioters-torch-buddhist-temples-in-bangladesh-gallery/
http://www.2oceansvibe.com/2012/10/01/muslim-rioters-torch-buddhist-temples-in-bangladesh-gallery/
http://www.bouddhisme-universite.org/node/1410
http://laregledujeu.org/2013/01/11/11764/combien-de-bouddhas-peuvent-ils-detruire/

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-85_4-18191_5-50_6-2_17-160_14-1_15-1/ho-co-the-giet-duoc-bao-nhieu-vi-phat.html#detail

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Củ sen xào chay - Kim

Cu sen xao chay

* Củ sen gọt vỏ, xắt miếng mỏng ngâm với nước pha chanh khoảng 15 phút cho trắng và hết mùi bùn, vớt ra để ráo.

cu sen
* Cà rốt,cắt miếng vừa ăn, cắt sao  cũng được (nếu siêng thì tỉa hoa cho đẹp).
* Nấm hương tươi, nấm đông cô thái lát.
* Boa rô băm nhuyễn.
* Đậu hoà lan mua trong ngăn đá,mua về để cho tan bớt đá.
* Cho dầu vào chảo đun nóng, phi boa rô cho  thơm. Cho củ sen vào xào khoảng 5 phút, xong bỏ cà rốt vào đảo đều, cho thêm chút nước, đậy nắp lại cho củ mau chín, khi thấy củ đã chín tới thì cho nấm vào đảo đều.
* Cho vào chảo rau củ xào, dầu hào, bột nêm chay, đường, tiêu, dầu mè, nêm nếm cho vừa ăn, thêm đậu hoà lan vào đảo đều khoảng 1 phút, tắt lửa.
* Múc ra đĩa rắc tiêu lên cho thơm. Món này ăn nóng với cơm trắng rất ngon.
* Món này không nên xào quá chín, củ sen phải còn độ giòn sần sật mới ngon.

Chúc các bạn ăn chay ngon miệng.

Kim

8 thói quen của người hạnh phúc (8 Habits of Happy People)

Bạn có bao giờ tự hỏi điều gì khiến một số người luôn vui vẻ và hạnh phúc? Một điều chắc chắn là những người này có những thói quen giúp tinh thần họ luôn phấn chấn, và đôi khi, chính họ cũng không nhận ra điều đó. Hãy cùng khám phá bí mật của những người hạnh phúc và giúp bản thân mình trở thành một trong số đó.

Do you ever wonder about the habits of happy people? We all know people that seem so full of joy. These people may make you wonder... what exactly are they doing that makes them so freaking happy all the time? I bet you anything, these types of people have a few habits that help keep their spirits lifted, even if they don’t realize it. If you want to be one of those people that exudes happiness, check out these 8 habits of happy people.

1. Biết ơn

Một trong những thói quen của người hạnh phúc là họ luôn cảm kích và biết ơn về những gì mình có. Bạn nên trân trọng những thứ mình đang có thay vì cảm thấy buồn bã và tiếc nuối về những thứ mình còn thiếu. Nếu bạn có thể đọc được bài báo này, và bạn có một chiếc máy tính, hoặc một cái laptop, hay một chiếc smartphone thì điều đó có nghĩa là bạn đã may mắn hơn rất nhiều người.

1. Give Thanks

One of the habits of happy people is to be thankful for what you have. It’s important to appreciate what you have instead of feeling sorry for what you lack. If you are able to read this article then you either have a computer, laptop, or smartphone, which means you are far more fortunate than some.

thank-you-languages

2. Không so sánh

Những người hạnh phúc không dành thời gian để so sánh bản thân với người khác. Cuộc sống không phải ở việc bạn sướng hơn hay khổ hơn người khác như thế nào. Nó cũng không phải là việc hàng xóm của bạn có gì; hay cô bạn thân thon thả hơn bạn như thế nào. Điều bạn cần là hãy nghĩ đến việc mình đã cải thiện được cuộc sống của bản thân như thế nào theo thời gian.

2. Don’t Compare

Happy people don’t spend a lot of time comparing themselves to others. Life isn’t about how much better or worse you are than someone else. It’s not about what your neighbor has or how much slimmer your best friend is than you. You only need to worry about how you have improved yourself over time.

3. Lòng tốt

Hãy nghĩ đến một vài “người hạnh phúc” mà chúng ta đang nói đến ở đây. Hãy nghĩ đến những việc họ làm. Họ có đền đáp người khác, giúp đỡ cộng đồng, phục vụ ở nhà thờ, làm tình nguyện viên tại trường học? Giúp đỡ người khác thực sự sẽ khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

3. Simple Acts of Kindness

Think about some of these “happy people” we are talking about here. Think about some of the things they do. Do they give back to others, help in the community, serve at church, volunteer at school? It really is true that helping others feels good.

4. Lạc quan

Quá nhiều người trong chúng ta theo chủ nghĩa hoài nghi. Chúng ta khiến cuộc sống thêm mệt mỏi. Chúng ta luôn “chờ đợi” những điều tồi tệ nhất trong mọi tình huống và từ mọi người. Không hề dễ dàng để nhìn mọi việc theo chiều hướng tích cực nếu bạn thường xuyên bị thất vọng trước mọi việc; nhưng đừng để điều đó làm nguội lạnh trái tim của bạn. Luôn có những điều tốt đẹp trên thế giới này. Bạn cần giữ cho tâm trí và trái tim mình cởi mở để đón nhận những điều tốt đẹp đó và hãy thật lạc quan. Bạn không thể hạnh phúc khi bản thân luôn nhìn vào những mặt tiêu cực của cuộc sống xung quanh.

4. Optimistic

Too many of us are skeptics. We’ve let life jade us. We expect the worst in every situation and from everyone. It’s hard to see the good if you’ve been let down time and time again, but don’t let that harden your heart. There is good in the world. You have to keep an open mind and heart to let it in and stay positive. It’s impossible to be happy when you always look for the negative around you.

5. Những mối quan hệ gắn bó

Những người hạnh phúc hiểu tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống thực tế và tương tác xã hội. Mặc dù các phương tiện truyền thông xã hội là những công cụ rất tuyệt vời và hiệu quả giúp bạn liên lạc với bạn bè và dõi theo họ, nhưng bạn không nên coi đó là phương tiện giao tiếp duy nhất của mình với người khác. Bạn cần phải thoát ra thế giới ảo đó, hòa mình vào với những người khác, và củng cố các mối quan hệ của mình.

5. Strong Relationships

Happy people understand the importance of real life friendships and social interaction. While social media is great for keeping in touch with friends and staying current, it shouldn’t be your only connection to people. You have to get out there and mingle with others and strengthen your relationships.

6. Tha thứ

Một điều vô cùng quan trọng đó là bạn phải học cách tha thứ. Những cảm xúc tiêu cực và bất mãn với người khác chỉ có “tác dụng” duy nhất là… ăn mòn hạnh phúc của bạn. Học cách buông chúng ra là bạn đang làm một điều tốt cho chính trái tim của mình. Hãy làm điều đó vì chính bản thân bạn chứ không phải vì người đã “chơi xấu” bạn.

6. Forgiveness

It is also important to learn how to forgive. Negative feelings and discontent with others is only going to dampen your happiness. Learning to let go is good for the heart. Do it for yourself, not for the person that wronged you.

7. Tận hưởng từng khoảnh khắc

Cuộc sống luôn ngập tràn những niềm vui nho nhỏ. Mỗi ngày, luôn có những điều vui vẻ và đáng nhớ xảy ra trong cuộc sống của bạn. Điều quan trọng là bạn phải sống chậm lại và chú ý đến những điều đó. Nếu bạn luôn bận rộn và hối hả đến mức không có một chút thời gian để chú ý đến những gì đang diễn ra quanh mình, hoặc nếu bạn luôn “dán mắt” vào tivi, máy tính, hoặc điện thoại thì chắc chắn là bạn đang bỏ lỡ rất nhiều điều tuyệt vời.

7. Enjoy The Little Moments

Life is full of small joys. Everyday something heart warming happens in your life. The key is to slow down and take notice of those things. If you spend your life constantly on the go and never take a moment to see what’s around you, or if your head is constantly plugged into the TV, computer, or phone, you are missing some fabulous things.

8. Luôn đặt ra mục tiêu

Những người hạnh phúc luôn có những mục tiêu để vươn tới. Đặt ra các mục tiêu, thách thức, và cam kết sẽ giúp bạn có động lực để làm việc và phấn đấu. Cố gắng làm việc để đạt được những mục tiêu đó sẽ mang lại cho bạn cảm giác tự hào; và khi bạn hoàn thành mục tiêu đặt ra thì cảm giác sẽ vô cùng tuyệt vời.

8. Be a Goal Setter

Happy people have goals. Setting goals, having challenges, and commitments give you something to work for and give you purpose. Working towards those things gives you a sense of pride and accomplishing your goals is an amazing feeling.

Thanh Mai

http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/nhip-song/8-thoi-quen-cua-nguoi-hanh-phuc-2661290.html

http://health.allwomenstalk.com/habits-of-happy-people

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

HT. Thích Trí Tịnh dạy về pháp môn niệm Phật

HTTriTinh

Đạo Phật Ngày Nay: Một số hành giả niệm Phật thường lo sợ rằng niệm Phật là pháp môn thấp, không có khả năng giải thoát. Trong bài phỏng vấn sau đây, Đại lão HT.Thích Trí Tịnh đã chứng minh ngược lại rằng đây là pháp môn đơn giản, dễ hành trì nhưng hiệu quả tâm linh rất lớn. Thực tập theo các hướng dẫn cặn kẽ của Hòa thượng về pháp môn niệm Phật, hành giả sẽ đạt được nhất tâm bất loạn, trải nghiệm chất liệu và chất lượng an vui trong cuộc sống.

Kinh thường dạy có đến 84.000 pháp môn. Phật tử tại gia không có thời gian nghiên cứu kinh điển Phật dạy nên không biết nội dung của các pháp môn là gì. Kính xin Sư ông trình bày trọng tâm của pháp Phật cho mọi người có thể thực tập để có được an vui và lợi ích?

Pháp môn của Phật dạy rất nhiều, không pháp nào dễ đạt được kết quả hết. Chỉ có pháp dễ tu hay khó tu mà thôi. Phật dạy thân người khó được, đã được rồi không khéo tu để mất thân này thì muôn đời khó đặng lại. Thời gian qua mau, đừng để luống qua mà uổng phí một đời.

HTTriTinh2Căn bản của sự tu hành là Giới, Định, Huệ. Từ nơi Giới hạnh được tinh nghiêm mà tâm tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trần lao phiền não không chi phối được. Do được tĩnh lặng đó mà phát sanh ra Định. Và từ nơi Định mới sanh ra Huệ. Huệ này do có Định mới phát, chớ không phải do tạo tác mà thành. Nếu do tạo tác thì đó chỉ là phân biệt hơn thua, phải quấy, hay dở. Và đó chỉ là ở trong vòng sanh tử mà thôi. Huệ từ nơi Định sanh, Huệ đó mới là giác, là giải thoát. Người đời không biết quý trọng nơi sự giải thoát mà chỉ lo làm cho mạnh thêm cái phân biệt hay dở nên không quan tâm gì đến Giới, Định, Huệ. Tu pháp môn Trì danh niệm Phật cũng là cách đạt được Định và Huệ.

Do đó, đại chúng hãy giữ vững đạo tâm, tinh tấn tu hành, để căn lành mỗi ngày một thêm lớn, đạo lực được tăng trưởng thì mới tiến trên đường giải thoát. Phải dày công tu tập, nhiều thời gian lắm mới có kết quả được.

Pháp môn niệm Phật là pháp tu phổ biến nhất hiện nay. Là bậc tổ sư của pháp môn này trong thời hiện đại, xin Sư ông chỉ dạy về tôn chỉ trì danh niệm Phật?

Pháp môn nào của Phật dạy muốn đạt được đều rất là khó, chỉ có dễ tu hay khó tu mà thôi. Pháp Trì danh niệm Phật thì rất dễ tu. Nghĩa là mình đang đi bộ, hay đi trên xe niệm Phật cũng được. Mình đang đứng ngắm cảnh cũng niệm được. Mình đang ngồi làm việc cũng niệm được và khi mệt mỏi quá nằm niệm cũng được. Chỉ trừ lúc nói chuyện là không niệm được mà thôi. Còn các pháp môn khác phải ở nơi vắng lặng hay thiết lập đạo tràng thì mới thực hiện được, đại khái là như thế.

Khi thực hiện pháp Trì danh niệm Phật thì lòng tin phải cho sâu chắc; tâm nguyện phải thiết tha và công hạnh phải chuyên cần. Khi niệm Phật, tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, đừng để nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hễ nó rời ra thì phải kéo nó lại. Muốn được vậy, tiếng niệm phải cho rõ ràng, rành rẽ.

Niệm như vậy phải chuyên cần, phải nhiều thời gian, phải đều đặn, phải tinh tấn lắm thì mới đắc lực. Khi niệm đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến, nó vẫn tự niệm. Ban đầu thì lúc được lúc mất, được thì ít mà mất thì nhiều. Cố gắng thêm thì được nhiều mất ít, cho đến không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm lực tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa “chấp trì danh hiệu”. Đó mới là nhơn của Niệm Phật Tam-muội. Được vậy thì sự vãng sanh mới bảo đảm. Bởi được Thánh chúng vây quanh tiếp rước không phải chuyện dễ dàng. Có tương ưng với đại nguyện của đức Phật A-Mi-Đà thì mới có cảm ứng.

Người được gọi là “chấp trì danh hiệu”, nếu hạng lợi căn thì hoặc một ngày, chậm lắm là bảy ngày sẽ được Niệm Phật Tam-muội. Được Niệm Phật Tam-muội thì thấy được đức Phật A-Mi-Đà. Thấy Phật A-Mi-Đà thì thấy được mười phương chư Phật.

Pháp môn Trì danh niệm Phật là pháp môn dùng âm thanh làm phương tiện, nên dù niệm lớn hay nhỏ, hoặc niệm thầm cũng đều là âm thanh. Cho nên, chỉ có khi nói chuyện mới không thực hành được. Vì vậy, Bồ-tát Giác Minh Diệu Hạnh có dạy:

“Ít nói một câu chuyện

Nhiều niệm một câu Phật…”.

HTTriTinh3Vì thế, ta phải bớt đi những duyên lăng xăng chung quanh để dành nhiều thời gian mà niệm Phật. Nếu lăng xăng tạp nhạp nhiều quá mà niệm Phật ít quá thì sẽ không đủ lực để lấn áp vọng tưởng, khó mà nhiếp tâm được.

Sư ông thường dạy rằng pháp môn niệm Phật đơn giản và dễ thực hành. Xin Sư ông cho biết kinh nghiệm niệm Phật của Sư ông khi còn là một tu sĩ trẻ.

Thuở nhỏ ở nhà khoảng 14 tuổi, tôi đã tự mình niệm Phật. Nhân đọc được quyển Tây Phương Trực Chỉ, thấy có nói hễ niệm Phật 300 ngàn câu thì được vãng sanh Cực Lạc. Tôi tin làm theo. Tôi lấy quyển sách quảng cáo thuốc của ông anh (anh tôi làm chủ tiệm thuốc Bắc), đem về đặt trên gối ở đầu giường, cứ mở sách ra rồi niệm Phật. Niệm được 100 câu Phật thì lật 1 tờ. Mọi người trong nhà tưởng tôi đọc truyện, bởi người ta có in kèm truyện trong sách. Tôi niệm Phật lén như vậy, không ai hay biết. Nhưng vô chùa không được, vì thời gian đó chùa lúc nào cũng tối om, tượng thì ông nào cũng đội khăn đỏ trên đầu, chỉ có một đốm sáng nơi lỗ mũi mà thôi. Ngoài đường thì có một ông thầy đi trước, thằng nhỏ theo sau, đầu đội cái thúng, trong đó để chuông mõ, tượng Phật và giấy tiền vàng mã để đốt. Tôi chỉ nghĩ tu hành gì kỳ lạ vậy?

Cho đến năm 21 tuổi, tôi bỏ nhà lên núi Cấm, xuất gia tu học tại chùa Vạn Linh. Trong vòng 2 tháng, tôi thuộc lòng mấy thời công phu trong chùa. Tôi vì không có áo dài mặc lễ Phật, sau có một Phật tử phát tâm cúng 4 thước vải nâu, nhưng họ yêu cầu tôi tụng 60 biến kinh Phổ Môn. Mấy huynh đệ thấy tôi không có áo dài mặc nên bảo tôi tụng. Do đó mà tôi thuộc lòng phẩm Phổ Môn đầu tiên.

Xét lại từ trước đến giờ, tôi luôn lấy pháp môn niệm Phật trọn đời tu hành và hướng dẫn mấy huynh đệ.

Tín và Nguyện là hai yếu tố khởi đầu của pháp môn Niệm Phật. Xin Sư ông hướng dẫn khái quát về nội dung của Tín và Nguyện trong niệm Phật.

Pháp môn trì danh niệm Phật đơn giản lắm! Trước hết luôn luôn phải có lòng tin. Tin ở nơi lời giới thiệu của đức Phật Thích Ca về thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà là chân thật. Tin vào y báo, chánh báo của cõi nước ấy, vì đó là chỗ mà tất cả chúng sanh và các bậc thánh đều phải nên về. Có thể đưa mình đến quả vị Bồ tát, thành Phật, không bị ngưng trệ hoặc thối lui. Tiếp theo là tin ở nơi pháp tu mà đức Phật Thích Ca đã dạy, niệm Phật nhất định vãng sanh Cực Lạc không nghi ngờ.

HTTriTinh4Đã sanh lòng tin thì phải ưa muốn được về Cực Lạc. Đó gọi là phát nguyện, là mục đích của sự tu hành. Chỉ luôn mong muốn được về Tịnh độ, để chấm dứt sanh tử luân hồi, thành Phật độ chúng sanh. Cho nên sau mỗi thời niệm Phật đều phải tha thiết phát nguyện, cho đến làm mọi việc lành cũng hồi hướng về Cực Lạc.

Tín - Nguyện đã có, kế đến là Hạnh. Là sự thực hành, cũng như người muốn tới nơi nào thì nhất định phải cất bước đi. Có nhiều cách, song phương pháp trì danh là đơn giản nhất. Bởi theo danh tự mà niệm thì dễ, còn quán tưởng thì trí lực của người rất khó đến. Trong khi trì danh thì mọi căn cơ, mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể thực hành.

Ngoài việc trì danh hiệu Phật, còn có pháp quán tưởng niệm Phật. Xin Sư ông cho biết cách quán tưởng niệm Phật thế nào để chuyển hóa được vọng niệm?

Quý huynh đệ thấy, nếu quán về 32 tướng tốt của Phật, ngay như tướng lông trắng giữa chặng mày của đức Phật A Di Đà thôi cũng đã lớn bằng năm hòn núi Tu Di, như vậy thì làm sao nghĩ tới? Ở đây, ánh sáng lại tỏa ra khắp mười phương. Còn cặp mắt của Ngài thì bằng 4 đại hải (đại hải đó không phải như biển ở đây, biển ở đây so ra chỉ là một cái cù lao mà thôi) vậy thì quán tưởng sao nổi?

Vả lại, tướng lông trắng của bất kỳ vị Phật nào cũng đều đụng tới gót. Theo kinh, bề cao của thân Phật A Di Đà là 60 muôn ức Na do tha số cát sông Hằng. Thử nghĩ sông Hằng có bao nhiêu hột cát, bao nhiêu do tuần. Do đó tướng lông trắng của Phật A Di Đà xoắn tròn lại thì lớn bằng năm hòn núi Tu Di.

Đó không phải là cách nói tượng trưng đâu, mà Phật Thích Ca nói đúng thật như vậy. Nếu chỉ quán tưởng thân Ngài cao như tượng mình thờ thì không chính xác. Còn nếu quán Thật tướng Chân Như lại càng khó hơn nữa. Dù cũng có người làm được, nhưng chỉ là bậc Hiền Thánh hiện thân. Do vậy, trì danh được xem là dễ thực hành nhất, mọi căn cơ đều ứng dụng được. Mình đang đi bộ hay đi trên xe niệm Phật cũng được. Mình đang đứng ngắm cảnh cũng niệm được. Mình đang ngồi làm việc cũng niệm được. Và khi mỏi mệt quá nằm niệm cũng được. Chỉ trừ lúc nói chuyện là không niệm được thôi! Ở chỗ sạch sẽ trang nghiêm thì niệm thầm hoặc ra tiếng đều được, riêng những chỗ không sạch sẽ hoặc khi nằm ngủ thì chỉ nên niệm thầm, nếu niệm ra tiếng thì thiếu sự tôn kính.

Thỉnh thoảng Sư ông có nhắc đến khái niệm khẩu niệm và tâm niệm. Tại sao hành giả niệm Phật phải sử dụng cả hai?

HTTriTinh5Khi niệm Phật thì tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau, đây là điều cốt yếu. Nghĩa là tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, đừng để nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hễ nó rời ra thì phải kéo nó trở lại.

Nói cho dễ hiểu hơn, miệng niệm Phật rành rẽ rõ ràng, tai nghe lấy tiếng niệm Phật của chính mình cho rành rẽ rõ ràng. Cần phải chuyên cần, phải đều đặn, phải tinh tấn. Khi đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình tự nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến mà nó vẫn tự niệm.

Lúc đầu thì lúc được lúc mất. Nhưng càng cố gắng thì được nhiều mất ít, cho đến khi không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm lực tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa “chấp trì danh hiệu”. Đó là nhân của Niệm Phật Tam - muội. Được vậy thì sự vãng sanh mới đảm bảo.

Thế giới Cực Lạc của Phật A-Di-Đà có thật không? Niệm Phật thế nào để được vãng sanh Tây Phương?

Gần đây, có nhiều vị lên thuyết giảng cho rằng kinh A Di Đà không phải của Phật nói, mà do người sau tự đặt ra. Tôi khẳng định rằng nói như thế là sai lời Phật, hay còn lại gọi là ma nói. Mấy huynh đệ có trách nhiệm phải dẫn dắt mọi người đi đúng hướng, đúng đường lối như Phật đã dạy, không nên tự theo ý riêng của mình.

Khi tôi dịch các kinh điển Đại thừa nhận thấy đều có nói đến cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Như trong kinh Hoa Nghiêm, ngay cả các vị đại Bồ tát còn phát nguyện vãng sanh Tịnh độ. Bởi vì cảnh duyên ở cõi đó đâu có nơi nào sánh bằng. Vậy nên tôi khuyên tất cả các huynh đệ ai nấy cũng đều chuyên tâm niệm Phật, tinh tấn tu hành.

Người niệm Phật hiện tại tâm chuyên chú theo nơi danh hiệu Phật, thì không nghĩ nhớ về quá khứ, không nghĩ nhớ về tương lai, an trụ nơi một câu A Di Đà Phật. Như vậy là đang tập định, tâm sẽ bớt dần phiền não vọng tưởng, ngoại cảnh không chi phối được. Tức là không khác với pháp tu Thiền. Chỉ có khác ở chỗ, người tu niệm Phật đã hết sức tinh tấn tu hành, nhưng cái chết chợt đến thì nương vào sức Tín, Nguyện, Hạnh lúc bình thường huân tập và sức mạnh đại nguyện tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà vãng sanh Cực Lạc. Hễ một khi vãng sanh thì chấm dứt sanh tử luân hồi, tiến thẳng đến quả vị Phật.

TT Thích Hoằng Trí

http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap-chi-Dao-Phat-Ngay-Nay/Bai-viet-chon-loc/6027-HT-Thich-Tri-Tinh-day-ve-phap-mon-niem-Phat.html